THÊM MỘT CÂU CHUYỆN VỀ NÃO BỘ

THÊM MỘT CÂU CHUYỆN VỀ NÃO BỘ
Quán Như Phạm Văn Minh

blank

Sinh học Di Truyền đã làm một cuộc cách mạng trong Y khoa và đối với quần chúng gene được xem trong bộ Genome là những nhà độc tài mới. Ví dụ nếu chúng ta có một gene gây ra một bệnh di truyền huyết thống, thế hệ kế tiếp thế nào cũng mắc một bệnh tương tựchạy trời không khỏi nắng! Một số bác sĩ cũng tin vào di truyền tất định (Genetic determinism). Nhưng vấn đề không giản dị như thế vì sự can thiệp của Não. Ví dụ như trong bộ Genome có một gene ảnh hưởng và gây ra stress có tên là CY P17. Chúng ta nghĩ là trong máu của những người này đầy dẫy Cortisol, một hóa chất đồng nghĩa với Stress.

Nhưng trong cơ thể, không có bộ phận nào hoàn toàn biệt lập. Não (Tâm), Thân và genome là một bộ ba liên minh. Bộ phận này kiểm soát hai bộ phận kia và ngược lại. Một gene chỉ có tác động khi có hiệu lệnh ‘mở’ hay ‘đóng’ từ hai bộ phận kia. Gene muốn biến đổi phải được não bật công tắc mở (unwrap) mới có thể biểu hiện (gene expression) và có tác động được. Cortisol được đồng hóa với stress nhưng tất cả các bộ phận trong cơ thể đều cần chất này dù cortisol làm giảm hệ thống miễn nhiểm, ảnh hưởng xấu đến các vận hành cơ thể. Nghĩa là cortisol vừa chất độc mà cũng là chất bổ dưỡng nuôi cơ thể, tùy cách can thiệp của não.

Stress thường do những biến cố bên ngoài gây ra (thi cử, thất tình…) do não tiếp nhận và lượng giá. Não có thể ra lệnh cho các nội tuyến tiết ra epinephrine và norepinephrine, làm tim đập nhanh hơn chẳng hạn. Gene chỉ đóng một vai trò điều hướng, không trực tiếp tác động lên hành vi của chúng ta. Ai là người chủ đạo trong việc tiết các stress hormone này? Không ai cả, mà bộ ba gene, não và tâm cùng nhau hợp tác kiểm soátHệ thống liên hệ hữu cơ này không có trung tâm điều khiển. Đây là kết luận của thuyết psycho/neuro/immunology (PNI) mà tôi có giới thiệu trong TCN. Kết luận của khoa này là đảo lộn sự hiểu biết thông thường của chúng ta về vai trò ‘quyết định’ của gene và nguyên nhân của một vài chứng bệnh. Ví dụ Bác sĩ thường cho các người bị bệnh tim mạch vì họ có nhiều chất HDL (Hign Density Lipo-Protein). Các cuộc thử nghiệm rộng rãi cho biết ngoài nguyên nhân vật lý hay sinh lý mà cũng có thể do các yếu tố xã hội, như cấp bậc hành nghề trong bậc thang xã hội: cấp càng cao càng ít bị tim mạch (4 lần) so với những người làm những công việc cấp dưới, như kết quả trong một cuộc thăm dò thử nghiệm công chức Anh và một triệu công nhân của hãng Bell Telephone vào năm 1960.

Kết luận này ngược lại hiểu biết thông thường của chúng ta về bệnh tim mạch: các yếu tố rủi ro (risk factors)  như chế độ ăn uống, hút thuốc, cao máu trước đây được xem là những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch. Nhưng theo PNI các nguyên nhân sinh lý chỉ là nguyên nhân bậc hai gây ra bệnh, tòng phạm chứ không phải chính phạm! Không nói ra nhưng quý vị có thể đoán chính phạm là ai. Nói như Matt Ridley trong tác phẩm Genome(p 159)nguyên nhân tâm lý đi trước nguyên nhân vật lý. Tâm ảnh hưởng cơ thể và cơ thể và sau đó điều khiển hệ thống genome Lại thêm một lý do để chúng ta thực hành Chánh niệm để điều hướng tâm. Sau huyền thoại tim bị sụp đổ, tới phiên huyền thoại di truyền tất định cũng không còn.  Nếu có một gene mang bệnh di truyền không nhất thiết quý vị mắc bệnh đó, mà còn tùy vào sự can thiệp của Tâm và Não.

Trì giới và Đạo đức

Thứ tự trong bát chánh đạo là giới, định và tuệ. Các học giả Tây phương hiện nay thường dịch giới là virtue không còn dùng chữ precepts như trước đây. Mục đích của giới là ngăn cấm chúng ta làm những chuyện xấu. Khi không sát sinhtrộm cắptà dâmác ngữ và say sưa các chất độc hạichúng ta sống một đời đức hạnhĐức hạnh còn có một yếu tố tích cực là cổ độngkhuyến khích chúng ta làm chuyện tốt như bố thítừ bi, nhẫn nhục…. Đức hạnh nghe có vẻ như cao xa nhưng thật ra rất thực tếĐạo đức có nghĩa là chúng ta sống theo sự hướng dẫn của những giá trị mà chúng ta chọn lựa như tôn trọng sự sống (non harming) mà không để hành vi của chúng ta bị kiểm soát hay ảnh hưởng bởi hành vi người khác. Khi chúng ta sống đức hạnhchúng ta tự cảm thấy vui sướng, không phải vì những phần thưởng dù tâm linh hay vật chất có thể có. Feeling GOOD while doing good. Tâm chúng ta thư tháitự tại không bị cảm thấy ‘tội lỗi’ vì hối tiếc, điều mà đạo Phật gọi là ‘một cuộc sống không lầm lỗi’.

Để có một cuộc sống ‘không lầm lỗi’ không phải là điều dễ dàng. Chúng ta phải vận dụng cả cái ‘đầu’ của não (PFC) phần liên hệ nhận thức, hình thành giá trị và đặt định chương trình thực hiện và con tim của não (limbic) những đức tính như can đảmđộ lượng và tha thứ. Những người có phần limbic bị hư hại cảm thấy khó khăn khi phải chọn lựa một quyết định đạo đức (Hanson p 146). Đạo đức liên hệ đến việc giữ hành vi của chúng ta trong giới hạn đã chọn lựa và nếu có thay đổi thì thay đổi một cách không đột ngột.

Đối với Phật tử lý tưởng đạo đức chính yếu là không làm hại ai,  kể cả không làm hại chính mình. Ví dụ Chánh ngữ (trong Bát Chánh Đạo) dặn dò chúng ta: chỉ nói những gì muốn nói, trung thực, không có ác ý, và nói những gì thật sự cần thiết, tránh nói kiểu châm chọc (sarcastic), kiểm soát giọng nói (vì cách nói cũng quan trọng như nội dung). Nhất là không bao giờ phản ứng trong cơn giận, chỉ chế dầu thêm vào lửa! Chịu khó lắng nghe và hiểu người khác… Trong phần thâm sâu của tâm ai cũng có phần ‘ngây thơ’ dù ngoài mặt chúng ta nhiều khi làm ra vẻ hung hăng, nhưng đó chỉ là cơ chế bảo vệ (defensive mechanism) , nhất là bảo vệ cái ngã!

Nói vậy nhưng khi thực hành không phải dễ và đơn giản. Không phải ai cũng có thể hành xử như Đức Đạt Lai Lạt Ma gọi kẻ thù của dân tộc Tây tạng là ‘bạn’, hay như Nelson Maldela, bị giam cầm 27 năm, và lúc nào cũng thân thiết với các cai tù da trắng. Ngày Đăng quang tổng thống, Mandela mời một cựu cai tù ngồi bên mình trong hàng ghế đầu. Hai vị trên là những Bồ Tát hóa thân chúng ta không bao giờ có thể sánh được.

Các giai đoạn thiền quán (Jhana-Absorption)

Sau khi chọn lựa một đối tượng quán niệm (hơi thở, cảm giác…) nếu quý vị duy trì được chánh niệm một thời gian, quý vị ‘có thể’ trãi nghiệm qua những giai đoạn sau đây:

  1. Áp dụng chú ý vào đối tượng đã chọn (applied attention)
  2. Duy trì chú ý trên đối tượng trong chiều dài của hơi thở (sustained attention)
  3. Hỷ:  Cảm giác vui sướng đột ngột (Rapture, Bliss), bùng lên như một ngọc lửa.
  4. Lạc (joy) cảm giác vui sướnghạnh phúc, nhẹ nhàng, thảnh thơi hơn, không còn ham muốnhài lòng, tĩnh lặng
  5. Nhất tâm (Singleness of mind) trong giai đoạn này ý thức hoàn toàn bị cuốn hút vào đối tượng, rất ít ý tưởng xuất hiện trong đầu, buông xảhài lòng, quên quá khứ hay dự định tương lai, tràn ngập cảm giác hiện diện ngay bây giờ (present). Tâm trở nên vững chải, quân bình. (Hanson, p 193)

Trong giai đoạn thứ ba, Rapture hay bliss, lượng dopamine được bơm tối đa vào working memory (hippocampus) khiến cho ý thức duy trì chánh niệm dễ dàng.  Sau đó nguồn vui này trầm lắng xuống cảm giác Lạc , hạnh phúcthỏa nguyện, không còn ham muốn thay đổi hiện trạng và nội tâm tĩnh lặng.

Trong giai đoạn thứ nămnhất tâm, các tia gamma có tần số cao thường thấy trong các hành giả nhiều kinh nghiệm như các thiền sư Tây tạng. Giai đoạn Nhất tâm có thể xuất hiện tự nhiên sau giai đoạn Lạc. Tâm không còn quan tâm đến quá khứdự định tương lai và nuôi dưỡng cảm giác hoàn toàn sống trong hiện tại. Cũng như các cơ bắp khác của cơ thể, khả năng chú ý càng được dùng thì càng mạnh, không dùng thì có ngày sẽ mất. Giai đoạn quan trọng được nhắc tới trong bốn (hay năm) giai đoạn này trong sắc giới là ĐỊNH. 

Khi duy trì được chánh niệm, ba yếu tố của tâm là giữ được quân bìnhbền vững và hiện diện. Tâm có thể hoàn toàn tỉnh lặng, ý thức thông thường không còn, như không còn nghe tiếng đóng hay mở cửa, không còn chú ý đến những gì xảy ra chung quanh như trong trường hợp những hành giả đã đạt tới Đại định. Các nhà khoa học não bộ chỉ có dữ kiện đo lường bốn giai đoạn trong sắc giới, hoặc chưa có đối tượng nào vào đại định. Khi đến giai đoạn vô sắc giới, họ chỉ trích kinh Phật mà không bình luận gì thêm. Khi chúng tôi nhắc tới Định, quý vị nên hiểu là Định có nghĩa là trong giai đọan Xả. Hy vọng trong thời gian gần đây các hành giả có nhiều kinh nghiệm như các đại sư Tây Tạng có thể cung cấp những dữ kiện khoa học cho các nhà khoa học não bộ, chừng đó chúng ta có thể thấy biết những gì xảy ra trong não khi nhập Đại Định.

Bốn giai đoạn chứng nghiệm trong sắc giới là chọn đối tượng chú ý, duy trì chú ý, hỷ và xả và tiếp theo đó là bốn giai đoạn trong vô sắc giới từ Diệt Tận Định (Đại Định) và chấm dứt khổ đau (Cessation of suffering). Cái gì xảy ra trong não khi một hành giả đạt tới mức chấm dứt khổ đau? Các nhà khoa học não bộ không ‘bàn luận’ về mức Định này mà chỉ chắc tới lộ đồ thức tỉnh trong kinh Phật. Khi đối tượng của ý thức của não-tâm bất động, thì tâm hoàn toàn yên tĩnh, khi hoàn toàn yên tĩnh thì tâm không còn bám víu vào vui mừng khi nhận diện lạc thọ, không tức giận khi nhận diện khổ thọ, không tới không lui (bất khứ bất lai), không còn biến/hiện hay sinh/diệt; không còn sinh diệt thì không còn khổ đau nào có thể dính mắc vào Tâm. Ai muốn gọi gì thì gọi, niết bàn hay tịnh độ cũng được. Xả là một bước đầu quan trọng để chúng ta cắt đứt nguồn mạch của khổ đau. 

Trong tâm tỉnh thức thì não bộ có những vận hành nào? Theo Hanson, tín hiệu, ý tưởng rất ít khi xuất hiện, thông tin và nội dung cũng biến mất. Ý thức trở nên tinh tế hơn, ý thức và đối tượng trở thành một trong giai đoạn nhất tâm, các chất dopamine, opoids được tiết ra nhiều hơn, các phần kích thích báo động não, phần amygdale, cũng ít hoạt động lại.  Đột nhiên ý thức chuyển hóa xuất hiệnhành giả nhìn gì cũng bằng cái nhìn sơ tâm, trinh nguyên, như mới thấy lần đầu. Dù vẫn còn trong ‘sắc giới’ nhưng hành giả bắt đầu thấy thế giới tỉnh thức thấp thoáng đâu đó. Hanson dùng một ẩn dụ cho chúng ta hiểu một hành giả sắp sửa ‘vào cửa Thiền’,  không phải qua cửa ngõ triết lý mà qua cửa ngõ thực nghiệm. Có một người suốt đời sống quanh quẩn trong một thung lũng. Một ngày đẹp trời nào đó ông ta vui chân lạc lối trên đỉnh núi. Nhìn xuống thung lũng, đột nhiên ông thấy mọi sự mọi vật đều xuất hiên hoàn toàn khác với những gì mà ông thấy trước đây. Viễn cảnh này ông giữ được suốt cả đời. Đọc tới đây tôi nhớ tới lời THiền Ngữ của Triệu Châu: “Trước khi tu Thiền, (tôi thấy) núi là núi, sông là sông. Khi Tu Thiền (tôi thấy) núi không còn là núi và sông không còn là sông! Sau khi Tu Thiền lại thấy núi lại là núi, sông lại là sông’. Tư tưởng lớn của một Thiền Sư Trung Quốc và các nhà khoa học Tây phương hiện đại gặp nhau!

Những nhà khoa học tiên phong khi khám phá ra những điều mới mẻ cũng như các hành giả sắp sửa ‘vào cửa Thiền’. Einstein có thể mô phỏng Triệu Châu nói: Trước khi khám phá thuyết tương đối, tôi thấy không gian là không gianthời gian là thời gian. Khi khám phá thuyết tương đối tôi thấy thời gian là không gian, vật thể là năng lực.  Chỉ thiếu mệnh đề thứ ba như Triệu Châu. Một triết lý bí truyền (esoteric) và khoa học công truyền (exoteric) khác nhau chỗ đó.

Sau khi nhập Đại Định, Tuệ có thể phát sinh.  Tuệ thường được dịch là Wisdom, khác với trí thông minh bình thường qua trí thức phân biệtlý luận. Tuệ đối nghịch với vô minh (delusion). Trong Thập nhị nhân duyênvô minh là nguyên nhân đầu tiên và nếu chúng ta đi ngược lại, chúng ta sẽ thấy sau danh sắclục nhập thì đến hữu và thủVô Minh là ‘nguyên nhân’ đầu tiên hay quả cuối cùng? Khi quý vị vẻ một vòng tròn, vô minh và ‘xúc thủ’ hợp nhất thành một. Đi ngược trở lên chúng ta gặp lục nhập (đeo trên người Bồ Tát Di Lặc). Gọi là lục tặc vì nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân và ý thức là cửa ngõ đi vào Tâm, nhưng chuyện gì xảy ra nếu chúng ta sinh ra thiếu các giác quan này? Chúng ta sống    trong đêm dài một đời! Vậy là nên gọi là lục tặc hay lục phúc?

Chúng ta có thể chế ngự các lục tặc khi đạt tới mức Xả như đã nhắc trên. Thầy Nhất Hạnh định nghĩa Xả là Tự Do, giai đoạn mà chúng ta có thể bắt đầu thấy thấp thoáng được nguồn cội khổ đau. Xả là bàn tay xòe ra, thủ là nắm bàn tay chặt lại. Thực hiện được Xả rất khó khăn vì Xả đi ngược lại thói quen tự động của não, bị điều kiện hóa trong nhu cầu sống còn trong quá trình tiến hóa. Xả không có nghĩa là vô cảm hay vô tư. Khi trong tình trạng Xả chúng ta không phản ứng theo thói quen phi công tự động của não. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói là khi có Xả chúng ta phản ứng có ý thức và hợp lý nhưng không khuấy động an bình nội tâm.

Motto của Đại Học Vạn Hạnh trước 1975 là ‘Duy Tuệ thị nghiệp’, có Tuệ là có chánh kiến. Trong Phật giáo có nhắc tới Tam Pháp Ấn, hay Tam giải thoát môn: Khổ , Vô Thường và Vô Ngã. Nhưng vô thườngvô ngã là hệ quả của thuyết duyên khởi (xem TCN tr 77-88). Vô thường thì dễ chấp nhận và dễ thấy. Chỉ cần quan sát sự tăng trưởng của đời ngườichúng ta cảm thấy rõ ràng dấu vết vô thường. Cái gì có sinh thì có diệt, có hiện thì có biến, cái này có nhờ cái khác có, không có cái gì tự mình mà có, có thì có tự mảy may. Nhìn theo quan điểm tiến hóamột sinh vật phải trao đổi ‘năng lực’ với vũ trụ bên ngoài. Chúng ta hít vô dưỡng khi từ bên ngoài, thở ra thán khí cho các sinh vật trong quá trình trao đổi biến hóa (metabolism). Chúng ta đã nhận hàng tỷ nguyên tử hay nhiều hơn nữa. Có thuyết cho rằng trong vòng 7 năm, nguyên tử trong người chúng ta đều là nguyên tử mới thâu nhận từ bên ngoài. Chúng ta bây giờ không phải là chúng ta mười năm trước hay năm ngoái về tâm lẫn thân. Cơ thể thay đổi đã đành, tâm chúng ta thay đổi nhanh chóng không kém; tư tưởngý nghĩquan niệmlập trường đầu thay đổi vì ảnh hưởng bởi người khác hay bởi các dòng chảy tư tưởng mới. Các tế bào não bắn nhau 5 ngàn lần trong một giây để trao đổi thông tin với nhau. Khi chúng ta thay đổi tư tưởng, tình cảm, các synapses trong tế bào não bắn nhau và liên minh với nhau trong vòng 4 phần 10 giây. Đó là lý do trong đầu lúc nào chúng ta cũng thấy tâm viên ý mãTiết lộ bí mật cho quý vị biết, chẳng có Tề Thiên nào quấy phá Tâm cả! Henry David Thoreau Mỹ trong khi đi ở ẩn đã viết một câu của Khổng Tử trên vách phòng “Nhật nhật tân, Hựu nhật tân” (mỗi ngày mỗi mới, ngày ngày lại mới) Thế mà chúng ta thường trách sai các đồ đệ của Khổng Mạnh là thủ cựuThánh Hiền gần không thiêng!

Pháp ấn thứ hai là khổ. Hữu thân hữu khổ. Đó là bi kịch nhân sinh, mới sinh ra thì đà khóc chóe!  Còn sống và còn yêu thì thế nào chúng ta cũng bị mũi tên đau khổ thứ nhất bắn trúng. Và phần lớn hoạn nạnđau khổ chúng ta gặp phải trên đời chúng ta là do hàng ngàn nguyên nhân tương tác, có nhiều khi do chúng ta tạo nghiệp, nhưng phần lớn là do dòng sông nguyên nhân khách quan. Nhờ Tuệ giúp chúng ta hiểu điều này nên chúng ta phản ứng và do đó sẽ giảm bớt số mũi tên thứ hai tự bắn mình, gây thêm thương tích cho mình, như oán trời trách đất, trách người khác và trách mình, tự cho mình sinh vào một ngôi sao xấu, cộng thêm những tình cảm tiêu cực như lo âu, oán hận… Đức Phật suýt chết vì có người lăn đá ám hại, đã từng đau khổ nhìn bộ tộc Shakya bị tận diệt mà cũng không làm gì được. Quý vị có người thân nào xấu hơn Đề Bà Bạt Đa không? Nhờ Xả và Tuệ quý vị có một nhãn quan mới để ứng xử và giữ thân tâm an lạc, thay vì trầm cảm năm này sang năm nọ. đến lúc bị PTSD (Post Dramatic Stress Disorder). Nhờ tiến bộ của khoa học não bộ mà quý vị có thể phản ứng ‘tốt hơn’ Tổ Huệ Khả. Nếu có ai nói ‘ông đưa tâm cho tôi để tôi an tâm cho’, quý vị có thể trả lời là: “Cám ơn, tôi biết các synapses đang bắn nhau, để tôi tự an tâm mình được rồi.” Tổ sẽ cười và khen: “Giỏi, hậu sinh khả úy”.

Xả còn được dịch là Serenity. Henson có chép lại một ‘thần chú’ liên hệ đến thái độ Xả, chúng tôi ghi lại xem như thần chú hiện đại của Phật Bà Quan Âm để trị Tề Thiên về các tội lăng xăngcứng đầu. Tề   hiên hiện đại không ai khác hơn là synapses của não.

May I find Serenity to accept things that can’t be changed, the Courage to change things that should be changed. And have the Serenity to distinguish the one and  other. Accepting hardship as the way to Peace. Live one day at the time. Enjoy one moment at the time.

Có những chuyện trên đời không thay đổi được như đau khổvô thườngtương tức tương hiện, cái này liên hệ với tất cả các cái khác. Hy vọng chúng ta đạt được Tuệ giác để phân biệt những gì cần thay đổi và những gì không thể thay đổi. Trong bi kịch của kiếp nhân sinh,  đời này và đời sau chỉ cách nhau một hơi thở. Tận hưởng cuộc sống từng giây phút một. Chúc quý vị ngày an lành, đêm an lành. Đêm ngày sáu thời đều an lành. Xả là cánh cửa giải thoát. Và muốn đạt tới Xả, không có cách nào khác hơn là thực hành Chánh niệm. Và bắt đầu bằng một hơi thở ra, một hơi thở vào.