Hộ trì các căn

AN 7.65 – Kinh Xấu Hổ (hay Tàm Quý): Hirīottappasuttaṃ

(xem thêm MN 39 – Đại Kinh Xóm Ngựa)

  1. Khi tàm úy không có, này các Tỷ-kheo,với người thiếu tàm úychế ngự các căn đi đến hủy diệt.

Khi chế ngự các căn không có, với người thiếu chế ngự các căn, giới đi đến hủy diệt.

Khi giới không có, với người thiếu giới, chánh định đi đến hủy diệt.

Khi chánh định không có, với người không có chánh định, tri kiến như thật đi đến hủy diệt.

Khi tri kiến như thật không có, với người thiếu tri kiến như thật, nhàm chán ly tham đi đến hủy diệt.

Khi nhàm chán ly tham không có, với người thiếu nhàm chán ly tham, giải thoát tri kiến đi đến hủy diệt.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây không có cành và lá, các mầm non của cây ấy không đi đến thành mãn; vỏ trong, giác cây, lõi cây không đi đến thành mãn.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi tàm úy không có, này các Tỷ-kheo, với người thiếu tàm úy, chế ngự các căn đi đến hủy diệt. Khi chế ngự các căn không có, với người thiếu chế ngự các căn, giới đi đến hủy diệt. Khi giới không có, với người thiếu giới, chánh định đi đến hủy diệt. Khi chánh định không có, với người không có chánh định, tri kiến như thật đi đến hủy diệt. Khi tri kiến như thật không có, với người thiếu tri kiến như thật, nhàm chán ly tham đi đến hủy diệt. Khi nhàm chán ly tham không có, với người thiếu nhàm chán ly tham, giải thoát tri kiến đi đến hủy diệt.

2.

1)        Khi tàm úy có mặt, này các Tỷ-kheo, với người đầy đủ tàm úychế ngự các căn đi đến đầy đủ.

2)        Khi chế ngự các căn có mặt, với người đầy đủ chế ngự các căn, giới đi đến đầy đủ.

3)        Khi giới có mặt, với người đầy đủ giới, chánh định đi đến đầy đủ.

4)        Khi chánh định có mặt, với người đầy đủ chánh định, tri kiến như thật đi đến đầy đủ.

5)        Khi tri kiến như thật có mặt, với người đầy đủ tri kiến như thật, nhàm chán, ly tham đi đến đầy đủ.

6)        Khi nhàm chán, ly tham có mặt, với người đầy đủ nhàm chán, ly tham, giải thoát tri kiến đi đến đầy đủ.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây có cành và lá, các mầm non của cây ấy đi đến thành mãn; vỏ trong, giác cây, lõi cây đi đến thành mãn.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi tàm úy có mặt, này các Tỷ-kheo, với người đầy đủ tàm úy, chế ngự các căn đi đến đầy đủ. Khi chế ngự các căn có mặt, với người đầy đủ chế ngự các căn, giới đi đến đầy đủ. Khi giới có mặt, với người đầy đủ giới, chánh định đi đến đầy đủ. Khi chánh định có mặt, với người đầy đủ chánh định, tri kiến như thật đi đến đầy đủ. Khi tri kiến như thật có mặt, với người đầy đủ tri kiến như thật, nhàm chán, ly tham đi đến đầy đủ. Khi nhàm chán, ly tham có mặt, với người đầy đủ nhàm chán, ly tham, giải thoát tri kiến đi đến đầy đủ.

 

 

SN 46.6 – (46. 1. 6) Người Đeo Vòng Tai: Kuṇḍaliyasuttaṃ (552) [KTƯ-05A. Chương 56. Tương Ưng Giác Chi]

  1. Một thời Thế Tôn trú ởSāketa, tại rừng Añjana, vườn Lộc Uyển.
  2. Rồi du sĩ Kuṇḍaliya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.
  3. Ngồi một bên, du sĩ Kuṇḍaliya bạch Thế Tôn :

– Thưa Tôn-giả Gotama, tôi sống gần khu vườn, giao du với hội chúng. Sau khi ăn buổi sáng xong, thưa Tôn-giả Gotama, như sau là sở hành của tôi. Tôi bộ hành, tôi du hành, từ khóm vườn này qua khóm vườn khác, từ khu vườn này qua khu vườn khác. Tại đấy, tôi thấy một số Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về lợi ích thoát ly các tranh luận (itivādappamokkhānisaṃ-sañceva) và lợi ích cật vấn (upārambhānisaṃsañca). Còn Tôn-giả Gotama sống có lợi ích gì?

– Này Kuṇḍaliya, Như Lai có quả lợi ích của minh và giải thoát (vijjāvimuttiphalānisaṃso).

  1. – Nhưng thưa Tôn-giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn khiến cho minh và giải thoát được viên mãn?

– Này Kuṇḍaliya, bảy giác chi được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho minh và giải thoát được viên mãn.

  1. – Nhưng thưa Tôn-giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn?

– Này Kuṇḍaliya, Bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn.

  1. – Nhưng thưa Tôn-giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho Bốn niệm xứ được viên mãn?

– Này Kuṇḍaliya, ba thiện hành (sucaritāni) được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho Bốn niệm xứ được viên mãn.

  1. – Nhưng thưa Tôn-giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho ba thiện hành được viên mãn?

– Này Kuṇḍaliya, hộ trì căn được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho ba thiện hành được viên mãn.

Nhưng này Kuṇḍaliya, hộ trì căn tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho ba thiện hành được viên mãn?

  1. Ở đây, này Kuṇḍaliya, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc khả ý,

1)     không có tham trước,

2)     không có hoan hỷ,

3)     không để tham dục khởi lên.

4)     Thân của vị ấy được an trú, tâm an trúnội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

Và Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc không khả ý,

1)     không có tuyệt vọng (maṅku),

2)     tâm không có dao động,

3)     ý không có chán nản (adīnamānaso),

4)     tâm không có tức tối (abyāpannacetaso).

5)     Thân của vị ấy được an trú, tâm được an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

  1. Lại nữa, này Kuṇḍaliya, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng khả ý,

1)     không tham trước,

2)     không có hoan hỷ,

3)     không để tham dục khởi lên.

4)     Thân của vị ấy được an trú, tâm an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

Và Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng không khả ý,

1)     không có tuyệt vọng,

2)     tâm không có dao động,

3)     ý không có chán nản,

4)     tâm không có tức tối.

5)     Thân của vị ấy được an trú, tâm được an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

  1. Lại nữa, này Kuṇḍaliya, Tỷ-kheo khi mũi ngửi hương khả ý, không tham trước, không có hoan hỷ, không để tham dục khởi lên. Thân của vị ấy được an trú, tâm an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

Và Tỷ-kheo khi mũi ngửi hương không khả ý, không có tuyệt vọng, tâm không có dao động, ý không có chán nản, tâm không có tức tối. Thân của vị ấy được an trú, tâm được an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

  1. Lại nữa, này Kuṇḍaliya, Tỷ-kheo khi lưỡi nếm vị khả ý, không tham trước, không có hoan hỷ, không để tham dục khởi lên. Thân của vị ấy được an trú, tâm an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

Và Tỷ-kheo khi lưỡi nếm vị không khả ý, không có tuyệt vọng, tâm không có dao động, ý không có chán nản, tâm không có tức tối. Thân của vị ấy được an trú, tâm được an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

  1. Lại nữa, này Kuṇḍaliya, Tỷ-kheo khi thân cảm xúc khả ý, không tham trước, không có hoan hỷ, không để tham dục khởi lên. Thân của vị ấy được an trú, tâm an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

Và Tỷ-kheo khi thân cảm xúc không khả ý, không có tuyệt vọng, tâm không có dao động, ý không có chán nản, tâm không có tức tối. Thân của vị ấy được an trú, tâm được an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

  1. Lại nữa, này Kuṇḍaliya, Tỷ-kheo khi ý biết pháp khả ý,không tham trước, không có hoan hỷ, không để tham dục khởi lên. Thân của vị ấy được an trú, tâm an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

Và Tỷ-kheo khi ý biết pháp không khả ý, không có tuyệt vọng, tâm không có dao động, ý không có chán nản, tâm không có tức tối. Thân của vị ấy được an trú, tâm được an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

  1. Này Kuṇḍaliya, Tỷ-kheo

1)     khi mắt thấy sắc, đối với sắc khả ý hay không khả ý, thân được an trú, tâm được an trú, nội phần được khéo an trú, khéo giải thoát;

2)     khi tai nghe tiếng, đối với tiếng khả ý hay không khả ý, thân được an trú, tâm được an trú, nội phần được khéo an trú, khéo giải thoát;

3)     khi mũi ngửi hương, đối với hương khả ý hay không khả ý, thân được an trú, tâm được an trú, nội phần được khéo an trú, khéo giải thoát;

4)     khi lưỡi nếm vị, đối với vị khả ý hay không khả ý, thân được an trú, tâm được an trú, nội phần được khéo an trú, khéo giải thoát;

5)     khi thân cảm xúc, đối với xúc khả ý hay không khả ý, thân được an trú, tâm được an trú, nội phần được khéo an trú, khéo giải thoát;

6)     khi ý biết pháp, đối với pháp khả ý hay không khả ý, thân được an trú, tâm được an trú, nội phần được khéo an trú, khéo giải thoát.

Này Kuṇḍaliya, hộ trì căn được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho ba thiện hành được viên mãn.

  1. Và này Kuṇḍaliya, ba thiện hành được tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho Bốn niệm xứ được viên mãn?

Ở đây, này Kuṇḍaliya, Tỷ-kheo

1)     đoạn tận thân ác hành, tu tập thân thiện hành;

2)     đoạn tận khẩu ác hành, tu tập khẩu thiện hành;

3)     đoạn tận ý ác hành, tu tập ý thiện hành.

Này Kuṇḍaliya, ba thiện hành được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho Bốn niệm xứ được viên mãn.

  1. Và này Kuṇḍaliya, Bốn niệm xứ được tu tậpnhư thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho bảy giác chi được viên mãn?

Ở đây, này Kuṇḍaliya, Tỷ-kheo

1)     sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;

2)     sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;

3)     sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;

4)     sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Này Kuṇḍaliya, Bốn niệm xứ được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy khiến cho bảy giác chi được viên mãn.

  1. Và này Kuṇḍaliya,bảy giác chi được tu tậpnhư thế nào, được làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho minh và giải thoát được viên mãn?

Ở đây, này Kuṇḍaliya, Tỷ-kheo

1)     tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;

2)     tu tập trạch pháp giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;

3)     tu tập tinh tấn giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;

4)     tu tập hỷ giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;

5)     tu tập khinh an giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;

6)     tu tập định giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;

7)     tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.

Này Kuṇḍaliya, bảy giác chi được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho minh và giải thoát được viên mãn.

  1. Khi được nói vậy, du sĩ Kuṇḍaliya bạch Thế Tôn :

– Thật vi diệu thay, Tôn-giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn-giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối, để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn-giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Con xin quy y Tôn-giả Gotama, quy y Pháp, và quy y chúng Tỷ-kheo TăngMong Tôn-giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mệnh chung, con trọn đời quy ngưỡng.

 

 

SN 35.132 – (35. 3. 3. 9) Lohicca: Lohiccasuttaṃ (132) [KTƯ-04. Chương 35. Tương Ưng Sáu Xứ]

  1. Một thời Tôn-giả Mahākaccāna trú ở giữa dân chúngAvantī, tại Makkarakaṭa, tại một chòi lá trong rừng.
  2. Rồi một số đông đệ tử của Bà-la-môn Lohicca, là những thanh niên lượm củi, đi đến chòi lá trong rừng của Tôn-giả Mahākaccāna; sau khi đến, đi qua đi lại, đi vòng quanh chòi lá, cao tiếng, lớn tiếng, và làm đủ loại trò chơi nghịch ngợm:“Những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, đê tiện, đen đủi, sanh từ nơi chân này, lại được các kẻ nô tì khuân vác cung kính, tôn trọng, cúng dường, lễ bái”.
  3. Rồi Tôn-giả Mahākaccāna từ trong nhà bước ra và nói với các thanh niên ấy:

– Này các thanh niên, chớ có làm ồn. Ta sẽ thuyết pháp cho các ông.

Khi nghe nói vậy, các thanh niên đều im lặng.

  1. Rồi Tôn-giả Mahākaccāna nói lên những bài kệ với các thanh niên ấy:

Những bậc cổ nhân xưa,
Tối thắng trong giới hạnh,
Các bậc Bà-la-môn,
Ghi nhớ các cổ luật,
Các căn được hộ trì,
Ðược khéo léo chế ngự,
Họ nhiếp phục, đoạn tận,
Mọi tức giận, phẫn nộ.

Họ hân hoan trong pháp,
Họ hân hoan trong Thiền,
Họ là Bà-la-môn,
Ghi nhớ các cổ luật,
Còn kẻ trốn luật này,
Chỉ lắp bắp tụng đọc,
Say mê trong giai cấp,
Họ bước đi khập khễnh.

Bị phẫn nộ nhiếp phục,
Dùng nhiều loại gậy gộc,
Họ rơi vào nguy hại,
Giữa kẻ tham, bậc Thánh,
Rỗng không là giới cấm,
Khi căn không chế ngự,
Như người được tài sản,
Trong cơn mộng nằm mơ.

Không ăn, quyết nhịn đói,
Nằm ngủ trên đất trần,
Sáng dậy, tắm sạch tội,
Tụng đọc ba Vệ-đà,
Mặc da thú thô cứng,
Bện tóc, da dính bùn,
Tụng đọc các thần chú,
Giới cấm thủ, khổ hạnh.

Giả dối và lừa đảo,
Sử dụng các gậy gộc,
Dùng nước để tắm rửa,
Dùng nước để súc miệng,
Ðó là những sắc tướng,
Các hàng Bà-la-môn,
Họ làm và thực hiện,
Mong hưởng những lợi nhỏ.

Nhứt tâm, khéo định tĩnh,
Trong sáng, không cấu uế,
Nhu thuận mọi chúng sanh,
Con đường đạt tối thượng.

  1. Rồi các thanh niên ấy, tức giận và không vui, đi đến Bà-la-môn Lohicca; sau khi đến, thưa với Bà-la-môn Lohicca:

– Mong Tôn-giả biết rằng, Sa-môn Mahākaccāna đang một mạch chỉ trích và mạ lị thần chú của các Bà-la-môn.

Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Lohicca tức giận và không vui.

  1. Rồi Bà-la-môn Lohicca suy nghĩ:“Thật không thích đáng cho ta khi ta nghe một mình các thanh niên Bà-la-môn, rồi phỉ báng và công kích Sa-môn Mahākaccāna. Vậy, ta hãy đi đến và hỏi vị ấy”.
  2. Rồi Bà-la-môn Lohicca cùng với các thanh niên Bà-la-môn ấy đi đến Tôn-giả Mahākaccāna; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.
  3. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Lohicca nói với Tôn-giả Mahākaccāna:

– Tôn-giả Kaccāna, có phải có một số đông đệ tử của chúng tôi, những thanh niên Bà-la-môn lượm củi đã đến đây?

– Này Bà-la-môn, một số đông đệ tử của ông, những thanh niên Bà-la-môn lượm củi có đến tại đây.

– Thưa Tôn-giả Kaccāna, Tôn-giả có nói chuyện với những thanh niên Bà-la-môn ấy không?

– Này Bà-la-môn, tôi có nói chuyện với những thanh niên Bà-la-môn ấy.

– Như thế nào là câu chuyện giữa Tôn-giả Kaccāna với những thanh niên Bà-la-môn ấy?

– Này Bà-la-môn, như thế này là câu chuyện giữa tôi và các thanh niên Bà-la-môn ấy:

Những bậc cổ nhân xưa,
Tối thắng trong giới hạnh,
Các bậc Bà-la-môn,
Ghi nhớ các cổ luật,
Các căn được hộ trì,
Ðược khéo léo chế ngự,
Họ nhiếp phục, đoạn tận,
Mọi tức giận, phẫn nộ.

Họ hân hoan trong pháp,
Họ hân hoan trong Thiền,
Họ là Bà-la-môn,
Ghi nhớ các cổ luật,
Còn kẻ trốn luật này,
Chỉ lắp bắp tụng đọc,
Say mê trong giai cấp,
Họ bước đi khập khễnh.

Bị phẫn nộ nhiếp phục,
Dùng nhiều loại gậy gộc,
Họ rơi vào nguy hại,
Giữa kẻ tham, bậc Thánh,
Rỗng không là giới cấm,
Khi căn không chế ngự,
Như người được tài sản,
Trong cơn mộng nằm mơ.

Không ăn, quyết nhịn đói,
Nằm ngủ trên đất trần,
Sáng dậy, tắm sạch tội,
Tụng đọc ba Vệ-đà,
Mặc da thú thô cứng,
Bện tóc, da dính bùn,
Tụng đọc các thần chú,
Giới cấm thủ, khổ hạnh.

Giả dối và lừa đảo,
Sử dụng các gậy gộc,
Dùng nước để tắm rửa,
Dùng nước để súc miệng,
Ðó là những sắc tướng,
Các hàng Bà-la-môn,
Họ làm và thực hiện,
Mong hưởng những lợi nhỏ.

Nhứt tâm, khéo định tĩnh,
Trong sáng, không cấu uế,
Nhu thuận mọi chúng sanh,
Con đường đạt tối thượng.

Như vậy, này Bà-la-môn, là cuộc nói chuyện giữa tôi và các thanh niên Bà-la-môn ấy.

  1. – Tôn-giả Kaccāna có nói đếnhộ trì các căn.Cho đến như thế nào, thưa Tôn-giả Kaccāna, là hộ trì các căn?
  2. – Ở đây, này Bà-la-môn, có ngườisau khi mắt thấy sắc,

1)      có tâm hướng đến các sắc khả ái,

2)      có tâm ghét bỏ các sắc không khả ái,

3)      sống với niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp.

4)      Người ấy không như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát.

5)      Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lênkhông có đoạn diệt, không có dư tàn.

  1. Có người sau khitai nghe tiếng, có tâm hướng đến các tiếng khả ái, có tâm ghét bỏ các tiếng không khả ái, sống với niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Người ấy không như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên, không có đoạn diệt, không có dư tàn.
  2. Có người sau khimũi ngửi hương, có tâm hướng đến các hương khả ái, có tâm ghét bỏ các hương không khả ái, sống với niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Người ấy không như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên, không có đoạn diệt, không có dư tàn.
  3. Có người sau khilưỡi nếm vị, có tâm hướng đến các vị khả ái, có tâm ghét bỏ các vị không khả ái, sống với niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Người ấy không như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên, không có đoạn diệt, không có dư tàn.
  4. Có người sau khithân cảm xúc, có tâm hướng đến các xúc khả ái, có tâm ghét bỏ các xúc không khả ái, sống với niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Người ấy không như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên, không có đoạn diệt, không có dư tàn.
  5. Có người sau khiý biết pháp, có tâm hướng đến các pháp khả ái, có tâm ghét bỏ các pháp không khả ái, sống với niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Người ấy không như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên, không có đoạn diệt, không có dư tàn.
  6. Như vậy, này Bà-la-môn, làcác căn không được hộ trì.
  7. – Thật là vi diệu, thưa Tôn-giả Kaccāna, thật là hy hữu, thưa Tôn-giả Kaccāna, cách thức Tôn-giả Kaccāna đã định nghĩa các căn không hộ trì.

Các căn có hộ trì, các căn có hộ trì, Tôn-giả Kaccāna đã nói như vậy; cho đến như thế nào, thưa Tôn-giả Kaccāna, là các căn có hộ trì?

  1. – Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheosau khi mắt thấy sắc,

1)      tâm không hướng đến các sắc khả ái,

2)      tâm không ghét bỏ các sắc không khả ái,

3)      sống với niệm an trú, với tâm vô lượng.

4)      Vị ấy như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát.

5)      Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.

  1. Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheosau khi tai nghe tiếng,tâm không hướng đến các tiếng khả ái, tâm không ghét bỏ các tiếng không khả ái, sống với niệm an trú, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.
  2. Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheosau khi mũi ngửi hương, tâm không hướng đến các hương khả ái, tâm không ghét bỏ các hương không khả ái, sống với niệm an trú, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.
  3. Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheosau khi lưỡi nếm vị, tâm không hướng đến các vị khả ái, tâm không ghét bỏ các vị không khả ái, sống với niệm an trú, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.
  4. Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheosau khi thân cảm xúc, tâm không hướng đến các xúc khả ái, tâm không ghét bỏ các xúc không khả ái, sống với niệm an trú, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.
  5. Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheosau khi ý biết pháp, tâm không hướng đến các pháp khả ái, tâm không ghét bỏ các pháp không khả ái, sống với niệm an trú, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.
  6. Như vậy, này Bà-la-môn, làcác căn được hộ trì.
  7. – Thật là vi diệu, thưa Tôn-giả Kaccāna, thật là hy hữu, thưa Tôn-giả Kaccāna, cách thức Tôn-giả Kaccāna đã định nghĩa các căn được hộ trì.

Thật vi diệu thay, Tôn-giả Kaccāna! Thật vi diệu thay, Tôn-giả Kaccāna! Thưa Tôn-giả Kaccāna, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối, để cho những ai có mắt được thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn-giả Kaccāna dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay, thưa Tôn-giả Kaccāna, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Tôn-giả Kaccāna hãy nhận con làm đệ tử cư-sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.

Và như Tôn-giả Kaccāna đi đến viếng các gia đình cư-sĩ, cũng vậy, cũng vậy, mong Tôn-giả Kaccāna hãy đến viếng các gia đình Lohicca. Tại đấy, các thanh niên nam và các thanh niên nữ sẽ đảnh lễ Tôn-giả Kaccāna, sẽ soạn chỗ ngồi, hay cúng dường nước cho Tôn-giả Kaccāna, và như vậy, họ sẽ được hạnh phúc, an lạc trong một thời gian dài.

 

 

SN 35.239 – (35. 4. 4. 2) Dụ Ngôn Về Chiếc Xe:
Rathapamasuttaṃ (239)[1] [KTƯ-04. Chương 35. Tương Ưng Sáu Xứ]

  1. Tại Sāvatthī.
  2. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Những vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
  3. Thế Tôn nói như sau:

– Này các Tỷ-kheo, đầy đủ được ba pháp ấy, một Tỷ-kheo ngay trong hiện tại, sống nhiều an lạc, hoan hỷ, và tạo nguyên nhân bắt đầu đoạn tận các lậu hoặc.

Thế nào là ba? Hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống và chú tâm tỉnh giác.

  1. Và này các Tỷ-kheo,thế nào là Tỷ-kheo hộ trì các căn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo,

1)      khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành hộ trì nhãn căn.

2)      Khi tai nghe tiếng…;

3)      mũi ngửi hương…;

4)      lưỡi nếm vị…;

5)      thân cảm xúc…;

6)      ý nhận thức các pháp, Tỷ-kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành hộ trì ý căn.

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên đất bằng, tại chỗ ngã tư,có chiếc xe đang đậu, thắng với ngựa hay, có roi ngựa đặc biệt đang sẵn sàng.Có người mã thuật sư thiện xảo, người đánh xe điều ngự các con ngựa đáng được điều ngự, leo lên xe ấy, tay trái nắm lấy dây cương, tay mặt cầm lấy roi ngựa, có thể đánh xe ngựa đi tới, đi lui như thế nào, và tại chỗ nào theo ý mình muốn.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học hộ trì, học chế ngự, học điều ngự, học tịnh chỉ sáu căn này. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo hộ trì các căn.

  1. Và này các Tỷ-kheo,thế nào là Tỷ-kheo tiết độ trong ăn uống?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo

1)        chân chánh giác sát thọ dụng món ăn,

2)        không phải để vui đùa,

3)        không phải để đam mê,

4)        không phải để trang sức,

5)        không phải để tự làm đẹp mình,

6)        mà chỉ để thân này được an trú,

7)        được bảo dưỡng,

8)        khỏi bị thương hại,

9)        để hỗ trợ Phạm hạnh;

10)    vị ấy nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũkhông cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an lạc“.

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, một ngườibôi thuốc vào một vết thương để chữa lành vết thương ấy.

Ví như một người bôi dầu vào trục xe với mục đích để có thể chở đồ nặng.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chân chánh giác sát thọ dụng món ăn không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được an trú, được bảo dưỡng, khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh; vị ấy nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ, không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an lạc”.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tiết độ trong ăn uống.

  1. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheochú tâm tỉnh giác?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo

1)      ban ngày trong khi đi kinh hành hay ngồi, tâm trừ sạch các chướng ngại pháp.

2)      Ban đêm canh một, khi đi kinh hành hay ngồi, tâm trừ sạch các chướng ngại pháp.

3)      Ban đêm canh giữa, vị ấy nằm phía hông bên phải, trong dáng nằm con sư tử, hai chân để trên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý đến lúc thức dậy.

4)      Ban đêm trong canh cuối cùng, vị ấy thức dậy, trong khi đi kinh hành và ngồi, tâm trừ sạch các chướng ngại pháp.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chú tâm tỉnh giác.

  1. Này các Tỷ-kheo, đầy đủ ba pháp ấy, Tỷ-kheongay trong hiện tại, sống nhiều an lạc, hoan hỷ, vàtạo nguyên nhân bắt đầu đoạn tận các lậu hoặc.

[1] Bài kinh này còn có tên là “kinh Hỷ Lạc” trong bản in của Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam.