Let Be, Let Go and now What?
Quán Như Phạm Văn Minh
Trong cuốn Cơ sở Khoa học của Thiền Chánh Niệm tôi đề cập tính chất chủ yếu của Chánh Niệm là Bàng Quan (Let Be) và Buông Xả (Let Go). Tuy nhiên còn một giai đoạn thứ ba trong các liệu pháp mà các Bác sĩ Tâm thần áp dụng để chữa trị bệnh nhân là Let in, tìm cách để các kinh nghiệm tích cực thẫm thấu vào não bộ. Tôi hy vọng các bác sĩ chuyên khoa tâm thần (psychiatrists) và các nhà tâm lý chuyên về não bộ (neuro-psychologists) ‘gốc Việt’ góp phần kinh nghiệm vào việc thực tập Thiền Chánh Niệm. Mỗi lần đọc được các bài về Thiền trên các Web Phật giáo hay không Phật giáo, tôi mừng rỡ vì nghĩ là sẽ có nhiều người đồng thanh tương ứng, và hy vọng một ngày nào đó các bài viết về Thiền càng ngày càng đậm rõ nét khoa học như các bài viết các nhà khoa học đang cổ động Thiền Chánh Niệm hiện nay ở Tây Phương. Tôi cũng có nói vào cửa Thiền theo cửa nào cũng tốt, huống chi bằng cửa triết lý và nghệ thuật. Nhưng thiền sức khỏe gần như một nhu cầu thiết yếu của thời đại, và là một phương tiện hoằng pháp hữu hiệu cho các thanh niên và sinh viên Phật tử trẻ. Nhưng hy vọng này cũng như hỏa ánh hỏa châu chợt sáng chợt tắt, nên đã lở ‘mang lấy nghiệp vào thân’, tôi xin phép tiếp tục viết về Thiền Chánh Niệm với kiến thức hiện có của mình, tới đâu hay tới đó. Now what? Sau hai giai đoạn chủ yếu trong Thiền Chánh Niệm (TCN), Let be và Let go, các nhà Tâm lý Trị liệu có nhắc tới một giai đoạn tích cực thứ ba là Let in (the Good). Bác sĩ Rick Hanson đưa ra một hình ảnh minh họa giống như trong vườn hoa ‘tâm linh’, giai đoạn thứ nhất Let Be của Chánh Niệm là giai đoạn ý thức về cây cỏ trong vườn, giai đoạn thứ hai là Let Go tức là nhổ cỏ dại và giai đoạn thứ ba là Let in trồng thêm những khóm hoa mới. Giai đoạn Chánh Niệm là giai đoạn quan trọng nhất vì nếu chúng ta sống trong thất niệm năm này sang năm nọ, không ý thức là cỏ hoang cỏ dại đã mọc ra khắp vườn và đến một ngày nào đó, chúng ta không còn khả năng để đối phó, dẫn đến trình trạng cả hệ thống thân-tâm sụp đổ (nervous breakdown). (xem TCN tr 37) Nhà tâm lý não bộ Gia Nã Đại Donald Hebb sau một thời gian nghiên cứu hoạt động não bộ kết luận là “Neurons fire together, wire together” (những tế bào thần kinh nào dùng sóng điện liên lạc với nhau sẽ kết hợp và tăng cường cho nhau). Chúng ta dùng não để thay đổi tâm và dùng tâm để thay đổi não. Nếu chúng ta biết ‘cơ chế’ hoạt động của não chúng ta có thể có một khung thực hành tích cực để thay đổi các tế bào não, dĩ nhiên là làm ‘tâm’ tốt hơn. Khi não hoạt động tích cực hơn, tâm sẽ gạn lọc bớt reactive và làm giảm những tình cảm tiêu cực như thù hận, lo âu, trầm cảm.. và và đáp ứng (responsive) hỗ trợ các tình cảm tích cực như vui vẻ, an lạc với kích thích bên ngoài. Quá trình tiến hóa của não bộ Trái đất thành hình sau khi vũ trụ bùng nổ (big bang) khoảng 4.0- đến 4.5 tỷ năm và phải đợi chứng một tỷ năm sau đó đời sống trên trái đất mối bắt đấu thành hình (khoảng 3.5 tỷ năm). Khi các sinh vật đa bào hình thành và khi cơ thể các sinh vật trở nên phức tạp và cần một cơ quan ‘trung ương’ điều khiển não bộ mới thành hình( khoảng 600 – 650 triệu năm). Các loài có vú và cá không có xương sống như Sứa (Jelly Fish) thành hình khoảng 200 triệu năm. Các loài linh trưởng và Homo-sapiens xuất hiện khoảng chừng 150 triệu năm ; Con người hiện đại (Cromagnon) xuất hiện khoảng 55 triệu năm và các genome chuyển hóa và mắt con người lúc đó thường có hai mầu, nâu hạt dẽ hay xanh lục và cho đến chừng 5000 năm có lẽ một đứa bé nào ở Đan Mạch sinh ra có mắt xanh dương và mầu này trở nên mầu mắt được ưa chuộng nhất. Về phương diện cấu trúc của não xin xem TCN (Tr 18-19). Để đáp ứng với nhu cầu sống còn, trọng lượng não bộ con người tăng gấp 3 lần so với tổ tiên chúng ta trong thời đại đồ đá cũ và mới (paleo- and neo-ontology) và não có 3 lớp võ dùng trong ba chức năng khác nhau. Hai chức năng đáp ứng với nhu cầu sống còn là tránh nguy hiểm (Avoiding) khỏi phải vào chui vào bụng thú dữ hay những bộ lạc thù nghịch và chức năng thứ hai là đi tìm phần thưởng (approaching) thỏa mãn các nhu cầu căn bản như thực phẩm và sinh lý…. Phản ứng mà chúng ta nhắc ở trên là Fight, Flight hay freeze. Chức năng này gây ra đau khổ cho chúng ta ( lo âu, sợ hãi…) tượng trưng cho cây gậy. Nhưng nếu chúng ta không tìm được thực phẩm hay sex hôm nay, chúng ta vẫn còn hy vọng tìm thấy thực phẩm hay sex vào một ngày khác. Nhưng nếu vì một lý do nào đó, chúng ta không tránh được cây gậy, chúng ta (hay tổ tiên chúng ta) sẽ không còn dịp nào tìm ra thực phẩm vì lúc đó chúng ta đã trở thành thực phẩm cho các loài thú dữ hay các thành phần thù nghịch khác. Nghĩa là chúng ta thà chịu đau khổ trong một thế giới ít tài nguyên trong cuộc chạy đua sống còn trong chọn lựa tự nhiên (natural selection). Ai dai sức và thông minh quyền biến thì sống sót. Chức năng thứ ba của hệ thống não bộ là chức năng sống tập đoàn (xã hội tính), thường trong một bộ tộc chừng 500 người. Xã hôi hóa bắt đầu từ việc chọn lựa đôi lứa, cần tiêu chuẩn như lấy chồng chọn tông, lấy vợ chọn giống (có khả năng sản xuất nhiều hậu duệ . Lúc xã hội phát triển phức tạp tiêu chuẩn thường là kinh tế (môn đăng hộ đối), hay đại gia thì lấy ‘hot girl chân dài’ (tôi không ưa chữ này nhưng nói để chứng tỏ tôi không lạc hậu về mặt ngôn ngữ so với các người viết bên nhà) (!) Xã hội càng phức tạp chừng nào não bộ càng phải hoạt động nhiều chừng đó và càng lớn chừng đó (use it or loose it). Đó là lý do tại sao loài chim và loài có vú có não bộ lớn hơn não bộ loài bò sát và cá (so với trong lượng nói chung của cơ thể) vì loài chim và có vú phải phải dùng não bộ chọn người phối ngẫu, lo chăm sóc con cái (con người mới trãi qua một thời gian niên thiếu dài hơn bất cứ một loài thú nào khác) Quê nhà của Tâm Tại sao lúc nào tâm của chúng ta lúc nào cũng lo âu, xao xuyến, không lúc nào an tại vì nhu cầu sống còn. Nếu chúng ta không đề cao cảnh giác, chúng ta bị cây gậy đập tan xương thịt nát, nghĩa là vào bụng thú dữ và không có cơ hội sống sót. Giữa hai loại sai lầm giữa một con cọp thiệt là một con cọp giấy, chúng ta thà lầm nghĩ một con cọp thiệt là cọp giấy còn hơn dễ ngươi xem một con cọp thiệt là cọp giấy! Nghĩa là thà bị lo âu, sợ hãi còn hơn là không sống sót. Do đó tâm và não bộ lúc nào cũng cảnh giác với các tín hiệu tiêu cực và dễ nhớ các kinh nghiệm tiêu cực hơn và các cuộc vui (ngày vui qua mau!). Mặc dù lúc nào cũng bận tâm với sự sống còn và tâm-thân lúc nào cũng bất ổn, nhưng theo BS Rick Hanson quê nhà đích thực của tâm là nội tâm an tĩnh, vui vẻ tâm trạng mà Hanson gọi là an lạc (inner peace), hài lòng (contentment) và chăm sóc (caring) cho người khác. Quê nhà của Tâm là hệ thống đối giao cảm, nơi tâm tạm thời yên nghỉ và tích tụ năng lực mới đối phó những biến cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu hệ thống dây thần kinh nối kết với hệ giao cảm Sympathetic System (xem TCN tr 41-42) vì một lý do nào đó bị cắt đứt, chúng ta vẫn còn sống dù là chuông báo động những nguy hiểm không còn hoạt động được, nhưng nếu dây thần kinh nối kết với hệ đối giao cảm (Para- sympathetic) bị cắt đứt, chúng ta chết ngay tức khắc.
Thành ra ‘bản chất’ của tâm chính ra là an lạc, hài lòng và thương cảm, chuyển qua thuật ngữ của Phật giáo là an lạc, từ, bi, hỷ và xả. Giống như tổ sư Thiền dạy “trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật’. Đâu phải sự tình cờ mà các Tổ Sư Thiền và các nhà khoa học não bộ sống ở hai thời đại khác nhau, trong hai nền văn hóa khác nhau, có nhận xét tương tự, hay dùng ngôn ngữ của Joanna Macy ‘có một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên’. Khi chúng ta không bị hoàn cảnh bên ngoài phá quấy hay đe dọa, tâm của chúng ta trở về nghỉ ngơi trong hệ thống đối giao cảm, an tĩnh nội tâm, hỷ và xã, một T6am không còn thù hận, tham lam hay vô minh. Tôi đề nghị xem đây là nhưng tiêu chuẩn giải thoát, thay vì bằng những yếu tố mà chúng ta không (hay chưa kiểm chứng được). Kinh nghiệm ngồi Thiền cho quý vị thấy tâm thường rối loạn thay vì yên tĩnh. Tề Thiên vung thiết bảng quấy phá lung tung, tâm viên ý mã, thế thì an lạc, từ bi hỷ xả chỗ nào? Trong Cơ Sở Khoa học của Thiền Chánh Niệm (TCN) chúng tôi có nói khi ngồi thiền, chúng ta ‘sang số’ từ Tâm Tư Duy (Thinking mind) sang Tâm Cảm Thọ (sensing mind). Chuyển qua Tâm cảm thọ, Tề Thiên tự nhiên bớt quấy phá hơn, như thể Đường Tam Tạng niệm chú khiến vòng kim cô thắt chặt lại. Thở ra, hít vào. Ra vào. Một hai. Giản dị như thế nhưng đó là chú niệm của Phật Bà, nếu quý vị chưa thử, thử xem sao! Chư Tổ cũng không nói gì hơn trực chỉ chân tâm, và Kiến tánh tỉnh thức. Giác ngộ là tỉnh thức, chấm dứt khổ đau là có an lạc. Euraka! Chúng ta chúc nhau “Ngày an lành, đêm an lành. Đêm ngày sáu thời đều an lành” Nụ cười của Đức Phật mãi an lạc và tự tại trên tòa sen. Không phải giải thoát thì là gì? Ba câu hỏi khoa học còn sót lại Rick Hanson nói hiện còn ba câu hỏi còn sót lại: Nguyên nhân của Big Bang, Hai thuyết Tương Đối của Einstein và các nhà Cơ Học Lượng Tử kết hợp thành thuyết Grand Unified Theory, được nhiều bằng chứng khoa học hỗ trợ, nhưng vẫn còn nhiều điểm mâu thuẫn, và câu hỏi thứ ba, mối liên hệ giữa Tâm và Não Bộ. Câu hỏi thứ nhất đã được trả lời qua công trình nghiên cứu CERN của Âu châu gần đây đã tìm ra hạt God (but no God thanks!) và nguyên tắc complementary của các nhà Cơ học Lượng tử đề giải thích những hiện tượng nói nhìn có vẻ mâu thuẫn giữa Einstein và các nhà Vật lý mới (xem TCN tr. 109-115) Khoa học não bộ là một khoa học còn non trẻ, chỉ bắt đầu hơn 2 hay 3 thế kỷ, nhưng thực sự mới phát triển mạnh từ thập niên 70s và trong vòng 30 năm qua kiến thức về não bộ tăng gia gấp đôi, nhờ các dụng cụ đo đạc hoạt động các dây thần kinh như fMRI và Neuro Scan. Tuy thế những khám phá rất đáng tin cậy và các nhà khoa học não bộ vẫn tiếp tục phát kiến về mối liên hệ giữa Tâm và Não. Dựa trên mối giao lưu giữa Khoa học Não bộ, Tâm lý và phương pháp nội tĩnh Đông Phương, nhất là Thiền của Phật Giáo, các nhà khoa học đưa đến những kết luận làm nền tảng của các phương pháp trị liệu tâm thần và nhất là chuyển hóa tâm qua não như chúng tôi có dịp nhắc tới. Thiền của Phật Giáo đóng góp tích cực chuyển hóa tâm-thân, đóng góp của Thiền Phật giáo cho nhân gian lớn tới mức nào! Nếu các nhà khoa học não bộ tìm ra cơ chế mối liên hệ giữa não và tâm, xem như thắc mắc cuối cùng khoa học đều được giải đáp bằng cách này hay cách nọ. Quả thật là tội nghiệp và bất công cho Phật giáo, nếu Phật tử chỉ được dạy chánh pháp qua những ‘tín ngưỡng dân tộc’ đầy dẫy mê tín dưới nhãn hiệu ‘tám vạn bốn ngàn pháp môn’ để che lấp nọa tính không chịu thay đổi. Về điểm này, tôi hoàn toàn đồng ý với Thầy Nhật Từ, nếu ‘Pháp môn’ nào không cứu được khổ như Đức Phật trân trọng, thì pháp môn đó không đáng lưu giữ và truyền bá. Let in: trồng thêm mấy chậu trong khu vườn tâm linh Trong khi thực hành chánh niệm, chúng ta chỉ cần đê tự nhiên let be và nếu buông xả let go được thì càng tốt, nhưng nhiều người bị trầm cảm quá nặng, chúng ta cần những biện pháp tích cực hơn để nhổ cỏ dại. Tỷ lệ các bệnh nhân bị trầm cảm được hồi phục theo giáo sư Mark Williams cho biết chừng 30 đến 50% ngoài ra còn những người lâm vào tình trạng trầm cảm mãn tính và phải trở lại Bệnh Viện điều trị hai hay ba lần. Thực hành Chánh niệm chỉ là bước đầu để chúng ta quan tâm đến tình trạng sức khỏe tâm thần của minh. BS Rick Hanson dựa trên nguyên tắc dùng Tâm thay đổi não, và sau đó dùng não để thay đổi tâm và giúp tế bào não bộ mới sinh sản thêm (self directed neo-plasticity). Lần này chúng ta không còn bàng quan hay buông xả mà tích cực can thiệp vào các sinh hoạt tế bào não khi chúng trao đổi thông tin với nhau, các tế bào não được sinh sản hay tăng cường ‘sức mạnh’ theo nguyên tắc mà Donal Hebb đã tìm ra (Fire together = Wire together). Các tế bào não thay đổi như thế nào? Phần trao đổi của các tế bào là phần ‘đuôi’ có tên là synapse. Các phần này có thể thay đổi trong vòng 30 giây sau khi trao đổi thông tin. Trong các phần trước chúng tôi có nhắc đến việc thay đổi não bộ của các tài xế lái tắc xi ở Luân Đôn, phần não bộ hippocampus, là phần có trách nhiệm về ký ức về hình ảnh, đã ‘dày’ ra thêm. Các Thiền sư thực tập lâu năm như Matthieu Ricards, cũng có phần não bộ Pre-frontal Cortex (PFC) dầy thêm, vì phần này giúp hành giả duy trì chú ý khi thực hành Chánh niệm, trong khi phần lớn Pre-frontal cortex của người bình thường bị mỏng dần vì tuổi tác. Quán Như Phạm Văn Minh |