Bài Thứ 9 GÓP NHẶT NHỮNG VIÊN NGỌC CHÁNH NIỆM

Bài Thứ 9
GÓP NHẶT NHỮNG VIÊN NGỌC CHÁNH NIỆM
Tạm Kết Luận
Tưởng niệm Bồ Tát Quảng Đức

Mục đích khiêm tốn của tác phẩm Góp Nhặt Những Viên Ngọc Chánh Niệm là thu thập những thông tin khoa học về Thiền Chánh niệm cho các Phật tử và Tăng Ni sinh trẻ có tài liệu thực tập, không ngờ lượng thông tin càng ngày càng nhiều, tác giả xin ‘tạm’ ngừng nơi đây. Tạm bởi vì càng nói càng thấy thiếu sót.

philip_kapleauTuy nhiên loạt bài tình cờ kết thúc vào tháng Sáu 2016, tác giả xin dùng phần kết thúc này để giới thiệu vài ý tưởng của Roshi Philip Kapleau về Chánh niệm và trách nhiệm xã hội trong quá trình nhập thế, nhất là những ý kiến liên hệ về nguyên tắc căn bản trong Phật giáotôn trọng sự sốngchúng ta hay gọi là giới sát, Ahimsa.

Kapleau là một người hướng dẫn thực hành Thiền Tào Động và là tác giả hai tác phẩmBa Trụ Thiền (Three Pillars of Zen) và Bình Minh của Zen ở Tây Phương  (Zen Dawn in the West) công lao mang Thiền vào Mỹ của Kapleau có lẽ chỉ đứng sau Đại Sư Suzuki mà thôi. Nhưng Kapleau không chỉ nghiên cứu mà còn thực hành trong khi ảnh hưởng của Đại Sư Suzuki tuy lớn nhưng phần lớn ở mức độ ‘triết lý’.

Phần lớn các học giả Phật tử mà tôi (QN) tham khảo khi viết Vietnamese Engaged Buddhism: The Struggle Movement of 1963-1966(VEB), không hoàn toàn tán đồng hành động tự thiêu của tăng ni và phật tử Việt Nam vào các năm 60’s. Khi tác giả gặp và tặng tác phẩm VEB, Stephen Batchelor, chấp tay lạy như một phản xạ khi thấy hình Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu trên trang bìa. Tác giả để ý tay của Batchelor run run vì xúc động. Trong những lần đàm đạo về sau, Batchelor cũng tỏ ra ngần ngại khi bày tỏ thái độ về các vụ tự thiêu. Ngược lại Trong Zen Dawn in the West Philip Kapleau chấp nhận không do dự những biện giải của thầy Nhất Hạnh về ý nghĩa của các vụ vị pháp thiêu thân. Tác phẩm này kết thúc vào tháng 6 năm 2016, 53 năm sau ngày Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Lê Văn Duyệt- (ngày 11, Tháng Sáu, năm, 1963), tôi xin ghi lại ý kiến của Roshi Kapleau để quý độc giả hiểu được tâm cảnh của các Phật tử Tây phương. Kapleau còn góp ý về hai vấn đề khác đến hiện nay vẫn còn tranh cãi, nhất là tại những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng thần học Ky Tô và Do Tháitrợ tử (euthanasia) và phá thai.

Kapleau nói là cần phải phân biệt giữa tự thiêu và tự tử vì động cơ của hai thái độ này hoàn toàn khác nhau (p.254). Người tự tử nếu không bị vấn đề tâm-thần, là những người đã mất tất cả can đảm và hy vọngnếu không muốn nói là tuyệt vọng. Tự tử còn dính líu với cống cao ngã mạn: “Tôi không thể sống theo cách và ý muốn của tôi, cho nên thà tôi chết còn hơn”. Tự tử là một thái độ thách thức với hoàn cảnh. Nhưng chết không phải tất cả chấm dứt tất cả! Dù tin hay không tin vào tái sinh, còn vấn đề quả báo (karmic effects). Những Tăng ni và Phật tử tự thiêu nhằm mục đích cảnh báo lương tâm của những kẻ áp bức, trong trường hợp này là chánh phủ Thiên Chúa Ngô Đình Diệm. Các Tăng ni phát nguyện tự thiêu trước hết có ý định làm thế giới lưu tâm đến những đau khổ mà nhân dân Việt Nam đang chịu đựng lúc bấy giờ. Chọn lựa phản ứng tự thiêu cho thấy thái độ quyết liệt của tăng ni và Phật tử trong phản ứng của mình, vì không có gì đau đớn hơn là tự hủy hoại thân thể bằng ngọn lửa! Kapleau nhận xét đó là ‘sự ‘cam đảm tột cùng, thành khẩncương quyết và chân thật…’(Kapleau ibid, p. 254) 

Các nhà sư Việt Nam khi tự thiêu cho thấy là họ có thể chịu đựng tất cả mọi đau khổ thân xác cũng như tâm linh để bảo vệ dân tộc, đồng bào của họ.” Đây là lần đầu tiên tôi đọc được lời phán xét đanh thép và minh bạch như thế. Một nhà sư nguyên thủy khác, Wapola Rahula, nhận xét chua chát hơn: “Đúng hay sai chưa biết, nhưng thà là tự đốt mình còn hơn đưa người khác lên giàn hỏa”

Trước khi qua Nhật, Kapleau là một viên chức tòa án xử tội phạm chiến tranh ở Đức (Nuremberg) và Nhật (Tokyo). Kapleau thấy rõ thái độ khác nhau giữa các nhóm  tội phạm chiến tranh của Đức và Nhật. Dân Đức vẫn khăng khăng thách thức thế giới, cho dân mình không có gì phải ăn năn hay xin lỗi, còn dân Nhật vì ảnh hưởng của Phật giáonói đúng hơn là chịu ảnh hưởng của đạo lý nhân quả, nên sám hối một cách im lặng và chấp nhận tang thương của đất nước họ (2 quả bom nguyên tử) như những hậu quả về nghiệp báo tập thể, nhất là những hành động tàn bạo của quân lính Nhật ở Trung Hoa được tiết lộ, như vụ hãm hiếp và tàn sát nửa triệu người ở Nam Kinh (the Rape of Nanking). Kapleau tự hỏi tại sao một nước Đức với những triết gia sáng chói như Hegel, Kant… lại sao không có những nép đẹp văn hóa của cái ngã tập thể như ở Nhật. Câu trả lời không có gì khác hơn là thuyết nhân quả của Phật Giáo.

Và tại sao một người tuổi trung niên (gần 50 tuổi), có nghề nghiệp vững chắc như Kapleau, lại muốn bỏ tất cả lại sau lưng sang Nhật, sống cuộc đời đạm bạc và bất định của một Roshi. Ông được hai thiền sư Soen và Haradi chấp nhận làm đệ tử, sau khi bị hai thiền sư khác từ chối vì không biết tiếng Nhật! Kapleau chất vấn là tại sao một tôn giáo tuyên bố là ‘bất lập văn tự’ mà lại không nhận đồ đệ chỉ vì lý do người là không biết tiếng Nhật.

Hai sư phụ ‘hụt’ hóm hỉnh giải thích là: “Ông cần biết ngôn ngữ và văn tự để vượt qua ngôn ngữ văn tự.” Đây có thể là công án đầu tiên mà Kapleau nghiền ngẫm! Sau khi trở lại Mỹ, ông lập một thiền viện ở Rochester, một vùng đồi núi phía Tây New York. Hoằng pháp như một Roshi gốc Mỹ đầu tiên, và hai tác phẩm trên đã khiến Kapleau thành một người có nhiều đồ đệ Tây phương nhất.

Khi trả lời về vấn đề trợ tử (Euthanasia) Kapleau cẩn thận hơn, hoặc từ chối trả lời, hoặc cho đó chỉ là một câu hỏi có tính cách sách vở (academic questions), nhưng ông thừa biết sức mạnh của các thành phần tôn giáo quá khích ở Mỹ. Họ có đủ tài lực và nhân lực để bôi nhọ bất cứ người nào đi ngược lại với đạo đức thần học Ky Tô và Do Thái, nhất là có thể kết án Kapleau là một Roshi ủng hộ ‘giết người’. Kapleau không có ảo vọng về tự do báo chí ở Mỹ. Quý vị còn nhớ vụ “đấu tố” Thầy Nhất Hạnh do bọn cuồng tín Ky Tô, khi Thầy đọc bài diễn văn có ý ngăn cản T.Th G.W. Bush trả đũa vụ khủng bố 9/11 tại Riverside Church (nơi Martin Luther King hơn nửa thế kỷ trước đọc bài diển văn khởi đầu cho phong trào Nhân Quyền Mỹ). (Độc giả có thể tìm xem lại tác phẩm Bản Chất Các Phản Ứng về Bài Giảng của HT Nhất Hạnh ngày 25 tháng 9, 2001 do Giao Điểm xuất bản vào năm 2001.)

Trở lại trường hợp Roshi Kapleau. Khi phát biểu ý kiến về trợ tử, ông nói Phật tử hay Phật giáo không có một lập trường chánh thức về trợ tử, mà tùy thuộc vào mức độ tu tập tâm linh và ảnh hưởng của những người mà mình nhận là Thầy. Kapleau còn dẫn chứng lời Phật dạy trong kinh Kalama. Và nhất là nếu mình là người trong cuộc. Thân nhân của mình, đang quằn quại trong những cơn đau cấp tính như Ung Thư, liệu chúng ta có quyết định rút ống trợ thở oxy cho họ hay không!? Ông đề nghị trong những hoàn cảnh khó xử như thế, chúng ta nên thực tập Chánh Niệm, vì nhờ chánh niệm mà chúng ta có thể có bình an trong tâm, để có những chọn lựa tình thức và sáng suốt. Còn nếu ông là người ở trong tình cảnh khó xử đó, Ông làm gì?  Kapleau trả lời :”Tôi không biết! Vì câu hỏi đó chỉ có tánh cách sách vở, giáo khoa (academic)”

Kapleau còn đề cập đến việc sát hại sinh vật một các tàn bạo và thiếu ý thức. Kapleau chỉ đưa ra một nhận xét là loài vật cũng có quyền được sống và tránh đau khổ như loài người.

Về thái độ đối với nền văn hóa Ky Tô- Do Thái, Kapleau phát biểu thẳng thừng hơn! Kapleau nói là kể từ khi ông còn bé thơ, không có một tu sĩ Ky-Tô hay Do Thái nào trả lời làm ông thỏa mãn về mặt trí thức hay tâm linh. Ông đã từng là ‘hội trưởng’ hội ‘vô thần’ lúc còn là một học sinh Trung học, do chính ông thành lậpAnh hùng văn hóa của ông là Dostoevsky và dĩ nhiên ông tin vào thuyết tiến hóa của Darwin. Có thể nói Ông là một người ‘vô gia cư’ trong văn hóa Ky-Tô và Do Thái.

Tôi xin trích một ý kiến của Kapleau về Chánh Niệm: “Thực hành Chánh niệm thường xuyên làm tăng gia an lạc và giúp chúng ta có những hành động và phản ứng có ý thức” (Bình Minh của Zen ở Tây Phương, p. 257). Có một câu hỏi nữa độc giả thường thắc mắc là Thiền Chánh Niệm là ‘tài sản tâm linh’ của Phật Giáo hay là một phương pháp phổ thông dành cho mọi người áp dụngChánh Niệm dĩ nhiên là một phương pháp thực tập tâm linh của Phật giáo, nhưng ai mong muốn có thân-tâm an lạc đều có thể thực tậpĐức Phật không hề phân biệt người này là Phật tử và người khác là ngoại đạoTrở thành một Phật Tử là một quá trình tu tập không phải là một thuộc tính cứng nhắc (LÀ), mà là một quá trình (LÀM) (tu họctu tập). Khi chấp nhận Chánh Niệm là một phương pháp tu học hành giả phải chấp nhận những nguyên tắc căn bản của Phật giáo như Vô NgãVô Thường nhân duyên (tương tức tương hiện…) và những nguyên tắc đạo đức căn bản như TỪ, BI, HỶ, XẢ vân vân, có nghĩa là họ vào con đường tu tập. Nếu họ là người ngoại đạo, đó là điều đáng mừng hơn vì họ đã tự ý ‘cải đạo’ và gia nhập cộng đồng Phật tử. Có một mối lo ngại khác là có những thiền sư dỡm tuyên bố láo lếu là Thiền là sản phẩm của Giáo chủ tôn giáo của họ hay của chính cá nhân họ, như đạo hữu Trần Chung Ngọc vạch ra trong bài “Chữ thiền là cái chi chi”, theo ý của chúng tôi, cũng không có gì đáng ngại. Bởi như đã nói, người nào chấp nhận thực tập chánh Niệm là chấp nhận trở thành Phật tử, bởi nguyên lý nhân duyên là một sự phủ nhận hoàn toàn một đáng cứu thế tối cao nào đó. Đấng tối cao đã bị các đồ đệ của Plato và các triết gia thời khai sáng kết án là một sự lừa bịp vĩ đại trong suốt 2000 năm lịch sử triết học Tây Phương!

Mục tiêu chính của Đạo Phật là cứu khổSở dĩ chúng ta đau khổ là chúng ta phản ứng theo thói quen về chấp thủ vào những thú vui hay phản ứng về cảm giác, tình cảm đau khổ hay về những vô thường của cuộc sống (bệnh tật, tuổi già, không giữ được những gì mình yêu thích, không tránh được những gì mà mình ghét bỏ…). Chánh niệm giúp chúng ta có được kiến thức thấy được nguyên lý vô thườngvô ngã và trùng trùng nhân quả…) và có mối quyết tâm không phản ứng (xả) lại những cảm thọ này. Xả là ngưỡng cửa bước vào giai đoạn chấm dứt khổ đau. An lạc thân tâm là một kết quả thực hành chánh niệm như đã được chứng nghiệm trong nhiều trong nhiều chương trình thực tập khác nhau.

Xin quý vị ngồi một chút cho yên tỉnh, hít vào một hơi thở sâu, thở ra một hơi thở ra dài. Hít vô thì biết mình đang hít vô, thở ra biết mình đang thở raThở. Thở. An trú trong chánh niệm. Giản dị nhưng không dễ dàng. Chúc quý vị tinh tấn và an lành.

Tác giả: Quán Như Phạm Văn Minh