Từ lâu tôi vẫn tự hỏi: giác ngộ là gì?
Vẫn biết giác ngộ là một điểm đặc thù của đạo Phật so với các tôn giáo khác, vì đối với các tôn giáo thần khải như Ấn Độ, Ky Tô, Hồi giáo, sự cứu rỗi con người là đặc ân của Thượng Đế, không cần gì đến giác ngộ…
Nhưng thật ra giác ngộ là cái gì cơ chứ? Có chắc là chúng ta hiểu rõ giác ngộ hay không? Và liệu có hiểu giống nhau về giác ngộ?
Định nghĩa của giác ngộ
Giác ngộ là một từ Hán-Việt (H: 覺悟juéwù) có nghĩa là: tỉnh ra mà hiểu rõ.
Giác có nghĩa là: tỉnh dạy, cũng như trong câu thơ “Giác lai vạn sự tổng thành hư” (Tỉnh ra vạn sự cũng là không) của Nguyễn Trãi.
Giác ngộ tiếng Pháp (F) là éveil, hay illumination; tiếng Anh (E) là awakening, hay enlightenment; bao hàm ý nghĩa: bừng tỉnh và thấy ánh sáng chan hoà.
Tiếng Pali (P) và Sanskrit (S) là: bodhi (phiên âm là Bồ Đề). Bodhi cũng như buddha phát xuất từ tiếng gốc bud, là: hiểu biết.
Giác ngộ, bodhi là nhờ ở trí tuệ (hay trí huệ) Bát Nhã (P: paññā, S: prajñā, H: 智慧般若 zhìhùibōrě). Trí huệ Bát Nhã là sự hiểu biết không phải chỉ bằng trí thức, lý luận, mà bằng sự cảm nhận sâu xa, bằng kinh nghiệm sống trực tiếp. Do đó, giác ngộ cũng còn gọi là tuệ giác (H: 慧覺 hùijué).
Hai thí dụ kinh nghiệm giác ngộ
Có hai kinh nghiệm giác ngộ có thể gọi là điển hình trong đạo Phật.
Đó là, theo truyền thuyết, sự giác ngộ hoàn toàn hay toàn giác (sammā–sambodhi) của đức Phật Thích Ca, sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây Bồ Đề, và kinh nghiệm giác ngộ của Thiền sư Vô Môn Huệ Khai (H: 無門慧開 Wúmén Huìkāi), tác giả của tuyển tập công án Vô Môn Quan (thế kỷ 13):
Sau khi nhận được từ vị thầy mình một công án về chữ “Không” của Triệu Châu, Vô Môn miệt mài nghiên cứu trong 6 năm trời, kiên trì đến nỗi thay vì nghỉ ngơi giữa các giờ thiền định, sư đi lại trong hành lang và cụng đầu vào cột để đừng ngủ gật. Một hôm, nghe tiếng trống điểm giờ ăn trưa, sư hốt nhiên chứng ngộ và viết ra một bài kệ:
“Một tiếng sấm trong bầu trời quang đãng,
Tất cả các chúng sanh đều mở mắt.
Cả vũ trụ nghiêng mình đảnh lễ,
Núi Tu Di nổi lên vui mừng nhẩy nhót”.
Sư chạy tới gặp thầy mình để báo tin mừng, thầy bảo: “Làm gì chạy như ma đuổi vậy?”. Sư hét lên một tiếng, vị thầy cũng hét lên một tiếng, sư hét lại một tiếng, rồi hai người ôm nhau mừng rỡ. Sau đó, Vô Môn làm một bài thơ tứ cú, mỗi câu chỉ có 5 chữ “vô”. “Vô vô vô vô vô, vô vô vô…”
Nội dung của giác ngộ
Theo các câu chuyện kể lại về kinh nghiệm giác ngộ, rất ít khi xảy ra trong giới tăng sĩ cũng như cư sĩ, thì không ai mô tả đượcrõ ràng nộsamuppāda, H: 緣起 yuánqǐ), là sự tương quan, tương duyên, tương hữu giữa mọi sự vật.
Đó là những sự thật mà ngài đã giác ngộ ra và giảng dạy. Phải hiểu rõ những sự thật này thì người ta mới theo đó mà tu tập, theo con đường chánh 8 nẻo (P: aṭṭhāṅgika-magga), thuộc vào 3 môn tu học là: giới (P: sīla), định (P: samādhi), huệ (P: paññā).
Phải hiểu biết rồi mới thực hành được. Như vậy, phải giác ngộ rồi mới giải thoát được.
Giác ngộ là xong hết, hay có nhiều mức độ giác ngộ?
Đạo Phật cũng quan niệm rằng có nhiều mức độ giác ngộ, cũng như có nhiều mức độ giải thoát. Càng thực hành, hành giả càng hiểu sâu hơn, cũng như càng tiến xa, người ta càng thấy rõ hơn con đường đi. Cho đến khi đạt được giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
Vì thế cho nên trên con đường tu tập, con người thánh thiện (P: ariya-puggala) phải tuần tự đi qua 8 giai đoạn đạo/quả: bắt đầu từ Nhập Lưu (P: sotāpatti hay sotāpanna) tức là “đi vào dòng sông”, sau đó tới Tư Đà Hàm (P: sakadāgāmi), “chỉ trở lại một lần”, rồi tới A Na Hàm (P: anāgāmi), “không bao giờ trở lại”, và cuối cùng A La Hán (P: arahant), tức là đã “giải thoát hoàn toàn”.
Giác ngộ theo đạo Phật nguồn gốc (2)
Giác ngộ như vậy là hiểu một cách sâu xa, thấu triệt Giáo Pháp (P: Dhamma, S: Dharma), là những sự thật (P: sacca, S: satya, H: 諦dì) khám phá ra và giảng dạy bởi đức Phật Thích Ca. Nói như nhà Phật học Richard Gombrich, “Tu học theo đạo Phật tức là tập nhìn thế giới dưới lăng kính của đức Phật” (3).
Triết lý của đức Phật là một triết lý thực tiễn, một triết lý hành động nhằm áp dụng vào cuộc sống, chứ không phải để suy tưởng, biện luận trên những khái niệm siêu hình. Tất cả những câu hỏi siêu hình, về “thế giới vô biên hay hữu hạn, linh hồn sau khi chết sẽ đi về đâu, v.v.”, gọi là avyākata (P), đều bị ngài gạt bỏ hay trả lời bằng im lặng. Đạo Phật nguồn gốc không bao giờ đề cập đến những vấn đề bản thể (essence, ontology), và được xem bởi các nhà triết học Tây phương như một hiện tượng luận (phenomenology) (4).
Đức Phật chỉ quan tâm đến một hiện tượng, là hiện tượng khổ đau. Cũng như lời ngài nói trong Kinh Trung Bộ (Majjhima-nikāya, I, 140, 22): “Như Lai chỉ dạy có một điều: sự khổ đau và sự chấm dứt khổ đau“.
Giác ngộ theo đạo Phật Đại Thừa
Trong khoảng 5 thế kỷ đầu CN, phong trào Đại Thừa, với sự xuất hiện của nhiều bộ Kinh và Luận mới, đã mang lại nhiều đổi thay so với đạo Phật nguồn gốc, trong đó có quan niệm về giác ngộ.
Đầu tiên, đồng thời với sự thay thế lý tưởng A La Hán bằng lý tưởng Bồ Tát (P: bodhisatta, S: bodhisattva, H: 菩薩púsà), giác ngộ cũng trở thành mục đích chính yếu so với giải thoát.
Và quan trọng hơn nữa là đối tượng của giác ngộ. Giác ngộ là hiểu trọn vẹn, thấu triệt sự thật, nhưng đó là sự thật nào?
Dựa lên quan điểm của Nāgārjuna (ngài Long Thụ) “Giáo lý của đức Phật được giảng theo hai sự thật: sự thật theo qui ước (saṃvṛti-satya, tục đế), và sự thật tối hậu (paramārtha-satya, chân đế)”(5), các Tổ Đại Thừa cho rằng có một sự thật tuyệt đối và đặt mục đích là đạt được sự thật tuyệt đối đó.
Đồng thời họ cũng dựa lên khái niệm trong đạo Phật nguồn gốc gọi là “sự thật như là” (yathā-bhūta), để tạo nên khái niệm Chân Như (S: tathātā, H: 真如 zhēnrú, F: ainsité, E: suchness), chỉ định sự thật tuyệt đối, không thể diễn tả, nghĩ bàn, mà chỉ có thể gọi là “như là” (6).
Như vậy, một số khái niệm đã được triển khai trong các Kinh Đại Thừa là : tự tánh (S: svabhāva, H:自性zìxìng), Phật tánh (S: buddhatā, H: 佛性fóxìng), Như Lai Tạng (S: tathāgatagarbha, H: 如来蔵rúláizàng), Pháp giới (S: dharmadhātu, H: 法界Făjiè), cùng với A-Lại-Da thức (S: ālayavijñāna; H: 阿賴耶識ālàiyēshí) của trường phái Duy Thức (S: Yogācāra, H: 唯識 wéishí). Tất cả đồng nghĩa với sự thật tuyệt đối, bao gồm luôn cả Chân Như và không (S: śūnyatā; H: 空性 kōngxìng), và kèm theo một phương trình đặc biệt là: “Chân không diệu hữu“.
Nhưng quan niệm có một tự tánh, một thực thể biệt lập, thường còn, như vậy là đi ngược lại với quan điểm nisvabhāva (không có tự tánh) của đức Phật và của Nāgārjuna, đồng nghĩa với “không“, “vô ngã” và “duyên khởi“!
Có thể nói rằng theo Đại Thừa, giác ngộ đã trở thành mục đích chính yếu, tức là đạt được sự thật tuyệt đối, nhận ra Phật tánh trong mình (“kiến tánh thành Phật“)vàthể nhập với Pháp giới, Chân Như.
Kinh nghiệm giác ngộ trong các tôn giáo khác
Trong các tôn giáo thần khải cũng đã có nhiều trường hợp rất gần với kinh nghiệm giác ngộ trong đạo Phật, với những biểu hiện rất giống nhau.
Đó là những kinh nghiệm gọi là “xuất thần” (ecstasy), xảy đến cho các nhà tôn giáo hay tín đồ “thần bí” (mystic), khi họ bỗng nhiên nhìn thấy, nghe thấy hoặc giao tiếp được với Thượng Đế hay thần linh.
Bên Ky Tô giáo, có nhiều nhân vật nổi tiếng do kinh nghiệm thần bí, và đa số đã được phong Thánh sau đó, như các Thánh Paul, Augustin, Bernard de Clairvaux, Hildegarde de Binden, Francesco d’Assisi, Jeanne d’Arc, Teresa d’Avila, Ignace de Loyola, v.v. và đặc biệt triết gia Blaise Pascal, kể lại một buổi tối đầy cảm xúc khi ông bỗng thấy lòng tràn ngập Thượng Đế dưới một ánh sáng chan hòa.
Trong Ấn Độ giáo và Yoga, kinh nghiệm thần bí được gọi là samādhi (khác với samādhi, định, trong đạo Phật), là giai đoạn thứ 8 và cuối cùng của aṣṭāṅga-yoga, và được xem là sự hòa nhập làm một với Tuyệt Đối hay Brahman.
Về phía Do Thái giáo, có một ngành thần bí tên là Kabbale, và về phía Hồi giáo, cũng có ngành Soufi với những buổi cầu nguyện, ca múa tập thể, tạo điều kiện cho kinh nghiệm thần bí.
Nói chung, kinh nghiệm thần bí là những trạng thái tâm thức đặc biệt, đột ngột xuất hiện trong một thời gian ngắn ngủi, gây cảm xúc mạnh mẽ (sợ hãi hoặc vui sướng tột độ), với cảm tưởng liên kết với một sức mạnh siêu nhiên, hoặc hoà đồng cùng vũ trụ, không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ thông thường, và để lại một ấn tượng tâm lý sâu đậm.
Khoa học thần kinh đã cho biết gì về giác ngộ?
Dựa lên những tiến bộ về chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng não bộ, hai nhà khoa học thần kinh Andrew Newberg và Eugène d’Aquili (ĐH Pennsylvania, USA), đã làm một thí nghiệm trên một số Sơ Ky Tô giáo dòng Franciscan trong khi cầu nguyện, và một số sư Tây Tạng trong khi ngồi thiền định (7).
Mỗi khi cảm thấy xuất hiện những hiện tượng phi thường gọi là “thần bí“, thì họ liền ra dấu hiệu, và một PET-scan não được thực hiện ngay tức khắc. Kết quả cho thấy đúng