AN TỊNH THÙ THẮNG ĐẠO- ĐẠI TRƯỞNG LÃO WEBU


NHỮNG PHÁP THOẠI CHỌN LỌC

CỦA NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO WEBU

THE WAY TO ULTIMATE CALM

AN TỊNH THÙ THẮNG ĐẠO

Translated from the Burmese by Roger Bischoff
Được Phiên Dịch từ Miến Ngữ do bởi Roger Bischoff

Dịch Giả: BHIKKHU PASÀDO

Published by

The International Meditation Centres In the Tradition of Sayagyi U Ba Khin

Được xuất bản bởi Những Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế Trong Truyền Thống của Giáo Thọ Ba Khin

Dhamma Text Series 3
Văn Bản Giáo Pháp Đợt 3

  1. L. 2557 D.L. 2014

Mục Lục

Lời Giới Thiệu

     Những thuật ngữ Pàli đã được dùng trong những Pháp Thoại.

PHẦN MỘT: Đại Trưởng Lão Webu và Giáo Thọ Ba Khin.

Những chú thích của Giáo Thọ Chit Tin.

PHẦN HAI: Tám Pháp Thoại về Giáo Pháp.

  1. Những điều chi thật sự quan trọng.
  2. Hãy dập tắt các ngọn lửa trong lòng.
  • Hãy giữ tâm thức của mình vào điểm chạm.
  1. Một mái nhà mà không thấm dột.
  2. Đường bay của một mũi tên.
  3. Tu tập không dao động.
  • Nhen nhóm một ngọn lửa.
  • Một niềm hạnh phúc mong sao luôn mãi tăng trưởng.

PART THREE: CÁC GIÁO HUẤN BỔ XUNG

 

  1. Năng lực của hạnh nhẫn nại.
  2. Làm thế nào ngài Đại Ca Diếp đã bị lừa gạt
  3. Em trai của ngài hộ pháp A Dục.
  • Ngài MAHOSADHA và VUA VIDEHA
  • Đừng tự hủy hoại bản thân.
  • Đi về nhà
  1. Những từ ngữ trí tuệ thuyết giảng bởi Đại Trưởng Lão Webu
  • Đạo lộ phải thực thành trong thế gian này
  • Thực hành một lời chỉ dạy ngắn gọn

Pàli – English Glossary – Từ điển Thuật Ngữ Pàli – Anh Ngữ

INTRODUCTION

LỜI GIỚI THIỆU

Miến Điện là một trong số rất ít những quốc gia trên thế giới, mà nơi đó Phật Giáo Nguyên Thủy vẫn còn tồn tại trong hình thức nguyên bản của nó. Chư Tỳ Khưu (những vị tu sĩ) của đất nước Miến Điện đã cố gắng hết sức để bảo tồn những huấn từ của Phật Giáo Nguyên Thủy. Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đề cập đến một cách chủ yếu theo đường hướng những hoạt động tinh thần của nhân loại và mối tương quan giữa tinh thần và thể xác. Bản chất tinh thần của nhân loại đã không thay đổi kể từ khi Đức Phật đã khám phá ra con đường dẫn đến sự liễu tri về Chân Lý tuyệt đối của Danh và Sắc. Chính sự thực tối hậu nầy và việc thực hành dẫn đến sự liễu tri về những điều đó, là và sẽ luôn mãi tồn tại, y như nhau, bất kể đến những điều kiện kinh tế hoặc hoàn cảnh của xã hội, mà con người ngày nay là những người dốc lòng thực hiện điều mà Đức Phật đã giảng dạy, để chính tự nơi mình có thể khám phá ra sự thực nầy. Nếu một người khát khao sự chấm dứt khổ đau như điều mà Đức Phật đã dạy bảo, đó là bản chất thiết thực, chẳng còn thêm hoặc bớt chi nữa từ nơi những huấn từ của Ngài, nhằm mục đích họ sẽ duy trì được hiệu quả của ngày hôm nay như là cùng kỳ với thời gian của Đức Phật.

Nền tảng của Giáo Pháp là Tứ Thánh Đế: (1) sự thật rằng tất cả các hiện tượng hữu duyên (vật lý và tâm lý) là bất duyệt ý, (2) sự thật rằng có nguyên nhân cho điều nầy, (3) sự thật rằng có sự chấm dứt điều bất duyệt ý hoặc sự khổ đau, và (4) sự thật rằng có con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau.

Con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau đã được gọi là Bát Thánh Đạo như nó đã được chia ra làm tám thành phần mà đã được kết hợp lại thành ba điều huân tập về Giới (đức hạnh), Định (luôn kiểm soát tâm thức, định thức), và Tuệ (tuệ giác, trí tuệ).

Ở trong Phật Giáo, đức hạnh đã được hiểu biết một cách khác biệt với truyền thống Do Thái Cơ Đốc Giáo. Có những hành động đã được gọi là khôn khéo, vì lẽ chúng nó hỗ trợ cho sự tiến hóa của con người hướng đến Níp Bàn, và có những hành động không khôn khéo rằng có hiệu quả thì trái ngược lại. Tất cả những hành động đã dựa trên sự tham lam, sự ác cảm và sự si mê về định luật của Nghiệp Báo là không khôn khéo.

Phần lớn những hành động không khôn khéo là: (1) sát mạng chúng hữu tình, (2) trộm đạo, (3) có quan hệ tính dục bất chánh, (4) nói lời không thật, và (5) thọ dụng những chất say.

Nói chung, người cư sĩ Phật Giáo cam kết nguyện tránh xa những năm hành động nầy bằng cách thọ trì năm điều giới học.

Một khi hành động đã tạo tác xong, thì không có cách nào để tránh khỏi hiệu quả của nó được. Những hiệu quả có thể là được giảm thiểu thông qua việc nâng cao nhận thức về Vô Thường, đó là đối tượng của Thiền Minh Sát, hoặc là họ có thể đã làm mất tác dụng ở một số tầm mức, thông qua một hành động mạnh mẽ của những thể loại đối nghịch (*). Không có một ai, cho dù như thế nào đi nữa, chí đến cả Đức Phật, có thể ban bố một “ân xá miễn tội”, thể như là những hiệu quả đã được định đoạt bởi định luật của Nghiệp Báo, mà đó là có thể áp dụng một cách thích ứng đến tất cả những chúng hữu tình.

 [(*): Một ví dụ điển hình cho việc nầy đã được tìm thấy ở trong Chú Giải Pháp Cú Kinh: Trưởng Lão Anuruddha (một trong những đệ tử của Đức Phật) khuyên bảo em gái Rohini của Ngài, là người đau khổ về bệnh da chảy mủ, tạo tác những Thiện Phước. Cô ta kiến tạo một sảnh đường cho Đoàn Thể Chư Tăng và cúng dường vật thực đến Đức Phật và Tăng Chúng tùy tùng của Ngài trong sảnh đường. Thông qua việc Thiện Hạnh nầy, căn bệnh hiểm nghèo của cô ta đã được chữa khỏi. Xem: Chú Giải Pháp Cú, quyển III, 295 ff. Burlingame, Những Tích Truyện Phật Giáo (PTS), London, 1979, III, trang 95, 96].

Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã nhấn mạnh việc thực hành về thiền định như là cách duy nhất đưa Giáo Pháp của Đức Phật đi đến sự thành tựu viên mãn. Việc nghiên cứu về kinh điển, mặc dù hữu ích, quả là không thiết yếu cho việc chứng tri Níp Bàn, cái chí thiện mỹ của Phật Giáo. Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã được cho là một bậc Vô Sinh, có nghĩa là trong thực tế, Ngài là bậc đã liễu tri Tứ Thánh Đế và đã đạt đến sự chấm dứt khổ đau.

Kỹ thuật về Thiền Định đã được giảng dạy do bởi Ngài Đại Trưởng Lão Webu là một trong bốn mươi kỹ thuật đã được đề cập đến ở trong kinh điển cho việc phát triển về Thiền Chỉ hoặc là Định Thức. Nó đã được gọi là Sổ Tức Niệm và đòi hỏi rằng thiền sinh phải tĩnh giác: (1) rằng vị ấy đang thở vô khi vị ấy đang thở vô, (2) rằng vị ấy đang thở ra khi vị ấy đang thở ra, và (3) ở tại điểm hoặc bề mặt trong khu vực của lỗ mũi là nơi luồng không khí tiếp chạm khi vị ấy đang thở vô và ra.

Trong bộ Kinh Thanh Tịnh Đạo (*) Đại Đức Giác Âm mô tả mười sáu phương thức để tiếp cận Thiền Sổ Tức, nhưng Ngài Đại Trưởng Lão Webu vẫn luôn nhắc nhở những môn đệ của Ngài rằng họ không cần phải biết hết tất cả về những điều nầy, mà quả thật là, tất cả họ cần phải biết sự thực về hơi thở vô và ra.

 [(*): Con đường của Sự Thanh Tịnh, (Kandy: Hiệp Hội Xuất Bản Sách Phật Giáo, 1975, xuất bản lần thứ ba, Xuất Bản Kinh Sách Shambala, 1976]

Tuy nhiên, Sổ Tức là một phương thức cơ bản để phát triển Chỉ (sự tĩnh lặng của tâm thức), Định (định mục của tâm thức vào một điểm) và Thiền Na (những trạng thái nhập định). Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã nói rằng khi định thức đã phát triển đến một mức độ vừa đủ, thì một cách tự động, thiền sinh thành đạt Tuệ Tri vào ba đặc tướng của thường nhiên, Vô Thường, Khổ ĐauVô Ngã, nếu như tâm thức của vị nầy sẵn sàng để nhận thức những điều nầy. Vô Thường có nghĩa là “bất thường” hoặc là “bất ổn định”, “thay đổi” và là đặc tính của tất cả hiện tượng hữu duyên, chúng là ở thể chất vật lý hoặc ở tinh thần. Khổ Đau biểu thị tính chất bất duyệt ý của tất cả những hiện tượng: không có điều chi là vô thường hoặc thay đổi lại có thể đem lại sự duyệt ý lâu dài. Vô Ngã có nghĩa là “không tự ngã”, “không linh hồn” và áp dụng cho tất cả những hiện tượng – hữu duyên và vô duyên. Nương theo Đức Phật, thì không có thực ngã, linh hồn hoặc bản ngã, mà chỉ có những hiện tượng tâm sinh lý liên hệ hỗ tương. Trong Phật Giáo, sự liễu tri về những ba đặc tính Vô Thường, Khổ ĐauVô Ngã nầy đây, được gọi là Tuệ hoặc là Trí Tuệ, và Tuệ là một phẩm chất mà có khả năng làm cho một thiền sinh đạt đến Níp Bàn.

Điều quan trọng là một vị tu sĩ ở vị trí cao quý như Ngài Đại Trưởng Lão Webu, thay vì giảng dạy Triết Học Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma) là một môn học hấp lực trí tuệ và nan giải, thì lại dành cuộc đời của mình cho việc giảng dạy nguyên tắc cơ bản của việc thực hành Phật Giáo cho đến tất cả những ai có khuynh hướng muốn lắng nghe. Ông Hte Hlain, là người sưu tập về một số những Pháp Thoại đã chứa đựng trong quyển sách nầy, có viết: “Ngài Đại Trưởng Lão Webu thuyết giảng đôi khi năm, đôi khi mười lần một ngày. Bảy điểm chánh yếu thì luôn được kết hợp trong những Pháp Thoại của Ngài. Nếu Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã ban bố 10,000 Pháp Thoại trong cuộc đời của Ngài, thì những điểm nầy đã được Ngài giảng dạy chi tiết 10,000 lần. Ngài đã luôn luôn kết hợp chúng vào, cho dù là Ngài đã có phải nhắc đi nhắc lại những điểm nầy không biết bao nhiêu lần. Ngài đã luôn giải thích Giáo Pháp trong những thuật ngữ đơn giản, để cho người bình thường có thể hiểu biết được. Ngài đã cố gắng để giải thích Giáo Pháp trong một phương cách mà điều khó khăn nhất cũng trở nên dễ dàng”.

Bảy điểm đó là:

  1. Người ta chỉ có thể kỳ vọng sự thành tựu về những sở nguyện với điều kiện là người hoàn hảo trong đức hạnh.
  2. Khi thực hành việc rộng lượng (Xả Thí) trong tôn giáo của Đức Phật, thái độ tinh thần và ý chí tham gia thì rất là quan trọng.
  3. Tin vào định luật Nhân và Quả (có nghĩa là định luật của Nghiệp Báo) người ta nên luôn luôn hành động với một tâm trí chánh trực.
  4. Người ta không nên khát khao vào bất luận hạnh phúc nào của Nhân Loại hoặc của Thiên Giới, ngoại trừ duy nhất đến Níp Bàn.
  5. Vì sự đản sanh của Đức Phật, chúng ta có cơ hội trau giồi Chánh Hạnh (Hạnh Kiểm) và Trí Tuệ (Tuệ) một cách trọn vẹn, và vì thế thụ hưởng phúc lợi thù thắng.
  6. Từ lúc chúng ta được sinh ra cho đến lúc chúng ta chết đi, chỉ là hơi thở vô và hơi thở ra. Điều nầy là dễ hiểu đối với mọi người. Mỗi khi chúng ta hít vô hoặc thở ra, hơi thở chạm gần lỗ mũi. Mỗi khi nó chạm, chúng ta nên tĩnh giác vào nó.
  7. Trong khi chúng ta đang đi, đang làm việc, đang làm bất luận điều chi, chúng ta nên luôn tĩnh giác vào hơi thở vô và ra.

Bảy điểm nầy làm sáng tỏ rằng trong thực tế niềm tin Phật Giáo không đóng một vai trò trọng yếu như thế. Tầm quan trọng cùng tột là cung cấp để cho hành động đúng đắn, và sự kinh nghiệm cùng với sự hiểu biết được rút ra từ nơi đó. Như chúng ta sẽ được thấy trong những Pháp Thoại, Ngài Đại Trưởng Lão Webu mong mỏi những khán thính giả của Ngài thực hiện được những lời dạy thông qua những kinh nghiệm của chính họ, cho bản thân của họ, chứ không phải thông qua việc nghe những điều đó; và Ngài nói rằng chính ngay phương thức nầy, khi họ bắt đầu nhìn thấy những lời

Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã được sinh ra vào Ngày thứ sáu của thời nữa tiền nguyệt khuyết Tháng Ba của năm 1257 (Niên Lịch Miến Điện – Ngày 17 Tháng Hai Năm 1896) tại Ingyinbin, một ngôi làng nhỏ cạnh bên Swebo, thuộc Thượng Phần Miến Điện [một khu hải đảo của nước Miến Điện, ở về phía Bắc lãnh thổ quốc gia Myanmar (Miến Điện cũ)]. Ngài đã được thọ Sa Di Giới vào lúc tuổi lên chín, và được truyền cho tên gọi là Sư Kumara. Tất cả trai trẻ trong Phật Giáo Miến Điện trở thành những vị Sa Di ở tại Tu Viện địa phương của họ, ở vào những thời điểm của lứa tuổi thanh thiếu niên hoặc thậm chí là sớm hơn nữa, tuy nhiên một cách thường lệ, là trở về nhà sau một khoảng thời gian đã quy định trước. Sư Kumara, mặc dù vậy, đã quyết định ở lại Tu Viện để tiếp thụ một nền đạo giáo nghiêm túc. Vào lúc tuổi lên hai mươi, Ngài đã thụ giới với tư cách là một thành viên chính thức của Tăng Đoàn, Giáo Hội của những tu sĩ Phật Giáo, được tiếp thụ Cụ Túc Giới, và sau đó được xưng hô là Ngài Kumara.

 [(*): “Đại Trưởng Lão Webu” là một danh hiệu có ý nghĩa là “Vị giáo thọ cao quý từ nơi Webu”. Cho dù danh hiệu “Đại Trưởng Lão” được dùng như một hình thức cho việc xưng hô mà không cần phải thêm một biệt danh, mỗi vị tu sĩ vẫn giữ lấy danh xưng tu sĩ của mình, như với trường hợp của Đại Trưởng Lão Webu đó là Trưởng Lão Kumara]

Ngài Kumara đã đi đến Mandalay để tu học tại Tu Viện Masoyein nổi tiếng, một Đại Học Tu Viện hàng đầu của đương thời. Trong năm thứ bảy kể từ sau việc thọ Cụ Túc Giới của mình, Ngài đã từ bỏ việc nghiên cứu những kinh điển Pàli và đã rời khỏi Tu Viện để dốc tâm lực vào thực hành những điều mà Ngài đã được học về Thiền.

Những tu sĩ Phật Giáo có thể chọn lựa ở giữa hai phạm vi hoạt động: nghiên cứu về những kinh điển (Pháp Học) hoặc là thực hành về Thiền Phật Giáo (Pháp Hành). Trong khi những nhà sư học giả có khuynh hướng để sống trong những Trung Tâm Học Viện với mục đích để có thể truyền trao những kiến thức của mình đến những vị tu sĩ trẻ tuổi hơn, thì những vị thiền sư lại rời khỏi bầu không khí bận rộn ở những Tu Viện để rút về với một đời sống ẩn dật ở chốn rừng già. Họ thường sống trong những hang động, hoặc một cách đơn giản là, ở dưới những cội cây, và chỉ đi ra tiếp xúc với con người vào những duyên sự của những buổi sáng trì bình khất thực của họ.

Sau khi rời khỏi Tu Viện Masoyein tại Mandalay vào lúc tuổi hai mươi bảy, Ngài Kumara đã trải qua bốn năm ở nơi tĩnh mịch. Thế rồi, Ngài đã đi đến ngôi làng quê của mình ở tại Ingyinbin cho một chuyến thăm ngắn ngủi. Vị thầy giáo cũ của Ngài ở tại Tu Viện bản làng đã yêu cầu Ngài Kumara chỉ dạy cho ông ta kỷ thuật về Thiền mà vị nầy đã có áp dụng và cũng như Ngài Kumara đã có thực hành. “Đây là một phương pháp nhanh chóng ngắn gọn đưa đến Níp Bàn” Ngài đã nói, “bất luận ai cũng có thể áp đụng được nó. Nó dũng cảm đương đầu với việc nghiên cứu và phù hợp với những lời chỉ dạy của Đức Phật mà đã được lưu giữ ở trong những kinh điển. Đây là con đường trực chỉ đến Níp Bàn”.

Có một bộ môn gồm mười ba Pháp tu tập được gọi là Đầu Đà (+) đã thường được áp dụng bởi những tu sĩ sinh sống ở nơi tĩnh mịch. Những Pháp môn nầy được thiết lập nhằm để chiến đấu sự lười biếng và sự lợi dưỡng. Người ta không bao giờ nằm xuống, và kể cả không ngủ nghỉ. Những tu sĩ áp dụng Pháp môn tu tập đặc biệt nầy dụng công những buổi về đêm cho việc ngồi và hành thiền hoặc là cho việc đi và hành thiền, để cho bản thân của họ thoát khỏi sự buồn ngủ hôn trầm. Mười ba Pháp môn Đầu Đà có thể áp dụng một cách riêng lẻ hoặc cùng một lúc.

 [(+) : Để miêu tả về Pháp môn Đầu Đà (tu tập khổ hạnh) xin xem Thanh Tịnh Đạo, Chương II]

Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã được nói đến là đã theo đuổi sự tu tập không bao giờ nằm nầy trọn cả cuộc đời của Ngài. Ngài đã dạy rằng sự nỗ lực là chìa khóa dẫn đến thành công, không chỉ ở trong những công việc kinh doanh của thế gian, mà luôn cả ở trong thiền định, và việc ngủ nghỉ đó là một sự lãng phí của thời gian. Tôi đã được nghe kể lại bởi một trong những môn đệ của Ngài rằng trong một dịp xuất gia của vị nầy với Ngài Đại Trưởng Lão Webu, vị nầy có một cái mùng chống muỗi và một cái gối, ngoài ra những vật dụng cần thiết của những vị tu sĩ. Ngài Đại Trưởng Lão Webu, chỉ vào những vật đó, đã vấn hỏi vị nầy đó là những vật chi. “Bạch Ngài, một cái gối và một cái mùng”. “Có phải những phần nầy là những vật dụng cần thiết của những vị tu sĩ chăng ?” “Dạ thưa không, bạch Ngài”. Và vị tu sĩ vừa mới xuất gia đã quyết định gửi những vật “xa xỉ” nầy trả lại cho gia đình của ông ta.

Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã tiến hành những cuộc đi hành hương đến những địa điểm Phật Giáo tại Ấn Độ và tại Tích Lan. Ngài đã viên tịch vào Ngày 26 Tháng Sáu Năm 1977, trong Trung Tâm Thiền Viện ở tại Ingyinbin, thuộc làng quê của Ngài.

[(+): Những vật dụng cần thiết của một vị tu sĩ là: những y áo, bình bát khất thực, trú xá, thuốc men]

THE SETTING
SỰ THIẾT LẬP

Hầu hết những Pháp Thoại nầy đã được ban truyền trước đông đảo những khán thính giả trong những lúc du hành của Ngài Đại Trưởng Lão Webu ở tại Hạ Phần Miến Điện (vùng ven biển của nước Miến Điện). Một người hoặc nhiều người trả lời Ngài Đại Trưởng Lão Webu là hàng cư sĩ tại gia ngồi lên phía trước và sát cận với Ngài. Một số những Pháp Thoại đã được phiên dịch từ bộ sưu tầm những Pháp Thoại đã được sưu tập và được giới thiệu bởi Ông Hte Hlain và đã được xuất bản bởi Bộ Đặc Trách về Tôn Giáo của Miến Điện.

Những phần khác thì được sao chép lại từ những băng đĩa do bởi biên dịch viên và rồi được dịch sanh Anh Ngữ.

Vì lẽ chúng đã được truyền tải một cách không sửa soạn trước (ứng khẩu), những Pháp Thoại đã phải lặp đi lặp lại và đã được hiệu đính một cách qua loa, nhằm để cho chúng được thích hợp hơn trong việc đọc. Việc cẩn trọng đã được thực hiện, tuy nhiên, hiệu đính hiển nhiên chỉ là những việc lặp đi lặp lại, và chỉ khi nào chúng có giá trị một cách thuần túy về biện tài. Độc giả vẫn có thể tìm thấy những Pháp Thoại lặp đi lặp lại, tuy nhiên với một số nhẫn nại và “chánh niệm” vị ấy sẽ khám phá ra trong những Pháp Thoại đó, có nhiều Tuệ Giác ở trong việc tu tập Phật Giáo.

Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã không phải là một học giả và những Pháp Thoại của Ngài đã không có nghĩa là cho bậc Trí Tuệ, là người ưa thích việc nghiên cứu về Triết Học Phật Giáo để tu tập. Tính đơn giản vui tươi của Ngài, sự nhẫn nại của Ngài, cảm giác đáng yêu về đặc tính khôi hài của Ngài, và đức tính khiêm tốn của Ngài – tất cả những đức tính nầy đã hiển lộ trong những cuộc đối thoại với khán thính giả của Ngài – soi sáng một khía cạnh của Phật Giáo mà không thể nào được nhận thấy thông qua việc đọc những luận thuyết và những văn bản. Hơn thế nữa, những phát biểu của những người trong hàng khán thính giả cung cấp cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về Phật Giáo đã được thực hành như thế nào ở tại Miến Điện ngày nay.

PÀLI TERMS USED IN THE DISCOURSES
NHỮNG THUẬT NGỮ PÀLI ĐÃ ĐƯỢC DÙNG

TRONG NHỮNG PHÁP THOẠI

Để hiểu được những Pháp Thoại, độc giả nên quen thuộc với những giáo lý cơ bản của Phật Giáo. Những lời giải thích đã được đưa ra hoặc những điểm đã được lựa chọn cho việc giải thích, là không nhằm nỗ lực để cung cấp cho một bức tranh hoàn chỉnh về những lời dạy của Đức Phật, tuy nhiên chúng sẽ có khả năng làm cho độc giả được liễu tri những Pháp Thoại đã được kết hợp vào trong bộ sưu tập nầy.

Những kinh điển của Phật Giáo Nguyên Thủy có thể đã được chia ra làm “Ba (Tam) Giỏ (Tạng)” và như thế đã được gọi là Tam Tạng bằng Pàli ngữ, ngôn ngữ đầu tiên mà chúng đã được viết ra.

Ba giỏ kinh điển đó là:

  1. Tạng Luật (Vinaya – pitaka): những quyển sách về giới luật của tu sĩ.
  2. Tạng Kinh (Suttanta – pitaka): những quyển sách về những Pháp Thoại của Đức Phật và những Đại Đệ Tử của Ngài.
  3. Tạng Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma – pitaka): những quyển sách về những Chân Lý tối thượng, sự phân tích về những hiện tượng tâm sinh lý vào trong những nguyên tố cùng tột của chúng.

Huấn dụ về học thuật (Pháp Học) trong Phật Giáo Nguyên Thủy gồm có sự nghiên cứu về những kinh điển nầy. Huấn luyện trong sự thực hành (Pháp Hành) mà với những Pháp Thoại nầy giải quyết một cách chủ yếu, đã có liên quan với việc tu tập về Giới (Đức Hạnh), Định (Định Thức) và Tuệ (Tuệ Giác) và tiến đến tột đỉnh trong việc thành đạt bốn giai đoạn của Níp Bàn (Pháp Thành).

Từ ngữ Dhamma (Pháp) có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng trong bối cảnh của những Pháp Thoại nầy, nó luôn được dùng tới với ý nghĩa là những lời dạy của Đức Phật.

Sìla – Giới:

Đối với những vị tu sĩ, huấn dụ trong đức hạnh gồm có việc tuân thủ về 227 điều luật. Sự kiết tập về những điều luật nầy đã được gọi là Biệt Biệt Giải Thoát Giới và là một phần của Tạng Luật.

Người cư sĩ phải thọ trì năm hoặc tám điều luật của việc huấn dụ: năm giới luật (Ngũ Giới) hoặc là tám giới luật (Bát Quan Trai Giới).

Ngũ Giới:

  1. Tránh xa việc sát bất luận hữu sanh mạng,
  2. Tránh xa việc lấy vật không được cho,
  3. Tránh xa việc tính dục tà hạnh,
  4. Tránh xa việc nói không thật,
  5. Tránh xa việc ẩm tửu, những chất

Bát Quan Trai Giới:

  1. Tránh xa việc sát bất luận hữu sanh mạng,
  2. Tránh xa việc lấy vật không được cho,
  3. Tránh xa việc đắm say tính dục,
  4. Tránh xa việc nói không thật,
  5. Tránh xa việc ẩm tửu, những chất say,
  6. Tránh xa việc thọ thực nặng sau nữa ngày,
  7. Tránh xa việc nhảy múa, ca hát, nghe nhạc, và những buổi trình diện khiếm nhã; xa việc dùng những tràng hoa, những hương liệu, và những thuốc thoa xức; xa những vật dùng để tô điểm và trang sức.
  8. Tránh xa việc ngồi những nơi cao và sang trọng.

Phạm vi hoạt động của Giới Luật thì, hiển nhiên là, rất rộng lớn. Những điều học chỉ là những điều cơ bản tuyệt đối của Chánh Hạnh (Đức Hạnh) người cư sĩ Phật Giáo đã buộc phải thọ trì. Mục đích của Giới Luật hoặc Hạnh Kiểm là nhằm để mang lại sự kiểm thúc về Thân Hạnh và Ngữ Hạnh.

Samàdhi – Định:

Định mục của tâm thức và luôn kiểm soát tâm thức. Đức Phật đã chỉ dạy bốn mươi kỷ thuật để thành đạt Định,Sổ Tức là một trong những điều đó. Đức Phật đã chỉ dạy rằng Giới Luật là một điều kiện tiên quyết cho Định.

Pannà – Tuệ:

Tuệ, sự hiểu biết thông qua kinh nghiệm cá nhân về những đặc tướng mà Đức Phật đã nói đã là thực tính của tất cả hiện tượng hữu duyên, có nghĩa là Vô Thường (bất thường), Khổ Đau (bất duyệt ý), và Vô Ngã (sự vắng mặt của một thực ngã thường hằng, như là cái tôi, tự ngã hoặc linh hồn), đã được thành đạt thông qua Thiền Minh Sát. Trong Thiền Minh Sát, tâm thức được thiết lập ở một trạng thái quân bình hoàn hảo, và bấy giờ sự chú tâm đã được hướng vào đặc tính thay đổi (Vô Thường), hoặc đặc tính bất duyệt ý (Khổ Đau), hoặc đặc tính phi bản ngã (Vô Ngã) của tất cả những hiện tượng tâm sinh lý.

Giới, ĐịnhTuệ đã được gọi là Tam Học, một bộ ba huấn dụ. Ngoài sự phân tích bộ ba nầy ra, chúng ta thường cũng tìm thấy được một bộ hai: (1) Đức Hạnh: chánh hạnh (Trì Giới)Tu Tiến: sự tiến hóa tâm linh (ĐịnhTuệ). Một phương pháp liệt kê khác, đó là (1) Xả Thí (sự rộng lượng, nếu không được kết hợp vào trong Giới Luật); (2) Trì Giới,(3) Tu Tiến.

Cái mà đã thường được gọi là một Hữu Tình, có ý nghĩa là Chư Thiên, Chư Phạm Thiên, Nhân Loại, Súc Sanh, v.v. đã được nhận thấy trong Phật Giáo chẳng là chi cả, mà chỉ là một sự hợp thành và sự phát sinh liên tục và sự hoại diệt của những hiện tượng tâm sinh lý. “Tâm Thức” trong Pàli là Danh và “Vật Chất” là Sắc.

Tâm Thức và Vật Chất (DanhSắc) cả hai là vô thường hoặc bất định. “Tuy nhiên trong việc giảng giải chi tiết về lý thuyết Vô Thường, Đức Phật đã bắt đầu với cách vận hành điều mà tạo ra vật chất, và vật chất như đã được biết bởi Đức Phật là vô cùng cực tiểu so với nguyên tử mà khoa học đã khám phá ra. Đức Phật đã làm cho những môn đệ của Ngài được biết đến nó, rằng tất cả mọi sự vật mà hiện hữu, đó là hữu sanh mạng hoặc là vô tri vô giác, đã được hợp thành bởi những Tổng Hợp (vô cùng cực tiểu so với những nguyên tử), từng mỗi cái diệt đi cũng đồng thời phát sinh lại. Từng mỗi Tổng Hợp là một khối hình thành của tám nguyên tố thường nhiên, cụ thể là, chất cứng rắn, chẩt lỏng, chất nóng, chất chuyển động, màu sắc, mùi hơi, vị nếm, và bổ phẩm. Bốn chất đầu tiên được gọi là những chất liệu đặc trưng được chiếm ưu thế trong một Tổng Hợp. Bốn chất khác đơn thuần chỉ là những chất thứ yếu mà phụ thuộc vào và sinh ra của chất đầu tiên. Một Tổng Hợp là hạt cực tiểu trong bình diện thuộc vật lý – vẫn vượt ra ngoài lãnh vực của khoa học ngày nay.

“Một Tổng Hợp chỉ được hình thành là một khi tám nguyên tố thường nhiên (thuần túy chỉ là đặc tính vận hành) đồng kết hợp trọn vẹn vào nhau. Nói một cách khác, đồng cùng hiện hữu trong một thời điểm của sự vận hành của tám nguyên tố thường nhiên nầy, chỉ trong một khoảnh khắc, mà trong Phật Giáo đã được biết đến như một Tổng Hợp(*). Một Hữu Tình cũng được miêu tả như là sự đồng cùng diễn tiến của năm khối nhóm (Ngũ Uẩn). Trong trường hợp nầy, một khối nhóm là Sắc hoặc là vật chất, trong khi Danh hoặc Tâm Thức thì đã được phân tích vào trong bốn khối nhóm: (1) Thức: sự ý thức, (2) Tưởng: sự tri giác, (3) Thọ: sự cảm giác, sự cảm xúc, (4) Hành: năng lực của hành động quá khứ. (Nó có thể được nhìn thấy tại nơi đây, rằng thuật ngữ Nàma thì rộng lớn hơn thuật ngữ của Anh ngữ “Tâm Thức”.)

 [(*): Giáo Thọ U Ba Khin, Những Văn Bản Giáo Pháp, 1985, trang 92]

Hành (hoặc Nghiệp Báo trong thuật ngữ phổ thông chuyên môn) là năng lực đã được để lại ở phía sau bởi những hành động trong thời quá khứ, “quá khứ” tại đây có ý nghĩa là hàng tỷ tỷ của những kiếp sống ở trong Vòng Luân Hồi, vòng luân chuyển của những sự sanh và chết. Vòng Luân Hồi tạo cho chúng ta sự trải nghiệm những ấn tượng về mặt tinh thần. Điều mà chúng ta thấy, nghe, nếm, ngửi cảm xúc hoặc là nghĩ suy – nói một cách khác, sự tiếp xúc của một trong sáu giác quan với đối tượng, (tâm thức đã được coi như là một cơ quan của ý thức) – phát sinh một cách chủ yếu là bởi do năng lực của Hành hoặc Nghiệp Báo quá khứ. Điều mà không nhất thiết phải bị liên hệ với Nghiệp Báo quá khứ của chúng ta, là làm thế nào chúng ta xử lý được những ấn tượng tinh thần này.

      Có ba phương hướng có thể xảy ra của việc tạo tác đối với một xúc giác hoặc một ấn tượng tinh thần: Thiện (sự tạo tác khôn khéo), Bất Thiện (sự tạo tác không khôn khéo), và Vô Ký (sự tạo tác trung tính). Nói một cách thực tiễn, việc tạo tác trung tính chỉ có thể có là đối với một bậc Vô Sinh, có nghĩa là đối với một vị lịch duyệt không còn tham muốn (Tham) hoặc không còn ác cảm (Sân) và tâm thức của người mà không bị mê mờ bởi bất luận một hình thức nào của sự si mê (Si) về Tứ Thánh Đế như đã được chỉ dạy bởi Đức Phật. Tuy nhiên, mỗi Hữu Tình tri thức, thì có khả năng tạo tác những Thiện Hạnh hơn là Bất Thiện Hạnh. Nhằm để có thể tạo tác một cách khôn khéo, người ta cần phải không những chỉ là luôn kiểm soát về Thân Hạnh và Ngữ Hạnh, mà cũng cần phải luôn kiểm soát cả về Ý Hạnh. Từng mỗi Thân Hạnh và Ngữ Hạnh được bắt đầu từ trong tâm thức, và hành động đưa đến kết quả trong Hành hoặc Nghiệp Báo là tác ý tinh thần tùy thuận theo Thân Hạnh và Ngữ Hạnh này.

Khởi nguyên, Thiền Sổ Tức chỉ là một công cụ cho định mục tâm thức. Ở giai đoạn nầy, không có sự chú ý quan tâm đến những cảm giác, những nghĩ suy, những cảm xúc và những hiện tượng tương tự về mặt tinh thần. Sự chú ý của tâm thức là có nghĩa an trú với sự tỉnh giác chuyên nhất vào sự tiếp xúc vật lý của gió lướt qua trên da ở dưới lỗ mũi, và ở trên môi trên. Trong trường hợp nầy, ba căn Bất Thiện, có nghĩa là Tham (sự tham lam), Sân (sự tức giận, sự ác cảm), và Si (sự lầm lạc), đã tạm thời bị đình chỉ và đã để lại ba căn Thiện, đó là : Tham (không tham lam), Vô Sân (không tức giận) và Si (kiến thức, sự liễu tri). Việc định mục của tâm thức ở trong khoảnh khắc nầy, trên những kết quả hiện tượng vật lý trong chốc lát của sự tinh khiết tinh thần mà ở trong Phật Giáo đã gọi là Định.

Đi đến sự tinh khiết lâu dài của tâm thức, nương theo Phật Giáo, những khối nhóm vật chất và tinh thần phải được thẩm sát dưới ánh sáng của sự thường hằng thay đổi của chúng nó (Vô Thường), sự bất duyệt ý của chúng nó (Khổ Đau), và sự vắng mặt của cái “Tôi”, một cá tính lâu dài hoặc linh hồn (Vô Ngã). Do trải qua kinh nghiệm những đặc tính nầy, hoặc thực tế là, bất luận một đặc tính nào, một người có thể đạt đến sự giải thoát khỏi mọi sự chấp thủ, và vì thế đi đến sự chấm dứt khổ đau.

THE FOUR NOBLE TRUTHS
TỨ THÁNH ĐẾ

Tứ Thánh Đế thường xuyên đã được đề cập đến ở trong những Pháp Thoại là những điều sau đây:

  1. Sự thật về khổ đau (Khổ Đau),
  2. Sự thật về nguồn gốc của khổ đau (Tập),
  3. Sự thật về sự chấm dứt khổ đau (Diệt),
  4. Sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau (Đạo).

Từ ngữ Dukkha đã được phiên dịch theo cổ truyền là “Sự Khổ Đau” (và đồng tương tự với từ ngữ mà chúng ta đã dịch ở phần trên là “Sự Bất Toại Nguyện”). Thánh Đế về Khổ Đau xác định rằng tất cả những trạng thái hữu duyên là bất duyệt ý hoặc có liên hệ với sự khổ đau. Thánh Đế về Nguồn Gốc của Khổ Đau biểu thị nguồn gốc của khổ đau là Ái Dục (Tham). Thánh Đế về Sự Chấm Dứt Khổ Đau chỉ dạy rằng sự khổ đau được chấm dứt ngay sau khi tất cả những tham ái chấm dứt, có nghĩa là một khi đã xa lìa không còn tham muốn, chí đến ở thể loại vô cùng vi tế. Thánh Đế về Con Đường Dẫn Đến Sự Chấm Dứt Khổ Đau cung cấp cho chúng ta Bát Thánh Đạo trong đó bao gồm với tám nhánh đã được sắp xếp ở trong ba thể nhóm: Giới, ĐịnhTuệ.

Giới: Chánh Ngữ: Nói lời chân chánh,
Chánh Nghiệp: Hành động chân chánh,
Chánh Mạng: Nuôi mạng chân chánh,
Định: Chánh Tinh Tấn: Nỗ lực chân chánh,
Chánh Niệm: Ghi nhớ chân chánh,
Chánh Định: Định thức chân chánh,
Tuệ: Chánh Kiến: Nhìn thấy chân chánh,
Chánh Tư Duy: Nghĩ suy chân chánh.

 

THE THIRTY – ONE PLANES OF EXISTENCE

BA MƯƠI MỐT CÕI GIỚI CỦA CHÚNG SANH

Đức Phật đã dạy rằng vũ trụ được hợp thành bởi vô số thế gian hệ và từng mỗi thế gian hệ lần lượt được hợp thành với ba mươi mốt cõi giới của chúng sanh. Đó là:

  • Bốn Cõi Vô Sắc Giới của Chư Phạm Thiên (những Cõi Giới nầy, là nơi chỉ có tâm thức mà không có vật chất hiện hữu, đã được thành đạt thông qua những trạng thái nhập định cùng tột, Thiền Na).
  • Mười sáu Cõi Sắ c Gi ới vi tế của Chư Phạm Thiên (đã thành đạt thông qua những trạng thái nhập định).
  • Sáu Cõi Thiên Giới [đã thành đạt thông qua việc tu tập về Giới Luật và sự rộng lượng (Xả Thí)]
  • Cõi Nhân Loại (đã thành đạt thông qua việc tu tập về Giới Luật và sự rộng lượng).
  • Bốn Cõi Giới thấp kém: Súc Sanh, Ngạ Quỷ, Quỷ dữ (A Tu La), Địa Ngục (đã đạt đến thông qua những Ác Hạnh).

Ba mươi mốt cõi giới của chúng sanh đã được chia ra thành ba Cõi Giới (Thế Gian) Vô Sắc Giới, trong đó gồm có bốn Cõi Phạm Thiên Giới cùng tột; Sắc Giới, trong đó gồm có mười sáu Cõi Phạm Thiên Giới ở phần còn lại; và Dục Giới, đó là Cõi Giới của những tham muốn nhục dục (Tham Dục) và bao gồm bốn Cõi Giới thấp kém, Cõi Nhân Loại và sáu Cõi Thiên Giới.

Những chúng hữu tình đã tục sinh trong những Cõi Giới sai biệt nhau, là tùy thuộc vào Ý Hạnh hoặc Ý Nghiệp đã tạo tác ở ngay thời điểm lâm chung (Tử). Một Ý Thiện Hạnh, tịnh hảo, đã làm cho một hữu tình được sinh trở lại ở trong Cõi Nhân Loại hoặc ở những Cõi Thiên Giới. Việc tu tập những trạng thái nhập định (Thiền Na) dắt dẫn đi tục sinh vào trong những Cõi Phạm Thiên Giới. Nếu như, ngay thời điểm lâm chung, Tâm Thức là Bất Thiện, có nghĩa là bị phủ che bởi sự tức giận, sự tham lam, sự sợ hãi, sự lo lắng và những trạng thái tương tự, thì mãnh lực được phát sinh do bởi Tâm Bất Thiện nầy, sẽ dẫn tới hậu quả là tục sinh vào một trong bốn Cõi Giới thấp kém của chúng sanh.

Điều mà Tâm Thức cảm thụ ở ngay thời điểm lâm chung là kết quả của những hành động đã tạo tác ở trong quá khứ, có nghĩa là Nghiệp Báo. Phương thức mà một người xử lý với sự nhận biết nầy là phụ thuộc vào kỹ năng của mình, nói một cách khác, là dựa trên số lượng mà vị nầy đã luôn kiểm soát được tâm thức của mình. Một người mà vẫn chưa đạt đến một trong bốn giai đoạn của Níp Bàn thì không có thể đoan chắc được với thể loại nào của đối tượng tâm thức sẽ phát sinh lên ở thời điểm lâm chung. Do đó, trong Phật Giáo, việc huân tập tâm thức đã được đánh giá là hết sức quan trọng: nếu một người đã thành đạt được việc luôn kiểm soát tâm thức, vị nầy có thể giữ tâm thức đã được tập trung và bình tĩnh ngay cả ở trong lúc sợ hãi và do đó có thể tiếp cận cái chết với sự tự tin.

THE FOUR STAGES OF NIBBÀNA

BỐN GIAI ĐOẠN CỦA NÍP BÀN

Để đạt đến sự tinh khiết của Níp Bàn, chấm dứt tất cả mọi khổ đau trong kiếp sống hữu duyên, một người phải tự giải thoát về mười Kiết Sử đã cột trói vị nầy trong kiếp sống hữu duyên. Quá trình của sự giải thoát nầy đây, xảy ra trong một trình tự của bốn giai đoạn.

Mười Kiết Sử đó là:

  1. Niềm tin vào sự hiện hữu của một bản ngã thường hằng, tự ngã hoặc linh hồn (Thân Kiến).
  2. Hoài nghi về Bát Thánh Đạo và Tứ Thánh Đế (Hoài Nghi).
  3. Chấp thủ vào những lễ nghi và sự tuân giữ các nghi thức sùng bái (Giới Cấm Thủ).
  4. Tham muốn nhục dục (Tham Dục).
  5. Tức giận và sự ác cảm (Sân Hận).
  6. Ái luyến về Cõi Sắc Giới vi tế (Ái Sắc).
  7. Ái luyến về Cõi Vô Sắc Giới (Ái Vô Sắc).
  8. Sự kiêu mạn (Ngã Mạn).
  9. Sự dao động (Phóng Dật),
  10. Hoàn toàn bất liễu tri về Tứ Thánh Đế (Vô Minh).
  11. Tu Đà Hườn (Dự Lưu – Thất Lai): một người đã được giải thoát ba điều đầu tiên của mười Kiết Sử mà đã cột trói chúng Hữu Tình trong vòng Sanh Tử: (1) Niềm tin vào sự hiện hữu của một bản ngã thường hằng,[tự ngã hoặc linh hồn] (Thân Kiến), (2) Hoài nghi về Bát Thánh Đạo và Tứ Thánh Đế (Hoài Nghi), (3) Chấp thủ vào những lễ nghi và sự tuân giữ các nghi thức sùng bái (Giới Cấm Thủ).
  12. Tư Đà Hàm (Nhất Lai): một người làm suy giảm những Kiết Sử về (4) Tham muốn nhục dục (Tham Dục) và (5) Sự tức giận (Sân Hận).
  13. A Na Hàm (Bất Lai): một người đã giải thoát một cách hoàn toàn khỏi (4) Tham muốn nhục dục và (5) Sự tức giận và cừu hận.
  14. A La Hán (Vô Sinh): một người đã hoàn toàn giải thoát, một lần và vĩnh viễn, khỏi (6) Ái luyến về Cõi Sắc Giới vi tế, (7) Ái luyến về Cõi Vô Sắc Giới, (8) Sự kiêu mạn, (9) Sự dao động, và (10) Hoàn toàn liễu tri về Tứ Thánh Đế.

Từng mỗi một của bốn giai đoạn đã thành đạt được kết quả một Giai Đoạn Đạo (Đạo) và một Giai Đoạn Quả (Quả). Đây là những thuật ngữ kỹ thuật, nhưng lại được sử dụng một cách phổ biến trong Miến Điện như là những từ đồng nghĩa cho Níp Bàn. Những người mà đã đạt đến một trong những bốn giai đoạn nầy thì được biết đến như là những bậc Thánh Nhân, những bậc Cao Quý. Những giai đoạn nầy chỉ có thể đạt đến thông qua Thiền Minh Sát (Tuệ).

THE TEN PÀRAMÌS

THẬP TOÀN THIỆN

Mười Pháp Toàn Thiện là một tập hợp của mười phẩm hạnh mà một cá nhân phải tự hoàn thiện bản thân để có thể đạt đến Níp Bàn. Một Thiện Hạnh có giá trị thực sự về Pháp Toàn Thiện là chỉ khi nó đã được thực hiện với nguyện vọng để đạt đến Níp Bàn. Nếu không, thì nó chỉ đơn thuần là một Thiện công đức hạnh mà, cho dù đem lại những kết quả an vui, không trực tiếp hỗ trợ những nỗ lực của một người hướng tới Níp Bàn.

Mười Pháp Toàn Thiện đó là:
1. Từ Thiện (Xả Thí)
2. Đức Hạnh (Trì Giới)
3. Xuất Ly (Ly Dục)
4. Liễu Tri (Trí Tuệ)
5. Nỗ Lực (Tinh Tấn)
6. Kiên Nhẫn (Nhẫn Nại)
7. Chân Thật (Chân Thật)
8. Quyết Ý (Chí Nguyện)
9.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thân Ái (Từ Ái)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Bình thản                                                            (Hành Xả)
Với sự trợ giúp của Lời Giới Thiệu, sẽ không còn bị khó khăn cho việc hiểu biết những Pháp Thoại. Việc đặc biệt quan tâm đã được thực hiện chẳng phải cho việc xử dụng những thuật ngữ Pàli, ngoại trừ chúng đã được xử dụng một cách thường xuyên và có vẻ như là thông thạo, nếu độc giả đã tích hợp chúng vào trong vốn từ vựng của mình; Tôi muốn nói đến những thuật ngữ như là Giới, Định, v.v. Ở phần cuối của quyển sách, độc giả sẽ tìm thấy bản mục lục của những Pàli ngữ để gợi nhớ lại sự ghi nhớ của mình. Những thuật ngữ Pàli thường đã được xử dụng trong Miến Điện và nói chung là đã không phiên dịch sang tiếng bản xứ Miến Điện, đã được đưa ra và đã được giải thích trong những phần chú thích ở cuối trang cho những độc giả đã quan tâm tới.

     Rất nhiều những lời giải thích ở trong Lời Giới Thiệu nầy đã được trích từ quyển sách nhỏ thuộc những Văn Bản Giáo Pháp của Giáo Thọ Ba Khin. Roger Bischoff

Tôi muốn nói thêm rằng, quả là không cần thiết cho độc giả phải thấu hiểu nền tảng triết của Phật Giáo trước khi đọc những Pháp Thoại nầy, thay vào đó, vị ấy nên cố gắng mở rộng tâm thức của mình vào sự giản dị và sự chân thành sâu xa, mà đó là những đặc tính của vị thuyết giảng và những ngôn từ của Ngài.

VENERABLE WEBU SAYADAW
AND SAYAGYI U BA KHIN
NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO WEBU

VÀ GIÁO THỌ BA KHIN

Ngài Đại Trưởng Lão Webu và Giáo Thọ Ba Khin đã có mối liên kết chặt chẽ với nhau trong sự nghiệp Pháp Bảo của họ được khởi sự với cuộc hợp mặt lần đầu tiên của họ vào năm 1941. Đại Trưởng Lão Webu đã viện dẫn với những ngôn từ trong sáng rõ ràng để giảng dạy thiền định đến Giáo Thọ Ba Khin và đã giúp cho Giáo Thọ một cách có hiệu quả trong nhiệm vụ xiển dương Pháp Bảo của ông ta, và Ngài đã không ngừng khuyến khích và hỗ trợ cho Giáo Thọ trong suốt cả cuộc đời của mình trong nhiều phương thức khác nhau. Vào năm 1953, Giáo Thọ Ba Khin đã thỉnh mời Đại Trưởng Lão đến viếng thăm Trung Tâm Thiền Định mới thành lập của mình trên đường Inya Myaing ở tại Yangon (Ngưỡng Quang). Nhiều người mà đã biết đến Đại Trưởng Lão, đã không nghĩ rằng Ngài sẽ chấp nhận lời thỉnh mời như Ngài đã không bao giờ thực hiện chuyến viếng thăm nào ở bên ngoài ba Trung Tâm Thiền Định của mình thuộc vùng Thượng Phần Miến Điện [một khu hải đảo của nước Miến Điện, ở về phía Bắc lãnh thổ quốc gia Myanmar (Miến Điện cũ)]. Nhưng trước sự ngạc nhiên của mọi người, Ngài tức thì đã nhận lời thỉnh mời đã được chuyển đạt đến Ngài do bời một trong những vị môn đệ của Giáo Thọ.

Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã thực hiện chuyến du hành lần đầu tiên của mình đến vùng Hạ Phần Miến Điện trong việc đáp lời thỉnh mời của Giáo Thọ và đã trải qua bảy ngày ở tại Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế. Sau đó, vào mỗi năm Ngài đã viếng thăm vùng Hạ Phần Miến Điện, kể cả Trung Tâm của Giáo Thọ, để ban bố những Pháp Thoại và lời chỉ dạy. Bảy năm sau, vào năm 1960, Ngài đã đến tại Trung Tâm một lần nữa, kể từ Ngày 12 Tháng Năm đến Ngày 17 Tháng Năm.

Giáo Thọ đã vận dụng để tham khảo ý kiến Đại Trưởng Lão Webu về các vấn đề có liên quan với việc giảng dạy của mình, và khi ông ta đã viết ra một Giáo Trình với nhan đề bằng Miến Ngữ là “Nghiên Cứu Cơ Bản và sự Ứng Dụng chính xác về Phật Pháp”, Giáo Thọ đã đệ trình quyển sách nầy đến Đại Trưởng Lão Webu cho việc phê chuẩn vào năm 1953. Trong Lời Giới Thiệu của mình cho quyển sách, Giáo Thọ đã viết “Những điều mà chúng ta đã tìm thấy và những điều mà Tôi đang trình bầy tại đây, thuần túy chỉ là những việc đã được tìm thấy cùng với những sự phân tích của chúng ta. Tôi không có suy xét cẩn thận tất cả mọi việc hiện hữu tại đây để được hoàn chỉnh, đã được kiểm chứng một cách hoàn bị. Nếu có những sai lỗi, Tôi thỉnh cầu đến những người hiệu chính cho tôi. Tôi ước muốn được thỉnh giáo lời bình phẩm thích hợp cùng với những lời chú giải từ nơi những bậc có tri thức thuần thục về những Văn Bản (Pháp Học), và từ nơi những bậc Thánh Nhân đó, là những người noi theo Giáo Pháp – từ nơi những người đã thực hành một cách rộng rãi trong quá khứ và những người tiếp tục tu tập một cách tinh cần ngày hôm nay. Đó là mục đích của tôi để làm phát huy công việc dựa trên những lời chú giải như vầy, hoặc là để đáp lời và làm sáng tỏ chúng, hay là chấp nhận chúng.

Trong việc đề cập đến “từ nơi những bậc Thánh Nhân là những người đi theo Giáo Pháp – từ nơi những người đã thực hành một cách rộng rãi trong quá khứ và những người tiếp tục tu tập một cách tinh cần ngày hôm nay”, Giáo Thọ đã nghĩ tưởng một cách đặc biệt về Ngài Đại Trưởng Lão Webu. Ông ta đã nói với Đại Trưởng Lão “Quyển sách nhỏ nầy đã được viết theo như những sự chỉ dẫn mà con đã tiếp thụ từ nơi Ngài. Đấy là làm thế nào mà con đã giảng dạy Thiền Minh Sát, dựa trên sự kinh nghiệm trực tiếp. Đấy là phương thức mà con đã khám phá ra những yếu tố phổ biến mà có liên quan đến những sự thành tựu phi thường”.

Trước khi xuất bản Văn Bản, Giáo Thọ đã gửi một bản thảo đến Ngài Đại Trưởng Lão Webu để có những lời chú giải của Ngài. Đại Trưởng Lão Webu đã chuẩn y Văn Bản Nghiên Cứu Cơ Bản trong một lá thư viết tay, nói rằng, “Sư đã đón nhận Văn Bản của Giáo Thọ Ba Khin thông qua người đệ tử tại gia của Sư là Muang Bo. Từ ngày Ông Ba Khin được tiếp thụ Giáo Pháp của Đức Phật, ông đã tu tập và đã hoàn thành viên mãn trong những lời dạy đó mà không gián đoạn. Bây giờ Ông đã đạt đến vị trí của Kế Toán Trưởng và cùng một lúc ông đang phấn đấu để thụ hưởng những phúc lợi khác nữa thông qua Giáo Pháp của Đức Phật. Ông đã thấu hiểu một cách hoàn hảo điều mà chỉ có những bậc Thánh Nhân có thể liễu tri – những bậc Thánh Nhân đó, là người thật sự noi theo và hoàn thành viên mãn Giáo Pháp của Đức Phật, là người tu tập Tam Huấn Dụ (Điều Học) về Giới, Định Tuệ trong tất cả sự tinh khiết của thời nguyên sơ phù hợp theo những kinh điển Pàli. Ông đã thực hiện được những ước nguyện một cách cao quý, và bản giáo trình mà ông đã đệ trình gây ấn tượng sâu sắc. Sư tin rằng quyển sách nhỏ nầy sẽ lan tỏa ra hương thơm và ánh sáng của Giáo Pháp vì nó đồng tương phù với các mục đích của những Phật Tử chân chánh. Ông đã cống hiến rất nhiều [trong quyển sách nầy]. Bây giờ hãy chú niệm (*)”.

 [(*) Một phương cách khác để phiên dịch những câu cuối cùng sẽ là: “Có rất nhiều phương cách để diễn giải. Ngay bây giờ hãy chú niệm”. Trong Lời Giới Thiệu của Nghiên Cứu Cơ Bản và Sự Ứng Dụng Chính Xác về Phật Pháp, Giáo Thọ thỉnh giáo những lời chú giải và lời bình phẩm, và vào phần cuối của quyển sách nhỏ, Ông đã tuyên bố rằng quyển sách nhỏ số một của Ánh Sáng Pháp Bảo này sẽ đi theo cùng một hướng với quyển số hai, trong đó ông sẽ ban bố những lời chú giải đã được đón nhận và lời thuyết minh của ông về những lời chú giải nầy. Trong phần tiểu sử của Giáo Thọ (trang 215), Ông Ko Lay nêu lên rằng Giáo Thọ đã trù tính để tiếp tục những xuất bản phẩm nầy. Tuy nhiên, Đại Trưởng Lão Webu, đã lo ngại rằng điều nầy sẽ phát sinh lên bao cuộc tranh cãi và lấy đi rất nhiều thời gian của Giáo Thọ mà nếu không thì sẽ được dùng vào việc giảng dạy Thiền. Đây là lý do tại sao Ngài Đại Trưởng Lão đã thêm câu cuối cùng trong lời bình luận của mình. Giáo Thọ đã đón nhận lời khuyên bảo của Đại Trưởng Lão và đã không còn tiếp tục những loạt ấn phẩm.]

Vào năm 1965, Giáo Thọ Ba Khin đã xuất gia cho mười ngày với Đại Trưởng Lão Webu trong Trung Tâm Thiền Lâm Tự của Ngài, ở tại Ingyinbin, nơi sinh quán của Đại Trưởng Lão Webu. Những tiết đoạn sau đây cung cấp những trích dẫn có liên quan với tiểu sử của Giáo Thọ Ba Khin đã được viết ra bởi người môn đệ của ông, là Ông Ko Lay, cựu Hiệu Phó danh dự của trường đại học Mandalay, cùng với tài liệu bổ sung đã được đóng góp bởi Giáo Thọ Chit Tin.

FROM YANGON TO WEBU
TỪ YANGON ĐẾN WEBU

Vào năm 1941, Giáo Thọ đã trở thành nhân viên kế toán của ngành hỏa xa Miến Điện. Trong năm đó, ngọn lửa của chiến tranh đã bốc cháy trên thế giới, và bầu trời của Miến Điện cũng bị che phủ bởi những đám mây của chiến tranh. Vào tháng bảy, Giáo Thọ đã lấy một chuyến xe lửa tốc hành, dùng cho chuyến công vụ đặc biệt của mình, đi thanh tra các tài khoản tại nhà ga Myit Tha. Khi ông phát hiện ra rằng một nhân viên kế toán khác của ngành hỏa xa đã làm xong, và như thế ông đã có một số thời gian rảnh rỗi. Công vụ của ông đã đưa đẩy đến nhà ga Kyauksai, là nơi đã chuyển đổi hướng trong khi mà ông chỉ có một vài việc làm công nhật để nắm bắt ở nơi đó. Từ nhà ga xe lửa thẳng về hướng Đông, có một hình bóng đen thẵm của ngọn đồi Shwe Tha Lyaung, mà dường như thể vẫy gọi vị Giáo Thọ. Ông đã đi đến nơi đó chẳng chút trì hoãn, được tháp tùng với viên trợ lý trạm trưởng của nhà ga Kyauksai, để bầy tỏ lòng tôn kính tại ngôi chùa ở trên đồi. Sau khi đã làm như thế, ông đã nhìn chung quanh, thưởng thức cái phong cảnh thiên nhiên bạt ngàn xanh tươi.

Hướng về phương Bắc có một ngọn đồi nhỏ, và ở ngay dưới chân đồi, họ có thể nhìn thấy một túp lều tranh tịnh xá. Khi Giáo Thọ đã vấn hỏi vị cùng đi với mình về việc đó, vị nầy đã trả lời rằng một bậc danh sư khả kính đang sinh sống ở trong túp lều, và kể từ khi Ngài đã chọn để sống ngay dưới chân đồi Webu, người ta đã gọi Ngài là Đại Trưởng Lão Webu. Những cư dân đã sống gần ở nơi đó đã sùng kính và tôn trọng Ngài Đại Trưởng Lão nầy vì họ đã có niềm tin Ngài là một bậc Vô Sinh. Liền tức thời, Giáo Thọ đã khởi lên một niềm cảm kích ở nội tâm của ông ta, và đã muốn đi tới để bầy tỏ lòng tôn kính đến vị Đại Trưởng Lão nầy.

     Ông đã bắt đầu bước xuống tiến tới ngọn đồi nhỏ, tuy nhiên vị hộ tống của ông đã nói với ông rằng quả là không thể bước xuống từ nơi phía đó của núi đồi. “Giờ nầy Đại Trưởng Lão không có tiếp khách”, viên trợ lý trạm trưởng nói tiếp thêm “Tôi sẽ cùng đi với Ông đến chỗ của Ngài vào buổi trưa”.

     Trở lại tại nhà ga, họ đã có bữa ăn trưa. Sau đó, Giáo Thọ đã đi hành thiền ở trong toa xe lửa của mình. Ông đã định mục vào Đại Trưởng Lão Webu với Tâm Từ Ái và đã truyền báo với Ngài ở trong tâm thức của mình rằng ông muốn được đi đến và bầy tỏ lòng tôn kính. Vào buổi trưa lúc ba giờ, Giáo Thọ đã gọi người bạn đồng hành của mình, và họ đã dùng một cỗ xe ngựa để đi đến thung lũng Webu. Khi đường lộ đã trở nên quá sức gập ghềnh, họ đã bước xuống và lại tiếp tục đi bộ. Ngay khi họ vừa bước vào trong thung lũng Webu, tâm thức của họ đã trở nên rất an tịnh và thanh thản. Họ đã nhìn thấy ngôi chùa Konawin, đó chỉ là chín cubit cao (đơn vị đo chiều dài cổ điển bằng 0.46m), cùng với ngôi thánh địa Sìmà (*) và họ đã bầy tỏ lòng tôn kính của mình

[(*): Tòa nhà trong một tu viện được rào xây chung quanh nhà, dùng để cho những giới đàn xuất gia và cho những nghi lễ tụ hợp khác của Tăng Đoàn.]

Ngay lúc đó, có hai vị nữ tu xuất hiện. Vì không có một ai khác ở chung quanh đó, họ đã vấn hỏi hai vị nữ tu nầy họ có thể được bầy tỏ lòng tôn kính đến Đại Trưởng Lão Webu hay không. “Đây không phải là thời gian”, câu trả lời là như vậy. “Các ông chỉ có thể gặp được Ngài vào lúc điểm tâm và vào buổi chiều khi Ngài ban bố một Pháp Thoại”. Giáo Thọ đã nói với các vị nữ tu là không thiết yếu cho ông được gặp đích thân Đại Trưởng Lão Webu. Nếu các vị nầy chỉ cho ông chỗ ở của Ngài, ông sẽ bầy tỏ lòng tôn kính ở bên ngoài nơi đó. Các vị nữ tu đã chỉ cho ông một túp lều tranh nhỏ, và Giáo Thọ đã đi đến sát cận. Ông đã cởi bỏ đôi giầy của mình, ngồi xổm trên mặt đất và bầy tỏ lòng tôn kính. Ông đã tác bạch ở trong tâm của mình đến Đại Trưởng Lão, nói rằng “Chúng đệ tử từ Yangon, tại nơi đây bầy tỏ lòng tôn kính, kính bạch Ngài”.

Cánh cửa nhỏ của túp lều đột nhiên đã mở ra và diện mạo của Đại Trưởng Lão Webu đã hiện bầy. “Nầy đại đệ tử cư sĩ, ở trong tâm của con có ước nguyện điều chi khi con bẩy tỏ lòng tôn kính ?” đó là những lời nói đầu tiên của vị Đại Trưởng Lão.

“Kính bạch Ngài, con ước nguyện được thành đạt những tầng Đạo và Quả, Níp Bàn”, vị Giáo Thọ đã trả lời.

“Ồ, con muốn được Níp Bàn”, vị Đại Trưởng Lão đã nói, “Làm thế nào con sẽ đi đến nơi đó ?”.

“Kính bạch Ngài, con đường đi đến Níp Bàn là việc kiến thức đã được thành đạt thông qua Thiền Minh Sát, Tuệ Giác”, Giáo Thọ đã trả lời, “Con cũng đang hướng dẫn tâm thức của con để được liễu tri về Vô Thường ở ngay tại thời điểm nầy”.

“Ồ,” Đại Trưởng Lão đã nói, “Lành thay, Lành thay, Lành thay (trọn lành). Làm thế nào con đã tín thọ được Giáo Pháp nầy ?”

Giáo Thọ đã trả lời rằng ông đã thiền tập trong bảy ngày dưới sự hướng dẫn của vị thầy của mình và bậc ân nhân Saya Thet Gyi, sau đó ông đã tiếp tục riêng một mình. Ngay cả khi đang du hành, như ông đã ở vào thời gian đó, ông đã hành thiền trong toa xe lửa của mình.

“Thế là, con có Pháp Toàn Thiện (Pháp Độ), nầy đại đệ tử cư sĩ”. Đại Trưởng Lão đã nói. “Sư đã nghĩ rằng con đã phải trải qua một thời gian lâu dài cho chính mình ở trong rừng già và chẳc hẳn là con đã nỗ lực rất nhiều ở tại nơi đó”.

  Họ đã dành hơn một giờ đồng hồ đàm đạo bằng phương thức nầy, thế rồi sau khi đã có được sự cho phép cúng dường một bữa ăn chay sáng sớm hôm sau, Giáo Thọ và viên trở lý trạm trưởng đã quay trở lại nhà ga Kyauksai. Vào ngày hôm sau, họ đã nấu bữa ăn và đã đi cúng dường bữa ăn đến Đại Trưởng Lão Webu. Ngài đã thọ nhận thực phẩm và đã hoan hỷ với họ, một lần nữa lại bàn luận về Giáo Pháp. Khi một người khác đã đi đến để cúng dường bữa ăn sáng, đã nói rằng trước đây Đại Trưởng Lão Webu đã chưa bao giờ nói chuyện nhiều như thế vậy. Vào cuối buổi, Ngài đã nói, “Nầy đại đệ tử, con hãy ban bố Giáo Pháp, hãy chia sẻ Giáo Pháp con đã có với tất cả mọi người. Con không thể nào đoan chắc rằng con sẽ gặp lại các môn đệ mà họ đang có mặt tại đây với con ngay bây giờ. Giờ đây mà con đã có được gặp gỡ họ, hãy ban bố cho họ Giáo Pháp. Hãy chỉ dẫn cho họ Giáo Pháp ở một vài mức độ hạn lượng. Hãy ban bố Giáo Pháp. Không đợi chờ”. Thể theo phương thức nầy, Đại Trưởng Lão Webu đã khuyên bảo và đã sách tấn Giáo Thọ. Giáo Thọ đã lưu ý đến những lời nói của Đại Trưởng Lão. Trở lại tại nhà ga ở Kyauksai, ông đã giảng dạy cho viên trợ lý trạm trưởng ở trong toa xe lửa của mình. Vị nam nhân đó đã là người đầu tiên được giảng dạy Giáo Pháp do bởi Giáo Thọ Ba Khin

SAYAGYI’S INVITATION TO WEBU SAYADAW

VIỆC THỈNH MỜI CỦA GIÁO THỌ ĐẾN ĐẠI TRƯỞNG LÃO WEBU

Vào năm 1953, Giáo Thọ đã gửi Ông Boon Shein, là người đã làm việc trong Văn Phòng Kế Toán Trưởng, đến Kyauksai để thực hiện một việc thỉnh mời chính thức đến Ngài Đại Trưởng Lão Webu. Giáo Thọ đã không có đưa Ông Boon Shein một lá thư mời chính thức đến Đại Trưởng Lão, “Chỉ nói rằng Tôi đã gửi Ông đến,” Giáo Thọ đã nói và đã cho ông ta những sự hướng dẫn liên quan đến việc thỉnh mời. Ông đã nói thêm rằng ông cũng sẽ thỉnh mời Đại Trưởng Lão từ Yangon.

Chặng dừng đầu tiên của Ông Boon Shein là ở tại nhà của một người bạn trong thành phố Mandalay. “Ồ thế, quả là tuyệt vời Ông Boon Shein,” người bạn của ông đã nói trong lời chào đón ông ta. “Điều chi dẫn bạn đến Thượng Phần Miến Điện một cách quá bất ngờ như vậy ?”

“Thầy của tôi đã gửi tôi đến đây trong một nhiệm vụ đặc biệt,” Ông Boon Shein đã trả lời. “Tôi đã đến trong chuyến bay đầu tiên đã có sẵn. Nầy người bạn của tôi, ông có thể kiếm cho tôi một chiếc xe ?”

“Ai là người thầy của bạn ? Và quả thật điều chi là nhiệm vụ đặc biệt của bạn vậy ?” người bạn của ông đã vấn hỏi.

“Thầy của tôi là Giáo Thọ Ba Khin, vị Kế Toán Trưởng,” Ông Boon Shein đã trả lời. “Một nhóm của chúng tôi trong Văn Phòng Kế Toán Trưởng đã thiết lập một Hiệp Hội Thiền Minh Sát và đã khai sáng một trung tâm thiền viện. Chúng tôi đã kiến tạo một ngôi chùa ở nơi đó. Vị Kế Toán Trưởng là vị thầy ở tại Thiền Viện, đó là lý do tại sao chúng tôi gọi ông ta là “Giáo Thọ” (vị thầy tôn kính). Ông đã yêu cầu tôi đi thỉnh mời Ngài Đại Trưởng Lão Webu để đến Yangon, và như thế tôi phải đi đến Kyauksai.”

“Bạn phải bị điên lên thôi, Ông Boon Shein,” người bạn của ông ta đã thốt lên. “Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã không đi đến chí ngay tại thành phố Mandalay. Điều chi đã làm cho bạn nghĩ rằng Ngài sẽ đi xa tít tận đến Yangon ? Ngài không bao giờ rời khỏi tu viện của mình. Ngài không bao giờ chấp thuận những việc thỉnh mời.”

“Nầy bạn đồng nghiệp thân thương của tôi” Ông Boon Shein đã nói. Tôi chẳng biết bất luận điều chi về tất cả sự việc đó. Nó chẳng có quan hệ đến tôi. Nhiệm vụ của tôi chỉ đơn giản là đi đến Đại Trưởng Lão và chuyển đạt lời nhắn tin của thầy tôi đã trao cho tôi. Tự chính nơi Đại Trưởng Lão có thể bảo với tôi là Ngài sẽ chấp thuận hoặc là không về việc thỉnh mời để đi đến Yangon. Vậy xin vui lòng bố trí cho tôi có một chiếc xe để đi đến Kyauksai càng nhanh càng tốt.

Chiếc xe đã được bố trí và Ông Boon Shein đã tiếp xúc Ngài Đại Trưởng Lão Webu vào khoảng thời gian thọ Trai Ngọ. Trong những ngày đó, Đại Trưởng Lão không bị vây quanh bởi đám đông người xúm lại thực hiện việc cúng dường khi Ngài thọ dụng vật thực của mình – hiện diện ở nơi đó chỉ có hai vị nữ tu, ba hoặc bốn nữ cư sĩ, và hai vị thị giả. Các vị cư sĩ đệ tử và thị giả, với tên gọi là Ông Kyaung và Bo Tun, đã phục vụ Đại Trưởng Lão mỗi ngày.

Ông Boon Shein đã tác bạch với Ngài Đại Trưởng Lão Webu “Kính bạch Ngài, con đã đến đây với một lời nhắn tin từ nơi Giáo Thọ Ba Khin.” Đại Trưởng Lão đã ngước lên từ nơi bình bát của mình, đã liếc nhìn vào Ông Boon Shein, và nói “Vâng, vâng”, sau đó lại tiếp tục bữa thọ thực của mình. Khi Ông Boon Shein nhìn vào diện mạo của Đại Trưởng Lão, ông ta đã có cảm tưởng Đại Trưởng Lão như đã muốn nói “Vâng, Sư đã biết con đã đi đến. Hãy chờ một lát”. Và Ông Boon Shein đã chờ đợi một cách khiêm cung.

     Sau khi chấm dứt bữa thọ thực của mình, Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã liếc nhìn vào Ông Boon Shein. Ngài đã vấn hỏi “Có phải con đã từ Yangon đi thẳng đến đây, nầy vị nam cư sĩ ?”

“Quả thật đúng như vậy đó, kính bạch Ngài. Con đã được gửi đến do bởi vị đại đệ tử cư sĩ Ông Ba Khin.”

“Vị đại đệ tử cư sĩ Ông Ba Khin ?”

“Dạ vâng, kính bạch Ngài. Ông ta là vị đại đệ tử, là người đã đến từ Webu để bầy tỏ lòng tôn kính đối với Ngài trước chiến tranh. Đó đã là vào tháng Tám trong năm 1302 (1941). Do sự dạy bảo của Ngài đến với ông ta, và kể từ dạo ấy, ông đã chỉ dạy về thiền định và truyền bá Giáo Pháp. Sau chiến tranh, Ông Ba Khin đã làm Kế Toán Trưởng của nước Miến Điện, và ông đã đến định cư tại Yangon. Ông chỉ dạy thiền định đến những thuộc hạ của mình trong một thiền trai ở trong văn phòng của mình. Cũng có một số người nuớc ngoài thực hành thiền định dưới sự hướng dẫn của ông ta và họ đã trở thành những Phật Tử.”

“Quả là hoan hỷ khi được biết rằng ông ta đã chia sẻ Giáo Pháp mà ông đã có được thông qua sự nỗ lực kiên cuờng của mình trong việc tu tập,” Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã nói.

“Dạ vâng, kính bạch Ngài. Kế Toán Trưởng Ba Khin đã thành lập Hiệp Hội Nghiên Cứu Thiền Minh Sát vào năm 1951 cùng với một số nhân viên văn phòng của mình. Ông đã nghiên cứu những kinh nghiệm thiền định của họ trong một phương thức thực nghiệm có hệ thống. Ông đã biên soạn một quyển sách nhỏ về những thâu nhặt của mình mang nhan đề Nghiên Cứu Cơ Bản và Sự Ứng Dụng Chính Xác về Phật Pháp, và ông muốn đệ trình nó đến với Ngài để cho sự chấp thuận của Ngài. Nhờ vào tấm lòng từ ái và sự khích lệ của Ngài, ông ta đã có đủ khả năng để thành lập Hiệp Hội Thiền Minh Sát vào ngày trăng tròn của Tháng Sáu trong năm 1951, và tất cả nhân viên của Văn Phòng Kế Toán Trưởng đã có được sự cho phép để tham gia. Những gia đình của các nhân viên văn phòng nầy cũng đã muốn được tham gia, như thế không gian ở trong điện thờ tại văn phòng quả là quá nhỏ bé. Và kết quả là, chúng con đã mua một mảnh đất ở trên đường Inya Myaing. Một trung tâm thiền viện đã được sáng lập tại nơi đó vào ngày có trăng non của Tháng Sáu trong năm 1952, và Giáo Thọ đang giảng dạy ở tại Trung Tâm mới. Ông đã kiến tạo một Ánh Sáng Pháp Bảo Tự trên một ngọn đồi nhỏ ở tại Trung Tâm, và công việc chánh yếu của ông ta là hiện đang giảng dạy Giáo Pháp đến những người nước ngoài.

Khi Ông Boon Shein đã đưa ra lời giải thích nầy, Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã chú mục vào ông ta, với tấm lòng từ ái mà chẳng có lời vấn hỏi bất luận câu hỏi nào. Sau đó Ông Boon Shein đã chuyển đạt lời nhắn tin của Giáo Thọ Ba Khin. Ông đã nói “Hiện tại có một ngôi chùa với tám thiền trai ở tại Trung Tâm. Chúng con cũng đã xây dựng khu nhà ở để cho Ngài lưu trú ở nơi đó và một Giảng Đường. Giáo Thọ đã sai bảo con đến với Ngài để trí kính lễ thỉnh cầu vì lòng bi mẫn cho chúng con mà Ngài du hành đến Yangon để chúc phúc cho Ánh Sáng Pháp Bảo Tự, mà nó đã được kiến tạo khoảng một năm trước đây.”

Hai vị thị giả và những người phụ nữ đã chú mục vào Ông Boon Shein và Đại Trưởng Lão một cách nghi ngại khi nghe ông ta đã nói sự việc nầy, tuy nhiên Ông Boon Shein vẫn tiếp tục, “Kính bạch Ngài, con có một lời nhắn tin đặc biệt từ nơi Giáo Thọ Ba Khin đệ trình đến Ngài: Những cư dân ở Kyauksai, Shwebo và Khin U thì có thể bầy tỏ lòng tôn kính đến những phẩm chất cao quý về Giới, Định Tuệ tựa như đã thể hiện đến Ngài Đại Trưởng Lão, tuy nhiên có rất nhiều người ở những nơi khác của đất nước Miến Điện, họ không thể dễ dàng có được một cơ hội để bầy tỏ lòng tôn kính đến Đại Trưởng Lão. Pháp Toàn Thiện của Ngài thì rất dũng mạnh và năng lực giảng dạy của Ngài thì quả là vĩ đại. Ở những nơi mà những cư dân đã được đón nhận việc Giảng Dạy nầy từ nơi Ngài thì quả là rất ít oi. Kính bạch Ngài Tôn Kính, vị đại đệ tử Ba Khin thỉnh cầu mong sao Ngài rời khỏi những Tu Viện của Ngài và rằng, với tấm lòng lân ái (Từ Ái) và mẫn cảm (Bi Mẫn) to lớn của Ngài, xin Ngài du hành vòng quanh đất nước để mà ban phát Pháp Từ đến tất cả mọi người dân nước Miến Điện. Ông ta nói rằng hiện giờ quả là thời điểm thích hợp cho Đại Trưởng Lão để thực hiện như vậy.”

Ông Boon Shein đã kết thúc lời phát biểu ngắn gọn của mình. Ông ta đã lau mồ hôi ở trên trán của mình với chiếc khăn tay của ông ta và đã chờ đợi sự trả lời của Đại Trưởng Lão. Tất cả mọi người ở trong túp lều tranh nhỏ bé đã im lặng.

 “Khi nào ông muốn chúng tôi đi đến Yangon ?” thanh âm của Đại Trưởng Lão đã phá vỡ sự im lặng.

“Kính bạch Ngài, vào bất cứ lúc nào Ngài muốn,” Ông Boon Shein đã trả lời với một thanh âm run rẩy.

“Tốt lắm, Sư không nghĩ rằng chúng ta có thể ra đi vào ngày mai được,” Ngài Đại Trưởng Lão đã trả lời, “như thế nó sẽ phải là vào ngày mốt. Điều đó có thích hợp với ông nếu chúng ta đi đến vào ngày mốt hay không ?”

Ông Boon Shein đã quá đỗi mừng vui nên ông không thể nói được, “Điều đó… kính bạch Ngài, điều đó thích hợp ạ,” ông đã trả lời, “Con sẽ thông báo cho Yangon ngay tức thì để cho tất cả mọi sự việc có thể chuẩn bị sẳn sàng.”

Đại Trưởng Lão đã phái Bo Tun đi tìm hai vị tu sĩ về, Sư Nàna và Sư Sumana. Khi họ đã đi đến, Ngài đã nói, “Chúng ta sẽ đi đến Yangon để chỉ dạy những môn đệ ở nơi đó. Hãy sắp xếp tất cả mọi thứ cho cuộc hành trình với người đệ tử cư sĩ của ông ta. Chúng ta sẽ đi với sáu vị tu sĩ và hai thị giả.”

Hai vị tu sĩ đã rất đỗi ngạc nhiên họ hầu như không tin vào đôi tai của mình. Họ đã đi ra ngoài và đã yêu cầu Ông Boon Shein để được giải thích. Sau đó, họ đã bàn bạc về những việc sắp xếp cho chuyến đi đến Yangon. Ngày tháng đã là Thứ Sáu, ngày 3 tháng 7, năm 1953. Họ đã đồng ý rằng chuyến đi sẽ được thực hiện bằng máy bay vào ngày Chủ Nhật, ngày 5 tháng 7. Ông Boon Shein đã quay trở lại đi vào trong túp lều của Đại Trưởng Lão để bầy tỏ lòng tôn kính và đệ trình lên Ngài về những việc sắp xếp.

 “Đại Trưởng Lão và những đệ tử của Ngài sẽ du hành bằng máy bay để đến Yangon vào ngày Chủ Nhật,” ông ta đã nói. “Xin vui lòng thông báo cho đệ tử của Ngài về bất luận những yêu cầu đặc biệt nào cho việc lưu trú của Ngài ở tại Yangon.”

“Chỉ yêu cầu vị đại đệ tử ở tại Yangon cung cấp những phương tiện thuận lợi về vệ sinh theo đúng với những Giới Luật của những vị tu sĩ,” Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã nói. “Không có gì khác hơn quý Sư yêu cầu”.

Ông Boon Shein đã về lại thành phố Mandalay và đã hướng thẳng đến tổng đài điện thoại để gọi về Yangon. Vì lẽ Văn Phòng của Kế Toán Trưởng đã là một trong những cơ quan chính phủ quan trọng nhất, Ông Boon Shein mới có khả năng để nói chuyện với Giáo Thọ và truyền đạt những tin tức tốt đẹp đến ông ta chỉ trong nháy mắt. Sau đó, ông đã đi đến văn phòng của bạn mình để nói với anh ấy về những gì đã xảy ra. Người bạn của ông ta quả là rất đỗi ngạc nhiên. Ông Boon Shein đã chờ đợi ở trong văn phòng của bạn mình để được nghe từ nơi Giáo Thọ. Trong vòng một giờ đồng hồ, ông đã được cho biết rằng tất cả mọi thứ đã được sắp xếp. Những vé máy bay đã được mua và những chỗ ngồi đã được đặt trước trên máy bay cho những vị tu sĩ, những đệ tử cư sĩ, và Ông Boon Shein. Họ sẽ rời khỏi thành phố Mandalay vào buổi trưa ngày Chủ Nhật, sẽ đến nơi Yangon vào lúc 2:30 PM. Họ sẽ được đón tiếp ở tại phi trường.

Tại Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế ở nơi Yangon, những việc sửa soạn trước cho Đại Trưởng Lão và những môn đệ của Ngài đã được thực hiện một cách mau lẹ: những khu nhà ở của họ, những y áo, những phương tiện thuận lợi về vệ sinh, v.v.

Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã được đưa đến Trung Tâm từ nơi phi trường trong một chiếc xe rộng lớn. Những người đã đến nơi đó để nghênh đón Ngài đã chiếm lấy những vị trí ở cả hai bên của máy bay, ở những bước duỗi dài theo dẫn đến chùa và ở trên bậc thềm của ngôi chùa. Khi chiếc xe đã dừng lại ở ngay tại bậc thang cuối cùng, Giáo Thọ đã đích thân mở cửa ra. Sau khi Ngài đã ra khỏi chiếc xe, Đại Trưởng Lão Webu đã ngước lên nhìn vào ngôi chùa, nó vừa mới được sơn phết vàng và đã được bao quanh với những hri (cây lọng). Nó đang chói sáng và đang lấp lánh trong ánh sáng mặt trời. Đại Trưởng Lão đã dừng lại ở ngay chân của những bậc thang và đã đưa đôi tay của mình lên hướng về chùa trong sự tôn kính. Chỉ sau khi đã làm xong điều nầy, Ngài đã từ từ đi tiếp bước lên những bậc thang hướng về bậc thềm của chùa.

Khi họ đã đi đến tại bậc thềm của chùa, Giáo Thọ đã chắp hai tay đưa lên trong sự tôn kính và đã hướng dẫn lối đi. Giữ từ phía bên phải của mình, họ đã đi nhiễu vòng quanh ngôi chùa ba lần, sau đó Giáo Thọ đã thỉnh mời Đại Trưởng Lão đi vào trong chùa xuyên qua căn thiền trai ở hướng bắc. Đại Trưởng Lão đã đi vào trong ngôi Chánh Điện (*). Những môn đệ của Giáo Thọ Ba Khin đã ngồi trong những thiền trai chung quanh ngôi Chánh Điện và ở tất cả chung quanh bên ngoài của ngôi chùa, và họ đã chắp hai tay đưa lên trong sự tôn kính đối với Đại Trưởng Lão. Họ đã bầy tỏ lòng tôn kính của họ, và đang tu sửa tâm thức của mình ở trong Giáo Pháp.

[(*): Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã ngồi hướng mặt về ngôi chùa Shwedagon vì nó có thể được nhìn thấy thông qua cánh cửa ở hướng nam khi nó đã được bỏ ngỏ. Một bức tượng bằng đá cẩm thạch của Đức Phật đã được tôn trí ở trong căn thiền trai phía nam một năm vừa qua.]

Thế rồi Giáo Thọ đã nói, “Ánh Sáng Pháp Bảo Tự nầy đây, là một nơi mà ba Thánh Bảo của Phật, Pháp và Tăng có thể được tôn trí phụng thờ và món nợ của
chúng ta về lòng tri ân đến Tam Bảo có thể được đáp đền. Đó là một nơi mà chúng ta đã thiết lập để mà nó có thể là trung tâm của việc giảng dạy của chúng ta về những Tầng Đạo và Quả đến với thế gian, kiến tạo những phẩm chất về Giới, Định Tuệ nền tảng của việc giảng dạy của chúng ta. Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã thực hiện chuyến du hành đến đây để truyền trao cho chúng ta sức mạnh và sự bảo hộ nhu yếu và để hướng dẫn chúng ta. Sau khi chúng ta thọ trì những điều giới học (Giới Luật) từ nơi Ngài, chúng ta sẽ tu sửa tâm thức của chúng ta trên các khía cạnh của Giáo Pháp chúng ta đã liễu tri, chúng ta sẽ bầy tỏ lòng tôn kính đến Đức Phật, đến Ngài Đại Trưởng Lão Webu, và đến các vị tu sĩ đang tháp tùng với Ngài. Cầu xin Ngài Đế Thích, Thiên Chủ của Chúng Thiên, bốn Ngài Bảo Hộ của Thế Gian, và tất cả những vị Đại Thái Tử của Chư Thiên ngự xuống ở nơi đây ! Cầu xin quý Ngài cùng hiệp lực với chúng ta trong thiện công đức thù thắng qua việc bầy tỏ lòng tôn kính đến Đức Phật, đến Pháp Bảo, và đến Tăng Bảo, và cầu xin quý Ngài bảo hộ chúng ta !”

Sau đó mọi người đã thọ trì Tam Quy và những điều giới đức từ nơi Ngài Đại Trưởng Lão Webu, và sự việc nầy được tiếp nối theo bởi mọi người đang bầy tỏ lòng tôn kính của mình bằng cách hành thiền trong năm phút.

Giáo Thọ đã gửi trao một cuộc nói chuyện, về mối liên hệ làm thế nào ông đã được diện kiến lần đầu tiên và đã bầy tỏ lòng tôn kính đến Ngài Đại Trưởng Lão Webu vào năm 1941. Ông đã nói ông đã bắt đầu giảng dạy sau khi Đại Trưởng Lão Webu đã khuyến khích ông ta để làm như vậy.

Giáo Thọ đã nói đến làm thế nào ông đã thành lập Hiệp Hội Nghiên Cứu Thiền Minh Sát thuộc Kế Toán Trưởng và làm thế nào ông đã giảng dạy thiền định đến các nhân viên văn phòng và đến những người nước ngoài, là những người đã trở thành những Phật Tử thông qua sự việc nầy. Địa điểm tọa lạc trên đường Inya Myaing đã được mua sau khi Hiệp Hội đã được thành lập và Ánh Sáng Pháp Bảo Tự đã được xây dựng tại nơi đó. Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế đã được kiến tạo ở tại địa điểm nầy nhằm để xiển dương Phật Pháp khắp cả toàn thế giới.

Khi Giáo Thọ đã phát biểu, diện mạo của Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã rạng rỡ lên bởi một nụ cười. Điều đó quả là hiển nhiên từ nơi sự diễn cảm của mình, như thế Ngài đã duyệt ý với những gì Ngài đã nghe.

Giáo Thọ đã tiếp tục, với việc nhắc lại lời nhắn tin mà ông đã trao cho Ông Boon Shein để cầm đến với Đại Trưởng Lão tại Kyauksai. Ông đã giải thích với Đại Trưởng Lão Webu rằng các vị cư sĩ đã dốc sức lực vào việc hỗ trợ của mình cho việc nghiên cứu về Phật Pháp (Pháp Học – những điều lệ về Thánh Điển) qua việc cung cấp những tứ vật dụng đến các vị tu sĩ, là những người bảo tồn các văn bản, và qua việc bố trí những cuộc khảo thí trên các văn bản Pàli. Ông đã nói đến những nỗ lực kiên cường đã được thực hiện để thành lập Trung Tâm Thiền Viện Thiền Minh Sát để cho việc nghiên cứu về Phật Pháp và việc thực hành về Phật Pháp (Pháp Học – những điều lệ về Thánh Điển) có thể được phát triển. Chánh phủ đã muốn ủng hộ Giáo Hội qua việc triệu tập Hội Nghị Kiết Tập Phật Giáo lần thứ sáu.

Thế rồi, Giáo Thọ đã nói rằng năng lực về Giới, ĐịnhTuệ của Ngài Đại Trưởng Lão Webu quả rất là vĩ đại và rằng Đại Trưởng Lão sẽ rất là quan trọng trong việc cũng cố Giáo Hội. Mãi cho đến bấy giờ, mặc dù vậy, chỉ có những cư dân ở tại Kyauksai, Shwebo, và Khin U đã có thể hưởng được phúc lợi từ tấm lòng lân ái (Từ Ái) nâng đỡ của Đại Trưởng Lão. Khắp cả đất nước Miến Điện, Giáo Thọ đã nói, có rất nhiều chúng hữu tình, là những người đã có được sở hữu các Pháp Toàn Thiện (Pháp Độ – Ba La Mật) và Đại Trưởng Lão nên nhìn vào họ một cách đặc biệt với tấm lòng bi mẫn to lớn của mình, để cho thời gian đã đến đối với những người đó, là những người đã thực hành Phật Pháp được thiết lập tốt đẹp ở trong họ. Ông đã yêu cầu Đại Trưởng Lão giảng dạy Giáo Pháp và xiển dương Giáo Pháp từ nơi Ánh Sáng Pháp Bảo Tự trong giai đoạn kiết tường nầy.

Sau khi Giáo Thọ đã chấm dứt, Ngài Đại Trưởng Lão đã nói, “Việc thực hành những Giáo Lý của bậc Đại Sư dẫn đến sự xoa dịu về những khổ đau. Chính tất cả quý vị tự liễu tri được điều nầy. Quả thật vô cùng cao quý cho một người thừa tự được Giáo Pháp lại đem truyền trao đến cho những người khác. Đây là một tặng phẩm thù thắng hơn tất cả. Quý vị liễu tri được lòng tri ân quý vị thọ lãnh từ nơi Đức Phật. Quý vị thực hành theo Giáo Pháp. Việc thực hành nầy là việc thực hành tối thượng. Tất cả quý vị đang làm công việc cao quý tại một nơi kiết tường. Và kết quả là, quý vị sẽ gặt hái được những phúc lợi thù thắng. Thành quả của những sự nỗ lực của quý vị sẽ phù hợp với các năng lực của Pháp Toàn Thiện của quý vị. Tự ổn định cuộc sống của quý vị thông qua sức mạnh của sự nỗ lực và tiếp tục thực hành nương theo những sự chỉ dạy của Đức Phật. Bằng với phương thức nầy, quý vị sẽ đạt được tất cả những gì cần đạt được. Chúng tôi đã quan lâm đến đây để đáp lại lời thỉnh mời của quý vị, để cho chúng tôi không thể bị thiếu sót trong việc đáp đền món nợ của chúng tôi đối với Đức Phật, để cho chúng tôi có thể báo đáp lại món nợ về lòng tri ân mà chúng tôi có với Đức Phật. Trong những ngày cổ xưa, với các bậc trí tuệ họ cũng đã làm bằng với phương thức nầy, hằng luôn giữ chánh niệm, và họ đã đạt được mục đích của họ. Trong cùng một phương thức, các bậc Thánh Nhân ngày nay đã thành tựu thông qua việc thiết lập sự nỗ lực và việc làm gian khổ.”

Tất cả những người hiện diện nơi đó đã hoan hỷ vui thích và đã thốt lên, “Lành thay, lành thay, lành thay”, với những thanh âm hân hoan duyệt ý và lòng kỉnh mộ tuyệt vời.

Sau đó, Đại Trưởng Lão Webu đã đón nhận những chỗ ở của mình trong một tòa nhà mà đã được tạo lập như một tu viện tạm thời, và tất cả các vị tu sĩ cùng với Ngài đã được cung cấp những chỗ ngủ nghỉ tiện nghi cho họ. Vào lúc sáu giờ chiều, các thức uống lạnh đã được cúng dường đến Đại Trưởng Lão và các vị tu sĩ, và sau đó, Đại Trưởng Lão đã ban bố một buổi nói chuyện đến những người đã đến từ nơi Yangon để bầy tỏ lòng tôn kính. Và chỉ vào ngày hôm sau mà vô số những khách viếng thăm từ khắp cả thành phố đã đến nơi trung tâm. Những khách viếng nầy đã bao gồm cựu Tổng Thống Saw Shwe Thaik, các vị thẩm phán, và các vị bộ trưởng chính phủ. Tất cả những họ đã mang đến những vật lễ cúng dường về vật thực, các y áo, và những vật dụng cần thiết khác. Mỗi ngày Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã ban bố ba bài Pháp Thoại cho đến những người đã đi đến để bầy tỏ lòng tôn kính.

Vào thời gian đó, cũng có những thiền sinh ở tại trung tâm. Giáo Thọ đã trông nom họ và đã bảo đảm chắc chắn rằng họ đã đón nhận được những Giáo Lý. Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã có các vị tu sĩ của Ngài hành thiền trong những thiền trai ở trong chùa, và chính bản thân Ngài đã hành thiền ở tại Chánh Điện vào mỗi buổi sáng và buổi chiều, vun bồi ngôi chùa với Giác Tố Chất, Pháp Tố Chất Níp Bàn Tố Chất.

Bằng phương thức nầy, những cư dân ở tại Yangon đã có thể bầy tỏ lòng tôn kính và đón nhận những Giáo Lý từ nơi Đại Trưởng Lão Webu trong bảy ngày. Họ đã có cơ hội nầy nhờ vào mối quan tâm của Giáo Thọ, tấm lòng lân ái, và tầm nhìn xa, và nhờ vào những nỗ lực của các thành viên của Hiệp Hội Thiền Minh Sát. Như thế, những cư dân ở Yangon đã mang trọng ân đối với họ cho việc nầy.

Sau bảy ngày đã qua đi, Ngài Đại Trưởng Lão Webu và các vị tu sĩ tháp tùng theo Ngài đã trở về lại Kyauksai bằng xe lửa, mang theo với họ rất nhiều tặng phẩm đã được cúng dường ở tại Yangon.

Khi người dân được nghe rằng Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã có viếng thăm Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế, họ đã ước muốn có được Ngài đi đến những thôn làng của riêng họ, các thị trấn, và những khu vực. Tại Yangon, cựu Tổng Thống Saw Shwe Thaik đã thành lập một hiệp hội, đó đã là để sắp đặt cho các cuộc viếng thăm của Đại Trưởng Lão đến thủ đô. Họ đã thỉnh mời Ngài quan lâm vào Tháng Năm năm 1954. Trong thời gian lưu trú ở tại tu viện tạm thời của hiệp hội, Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã đi đến Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế (M.I.C.) vào ngày Một Tháng Năm và đã hành thiền với Giáo Thọ cùng với các môn đệ của ông ta ở tại Ánh Sáng Pháp Bảo Tự. Sau buổi trưa hôm đó, Ngài đã ban bố cho họ một buổi nói chuyện ở tại Giảng Đường của Trung Tâm vào lúc năm giờ, và họ đã thực hiện các lễ vật cúng dường thích hợp đến Ngài tại thời điểm đó.

Sau sự việc đó, Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã quan lâm đến Yangon vào mỗi năm thể theo lời thỉnh mời của hiệp hội. Ngài đã viếng thăm Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế lần nữa vào ngày 10 Tháng Năm năm 1955, ngày 21 Tháng Hai năm 1957, và ngày 5 Tháng Tư năm 1958. Trong mỗi lần của các chuyến viếng thăm nầy, Ngài đã hành thiền với Giáo Thọ và các môn đệ của ông ta ở tại Ánh Sáng Pháp Bảo Tự và sau đó đã ban bố một buổi nói chuyện ở tại Giảng Đường. Các thành viên của Hiệp Hội Thiền Minh Sát đã thường luôn thực hiện một lễ vật cúng dường về những y áo, và những vật dụng cần thiết khác cho các vị tu sĩ.

Vào năm 1960, bảy năm sau chuyến viếng thăm lần đầu tiên của Đại Trưởng Lão tại Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế, Giáo Thọ đã gửi cho Ngài lá thư sau đây:

Hiệp Hội Thiền Minh Sát

Văn Phòng của Kế Toán Trưởng

Yangon, Miến Điện

(Ngày thứ 15 thời trăng non của Tháng Mười Hai, năm 1321 / ngày 14 Tháng Mười Hai, năm 1959)

Môn đệ Ba Khin một cách cung kính thưa Ngài Đại Trưởng Lão Webu !

Kể từ tháng Tám năm 1302 [Tháng Tám năm 1940], khi người môn đệ của Ngài lần đầu tiên đã diện kiến Ngài Đại Trưởng Lão trong một chuyến công du phục vụ cho Phòng Kế Toán Bộ Hỏa Xa, người môn đệ của Ngài đã đảm nhận rất nhiều bổn phận và nghĩa vụ trong việc phụng sự Giáo Hội, thể theo lời khuyên bảo của Ngài Đại Trưởng Lão. Chính tự nơi Ngài Đại Trưởng Lão đã nhìn thấy Ánh Sáng Pháp Bảo Tự và sự thành tựu về những việc làm của chúng con ở tại trung tâm thiền viện của mình. Ngài đã nhìn thấy nhiều người nước ngoài từ khắp mọi nơi trên thế giới, họ là những người đã được truyền trao Giáo Pháp do bởi người môn đệ của Ngài.

Vào năm 1315 (Tháng Sáu năm 1953), Ngài Đại Trưởng Lão đã quan lâm đến trung tâm thiền viện ở trên đường Inya Myaing và một cách chính xác là đã lưu trú ở nơi đó bảy ngày. Trong thời gian đó, Đại Trưởng Lão đã ban tặng phương lương diệu dược của sự bất tử. Ngài cũng sẽ ghi nhớ rằng, đã gieo hạt chủng tử đặc biệt cho Giáo Hội, Ngài đã khởi sự một cách tích cực xiển dương những Giáo Lý.

Kể từ thời gian đó, hơn sáu năm qua, Ngài Đại Trưởng Lão đã du hành đến nhiều nơi khắp cả đất nước Miến Điện và đã ban phát phúc lợi chúng sanh không thể đo lường. Các môn đệ của Ngài cũng có thể nói rằng việc làm của họ đã được tiến triển một cách hài lòng.

Vì chúng con đang bước vào năm thứ bảy kể từ Ngài Đại Trưởng Lão lần đầu tiên đã viếng thăm chúng con, người môn đệ của Ngài thỉnh cầu với sự hiện diện của Ngài cùng với Tăng Đoàn của Ngài trong thời gian là muời ngày, là điều vinh dự cho Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế, nhằm để cho phúc lợi và sự phát triển của Giáo Hội, nhằm để cho phúc lợi và sự phát triển của chúng hữu tình, và nhằm để mang lại nguồn cảm hứng. Nếu Đại Trưởng Lão có ước muốn quan lâm, mọi sự việc sẽ là thuận theo những ước muốn của Đại Trưởng Lão.

Những môn đệ của Đại Trưởng Lão, là những người tràn đầy niềm hy vọng, một cách cung kỉnh thỉnh cầu Đại Trưởng Lão quan lâm đến Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế trong mười ngày, để cho trung tâm thiền viện được gần gũi thân thương với Đại Trưởng Lão, là bậc, do bởi tấm lòng mẩn cảm to lớn và tấm lòng lân ái vô lượng, nỗ lực để làm cho Giáo Hội tiếp tục tăng trưởng. Nếu Ngài sẽ quan lâm, các môn đệ dưới sự bảo trợ và sự hướng dẫn của Ngài, với cả hai, các vị tu sĩ và cư sĩ, sẽ có cơ hội được thưởng thức hương vị phi thường của Giáo Pháp (Pháp Vị). Vì thế, để tạo điều kiện hỗ trợ chúng con với sự viếng thăm của Ngài, các môn đệ của Ngài một cách nghiêm cẩn và khiêm cung thỉnh nguyện cầu Đại Trưởng Lão.

Môn đệ Ba Khin

Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế

Đường Inya Myaung, Yangon.

    

Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã không có thể lưu trú tại trung tâm trong mười ngày, tuy nhiên, như thể Ngài đã chấp thuận những lời thỉnh mời khác. Nhưng mà Ngài đã quan lâm đến trong năm ngày (ngày 13 – 18 Tháng Năm, năm 1960). Lại một lần nữa, những người ở tại trung tâm đã có thể bầy tỏ lòng tôn kính đến Đại Trưởng Lão như là họ đã làm trước đó. Ngoài ra còn có một người Mỹ, Tiến Sĩ Hislop, ở tại trung tâm vào thời điểm đó. Ông ta đã có hành thiền nơi đó gần đến một tháng và đã có thể tiếp tục trong khi Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã có ở nơi đó. Tiến sĩ Hislop đã thọ Tam Quy từ nơi Đại Trưởng Lão. Ngài Đại Trưởng Lão đã rất là hoan hỷ về việc nầy và đã khuyến khích Giáo Thọ giảng dạy thêm những người nước ngoài. Vào ngày cuối của chuyến viếng thăm của mình, Ngài đã thực hiện điều nầy ở chủ đề chính của buổi nói chuyện của mình. “Sư cũng đã khởi sự giảng dạy ở tại địa điểm nầy”, Ngài đã nói đi và nói lại nhiều lần.

Sau năm 1960, không có lời thỉnh mời đặc biệt nào đã được mở rộng ra đến Đại Trưởng Lão để quan lâm và lưu trú tại Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế, tuy nhiên những thiền giả ở tại nơi đó đã thường luôn bầy tỏ lòng tôn kính của họ đối với Ngài bất luận khi nào Ngài đã đi đến Yangon. Bằng phương thức nầy, Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã tiếp tục khuyến khích nhiệm vụ quốc tế của Giáo Thọ về việc xiển dương Giáo Pháp.

U KO LAY’S ACCOUNT OF SAYAGYI’S ORDINATION

BÀI TƯỜNG THUẬT CỦA ÔNG KO LAY VỀ

VIỆC XUẤT GIA CỦA GIÁO THỌ

     Vào khoảng ba giờ rưỡi trưa, chúng tôi đã đi đến tu viện của Đại Trưởng Lão Webu, nằm ẩn khuất trong khu rừng Ingyinbin, ở tại thị trấn Khin U. Bầu trời đã u ám trong suốt chuyến đi, vì vậy chúng tôi đã bị ảnh hưởng cái nóng ngột ngạt và đã đến tại tu viện cảm giác được mát mẻ.

Ngay lập tức chúng ta đã báo tin cho Sư Sumana (cháu trai của Đại Trưởng Lão là một vị tu sĩ phụ trách về trai đường) về việc đến của chúng tôi và lý do cho chuyến viếng thăm của chúng tôi. Sư đã đi trình báo đến Đại Trưởng Lão Webu. Giáo Thọ và Tôi đã được cấp chỗ ở tạm trong một tòa nhà mới xây đã được cúng dường bởi các chủ nhà máy xay lúa là Ông Ba Tu và Bà Hymin. Vào khoảng bảy giờ tối ngày hôm đó, Đại Trưởng Lão Pauk Taw U Sàsana đã xuất gia cho Giáo Thọ và Tôi như là các vị Sa Di (những tập sự), và vào khoảng tám giờ, chúng tôi đã đi đến bầy tỏ lòng tôn kính đến Đại Trưởng Lão Webu. Chúng tôi đã thỉnh cầu Đại Trưởng Lão làm Thầy Tế Độ cho chúng tôi và như thế Ngài chấp thuận chúng tôi như là những môn đệ của Ngài. Đại Trưởng Lão đã vấn hỏi Giáo Thọ về ngày nào ở trong tuần mà ông đã được sanh ra (*) và ông ta có còn nhớ hay không cái tên gọi mà ông đã được trao truyền vào lễ xuất gia là một vị Sa Di của mình khi ông ta còn là một cậu bé. Giáo Thọ đã trả lời rằng ông ta đã sanh vào ngày Thứ Hai và như thế là ngày Sư Tử, Đại Trưởng Lão đã trao cho ông ta cái tên gọi là Sư Kusala khi ông ta đã xuất gia làm một vị tập sự.

[(*): Những tên gọi được trao truyền đến các tập sự và các vị tu sĩ tùy thuộc vào ngày ở trong tuần mà giới tử đã được sinh ra. Những mẫu tự khác biệt nhau của bảng chữ cái đã được quy định vào mỗi ngày ở trong tuần và tên gọi phải được bắt đầu với một trong các mẫu tự tương ứng của ngày sinh.]

 “Đây là tên gọi rất phù hợp với con, nầy đại đệ tử cư sĩ,” Đại Trưởng Lão đã nói, “Con cũng sẽ dùng cái tên gọi nầy khi là một vị tu sĩ.”

Vì Tôi không thể nhớ đến cái tên gọi tu sĩ từ nơi lễ sự xuất gia trước đây của tôi, Đại Trưởng Lão đã suy nghĩ một lúc và rồi đã nói, “Vì con đã sinh ra vào ngày Thứ Bảy, Sư sẽ trao cho con tên gọi là Đại Đức Tejinda.”

Vào Thứ Sáu, ngày 18 Tháng Sáu năm 1965, một nhóm những vị cư sĩ đã tập hợp lại sau chín giờ ở trong Giảng Đường để bầy tỏ lòng tôn kính đến Đại Trưởng Lão. Sau khi đã ban bố một thời Pháp Thoại, Đại Trưởng Lão Webu đã có lễ xuất gia được chuẩn bị sẵn. Vì đây là cơ hội cuối cùng khi Tôi đã được xuất gia, những nam nhân từ ở thôn làng mà đã để bát cúng dường đến tu viện, đặt những vị tu sĩ tương lai (yahan laung) vào trong một cái kiệu và đã khiêng họ ở trên những đôi vai của mình vòng quanh những ranh giới của tu viện. Trong đoàn diễu hành, đằng sau những người nam là đến các người nữ, đang cầm lấy những lá cây cọ và những bông hoa. Những cái trống và các nhạc cụ khác đã được tấu hợp. Sau sự việc nầy, Giáo Thọ đã để bát cúng dường vật thực đến hơn năm mươi vị tu sĩ và các tập sự.

Vào khoảng một giờ, Giáo Thọ và Tôi (cả hai vẫn còn là các vị Sa Di) đã đi đến Thánh Địa Sìmà (căn phòng làm lễ xuất gia) đó là ở phía trước của Bảo Tháp Toàn Giác Tam Giới để dự phần vào nghi lễ xuất gia với Tăng Đoàn địa phương. Khi Đại Trưởng Lão Webu đã quan lâm đến, chúng tôi đã trở thành những vị Tỳ Khưu Nan Đắc (+) ở dưới Ngài và đã gia nhập vào sự bao bọc của Giáo Hội. Những vị tụng đọc về Tuyên Ngôn (theo Miến Ngữ là Kammavà: một nghi thức thủ tục; trong trường hợp nầy, sự xuất gia) đó là Đại Trưởng Lão U Sàsana từ Tu Viện Pauktaw, Sư Àsara từ Tu Viện Sawgyi, Đại Trưởng Lão U Nàna từ Tu Viện Thiền Đường Webu, Sư Sumana từ Tu Viện Ingyinbin, và nhiều vị tu sĩ khác nữa. Chúng ta đã trở thành các vị tu sĩ vào lúc 2:06 PM. Bởi vì bầu trời đã là u ám kể từ buổi sáng hôm đó, thì không thể nào đo lường được cái bóng của con người để xác định thời gian ở trong ngày (*).

[(+): Trạng thái nan đắc của việc thành một vị tu sĩ.]

[(*): Ngoài việc ghi giữ lại thời gian căn cứ vào cái đồng hồ, theo phương thức cổ truyền về việc báo thời gian bằng cách đo vào cái bóng đổ theo mặt trời đã được dùng trong các lễ xuất gia bất luận khi nào có thể được.]

   Thành kính tri ân đến Đức Phật, bậc Liễu Tri Tam Giới, bậc Toàn Giác, vào năm 2509 của Phật Lịch, năm 1327 của Miến Lịch, vào ngày thứ tư của trăng hạ huyền trong Tháng Sáu, ngày Thứ Năm, vào lúc hai giờ và sáu phút sau buổi trưa ngọ, chúng tôi đã được xuất gia với Đại Trưởng Lão của Tu Viện Ingyinbin trước những Tăng Đoàn với tất cả là mười tám vị (các vị tu sĩ) Tụng Đọc Tuyên Ngôn tinh thông và đầy đủ phẩm hạnh. Đại Đức Kusala và Đại Đức Tejinda đã được cất nhắc lên từ vị trí bậc thấp của hàng tập sự (Sa Di) đến vị trí bậc cao thượng của hàng Tăng lữ.

Vào bốn giờ, sau khi đã trở thành các vị tu sĩ, chúng tôi đã di chuyển từ căn nhà của mình trong khu vực của tu viện đã dành cho người cư sĩ, đến một tòa nhà ở trong vùng đã dành cho các vị tu sĩ. Tòa nhà đã được gọi là “tu viện kiết tường để khắc phục sự hiểm nguy”. Nó đã được cúng dường bởi Ông Aung, Bà Yin, và gia đình của họ, là những người ở tại đường Market, trong khu phố Shantaw, thuộc Monyawa. Tòa nhà là thuộc loại mới, cấu trúc nhà một tầng, và Sư Kusala với Sư Tejinda là các vị tu sĩ đầu tiên đến cư trú ở nơi đó. Vì tòa nhà có được chạy nước máy, chúng tôi đã có một bồn cầu dội nước và một phòng tắm. Chúng tôi cũng đã có điện. Giáo Thọ (Sư Kusala) đã sống trong căn phòng ở phía trước gần lối đi vào và Tôi thì ở phía sau cạnh bên phòng tắm. Ông Hla Tun đã ở trong một tiểu thiền thất ở phía sau tòa nhà của chúng tôi. Ông ta đã chuẩn bị bữa ăn sáng sớm cho chúng tôi ở tại nơi đó.

Vào 5:00 P.M., chúng tôi đã đi đến Thư Viện Tam Tạng để bầy tỏ lòng tôn kính đến Đại Trưởng Lão, và với tất cả các vị tu sĩ khác nữa. Thế rồi vào 6:00 P.M. chúng tôi đã đi đến để diện kiến Đại Trưởng Lão ở tịnh thất của Ngài và Giáo Thọ đã thực hiện một sự cúng dường với các khoản mục sau đây: một bộ về những văn bản Tam Tạng, năm bộ y áo, năm cây dù, năm đôi dép và năm cái mền.

Thứ bảy, ngày 19 Tháng Sáu, năm 1965, đó là ngày đầu tiên của chúng tôi là các vị tu sĩ. Chúng tôi đã noi theo thời gian biểu mà đã có sử dụng trong các khóa thiền ở tại Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế trên đường Inya Myaing, Yangon. Tôi đã thức dậy ngay trước lúc bốn giờ vào buổi sáng. Tôi không biết Giáo Thọ đã thức dậy vào khoảng ấy được bao lâu rồi. Tôi đã thấy ông ta đang ngồi kiết già ở trên giường của ông, đang hành thiền.

Sau khi đã dùng bữa ăn vào lúc rạng đông sáng của chúng tôi, trong đó bao gồm cơm được trộn với những thành phần tạp phẩm, chúng tôi đã tiếp tục hành thiền trong tu viện của chúng tôi. Sau đó, Giáo Thọ đã đi tưới một cây bồ đề con và ông đã trùng tụng phần Tự Thuyết KinhPhát Thú. Ông đã giác ngộ về Giác Tố Chất (yếu tố của Sự Giác Ngộ). Sau bữa ăn trưa của chúng tôi vào lúc mười một giờ, chúng tôi đã tiếp tục hành thiền, noi theo cùng một lịch trình đã sử dụng tại Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế – Yangon. Từ năm đến chín giờ tối, chúng tôi đã tập thể dục, đã đi lên và xuống, và sau đó đã đi đến để diện kiến Đại Trưởng Lão. Chúng tôi đã bầy tỏ lòng tôn kính đến Ngài và đã thực hiện các nhiệm vụ của chúng tôi đối với Ngài. Từ chín đến mười một giờ, chúng tôi đã hành thiền và sau đó đã đi ngủ. Chúng tôi đã tuân thủ lịch trình nầy vào mỗi ngày và Tôi tin tưởng rằng bằng phương thức nầy việc tuân thủ của tôi về những giới luật của các vị tu sĩ đã là hoàn hảo hơn so với lần đầu tiên mà Tôi đã có.

Giáo Thọ đã dành rất nhiều thời gian cho việc trùng tụng những câu kệ về Tự Thuyết Kinh, Xiển ThuậtXiển Minh của Phát Thú, Phát Thú – Giai Đoạn Vấn Đề,Kinh Đại Hội, ở trong bóng mát của cây Bồ Đề hoặc là ở trong tu viện của chúng tôi.

Vào một ngày Chủ Nhật, ngày 20 Tháng sáu năm 1965, chúng tôi đã đi dạo vòng quanh ranh giới của tu viện sau bữa ăn vào lúc rạng đông sáng. Chúng tôi đã thấy Ngài Đại Trưởng Lão Webu đang đi lên và xuống. Ngài đang cầm một cây chổi ở trong tay của Ngài, và bất luận khi nào Ngài đã trông thấy một vài rác rưới, Ngài đã quét nó lên. Một cách đặc biệt là Ngài đã quét ở dưới những cây đang nở hoa mà ở nơi đó mặt đất đã bị phủ che bởi những hoa héo tàn.

Vào khoảng bảy giờ hai mươi, Đại Trưởng Lão đã đi đến tòa nhà của chúng tôi. Nơi đó có các vị cư sĩ đang quét dọn khắp cả xung quanh tu viện. Đại Trưởng Lão đã đi vào bên trong tu viện của chúng tôi và đã đứng nơi đó trong khi chúng tôi đã bầy tỏ lòng tôn kính đến Ngài. Trước tiên Ngài không nói chi cả. Đôi mắt của Ngài đã nhìn quanh căn phòng. Sau đó Ngài đã nhìn vào chúng tôi.

“Có phải mọi việc đều tốt đẹp đối với các con ?” Ngài đã vấn hỏi “Có phải các con đang phát triển sự hiểu biết ?”

Giáo Thọ đã bạch với Ngài rằng ông ước muốn được cúng dường ba trăm kyats (tiền Miến Điện) hướng vào một ngôi chùa sẽ được xây dựng ở tại nơi sinh quán của Đại Trưởng Lão Webu, và hai trăm kyats cho việc tu sửa lại các bồ đoàn của Đức Phật ở dưới những cây Bồ Đề. Giáo Thọ cũng đã nói ông muốn gửi những cây nở hoa đến cho tu viện. Đại Trưởng Lão đã chấp thuận các việc cúng dường nầy và lại từ biệt chúng tôi.

     Thời điểm của việc đi đến của chúng tôi đã trùng hợp một cách chính xác với giai đoạn đầu cho những việc chuẩn bị để xây dựng một ngôi chùa ở tại địa điểm đó là nơi Đại Trưởng Lão Webu đã được sinh ra. Đây là ở trong làng của Ingyinbin. Nếu người ta noi theo đường lộ ở phía trước cổng của tu viện, thì sau một thời gian ngắn, người ta đi đến nơi Ingyinbin. Địa điểm trước đây của căn nhà thuộc gia đình của Đại Trưởng Lão là ở về hướng bắc của thôn làng, đối nghịch lại cái hàng rào của ranh giới. Đây là nơi mà Bảo Tháp (*) Shwe – chet – tho (Bảo Tháp bằng vàng thờ dây cuống rốn) đã được xây dựng cho Đại Trưởng Lão.

Đại Trưởng Lão đã có ba cây Bồ Đề đuợc trồng ở trong khuôn viên của thiền viện. Một ở trong góc tây bắc đã được khá lớn. Hai cây kia đã được trồng sau hơn. Giáo Thọ đã xả thí cúng dường để cho các bức tường chung quanh và các bồ đoàn của Đức Phật ở dưới hai cây nầy có thể được tu sửa lại.

[(*): Chet – Tho trong Miến Ngữ chỉ cho biết địa điểm mà nơi đó đã chôn cất dây cuống rốn, vì lý do đó: “sinh quán”. “Shwe” có nghĩa là “bằng vàng”]

Vào Thứ Hai, ngày 22 Tháng Sáu năm 1965, Giáo Thọ đã đi đến bầy tỏ lòng tôn kính đến các tu sĩ là những vị đã tháp tùng theo Đại Trưởng Lão Webu bất luận khi nào Ngài đã quan lâm đến Trung Tâm Thiền Viện Quốc tế – Yangon. Vào lúc 3:00 A.M., buổi sáng hôm đó, Đại Trưởng Lão, với một vài vị tu sĩ đã tháp tùng đi theo, đã đi tới địa điểm là nơi mà ngôi chùa mới sẽ được xây dựng. Ngài đã trùng tụng những bài Kinh an lành và đã làm dấu định vị với một trụ cột. Vào buổi chiều, các dân làng đã dọn sạch mặt đất để làm nền móng cho ngôi chùa dưới sự hướng dẫn của Sư Sumana (vị tu sĩ là cháu trai của Đại Trưởng Lão Webu.)

Từ tám giờ mười lăm cho đến sau chín giờ vào ngày 24 Tháng Sáu, chúng tôi đã có cơ hội để dành một ít thời gian riêng một mình với Đại Trưởng Lão. Giáo Thọ đã bạch Đại Trưởng Lão Webu rằng chúng tôi muốn cởi y và đi về lại Yangon vào ngày hôm sau, vì lẽ ông ta đã có và phải làm tròn trách nhiệm của mình đối với những môn đệ của ông ta, một cách đặc biệt là các môn đệ nuớc ngoài. Nếu có được cơ hội, Giáo Thọ lại tiếp tục, ông đã dự định đi ra nước ngoài để giảng dạy thiền. Ông đã thỉnh cầu Đại Trưởng Lão cho ông ta lời khuyên nhủ liên quan đến sự xiển dương về những Giáo Lý ở các nước ngoài. Đại Trưởng Lão đã chiều thuận theo lời thỉnh cầu nầy và đã giải thích các khía cạnh mà nhất thiết phải đặc biệt quan tâm đến.

Sau đó Tôi đã bạch Đại Trưởng Lão về cách thức Tôi đã bắt đầu tu tập Sổ Tức khi Tôi đã xuất gia lần đầu tiên, và cách thức Tôi đã tiếp tục hành thiền, trước tiên dưới sự chỉ dạy của Đại Trưởng Lão Shwe – zedi, sau đó dưới sự chỉ dạy của Giáo Thọ Ba Khin. “Tuy nhiên kính bạch Ngài,” Tôi đã tiếp tục, “có một điều mà không được sáng tỏ đối với con. Con đã làm việc chăm chỉ trong lĩnh vực của thiền định nầy đã nhiều năm nay, nhưng nếu Con so sánh tâm thức của con với tâm thức của những người khác, Con đã không phát triển được bao nhiêu. Con đã tự hỏi liệu là Con có Pháp Toàn Thiện nào hay không ?”

Đại Trưởng Lão đã lắng nghe một cách chăm chú về những gì Tôi đã nói và sau đó đã trả lời, “Con có rất nhiều Pháp Toàn Thiện. Hãy nhìn vào những người ở trước nầy đây,” Ngài đã nói, đang chỉ vào ba hoặc bốn dân làng là những người đang quét ở bên ngoài. “Pháp Toàn Thiện của họ thì chỉ là một ít, nhưng của con thì rất nhiều. Hiện giờ con sống trong một tòa nhà gạch lớn với một khu vườn xinh xắn ở xung quanh nó. Sư không muốn nói đến căn nhà con đã sống trước kia. Căn nhà đó đã không thuộc về con. Sư muốn nói đến căn nhà và mảnh vườn mà con hiện đang sinh sống. Con có những bông hoa và cây cối. Con làm chủ rất nhiều thứ. Những người nầy không có tất cả về điều đó. Nếu con lắng nghe những Giáo Lý của Đức Thế Tôn và thực hành theo chúng, thế rồi con sẽ thành đạt bất luận điều gì mà con ước nguyện đến.”

Tôi đã không có nhiều thời gian để nghĩ suy về những lời nói của Ngài vì chúng tôi đã phải chuẩn bị cho việc cúng dường Giáo Thọ sẽ đi dâng cúng đến tất cả các vị tu sĩ, những vị tập sự và các vị Nữ Giới Tử ở tại tu viện. Trước tiên chúng tôi đã cầm thực phẩm đến Đại Trưởng Lão Webu và đã cúng dường nó đến với Ngài. Sau đó, thực phẩm đã được cúng dường đến những cư dân khác của tu viện.

[(*): Nữ Giới Tử “người thọ giữ các điều giới đức đáng tôn kính”. Truyền thống của việc xuất gia cho những người nữ đã bị hoại diệt trong Phật Giáo Nguyên Thủy, và, căn cứ theo quan điểm của các vị tu sĩ lãnh đạo của Miến Điện, nó chỉ có thể được tái lập duy nhất do bởi một vị Phật. Điều nầy có nghĩa là những người nữ mà muốn sống một đời sống tu hành trong việc vận những sắc phục nhất định ở Miến Điện, cạo bỏ đầu tóc, và sống trong những cộng đồng mà nơi đó họ tuân thủ tám điều học giới hoặc là mười điều học giới. Các Nữ Giới Tử sống như những vị khất sĩ, mặc dù có một vài chấp nhận những tặng vật dưới hình thức của tiền bạc]

Điều đó chỉ là khi tôi nằm xuống sau bữa ăn trưa ngọ mà Tôi đã bắt đầu tự hỏi làm thế nào Đại Trưởng Lão có khả năng để biết rằng Tôi hiện giờ đã làm chủ căn nhà của mình và mảnh vườn. Ngài đã có đến căn nhà của tôi trong khuôn viên của Đại Học Mandalay. Tôi đã bạch với Ngài về việc di chuyển đến Maymyo, ngoài ra không có gì khác hơn. Đại Trưởng Lão đã muốn nói với tôi điều chi qua việc so sánh tình trạng của tôi với của người dân trong làng, khi nói rằng Tôi đã có những Pháp Toàn Thiện tốt đẹp ?

Sau khi đã nghỉ ngơi, Tôi đã ngồi hành thiền trên cái giường của mình. Sau một thời gian, Tôi đã mở đôi mắt ra. Tôi đã nhìn qua các phòng khác, là nơi Giáo Thọ đã đang ngồi kiết già trùng tụng Phát Thú. Ở phía sau cái đầu của ông ta, Tôi có thể nhìn thấy chỗ trú ngụ của Đại Trưởng Lão Webu. Bấy giờ Tôi hiểu được rằng Đại Trưởng Lão đã muốn nói với tôi không chỉ nhìn vào người xuất chúng về những Pháp Toàn Thiện như là chính bản thân Ngài và Giáo Thọ, mà cũng còn để so sánh bản thân mình với người có một ít Pháp Toàn Thiện để được thấy Tôi đã đi được đến đâu rồi. Đó đã là lý do tại sao Ngài đã chỉ ra các dân làng là những người đang quét dọn khuôn viên.

Vào buổi chiều tối, chúng tôi đã quay trở lại lần cuối cùng với các vị tu sĩ khác để bầy tỏ lòng tôn kính đến Đại Trưởng Lão Webu. Thế rồi, Giáo Thọ đã đi tưới nuớc cây Bồ Đề. Sau đó, ông đã trùng tụng Tự Thuyết Kinh mãi cho đến chín giờ.

Sau khi đã dùng bữa ăn vào lúc rạng đông sáng của chúng tôi vào ngày 28 Tháng Sáu, chúng tôi đã trở lại vị trí bậc thấp của hàng cư sĩ trong sự hiện diện của Đại Trưởng Lão. Chúng tôi đã dọn dẹp các vật dụng của mình và đã làm sạch sẽ khu nhà ở của chúng tôi với sự giúp đỡ của Ông Hla Tun. Sau đó chúng tôi đã chào hỏi Sư Sumana và các vị tu sĩ khác là những vị đã ở nơi đó và đã rời khỏi khu rừng ẩn khuất Ingyinbin.

   Chúng tôi đã dừng lại trong khu Khin U để thu thập các hình ảnh của chúng tôi, mà đã được thực hiện bởi một nhiếp ảnh gia từ một phòng thu hình ở nơi đó một vài ngày trước đây. Từ nơi đó, chúng tôi đã tiếp tục đến Shwebo là nơi mà chúng tôi đã dừng lại ở tại nhà của Ông Hpe Tin cho việc dùng cà phê và một bữa ăn nhẹ. Sau đó, chúng tôi đã đi đến tu viện của Đại Trưởng Lão Webu ở bên ngoài của Shwebo để bầy tỏ lòng tôn kính và thả ánh mắt nhìn chung quanh. Chúng tôi đã tiếp tục cuộc hành trình của chúng tôi và đã đi đến vào lúc mười một giờ ở tại Chùa Kaung – hmudaw. Chúng tôi đã nhiễu vòng quanh ngôi chùa hai lần và đã thực hiện việc cúng dường với những bông hoa, các đèn dầu, và hương liệu. Trở lại tại Sagaing, chúng tôi đã nghỉ ngơi và đã ăn trưa ở tại nhà người em vợ của tôi.

Chúng tôi đã không tiếp tục thẳng đến Maymyo, nhưng đã đi đến Kyauksai. Chúng tôi đã đi đến Tu Viện Webu ở bên ngoài thị trấn. Khi Giáo Thọ đã bầy tỏ lòng tôn kính vào nơi trú ngụ của Đại Trưởng Lão Webu ở trên đỉnh của một ngọn đồi thì mưa đã bắt đầu nhẹ hạt. Trong cơn mưa phùn nhẹ nầy, chúng tôi đã đi xuống trở lại vào trong thung lũng và đã đi đến địa điểm mà nơi đó Giáo Thọ đã lần đầu tiên bầy tỏ lòng tôn kính đến Đại Trưởng Lão hai mươi bốn năm trước đây. Sau đó, vì Giáo Thọ đã bầy tỏ lòng tôn kính ở tại ngôi chùa, cây Bồ Đề, và nơi cư trú, mưa đã bắt đầu nặng hạt nhiều hơn.

Sau sự việc nầy, chúng tôi đã đi đến để bầy tỏ lòng tôn kính đến một vị tu sĩ có tên là Shin Saw Lu. Mỗi lần Tôi đã đi đến Tu Viện Kyauksai, Tôi đã đi đến gặp Trưởng Lão Shin Saw Lu. Ngài là một vị tu sĩ có một thái độ điềm tĩnh một cách đặc biệt và kiên định trong việc tu tập về thiền định. Ngài là vị tu sĩ duy nhất đã ở lại tại Thánh Địa Sìmà sau khi lắng nghe những lời khuyên nhủ của Đại Trưởng Lão và một cách lặng lẽ hành thiền trọn cả đêm. Khi Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã quan lâm đến Ánh Sáng Pháp Bảo Tự ở tại Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế – Yangon, Giáo Thọ đã đặc biệt bầy tỏ sự quan tâm đến Trưởng Lão Shin Saw Lu và đã kính trọng vào hạnh tinh tấn của Ngài. Khi chúng tôi đã đi ra ngoài sau khi đã bầy tỏ lòng tôn kính đến Đại Trưởng Lão Shin Saw Lu, trời đã dừng cơn mưa và mặt trời đang hiện ra một lần nữa. Những đám mây đã tan đi và thời tiết đã trở nên dễ chịu và tốt đẹp. Khi chúng tôi đã đến tận Mandalay, mặt trời đã chiếu sáng một cách rực rỡ.

Bầu trời đã u ám từ chín giờ sáng vào ngày 17 Tháng Sáu (khi chúng tôi đã rời khỏi Maymyo để đi đến Ingyinbin) mãi cho đến khi kết thúc muời ngày của chúng tôi là các vị tu sĩ (khi chúng tôi đã rời khỏi Kyauksai). Mặt trời đã chiếu sáng chỉ một vài khoảnh khắc ngắn ngủi trong suốt thời gian đó. Tôi nhớ một cách rõ 76at như thế nào mặt trời đã đi vượt qua sau một trận mưa như thác đổ ở vào cuối hành trình của chúng tôi trong Kyauksai.

Chúng tôi đã rời khỏi Mandalay vào lúc 5:30 chiều và đã đi đến nơi Maymyo vào lúc 7:46 PM. Giáo Thọ đã đồng ý để nghỉ ngơi ở tại nhà của tôi trong một ngày để tạo nguồn cảm hứng đến gia đình tôi. Trong suốt một ngày nầy, Giáo Thọ đã dành phần lớn thời gian ở trong phòng thờ Phật của chúng tôi, hành thiền và trùng tụng Phát Thú– Patthàna.

Vào ngày 30 Tháng Sáu, sau bữa ăn trưa, Tôi đã đưa Giáo Thọ đến Mandalay và chúng tôi đã đi đến trạm xe lửa trước lúc hai giờ. Với sự giúp đỡ của Ko Ohn, một kế toán viên mà đã biết rõ Giáo Thọ, chúng tôi đã mua một chỗ ngồi dành riêng và một vé ở tại nhà trạm. Mặc dù xe lửa của Giáo Thọ đã rời khỏi đúng giờ, ông đã đi đến Yangon trễ một giờ đồng hồ vào sáng hôm sau vì xe lửa đã dừng lại tại Pyinmana trong một giờ do bởi một vài vấn đề kỹ thuật.

Giáo Thọ đã có thói quen về việc giữ một cuốn nhật ký. Ở trong đó, ông đã kể lại chi tiết của giai đoạn nầy khi, cho một lần duy nhất trong cuộc đời của mình, ông đã có thể trở thành một vị Tỳ Khưu Nan Đắc Tôi có thể cung cấp rất nhiều những thông tin chi tiết về thời gian nầy ở trong Ingyinbin chỉ là vì Tôi đã truy cập vào các sự ghi chú của Giáo Thọ.

Có một khoản mục trong nhật ký ngày 6 Tháng Bảy dưới đầu đề là: “Cuộc hành trình đến Thiền Lâm Tự Ingyinbin trong thị trấn Khin U ở Quận Lỵ Shwebo để bầy tỏ lòng kính trọng và tôn kính Đại Trưởng Lão Webu”. Ông đã trao văn bản của khoản mục nầy đến các môn đệ của ông ta:

Khi Tôi đã đi đến trước sự hiện diện của Đại Trưởng Lão, Tôi đã tôn kính Ngài, không chỉ với những món quà vật chất, tuy nhiênTôi cũng đã tôn kính Ngài bằng việc gia nhập vào sự bảo bọc của Tăng Đoàn, bằng việc tuân thủ các Giới Luật cao quý của những vị tu sĩ, và bằng việc tu tập thiền định trong Giáo Pháp cao thượng. Việc xả thí cho ra Tôi đã thực hành cũng là một việc hoàn hảo của xả thí Tôi đã không có thực hành trước đây trong kiếp sống nầy. Vì Hiệp Hội và tất cả môn đệ tham gia trong việc xả thí cho ra nầy một cách tốt đẹp, Tôi đã đi đến phía trước của Đại Trưởng Lão sau khi Tôi đã trở lại đời sống cư sĩ và đã chia xẻ những phước báu trong sự hiện diện của Ngài và với những lời chúc phúc lân ái của Ngài.

The Kusala Actions (*)
Những Thiện Sự
(*)

 [(*): Vào năm 1965, mức lương tối thiểu cho một người lao động đã là 3.15 kyats (K) mỗi ngày.]

Xả Thí Thiện [Phước báu do bởi sự rộng lượng]
Cho Chùa Ingyinbin 300 K
Cho tường thành cây Bồ Đề 200 K
Cho Chùa Kaung – hmudaw 20 K
3 bộ Tam Tạng bằng Miến Ngữ 684 K
2 bộ Tam Y 190 K
3 bộ hai Y 240 K
5 cây dù 40 K
6 đôi dép 96 K
2 ghế ngồi bằng da 10 K
2 bình bát và đồ lọc nước, v.v. 37 K
1 dao cạo 13 K
Những cây nến và nhan thơm 20 K
1 hộp lớn về bánh ngọt 32 K
Hai ngày cúng dường vật thực
(1) Ngày 18 Tháng Sáu năm 1965 300 K
(2) Ngày 27 Tháng Sáu Năm 1965 500 K
Tổng cộng: 2,442 K

Ghi chú: Trong việc chi phí vật thực đã bao gồm 220 kyats từ Hiệp Hội Thiền Minh Sát. Ngoài các mặt hàng kể trên, xoài, măng cụt và các thức ăn nhẹ với những hương vị đã được cúng dường do bởi các môn đệ người Ấn Độ của tôi.

Giới Luật Thiện [Phước báu do bởi sự giới đức]

Được bước vào trạng thái cao quý khi đã là một vị tỳ khưu, Tôi đã tuân thủ 227 điều giới đức với sự kính trọng và nỗ lực. Tôi đã thực hiện một cách đặc biệt tinh cần không vi phạm lỗi ngay cả những điều học giới đức thứ yếu. Trong cả cuộc đời nầy, Tôi đã có cơ hội để tu tập ở thể loại cao thượng nầy của Giới Luật chỉ trong thời gian mười ngày nầy của đời sống vị tu sĩ.

Tu Tập Thiện [Phước báu do bởi sự phát triển tâm thức]

Bất luận khi nào Tôi không phải bận bịu vào các nhiệm vụ của mình đối với Phật, Pháp và Tăng, Tôi đã hướng tâm thức của mình về Giáo Pháp, và bằng với phương thức nầy, đã biểu thị lòng kính trọng của mình qua việc hành thiền, qua việc tu tập Pháp Hành [thực thi những Giáo Lý vào việc tu tập.]

                                     Lch trình hng ngày:

81at u81n đã dùng bữa ăn vào lúc rạng đông sáng, Tôi đã cúng dường nước đến cây Bồ Đề và sau đó đã trùng tụng Tự Thuyết Kinh [SGiác Ngcủa Đức Phật trong ba giai đoạn] (1)trong nhng bóng mát của các cây đó.

Trli chỗ ở của mình, Tôi đã trùng tụng Xiển Thuật Xiển Minh ca Phát Thú (2).

Vào giữa trưa, Tôi đã bầy tlòng tôn kính bng cách trùng tng Phát Thú – Giai Đoạn Vấn Đề (3).

Vào bn gichiều, Tôi đã biểu thstôn kính qua vic trùng tng Kinh Đại Hội (4) cùng vi sáu bài Kinh khác mà đã được ging dy trong việc Đại Duyên Khi (5).

Trước lúc chín gitối, Tôi đã trùng tụng những Câu Kệ Tự Thuyết Kinh, Kệ Luân Hồi Nhiều Kiếp (6) và các Câu Kệ khác dưới cây Bồ Đề và sau đó đã ở lại nơi đó hành thiền mãi cho đến đúng chín giờ.

[(1): Vic khởi xướng lên ba câu kca Tự Thuyết Kinh đã do bởi Đức Pht sau sviệc an hưởng hnh phúc viên mãn ca sgii thoát trong by ngày ở dưới cây Bồ Đề. Tng mi câu kệ đã được xướng lênphn cui vào tng mi mt ca ba thâu canh đêm. Đã được phiên dich do bi John D. Ireland, Tự Thuyết Kinh, Nhng sby tcảm hứng của Đức Phật (Kandy: Hip Hi Xut Bn Pht Giáo, 1990), trang 11 – 13.]

[(2): Danh Mục của các Duyên và sự Giải Thích Phân Tích của các Duyên ở trong Phát Thú (Duyên Sinh – Duyên Hệ).]

[(3): Sự trùng tụng về việc thẩm sát của các Duyên Sinh – Duyên Hệ.]

[(4): Trường Bộ Kinh, Tập II trang 253 – 262. Đã được phiên dịch do bởi Maurice Walse, Những Pháp Thoại dài của Đức Phật (Luân Đôn: Xuất Bản Trí Tuệ, 1987), trang 315 – 320.]

[(5): Kinh Chánh Xuất Gia (Kinh Tập, những câu kệ 359 – 375), Kinh Tranh Luận (Kinh Tập, những câu kệ 862 – 877), Kinh Đại Chuyển Hoán (Kinh Tập, những câu kệ 895 – 914), Kinh Tiểu Chuyển Hoán (Kinh Tập, những câu kệ 878 – 894), Kinh Cấp Thiết (Kinh Tập, những câu kệ 915 – 934), Kinh Tiền Hủy Hoại (Kinh Tập, những câu kệ 848 – 861). Đã được phiên dịch do bởi K. R. Norman, Tụ Hợp những Pháp Thoại, Hiệp Hội Văn Bản Pàli, 1984. Để cho một cuộc thảo luận, xin xem Giáo Thọ Chit Tin, Đại Duyên Khởi, Pháp Thí đợt 9.] [(6): Kinh Pháp Cú, những câu kệ 153 – 154.]

Việc Xả Thí Thiện, Giới Luật Thiện, Tu Tập Thiện mà Tôi đã có thực hiện, cùng với sự phước báu Tôi đã có được qua việc tôn kính Phật, Pháp và Tăng, Tôi chia xẻ với tất cả Chư Phạm Thiên, Chư Thiên, và Nhân Loại là bậc đã giúp đỡ tôi trong việc hoàn hảo về những Pháp Toàn Thiện của tôi, và một cách đặc biệt với các vị ở Hiệp Hội Thiền Minh Sát, là những bậc có trách nhiệm trong việc hỗ trợ cho việc xiển dương về Thực Hành Giáo Pháp.

Nguyện cầu cho tất cả mọi chúng sanh được an vui trong thân và tâm. Nguyện cầu cho họ được thành tựu viên mãn với trí tuệ liên quan với các tầng Thánh ĐạoQuả. Nguyện cầu cho họ đạt đến sự Giác Ngộ (Tuệ Giác) với điều mà họ khao khát nguyện cầu.

Sayagyi U Ba Khin, President Vipassanà Association 31 A Inya Myaing Road

July 6, 1965.

Giáo Thọ Ba Khin, Hội Trưởng

Hiệp Hội Thiền Minh Sát 31A Đường Inya Myaing

Ngày 6 Tháng Sáu Năm 1965

 

NOTES BY SAYAGYI U CHIT TIN
NHỮNG CHÚ THÍCH CỦA GIÁO THỌ CHIT TIN

  1. Vào thời gian đó, Giáo Thọ đã là Chủ Tịch của Tiểu Ban về Pháp Hành tại Hội Nghị Phật Giáo, Yangon, Miến Điện. Ông đã được giao nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến các trung tâm thiền định ở trong nước. Các bản báo cáo biên bản đã nhận được tại Hội Nghị từ các trung tâm nầy đã nói rằng có rất nhiều những bậc thắng quá Tầng Thánh Đạo và Quả chạy dài từ những thiếu nữ đến các bậc cao niên. Ủy Ban Chấp Hành bao gồm hai mươi bảy thành viên, họ là các bậc tu hành nổi tiếng từ khắp cả mọi nơi trên đất nước. Hầu hết trong số họ đã là các bậc học thức hoặc là những học giả nổi tiếng về Pàli. Tất cả họ đều lo ngại rằng có thể đã có một cái gì đó không ổn ở các trung tâm, tuy nhiên họ đã không có can đảm bình phẩm về những người nầy, bởi vì sẽ rất là nguy hại để nói bất cứ điều chi đối nghịch lại Giáo Pháp. Nhằm để giải quyết dứt điểm vấn đề, Ủy Ban Chấp Hành đã có các văn thư được chuyển giao đến Tiểu Ban về Pháp Hành Giáo Vụ do bởi Giáo Thọ chủ trì. Tất cả sự việc nầy đã xảy ra vào năm 1953. Giáo Thọ đã phải tìm một giải pháp mà sẽ không làm thất vọng bất cứ một ai. Ông đã viết ra Nghiên Cứu Cơ Bản và Sự Ứng Dụng Chính Xác về Phật Pháp bằng Miến Ngữ và đã đệ trình quyển sách đến Tiểu Ban của mình, và về sau đến Ủy Ban Chấp Hành. Một nghị quyết đã được thông qua để phân phối quyển sách đến tất cả các trung tâm thiền định trong nước cho việc phản ứng của họ. Không có hồi âm đến từ bất cứ trung tâm nào, ngay cả cũng không có từ những người mà đã gửi trong danh sách là các bậc thắng quá Tầng Thánh Đạo và Quả. Sau việc đó, không còn có việc gửi các danh sách nầy nữa. Giáo Thọ đã gửi một tiểu luận đã được in đến Đại Trưởng Lão một cách riêng biệt, thông qua vị Phó Kiểm Soát của Văn Phòng Kế Toán thuộc Bộ Hỏa Xa Miến Điện, Ông Bo Lay, có người mẹ là một trong những vị cư sĩ ủng hộ Đại Trưởng Lão. Ông Maung Maung (một cựu đại tá) là người đã hành thiền với Nữ Giáo Thọ vào năm 1984, và hiện giờ là người ở tại Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế – Yangon hầu hết thời gian, là người em trai của Ông Bo Lay.

         Chẳng có điều chi là ngạc nhiên đến cho Giáo Thọ và các môn đệ thân cận của ông rằng Đại Trưởng Lão sẽ chấp thuận lời thỉnh mời của Giáo Thọ. Vào một đêm sau việc làm giảng dạy trong ngày và việc hợp nhóm đã kết thúc, Giáo Thọ đã khởi lên cảm hứng do bởi một ý tưởng. Thế rồi ông đã bảo Nữ Giáo Thọ và Giáo Thọ Chit Tin đi vào những thiền trai của Chùa. Giáo Thọ đã chỉ dẫn Nữ Giáo Thọ để chuẩn bị tinh thần và sau đó ông đã thỉnh mời Đại Trưởng Lão bằng tâm lực.

Giáo Thọ Chit Tin và Nữ Giáo Thọ đã ra khỏi Chùa và Giáo Thọ đã chỉ thị Ông Boon Shein, người thủ quỹ của Hiệp Hội Thiền Minh Sát của trung tâm, để bay đến Mandalay vào ngày hôm sau. Từ nơi đó, ông đã tiến hành bằng xe hơi đi đến Kyauksai Webu Chaung để trình lên Đại Trưởng Lão Webu một lời thỉnh mời chính thức. Sự kiện nầy đã được ghi nhớ do bởi rất nhiều môn đệ của Giáo Thọ, kể cả Sao Shwe Thaik, là người đã từng là vị tổng thống đầu tiên của Miến Điện. Sao Shwe Thaik đã được yêu cầu sau nầy vào ghế chủ toạ của Hội Đồng Yangon để thỉnh mời Đại Trưởng Lão Webu đến Hạ Phần Miến Điện cho các chuyến thăm viếng hàng năm, sẽ được bắt đầu vào năm tới. Ông đã nói làm thế nào ông thỉnh mời được Đại Trưởng Lão khi ông có một cơ hội để nói chuyện với Ngài một cách riêng tư, “Có thể nào một người nào đó thỉnh mời một người khác bằng tâm lực ?”, Sao Shwe Thaik đã được nghe nói rằng Giáo Thọ đã thỉnh mời Đại Trưởng Lão bằng tâm lực và thế là Đại Trưởng Lão đã ban cho sự đồng ý của Ngài; sau đó Ông Boon Shein đã được gửi đi để thực hiện một lời thỉnh mời chính thức. “Nầy người môn đệ cư sĩ,” ngay lập tức Đại Trưởng Lão đã trả lời, “Nếu sự thanh tịnh có ở nơi đó, thì điều đó có thể xẩy ra vào một giai đoạn nhất định.”

Sau khi Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã quan lâm đến Trung Tâm, Giáo Thọ đã mời Sao Shwe Thaik đến và để bầy tỏ lòng tôn kính đến Đại Trưởng Lão. Sao Shwe Thaik đã đi đến vào lúc bảy giờ trên đường của ông đi dự một bửa tiệc tối. Ông đã thỉnh cầu Đại Trưởng Lão giá mà ông và Giáo Thọ được giảng dạy như nhau. Ông cũng đã vấn hỏi là ông có nên hành thiền dưới sự chỉ dạy của Giáo Thọ, và Đại Trưởng Lão đã bảo với ông rằng ông ta nên làm điều đó. Ngay lập tức, Sao Shwe Thaik đã yêu cầu Giáo Thọ chỉ dạy ông ta, và như thế, cả hai người nầy đã từ giã Đại Trưởng Lão và đã đi vào ngôi chùa. Giáo Thọ đã chỉ định Sao Shwe Thaik căn thiền trai hướng nam, là một căn mà có bức tượng Phật đã được tôn thờ vào khoảng một năm trước đây. Sau đó Giáo Thọ đã chỉ dạy ông ta về thiền Sổ Tức. Sao Shwe Thaik đã nói rằng ông chỉ có một giờ trước bửa tiệc tối, tuy nhiên ông đã vẫn ngồi được cho đến hai giờ. Giáo Thọ đã mở cánh cửa ở giữa căn thiền trai và phòng thờ chánh điện sau hai giờ và Sao Shwe Thaik đã mở đôi mắt ra. Ông đã quá đỗi ngạc nhiên rằng ông ta đã ngồi được trong một thời gian dài như vậy. Bây giờ ông đã trễ cho bửa tiệc tối, tuy nhiên qua thiền định, đã gây cho ông ta một ấn tượng rất mạnh mẽ, ông đã nói, “Không hề chi, Tôi sẽ không đi ngay bây giờ.” Sau sự việc nầy, căn thiền trai hướng nam đã được dành cho những người có tuổi.

  1. Như thường lệ, Giáo Thọ đã kể lại chi tiết những kinh nghiệm của mình mỗi khi ông đã trở về lại Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế – Yangon. Nữ Giáo Thọ có thể là có ở nơi đó, tuy nhiên không có một ai khác nữa đã có mặt khi ông kể cho Giáo Thọ Chit Tin về một sự kiện phi thường ở tại tu viện của Đại Trưởng Lão Vào cuối buổi chiều ngày 17 Tháng Sáu Năm 1965, đó là ngày đến của họ, trong khi Ông Hla Tun đang là cạo tóc trên đầu của Giáo Thọ, Đại Trưởng Lão đã bất ngờ đi đến, đã ngồi xổm trước mặt của Giáo Thọ, và đã bắt đầu lượm nhặt tóc lên khi đã được cạo khỏi đầu của ông ta. Ngài đã thu lượm một ít, và đã ra đi. Giáo Thọ rất đỗi kinh ngạc về việc nầy, và ông đã bảo với Ông Hla Tun để lưu giữ lại một ít tóc trong một hộp thuốc rỗng không bằng nhựa để mà Giáo Thọ đem cùng với ông ta về lại Yangon. Ông đã thường luôn giữ cái hộp nầy ở phía sau bức tượng Phật trong ngôi chùa của Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế. Khi Nữ Giáo Thọ và Giáo Thọ Chit Tin đã ra khỏi Miến Điện, họ đã mang theo một nửa số tóc đi với họ, để mà những tóc nầy có thể được vinh danh và quý trọng. Tóc hiện giờ được cất giữ trong Ánh Sáng Pháp Bảo Tự đã được xây dựng lên khắp cả toàn thế giới vì phúc lợi của nhiều người.
  2. Vì tòa nhà vừa mới được hoàn thành, khuôn viên tòa nhà cần phải được làm cho sạch sẽ và sắp đặt lại những đường bộ hành đẫn đến lộ chánh đi vào. Mặc dù đã là tối lắm rồi, Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã tập hợp được một số môn đệ cư sĩ để giúp dọn sạch khu vực và thực hiện con đường bộ hành nầy. Lộ chánh đi vào của căn nhà là nằm ở giữa của khuôn viên và đường bộ hành dắt dẫn một cách trực tiếp đến tu viện của Đại Trưởng Lão Đường lộ nầy đã được gọi là the Min – lan – ma hoặc là “Quốc Lộ của Vua.”

Ông Hla Tun đã có ở đó để giúp những người làm việc trên đường lộ chính, tuy nhiên ông đã nghĩ rằng lề đường bộ hành thì đã được sử dụng cho các công nhân và những người buôn bán trong thời gian việc xây dựng của tòa nhà sẽ thích hợp trong một đêm. Giáo Thọ đã nghe trộm ông ta đang nghĩ suy ra thành tiếng và đã quyết định khuyên bảo ông ta với một số câu hỏi.

“Làm thế nào Chư Phạm Thiên và Chư Thiên tiếp cận với tu viện ?” ông đã vấn hỏi, “Họ sẽ đến bằng lề đường bộ hành hay là bằng Quốc Lộ của Vua ?”

“Kính thưa Ngài tôn kính, họ sẽ đến bằng Quốc Lộ của Vua,” Ông Hla Tun đã trả lời.

“Đúng vậy” Giáo Thọ đã nói, “Ví như một vị vua sẽ dùng Quốc Lộ của Vua, và cũng như thế Chư Tỳ Khưu và các vị Sa Di sẽ là như vậy. Điều chi phải được hoàn thành thì sẽ phải được hoàn thành ngay tức thì. Không có thời gian để lãng phí. Nó sẽ phải được hoàn thành một cách chính xác, khi làm việc thì phải hợp tác lẫn nhau và trong tinh thần hài hòa với những người làm việc chung với mình.” [(*): Xin xem trong Hội Nghị Quốc Tế lần thứ hai và Lễ Xuất Gia trong Truyền Thống của Giáo Thọ Ba Khin, 1988 – 1989, Pháp Thí đợt thứ 11, trang 84f.]

  1. Giáo Thọ đã sưu tập một bộ chọn lọc các văn bản từ nơi Tam Tạng (kinh điển Pàli) và đã xuất bản những văn bản nầy trong một tập sách nhỏ vào Ngày của Đức Phật (ngày trăng tròn của Tháng Năm), Niên Kỷ Miến Điện 1313 (Ngày 20 Tháng Năm Năm 1951). Các văn bản đó là: Kinh Tập, Liên Quan Tương Sinh, Xiển Thuật, Xiển Minh, Bát Kệ Chiến Thắng Kiết Tường (Pháp Cú, những câu kệ 153 – 154), “Những câu kệ tán thán về tám lần chiến thắng”). Tập sách nhỏ nầy được in ra như là Pháp Thí (Dhamma – let – saung, “một tặng phẩm của Giáo Lý”). Tiểu Ban Thực Hành Giáo Pháp thuộc Văn Phòng Kế Toán Trưởng đã phân phát miễn phí tập sách nhỏ nầy.

Căn cứ vào Ngài Đại Trưởng Lão Ledi, các văn bản nầy, nếu được học thuộc lòng và được trùng tụng hằng ngày suốt cả cuộc đời của một người, thì làm 89at u89 thể tựa như một Bảo Tháp Pháp Bảo, và Nhân Loại cùng với Chư Thiên sẽ đạt được phước báu qua việc tôn trọng và sự quý kính với người trì tụng các văn bản. Giáo Thọ đã long trọng tuyên bố rằng qua việc trùng tụng các văn bản nầy bằng với một tấm lòng tín thành và một tâm thức được tập trung, thì có được khả kiến Phật và thành đạt Quả vị Phật, nó có thể làm cho thấy rõ Giác Tố Chất. Một bản ghi chú đã được sao chép lại những lời nói của Đại Trưởng Lão Ledi đã được bổ túc trong tập sách nhỏ, ở sau quyển Kinh Tập Xiển Thuật.

Sau khi trở thành một vị tu sĩ vào Thứ Sáu, ngày 18 Tháng Sáu Năm 1965, Giáo Thọ đã nhận thức được rằng Đại Trưởng Lão mong muốn được xây dựng một ngôi chùa ở tại sinh quán của Ngài, gần một cây số về phía bắc của trung tâm thiền định. Vào ngay đêm đó, Giáo Thọ đã nói là ông đã thức dậy vào nửa đêm và đã rời khỏi tu viện thông qua cửa ngõ phía đông mà chẳng làm quấy rầy giấc ngủ của bất cứ một ai. Vì thế, ngay cả Ông Ko Lay (Sư Tejinda) và luôn cả Ông Hla Tun cũng không hay biết được rằng ông đã đi đến địa điểm, là nơi mà ngôi chùa của Đại Trưởng Lão sẽ được xây dựng, và đã ngồi ngay ở trên chỗ đó và hành thiền. Sau đó ông đã trùng tụng những bài Kinh an lànhPhát Thú, và đã quay trở lại khu nhà ở của mình.

Vì Tôi (Giáo Thọ Chit Tin) có dịp được gần gũi với Giáo Thọ sau khi Tôi đã bắt đầu làm việc trong văn phòng của ông. Thông qua nhân viên có trách nhiệm về việc trả tiền lương cho tất cả các nhân viên và cán sự, Tôi đã nhận thức được rằng Giáo Thọ đã không xử lý tiền lương của mình, vì lẽ ông đã thọ trì mười điều giới học, kể từ ngày trăng tròn của mỗi tháng cho đến ngày có trăng non (từ ngày Rằm đến ngày 30). Vì thế, người nhân viên đó đã trả trọn gói tiền lương trực tiếp đến gia đình của Giáo Thọ và Giáo Thọ đã không bao giờ xử lý tới tiền bạc. Một lý do lương của ông đã được gửi trực tiếp đến gia đình của ông ta là vì Giáo Thọ đã có tám người con phải nuôi dưỡng. Ông đã có chín người con, tuy nhiên người con đầu lòng đã mất khi cô ta còn rất trẻ.

Giáo Thọ đã nắm giữ ba hoặc bốn chức vụ riêng biệt (ba chức vụ trong ba năm và bốn chức vụ trong một năm) mà tất cả đều đồng là cấp bậc của một thủ trưởng đơn vị. Mức lương cho mỗi một chức vụ sẽ có được là 1,600 K, tuy nhiên Giáo Thọ chỉ được phép lãnh lương duy nhất ở một chức vụ (Giám Đốc Kiểm Toán Thương Mại). Tất cả các chức vụ khác chỉ là danh vị. Điều khoản nầy đã được bổ sung vào trong nội quy bổ nhiệm chức vụ của ông ta, nếu không thì ông có được quyền lãnh 300 K cho việc thêm một chức vụ dựa theo các quy tắc cơ bản của đất nước. Chính điều khoản nầy trong nội quy bổ nhiệm chức vụ của ông ta đã lấy đi cái quyền của mình được trả tiền phụ trội. Nếu mỗi tháng ông đã được trả 1,900 K, ông có thể đã làm nhiều hơn cấp trên trực tiếp của mình, vị Kiểm Toán Trưởng, là người chỉ được trả 1,800 K trên cơ sở của việc bổ nhiệm chức vụ của ông ta thông qua một đạo luật của nghị viện.

Về sau, khi Giáo Thọ được gia nhập vào văn phòng của Kiểm Toán Trưởng với tư cách là Giám Đốc Thường Trực trong nhiệm vụ đặc biệt, ông đã chuẩn bị cho một trường hợp rất tốt cho việc tăng mức lương hằng tháng của Kiểm Toán Trưởng lên đến 2,500 K. Điều nầy đã được phê duyệt và đạo luật đã được tu chính. Sau sự việc đó, Giáo Thọ có thể được lãnh phụ trội 300 K chỉ cho duy nhất một chức vụ trong các chức vụ bổ sung của mình. Ông đã sử dụng số tiền được thêm nầy cho việc chi tiêu cá nhân của mình. Từ số tiền tiết kiệm được lấy ra ở tiền lương bổ sung, ông đã xả thí cho ra như là một phần vào các thiện sự của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DISCOURSE I
WHAT REALLY MATTERS
PHÁP THOẠI I

NHỮNG ĐIỀU CHI THẬT SỰ QUAN TRỌNG

Ngài Đại Trưởng Lão Webu: Quý vị đã đang gìn giữ phẩm hạnh đạo đức (Giới Luật). Hiện giờ quý vị đã đang đảm trách để tự hoàn hảo cho chính mình trong Pháp Toàn Thiện về Đức Hạnh (Trì Giới Ba La Mật), hoàn thành viên mãn Giới Luật đến mức cùng tột. Chỉ khi nào quý vị hoàn thành viên mãn Giới Luật đến mức cùng tột thì tất cả các sở nguyện cầu sẽ được đáp ứng. Quý vị sẽ được an vui hiện tại và trong ngày vị lai.

Chỉ có Giáo Lý của Đức Phật có thể đem đến cho quý vị chân hạnh phúc – trong hiện tại và trong phần còn lại của Luân Hồi (1). Giáo Lý của Đức Phật đã được lưu trữ trong ba Bộ Sưu Tập về kinh điển (Tam Tạng) (2). Tam Tạng thì quả là thậm đại. Nếu chúng ta chiết xuất tinh hoa của Tam Tạng thì chúng ta sẽ tìm thấy được ba mươi bảy Yếu Tố của sự Giác Ngộ (Những Pháp Giác Chi Phần)(3). Tinh hoa của ba mươi bảy Yếu Tố của sự Giác Ngộ là tám chi phần của Bát Thánh Đạo (các Chi Đạo). Tinh hoa của Bát Thánh Đạo (4) là bộ ba huấn dụ (Điều Học): đức hạnh cao quý, chánh niệm cao độ, và trí tuệ cao thượng (Giới Chí Thượng, Tâm Chí Thượng (4), Tuệ Chí Thượng). Tinh hoa của bộ ba huấn dụ là duy nhất Định Luật Phổ Thông (Nhất Chi Pháp).

[(1): Vòng tuần hoàn của sanh và tử quả là bất khả phân biệt lúc khởi điểm, tuy nhiên nó lại có phần kết thúc với sự thành đạt Níp Bàn.]

[(2): Tam Tạng, xin xem trang 9.]

[(3): Xin xem Trưởng Lão Nyanatiloka, Từ Điển Phật Giáo (Kandy: Hiệp Hội Xuất Bản Sách Phật Giáo, 1976) và Ngài Đại Trưởng Lão Ledi, Giáo Khoa Thư Phật Giáo (Rangoon, 1965) trang 165.]

[(4): Citta (Tâm) trong Pàli có nghĩa là tâm thức và các chức năng tinh thần. Tâm Chí Thượng ở tại đây có nghĩa là “tâm thức đã tập trung,” đó là Định.]

   Nếu thân và tâm của quý vị được kiểm soát, như chúng hiện là bây giờ, thì có thể là không có điều thô thiển nào về thân hành và ngữ hành. Đây là Giới Chí Thượng hoặc là Đức Hạnh Hoàn Hảo. Nếu Giới Chí Thượng trở nên mạnh mẽ, tâm thức sẽ trở nên an tịnh và tĩnh lặng và mất đi sự khắc nghiệt của nó. Đây được gọi là Tâm Chí Thượng.

Nếu Tâm Chí Thượng (Định) trở nên mạnh mẽ và tâm trụ vào một điểm trong một thời gian lâu dài, sau đó quý vị sẽ nhận thức rằng trong một khoảng giây khắc, thể chất khởi sinh và rã tan hàng tỷ tỷ lần. Nếu tâm thức (Danh) hiểu biết thể chất (Sắc), nó biết rằng thể chất trở thành và hoại diệt hàng tỷ tỷ lần (#) trong một nhấp nháy của con mắt. Sự hiểu biết về việc khởi sinh và sự hoại diệt nầy đây, được gọi là Tuệ Chí Thượng.

[(#): Thể chất, căn cứ vào Phật Giáo, gồm có các hạt hạ nguyên tử (các Tổng Hợp– kalapas) đang khởi sinh và phân hủy hàng tỷ tỷ lần trong một nhấp nháy của con mắt. Xin xem: Lời Giới Thiệu, thuật ngữ Pàli, Tổng Hợp– kalapas.]

   Bất luận khi nào chúng ta hít vô hoặc thở ra, không khí đi vào và đi ra xúc chạm ở một nơi nào đó bên trong hoặc ở gần lỗ mũi. Phần nhậy cảm vật chất (Thân Thanh Triệt) (*) ghi lấy sự xúc chạm của không khí. Trong quá trình nầy, các thực thể đang tiếp chạm là thể chất (Sắc) và thực thể hiểu biết sự xúc chạm là tâm thức (Danh). Như thế, không phải đi nơi nầy đến nơi khác để vấn hỏi những người khác về tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc); hãy quán sát hơi thở của mình, và chính tự mình, quý vị sẽ khám phá ra về chúng.

[(*): Thân Thanh Triệt là phần nhậy cảm vật chất được chứa đựng trong sáu giác quan để mà ghi lấy sự xúc chạm, ánh sáng (thị giác), âm thanh rung động, các mùi hơi, các vị nếm, và những nghĩ suy.]

Khi không khí đi vào bên trong, nó sẽ xúc chạm. Khi không khí đi ra ngoài, nó sẽ xúc chạm. Nếu quý vị hiểu biết sự xúc chạm nầy một cách liên tục, thế rồi sự ham muốn (Tham), sự không ưa thích (Sân), và sự mê mờ (Si) không có cơ hội để khởi sinh và các ngọn lửa của tham, sân và si sẽ giảm dần.

Quý vị không thể nào biết được sự xúc chạm của không khí trước khi nó thực sự xẩy ra. Sau khi nó đã ra đi, quý vị không thể nào biết được nó có nữa hay không. Chỉ trong lúc không khí chuyển động bên trong hoặc đi ra có thể quý vị cảm nhận được xúc giác. Điều nầy chúng ta gọi là khoảnh khắc hiện tại.

Trong khi chúng ta cảm nhận sự xúc chạm của không khí, chúng ta biết được rằng chỉ có danh và sắc. Chính tự chúng ta hiểu biết được rằng không có “Tôi”, không người nào khác, không người nam và người nữ, và chính tự chúng ta nhận thức rằng Đức Phật đã nói quả đúng sự thực. Chúng ta không cần phải hỏi người nào khác. Trong khi chúng ta liễu tri thở vô và thở ra, không có Tôi hoặc Tự Ngã (#).

[(#): Tự Ngã, Pàli ngữ, dùng cho “Tôi”, “linh hồn”, “bản ngã”, hoặc bất kỳ thể loại nào khác về thực thể cá nhân vĩnh hằng. Trong Phật Giáo, cái mà một thực thể được cho là không hiện hữu và niềm tin sai lạc rằng nó được hiện hữu được cho là do bởi điều mơ tưởng và tà kiến về thực tại. Xin xem Tương Ưng Bộ Kinh, III, trang 78, 196.]

Khi chúng ta liễu tri điều nầy, tri kiến của chúng ta được tinh khiết, điều đó là chánh kiến. Trong khoảnh khắc đó chúng ta liễu tri rằng chẳng có chi cả, mà chỉ có DanhSắc, tâm thức và thể chất. Chúng ta cũng liễu tri rằng tâm thức và thể chất là hai thực thể khác biệt. Nếu chúng ta đã liễu tri được như thế để phân biệt được giữa DanhSắc, chúng ta đã đạt đến khả năng phân biệt giữa tâm thức và thể chất (Tuệ Phân Biệt Danh Sắc).

Nếu chúng ta liễu tri sự xúc chạm của không khí ngay khi nó xẩy ra, tâm thức của chúng ta là tinh khiết và chúng ta có được những phúc lợi về điều đó. Đừng nghĩ rằng những phúc lợi quý vị có được như thế, ngay cả chỉ trong một khoảng giây khắc, là ít ỏi. Đừng nghĩ rằng những người mà hành thiền không có được một sự lợi ích nào ở sự tu tập của họ. Vào lúc nầy quý vị đã được sinh ra trong một cõi giới hữu phúc và gặp được giáo lý của một vị Phật, quý vị có thể thâu đạt được những phúc lợi tuyệt vời. Đừng lo lắng về việc ăn uống, mà hãy nỗ lực hết tất cả khả năng của quý vị.

          Đại Trưởng Lão (1): Có phải thời gian hiện tại nầy là bất hạnh không ?

Môn đệ: Dạ kính bạch Ngài, đúng vậy.

S: Phải, quả đúng vậy. Có phải những thiện nam tử là người với một tấm lòng rộng mở đón nhận và tu tập Giáo Lý của Đức Phật không thể nào thành đạt sở nguyện cầu về Níp Bàn, y như thể là bậc thánh nhân ở thời quá khứ là người đã được đón nhận những lời chỉ dạy từ chính tự nơi Đức Phật hay không ?

D: Dạ kính bạch Ngài, họ có thể.

S: Thế thì, Phật Giáo (2) (lời dạy) tồn tại được bao lâu ?

D: Cho năm ngàn năm, kính bạch Ngài.

S: Và bây giờ hãy nói cho Sư biết, bao nhiêu năm của năm ngàn năm nầy đã đi qua ?

D: Kính bạch Ngài, vào khoảng phân nửa của thời gian nầy đã ra đi.

S: Như thế, còn lại bao nhiêu nữa ?

D: Vào khoảng hai ngàn năm trăm năm, kính bạch Ngài.

S: Tuổi thọ trung bình của con người hiện giờ là bao nhiêu ? (3)

D: Vào khoảng một trăm tuổi, kính bạch Ngài.

S: Con được mấy tuổi ?

D: Con được ba mươi bảy tuổi, kính bạch Ngài.

S: Thế thì, con còn sống được bao nhiêu lâu nữa ?

D: Sáu mươi ba năm, kính bạch Ngài.

[(1): “Đại Trưởng Lão” là một chức danh dành cho các vị tu sĩ thâm niên đức trọng. “Saya” có nghĩa “Tôn Sư” và “-daw” là một tiểu từ được dành riêng để biểu lộ sự tôn kính đối với Đức Phật, và các vị tu sĩ, và đến Đức Vua. Khởi nguyên, danh hiệu “Đại Trưởng Lão” là do bởi nhà vua đã phong tặng đến vị thầy dạy đạo của mình. Ngày nay nó đã được dùng một cách rộng rãi hơn thế nữa. “Đại Trưởng Lão Webu” có nghĩa là bậc Đại Sư từ nơi Webu (thung lũng nơi Ngài sinh sống). Danh xưng của Ngài là Trưởng Lão Kumara.]

[(2): Tôn Giáo (Giáo Lý của Đức Phật); có một niềm tin ở trong các nước Phật Giáo rằng tôn giáo của Đức Phật Gotama sẽ tồn tại năm ngàn năm và sau đó thì bị mất đi.]

[(3): Tuổi thọ của nhân loại được cho là thay đổi căn cứ theo mức độ đức hạnh đã được gìn giữ ở trong cõi giới của con người. Nó thay đổi trong phạm vi đặc biệt từ không thể đếm được (A Tăng Kỳ) xuống đến mười tuổi. Xin xem: Trường Bộ Kinh, III, trang 81ff, và Ngài Đại Trưởng Lão Ledi, Giáo Khoa Thư Phật Giáo, trang 112 f, 116f.]

S: Nhưng con có thể đoan chắc rằng con sẽ sống lâu đến đó không ?

D: Điều đó con không biết được, kính bạch Ngài.

S: Chính tự con không biết được là con sẽ sống được bao lâu à ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, lẽ tất nhiên là không thể nào biết được điều nầy.

S: Tuy nhiên ngay vừa lúc chúng ta được sinh ra chúng ta có thể đoan chắc là phải bị khổ đau tuổi già, bệnh tật và cái chết.

D: Dạ đúng vậy, kính bạch Ngài.

S: Có thể nào chúng ta yêu cầu tuổi già, đau đớn và cái chết ngưng lại trong một thời gian, đi xa khỏi trong một thời gian ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

     S: Không, chúng nó không bao giờ ngừng nghỉ. Có thể nào chúng ta yêu cầu chúng nó ngưng làm việc của chúng được không ?

     D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng ta không thể nào.

     S: Trong trường hợp đó, chúng ta có thể chắc chắn rằng chúng ta phải chết hay không ?

     D: Dạ đúng vậy, kính bạch Ngài; chắc chắn rằng tất cả chúng ta phải chết.

     S: Chắc chắn rằng tất cả phải chết. Thế còn sự sống thì sao ?

     D: Chúng ta không thể nào đoan chắc chúng ta còn sống được bao lâu nửa, kính bạch Ngài.

     S: Một người nào đó có tuổi thọ là ba mươi thì sẽ chết một khi đến tuổi ba mươi. Nếu tuổi thọ của con là bốn mươi hoặc là năm mươi tuổi, con sẽ chết khi con là bốn mươi hoặc là năm mươi tuổi. Một khi một người nào đó đã chết, có thể nào chúng ta làm cho vị ấy sống lại

       D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài; chúng ta không thể nào.

S: Cho dù như thế nào, đời sống của con đã trôi qua bao nhiêu năm rồi, đã trôi qua. Có điều chi mà con vẫn chưa được hoàn thành ?

D: Sự hạnh phúc về những tầng Thánh Đạo và Quả, Níp Bàn.

S: Vâng, bởi vì con đã không thành đạt các tầng Thánh Đạo và Quả, là con đã bị thất bại rồi. Con có xử dụng những năm mà đã qua đi một cách đúng đắn hay là con đã lãng phí thời gian của mình ?

D: Con đã lãng phí thời gian của mình, kính bạch Ngài.

S: Thế thì đừng lãng phí thời gian còn lại mà con đang có. Thời gian nầy là có cho con để phấn đấu một cách kiên định với sự nỗ lực. Con có thể đoan chắc rằng con sẽ chết, nhưng con không thể nào đoan chắc rằng con sẽ còn sống được bao lâu nửa. Một vài người được trường thọ. Trưởng Lão Mahà Kassapa (Đại Ca Diếp) (1) và Trưởng Lão Mahà Kaccàyana (Đại Ca Chiên Diên) (2) đã sống hơn một trăm năm của tuổi thọ. Một vài người sống tám mươi năm. Để có thể sống được trường thọ chúng ta phải có trọn đủ lòng tôn kính đối với những người đáng tôn kính và chúng ta phải rất là khiêm cung. Con có bầy tỏ lòng tôn kính đối với Mẹ Cha của con không ?

D: Chúng con có, kính bạch Ngài.

S: Các con có bầy tỏ lòng tôn kính đối với các bậc cao niên hơn con hoặc là bậc có địa vị cao hơn con không ?

D: Chúng con bầy tỏ lòng tôn kính đối với các bậc cao niên hơn chúng con hoặc đang nắm giữ một vị trí cao hơn so với chúng con. Ngay cả nếu có, một người nào chỉ lớn hơn một ngày hoặc thậm chí chỉ lớn hơn nửa ngày, chúng con bầy tỏ lòng tôn kính, kính bạch Ngài.

[(1): Mahà Kassapa (Đại Ca Diếp) là một trong tám mươi Đại Đệ Tử của Đức Phật. Vì cả hai vị Đệ Tử Trưởng viên tịch trước Đức Phật, Mahà Kassapa đã là vị tu sĩ cao niên đức trọng bậc nhất sau khi Đức Phật viên tịch. Ngài đã lãnh đạo Hội Nghị lần thứ nhất.]

[(2): Mahà Kaccàyana (Đại Ca Chiên Diên) là một trong tám mươi Đại Đệ Tử của Đức Phật. Ngài đã nổi tiếng với khả năng của mình để giải thích một cách đầy đủ các bài Pháp Thoại ngắn của Đức Phật.]

           S: Khi nào các con bầy tỏ lòng tôn kính đối với họ ?

D: Vào buổi tối, trước khi chúng con đi ngủ, chúng con bầy tỏ lòng tôn kính đến với Đức Phật và vào thời gian đó, chúng con cũng bầy tỏ lòng tôn kính đối với các bậc cao niên đức trọng của chúng con.

S: Các con nghĩ sao về các thời gian khác ?

D: Vào những thời gian khác, chúng con không bầy tỏ lòng tôn kính, kính bạch Ngài.

S: Các con nói rằng các con bầy tỏ lòng tôn kính đến các bậc cao niên của mình sau khi các con bầy tỏ lòng tôn kính đến với Đức Phật. Nhưng các con có biểu lộ lòng tôn kính đến những người đang sống với các con và đến những người cùng lứa tuổi không ? Nếu Sư đã đặt những gói tiền với mỗi gói trị giá 1,000 đồng dài theo đường lộ để cho bất kỳ ai đến lấy, các con sẽ có ý hướng lấy một gói không ?

D: Lẽ tất nhiên là chúng con sẽ lấy, kính bạch Ngài.

S: Và nếu các con thấy được một cái thứ hai, các con cũng muốn lấy cái đó không ?

D: Lẽ tất nhiên là chúng con sẽ lấy, kính bạch Ngài.

S: Và nếu các con thấy được một gói thứ ba tiền ngân hàng, các con cũng muốn lấy cái đó không ?

D: Các con sẽ lấy nó, lẽ tất nhiên rồi, kính bạch Ngài.

S: Các con đã có được một, các con sẽ không muốn một người nào khác có được một gói ?

D: Các con sẽ không nghĩ như thế vậy, kính bạch Ngài.

S: Nếu các con tình cờ đi đến với một người bạn, có phải các con sẽ để cho anh ấy thấy được một gói tiền với sự nghĩ suy, “Ta sẽ giả vờ không thấy cái gói đó. Dù sao thì, Ta cũng đã có một gói rồi?” “Các con sẽ để cho anh ấy có được một gói hay là các con sẽ chụp lấy hết cả và bỏ chạy lấy nó ?”

D: Con sẽ chụp lấy hết tất cả nếu con có thể và bỏ chạy lấy nó, kính bạch Ngài.

S: Phải rồi, phải rồi, những ý hướng của các con quả là không thú vị. Khi nói đến tiền bạc, các con không thể ban tặng cho đến bất cứ một ai. Nhưng sau đó, các con nói rằng các con tôn kính và khiêm cung chỉ vì các con bầy tỏ lòng tôn kính đến với Đức Phật vào buổi tối. Nếu các con ấp ủ trong lòng những nghĩ suy như sau “Vì sao anh ấy trở nên khá hơn mình vậy ? Có phải kiến thức của anh ta to lớn hơn cái của mình ?” thế rồi tâm thức của các con tràn đầy của sự tự hào. Nếu các con bầy tỏ lòng tôn kính đến các bậc Cha Mẹ của mình, đến các vị thầy, đến các bậc cao niên đó, khôn ngoan hơn hoặc là địa vị cao hơn, mà chẳng có sự tự hào, thế rồi các con sẽ sống đến hơn một trăm năm. Nếu các con biểu lộ lòng tôn kính đến những người như thế, chỉ là vì các con sẽ lấy được $ 1,000 đồng ? Các con sẽ chỉ nhận được tiền thôi sao ?

D: Nó sẽ là nhiều hơn cả tiền bạc nửa.

S: Đúng thực như vậy ! Và cho dù các con biết được những điều chi thực sự quan trọng, các con cũng chẳng muốn cho $1,000 đồng đến một người nào khác, mà trái lại, chạy đến và chụp lấy nó cho chính mình. Khi Đức Phật, vì lòng bi mẫn, đã giảng dạy Giáo Pháp, có phải mọi người liễu tri được Giáo Pháp ?

      D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, không phải ai cũng liễu tri được Giáo Pháp ?

S: Vì sao là như vậy hả ?

D: Một vài người đã chẳng có lắng nghe đến Đức Phật, kính bạch Ngài.

S: Chỉ khi nào các con thực hiện Giáo Lý của Đức Phật cho chính mình, có thể các con thành đạt bậc Chánh Đẳng Giác (Quả vị Phật Toàn Giác), bậc Độc Giác (Quả vị Phật Độc Giác), bậc Chí Thượng Thinh Văn Giác (Quả vị Đệ Tử Trưởng), bậc Đại Thinh Văn Giác (Quả vị Đệ Tử Hàng Đầu), bậc Thính Văn Giác Thông Thường (Quả vị Vô Sinh). Nếu các con muốn thành đạt một trong các tầng lớp của sự Giác Ngộ, các con có thể được. Thông qua Giáo Lý của Đức Phật, các con có thể thành đạt sự an vui ngay bây giờ, một sự an vui mà cũng sẽ tồn tại với các con trong ngày vị lai. Phải thực hiện bao lâu để cho hạt thóc được nẩy mầm ?

D: Chỉ qua một đêm thôi, kính bạch Ngài.

S: Thực hiện chỉ có một ngày để cho hạt thóc được nẩy mầm. Hiện giờ, nếu các con giữ lấy hạt thóc, lẽ tất nhiên một hạt giống có phẩm chất, sau nầy được nẩy mầm và không đi gieo trồng nó, nó sẽ mọc lên được không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Cho dù là các con có một hạt giống có phẩm chất, nếu các con không đem nó đi trồng, nó sẽ không thể mọc lên được. Điều đó cũng tương tự với Giáo Lý của Đức Phật; chỉ khi nào các con tín thọ Giáo Pháp thì các con sẽ liễu tri được Giáo Pháp. Nếu các con trú niệm với sự tỉnh giác vào sự khởi sinh của Danh và Sắc, các con đạt được điều chi ?

D: Sự tĩnh giác nầy được gọi là Minh, kính bạch Ngài.

S: Nếu một người sống mà chẳng có Giáo Lý của Đức Phật, các con gọi sự việc đó là chi ?

D: Đó là Minh, kính bạch Ngài, sự si mê.

S: Nếu các con sống trọn cả cuộc đời của mình với Minh, liễu tri về Phật Pháp, thế rồi các con sẽ đi về đâu sau khi mệnh chung ?

D: Đi đến một vài Cõi Tịnh Hảo, kính bạch Ngài.

S: Điều chi sẽ xẩy ra sau một cuộc sống dẫy đầy của sự thiếu hiểu biết ?

D: Người ta sẽ đi đến những cõi thấp kém, kính bạch Ngài.

S: Bây giờ, nói rằng một cụ lão vào khoảng bảy mươi tuổi đang bầy tỏ lòng tôn kính đến Đức Phật. Trong khi đang thực hiện như vậy, ông ta không thể giữ được tâm thức của mình tập trung vào Giáo Pháp, mà ông đã để cho phóng đi đó đây. Nếu cụ lão nầy mệnh chung vào ngay khoảnh khắc đó, thì ông ta sẽ đi tục sinh ở nơi đâu ?

D: Ông ta sẽ đi đến những cõi thấp kém, kính bạch Ngài.

S: Thực vậy sao ? Hãy suy nghĩ một cách kỷ lưỡng trước khi các con trả lời. Ông ta đang bầy tỏ lòng tôn kính đến với Đức Phật và ông ta đang hành thiền. Như thế, ông ta sẽ đi về đâu nếu ông mệnh chung vào ngay khoảnh khắc đó ?

D: Ông ta sẽ đi đến những cõi thấp kém, kính bạch Ngài.

S: Nhưng mà vì sao vậy ?

D: Bởi vì tâm thức của ông ta đang phóng đi khắp mọi nơi, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy. Những đặc tính chi đang khởi sinh trong tâm thức của một người đang sống trong sự thiếu hiểu biết ?

D: Đó là lòng tham muốn (Tham), sự ác cảm (Sân) và sự si mê (Si).

S: Tham là chi ?

D: Tham là sự tham muốn sự việc gì đó, kính bạch Ngài.

S: Tham bao gồm bất kỳ mọi sự ưa thích, đã bị thu hút vào sự việc gì đó, lòng tham muốn. Một người mà mạng chung với bất kỳ sự ưa thích nào hoặc là lòng tham muốn ở trong tâm thức của mình thì được cho là sẽ tục sinh thành một ngạ quỷ. Nhưng Sân là chi ?

D: Sân là sự oán hận, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, Sân là nguyên nhân cho sự đấu tranh của các con. Sân khởi sinh vì lẽ các con không muốn lấy điều mà các con muốn và các con muốn lấy điều mà các con không muốn. Không ưa thích là Sân. Nếu các con mệnh chung với sự không ưa thích ở trong tâm thức của mình, các con sẽ tục sinh trong địa ngục. Si là sự thiếu hiểu biết về những phúc lợi thu đạt được từ việc thiện công đức, trau giồi đức hạnh và tu tập thiền định. Nếu các con mệnh chung với sự si mê ở trong tâm thức của mình, các con sẽ tục sinh thành một động vật. Không một ai, không Thượng Đế, không Chư Thiên hoặc là Phạm Thiên đã tạo ra thể xác và tâm hồn. Điều đó lệ thuộc vào quy luật của Thiên Nhiên, để khởi sinh và hoại diệt, quả đúng với Đức Phật đã dạy. Nếu một người mệnh chung mà đang tập trung vào sự tĩnh giác của Danh và Sắc, và liễu tri về sự khởi sinh và hoại diệt của chúng, thế rồi, căn cứ vào Giáo Lý của Đức Phật, vị nầy sẽ tục sinh thành một con người, Chư Thiên hoặc Phạm Thiên. Nếu một người nào đó đang đi đến nơi mà vị ấy muốn đi, vị ấy có cần phải vấn hỏi người nào khác để chi đường hay không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Người ta có cần vấn hỏi người nào khác “Tôi đang sống với kiến thức hay là trong sự thiếu hiểu biết ?”

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Không, quả thật là không. Do đó, hãy làm việc chăm chỉ để mang lại những Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật) mà các con đã tích lũy trong suốt trọn cả vòng Luân Hồi cho thành trái quả. Hãy kiên định trong sự nỗ lực của các con.

Hãy hành động như các bậc trí tuệ ở thời quá khứ đã hành động sau khi được đón nhận Giáo Lý một cách trực tiếp từ nơi Đức Phật, họ đạt được Níp Bàn. Nên biết rằng các con cũng đã được sinh ra ở trong một cõi giới thuận lợi của chúng sanh, chẳng có chi có thể cản ngăn các con qua việc tu tập để thành đạt về tám giai đoạn của Níp Bàn.

Hãy tu tập với sự tinh cần mãnh liệt cùng với sự kiên định, và đoan chắc rằng không có sự lãng phí dù chỉ là một chút ít thời gian. Hãy khuyên bảo và khuyến khích những người khác cũng cùng tu tập. Hãy phấn đấu với niềm hạnh phúc trong nội tâm của các con, và khi các con đã được thành tựu, hãy hưởng lấy chân hạnh phúc.

DISCOURSE II
EXTINGUISHING THE FIRES WITHIN

PHÁP THOẠI II

HÃY DẬP TẮT CÁC NGỌN LỬA TRONG LÒNG

Đại Trưởng Lão Webu: Có những nhiệm vụ đối với khuôn viên và bảo tháp, khuôn viên và cây bồ đề, đối với các vị giáo thọ, Mẹ Cha, vợ và các con. Nếu chúng ta hoàn thành viên mãn các việc nầy, và có phải đây là chúng ta thực hiện hạnh kiểm tốt đẹp (đức hạnh)?

Trong khi chúng ta đang làm hoàn thành viên mãn các nhiệm vụ của mình, thì có phải chăng không thể nào thực hiện được chánh niệm về hơi thở ? Nếu chúng ta không hoàn thành các nhiệm vụ nầy, thì có thể nào chúng ta nói rằng giới luật của mình đã thành tựu ? Nếu giới luật của chúng ta không hoàn hảo, thì có thể nào chúng ta kỳ vọng để trải nghiệm những hạnh phúc mà chúng ta ước nguyện có được ? Nếu chúng ta không được hạnh phúc, nếu chúng ta không có được định thức tốt, và nếu tâm thức của chúng ta không được tập trung, thì chúng ta không thể nào đạt được tuệ giác (trí tuệ).

(Đúng theo những giới luật của tu sĩ Phật Giáo, hai lần trong một tháng, Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã tập hợp các vị tu sĩ vào trong hội trường xuất gia (Thánh Địa Sìmà) để trùng tụng 227 điều giới của vị tu sĩ (Biệt Biệt Giải Thoát Giới) và quan tâm đến những vấn đề khác của đoàn thể. Vào lúc kết thúc cuộc hội hợp nầy, Ngài thường ban một Pháp Thoại đến những cư sĩ đang hiện điện.)

Đại Trưởng Lão: Hôm nay là ngày Thanh Tịnh Giới (*). Vào lúc rạng sáng các con đã khởi lên sự nghĩ suy “Hôm nay là ngày Thanh Tịnh Giới ” và các con đã đảm trách việc thọ trì tám điều học giới. Kể từ đó, các con vẫn tiếp tục giữ được chánh niệm ?

[(*): Thanh Tịnh Giới (Bát Quan Trai Giới): Có bốn ngày Thanh Tịnh Giới trong một tháng, dùng theo Âm Lịch: trăng tròn (ngày 15), trăng lưỡi liềm (ngày 30), và hai ngày của tuần trăng. Vào những ngày Thanh Tịnh Giới các Phật Tử thọ trì tám điều học giới một cách truyền thống và đi đến các tu viện để hành thiền và để lắng nghe những Pháp Thoại thuộc đạo giáo. Trong các vùng thành thị của Miến Điện, những ngày Chủ Nhật được thay thế cho các ngày Thanh Tịnh Giới, trong khi các vùng nông thôn của Miến Điện, thì âm lịch vẫn còn được áp dụng.]

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng con không có.

S: Vào thời gian nầy, các con đã có được bao nhiêu lần tỉnh giác về thở vô và thở ra ?

D: Thỉnh thoảng chúng con có tỉnh giác, thỉnh thoảng chúng con không có, kính bạch Ngài.

S: Tâm thức của các con an trú với đối tượng được bao lâu và bao nhiêu lần các con đã bị thất thoát ?

D: (Không trả lời).

S: Trong khi các con giữ im lặng, Sư cho rằng các con đã có khả năng luôn giữ vững sự tỉnh giác của mình.

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng con không có.

          S: Trong trường hợp đó, Sư phải vấn hỏi các con một vài câu hỏi nửa. Bao nhiêu lần tâm thức của các con biến mất trong một tia chớp của ánh sáng ?

D: Hàng tỷ tỷ lần, kính bạch Ngài.

S: Như thế, nó khởi sinh và hoại diệt hàng tỷ lần. Mỗi lần tâm thức khởi sinh, nó nắm bắt một vài đối tượng, duyệt ý hoặc bất duyệt ý, ưa thích hoặc không ưa thích. Có khi nào dòng tâm thức liên tục không ngừng nầy bị cắt đứt hoặc bị gián đoạn không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, tâm thức luôn nắm bắt một đối tượng.

S: Đúng vậy, và những người bạn tốt và xấu khởi sinh trong tâm thức của các con là do bởi những hành động khôn khéo và không khôn khéo hoặc là nghiệp báo mà các con đã tạo trong quá khứ. Bây giờ, nếu một đối tượng duyệt ý mà các con gọi là một hảo bằng hữu đi vào dòng tâm thức, thì điều chi xẩy ra ?

D: Sự ưa thích hay là Tham khởi sinh, kính bạch Ngài.

S: Nếu sự ưa thích khởi sinh, đây có phải là tốt hay xấu ?

D: Nó là xấu (bất thiện), kính bạch Ngài.

           S: Nhưng nếu là một bạn xấu, một đối tượng của tâm thức bất duyệt ý khởi sinh, điều chi xẩy ra sau đó ?

D: Sự không ưa thích hay là Sân, kính bạch Ngài.

S: Nếu chúng ta cho phép Sân hoặc sự không ưa thích khởi sinh, là chúng ta khôn khéo hay không khôn khéo ? Hành động nầy là thiện hay là bất thiện ?

D: Đó là không khôn khéo, kính bạch Ngài.

S: Như thế, nếu chúng ta chấp nhận những đối tượng của tâm thức dễ chịu, ưa thích, khao khát, mong muốn, và tham dục khởi sinh, và chúng ta đang tạo ra những hành động không khôn khéo, đó là dẫn đến những cõi giới của chúng sanh thấp kém. Tuy nhiên, nếu những nghĩ suy hoặc các hình ảnh bất duyệt ý khởi sinh, và chúng ta sở hữu về chúng nó, thế thì sự lo lắng, ưu não, khổ đau, sân hận và ác cảm khởi sinh, và những trạng thái tinh thần nầy cũng dắt dẫn đi đến những cõi giới thấp kém. Bây giờ, khi là thời gian ở vào sự nghĩ suy duyệt ý hoặc bất duyệt ý thì hình ảnh, hoặc âm thanh, hoặc cảnh tượng, hoặc vị nếm, hoặc xúc chạm có khởi sinh hay không ?

D: Không có thời gian như thế, kính bạch Ngài. Tâm thức luôn luôn bắt lấy một đối tượng.

S: Và tất cả các đối tượng nầy đang khởi sinh ở trong tâm thức của chúng ta là những kết quả của các hành động mà chúng ta đã tạo trong quá khứ, trong vòng luân hồi. Nếu một đối tượng là duyệt ý hoặc bất duyệt ý, khi nó khởi sinh, thì các con thường hay làm điều chi ?

D: Chúng con phản ứng một cách không khôn khéo và tạo bất thiện nghiệp cho chính mình, kính bạch Ngài.

S: Nếu một đối tượng duyệt ý khởi sinh ở trong tâm thức, sự ưa thích, sự khao khát, sự mong muốn khởi sinh. Sự khao khát nầy, sự tham nầy, nó giống cái chi ? Nó chẳng giống như một ngọn lửa hay sao ? Tham (sự khao khát) giống một ngọn lửa. Thế còn sân, sự không ưa thích, ác cảm và hận thù thì sao ?

D: Sân cũng giống như một ngọn lửa, kính bạch Ngài.

S: Như thế, bất cứ điều gì xẩy ra, có phải chúng ta phải chịu thọ khổ đau bởi sự đốt cháy của ngọn lửa hay không ?

D: Dạ đúng vậy, kính bạch Ngài.

S: Tuy nhiên về quá trình diễn biến, nếu thamsân có khởi sinh, thì hãy để chúng khởi sinh. Nếu chúng ta đang thực hành Giáo Lý của Đức Phật, có thể nào chúng tác động được chúng ta ? Trong khi chúng ta đang tu tập thiền Sổ Tức, thì thamsân không có một cơ hội để sở hữu được tâm thức của chúng ta.

Giáo Lý của Đức Phật giống với đại hồ Anottata (*). Nếu các ngọn lửa của tham hoặc sân hoặc bất cứ các ngọn lửa nào khác mà rơi xuống hồ nầy, chúng nó được dập tắt, và chúng ta không phải chịu thọ khổ đau cái nóng thiêu đốt của chúng nửa.

[(*): Hồ Anottata: một hồ ở trong dãy núi Himavant (Hy Mã Lạp Sơn) khu vực mà nước vẫn luôn mát lạnh.]

Chỉ khi nào chúng ta liễu tri từng mỗi khởi sinh của tâm thức trong hàng tỷ lần nó khởi sinh trong một khoảng giây khắc, thì chúng ta có thể công bằng mà nói rằng chúng ta đã đạt được Tuệ Chí Thượng, hoặc Chân Tuệ và Tuệ Giác.

Tâm thức và thể xác khởi sinh hàng tỷ lần trong một nhấp nháy của con mắt, và cùng với nó, là những bạn bè tốt và xấu của các con. Nếu các con không cảnh giác phòng hộ, thì những hành động tốt và xấu của các con lại một lần nửa sẽ được tích lũy ở trong các con hàng tỷ lần. Bây giờ, ai là người chịu trách nhiệm về những cảm giác duyệt ý và bất duyệt ý mà khởi sinh một cách liên tục ở trong thân xác của các con ?

D: Chính tự bản thân chúng con chịu trách nhiệm về chúng, kính bạch Ngài.

S: Các khoản nợ mà các con đã tích lũy trong thời gian dài vô hạn lượng của vòng luân hồi là đang ở với các con. Nếu các con không thích ứng với Giáo Lý của Đức Phật và thực hành chúng, thì các con sẽ tìch lũy cũng cùng các khoản nợ không biết bao nhiêu lần nửa, hàng tỷ lần trong một khoảng giây khắc. Các con có khả năng đếm được các khoản nợ nầy không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng là vô hạn lượng.

S: Bởi vậy, các con nên thích ứng với việc tu tập nầy mà Đức Phật đã giảng dạy. Nếu các con không chấp nhận những điều mà khởi sinh và hoại diệt theo cách riêng của nó, thế thì các khoản nợ của các con đã tích lũy sẽ giảm bớt và sẽ không có tích lũy các khoản nợ mới. Nếu tự nơi các con nhận thức được việc khởi sinh và biến mất nầy đây, thì các con không tạo ra các khoản nợ mới và các con giải thoát khỏi các khoản nợ cũ. Như thế các con đạt đến Tuệ Chí Thượng.

Kỹ thuật về việc hiện đang tĩnh giác vào thở vô và thở ra nầy đây có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào. Các con có thể tu tập nó trong khi các con ở một mình hoặc là trong công ty, trong khi các con đang ngồi, đang đi, đang đứng hoặc đang nằm. Các con đang ở bất cứ nơi nào, các con có thể tu tập được nó. Bây giờ, các con có phải trả tiền để thực hành Sổ Tức hay không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Các con có phải bỏ thời gian làm việc để thực hành hay không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Trong trường hợp đó, điều chi là quá khó khăn cho việc nầy ? Việc thực hành nầy sẽ làm cho các con cảm thấy mệt mỏi ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Nếu các con làm ra rất nhiều lợi nhuận với doanh nghiệp của mình, và người ta vấn hỏi các con “Có bao nhiêu vàng, bao nhiêu bạc mà bạn đã có ?” “Các con sẽ nói cho họ biết không ?”

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Và tại sao không ?

D: Người ta không nên nói cho người khác biết về những việc như thế, kính bạch Ngài.

S: Bây giờ, với vật châu báu, vàng và bạc hay là Giáo Pháp, cái nào quý giá hơn ?

D: Giáo Pháp là quý giá hơn, kính bạch Ngài.

S: Như thế, đừng nói cho những người khác biết về những thành tựu của mình. Bây giờ là mấy giờ rồi ?

D: Bảy giờ P.M, kính bạch Ngài.

S: Bao nhiêu thời gian mà các con đã bỏ đi cho đến khi mặt trời mọc ?

D: Vào khoảng mười giờ đồng hồ, kính bạch Ngài.

S: Các con có nghĩ rằng các con có thể thực hành thiền định với thời gian dài như thế đó mà chẳng có nghỉ ngơi ? Hãy gắng công gắng sức lên để chính tự bản thân giải thoát khỏi các khoản nợ của mình. Những sự nỗ lực và các thiện công đức hạnh đã được thực hiện ở trong thời quá khứ đang trổ sanh những kết quả tốt đẹp của nó.

 

 

 

 

 

DISCOURSE III

KEEP YOUR MIND ON THE SPOT
PHÁP THOẠI III

HÃY GIỮ TÂM CỦA MÌNH VÀO ĐIỂM CHẠM

Đại Trưởng Lão Webu: Các con đã đang đảm trách thọ trì Giới Luật. Hãy tiếp tục huân tập trong Giới Luật, hãy trau giồi giới luật đến mức cùng tột. Chỉ khi nào các con thực sự trau giồi giới đức thì những sở nguyện cầu mà các con ấp ủ ở trong lòng sẽ được hoàn thành viên mãn một cách trọn vẹn.

Một khi các con đã an trú trong phẩm hạnh đạo đức, những hành động khôn khéo mà các con đảm trách sẽ cho kết quả trong việc hoàn thành viên mãn các nguyện vọng thánh thiện của mình. Các con có niềm tin trong những phúc lợi đang gia bội đến các con từ các việc xả thí thiện, và các con tôn trọng người thọ thí các tặng phẩm của mình. Như thế, hãy uốn nắn tâm thức của các con và truyền bá Giáo Pháp mà chẳng có bạn đồng hành. Hãy tự mình chuẩn bị các việc xả thí và chuẩn bị chúng một cách tốt đẹp, chẳng cậy nhờ một ai khác cho mục đích nầy.

Trong khi xả thí tặng phẩm của mình, các con nên phát nguyện trong sự tĩnh giác với lời nói rằng “Con ước nguyện thành đạt Níp Bàn” (Do quả phước báu hiện tại nầy xin làm duyên cho con đạt Níp Bàn). Các bậc Thánh nhân mà đã được thành đạt Níp Bàn là do nương vào vô số lượng lời phát nguyện mà các Ngài không thể nào đếm thành những con số.

Sự thực là, một người tự nhận thức và tự liễu tri cho chính mình sau việc thấu triệt Tứ Thánh Đế được gọi là Giác Ngộ. Có nhiều thể loại sai biệt về Giác Ngộ: Chánh Đẳng Giác (sự tự giác ngộ tối thượng của một vị Phật đi giảng dạy), Độc Giác (sự tự giác ngộ của một vị Phật không đi giảng dạy), và Thinh Văn Giác (sự giác ngộ của một môn đệ của một vị Phật đi giảng dạy). Thinh Văn Giác được chia ra làm ba cấp bậc: Chí Thượng Thinh Văn (thành đạt do bởi hai vị Đệ Tử Trưởng), Đại Thinh Văn Giác (thành đạt do bởi tám mươi Đệ Tử Hàng Đầu), và Thinh Văn Giác Thông Thường (thành đạt do bởi tất cả bậc Vô Sinh khác). Tất cả chúng ta phải ước nguyện đến Níp Bàn, điều phúc lành tối thượng. Lý do tại sao ngay lúc nầy các con có thể hoàn thành viên mãn đạt được các sở nguyện cầu đến Níp Bàn ? Vì lẽ thời gian là thích hợp, hình tướng của chúng hữu sinh (*) của các con là thích hợp, và vì thực tế là, tất cả các bậc đạo đức là người gắng sức nỗ lực để có thể hoàn thành viên mãn những sở nguyện cầu.

[(*): Giáo Pháp, Giáo Lý của Đức Phật, chỉ có thể thực hành trong một số cõi của ba mươi mốt cõi của chúng sanh. Trong các cõi ở phía dưới cõi Nhân Loại, những chúng sanh ở trong địa ngục thọ hình khổ đau một cách mãnh liệt, cũng có thể thực hành Giáo Lý (ngay cả đạo đức), các chúng sanh ở trong cõi động vật không sở hữu đủ trí thông minh cần phải có để liễu tri được Giáo Lý, trong khi có một số cõi Phạm Thiên không có thể tiếp xúc với các cõi giới thấp kém, và do đó, không có thể tiếp nhận Giáo Lý. Chư Phật thường luôn xuất hiện ở trong cõi nhân loại.]

Thời gian thích hợp là thời gian khi một vị Phật xuất hiện và thời gian khi mà Giáo Lý của Ngài đang còn hiệu lực. Tất cả chúng sinh được sinh ra ở trong cõi nhân loại hoặc ở trong cõi Chư Thiên được cho là sanh hợp thời. Bây giờ, các con phải hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu thông qua sự nỗ lực của mình.

Nhìn vào sự việc đó mà các con đem việc tu tập của mình đi đến một sự kết luận theo rất nhiều phương hướng trước khi các con được thực hiện. Một khi người ta đã đạt tới mục tiêu của mình, thì người ta thực sự hạnh phúc không chỉ trong một thời gian ngắn, hoặc chỉ cho một đời người, mà cho tất cả những kiếp sống còn lại (#).

[(#): Chư Thánh nhân, là các bậc đã trải qua kinh nghiệm Níp Bàn, chỉ còn có một số giới hạn của cuộc sống để sống cho tới khi họ đạt đến sự chấm dứt tất cả sự khổ đau. (Xin xem, Lời giới thiệu, Pàli thuật ngữ.)]

Vào lúc nầy, các con có sở nguyện cầu về Níp Bàn nầy đây, đừng nghĩ rằng các con không đạt được hạnh phúc như thế, hoặc là các con không thể nào hoàn thành viên mãn một sở nguyện cầu cao xa như thế. Hãy thiết lập nghị lực và sự tinh cần đến một mức độ mà nó có đủ năng lực mạnh mẽ để cho các con đạt đến mục tiêu. Nếu các con làm được như thế, các con sẽ vượt qua mọi sự nghi ngại để thực hiện sở nguyện cầu vào đúng thời điểm.

Điều chi các con sẽ được biết một khi các con đã hoàn thành công việc mà đã được thực hiện ? Vào thời gian của Đức Phật, Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đã đi đến với Ngài để bầy tỏ lòng tôn kính của mình. Tuy nhiên không có người nào, Chư Thiên hoặc Phạm Thiên đã được hài lòng chỉ qua sự hiện diện của Đức Phật và qua việc tôn kính đến với Ngài. Như thế, Đức Phật vì lòng bi mẫn muốn dạy cho chúng sanh điều mà chính tự Ngài đã tìm ra và đã tự liễu tri cho chính mình. Việc truyền đạt kiến thức của Ngài, chúng ta gọi là việc thuyết giảng. Khi Đức Phật đã thuyết giảng, trong một khoảng giây khắc, có rất nhiều con người, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đã thành đạt được điều mà họ đã đang có ước nguyện đến.

     Nên hiểu biết rằng đây là thời gian thích hợp và hình tướng thích hợp của kiếp hữu sinh, chúng ta hãy nên thiết lập sự tỉnh giác như các bậc trí tuệ đã làm trước chúng ta, và như thế, chúng ta có thể trải nghiệm việc hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu.

Giáo Lý của Đức Phật là chi ? Vì lòng đại bi, những vị tu sĩ và các bậc trí tuệ đã lưu truyền Giáo Lý của Đức Phật cho đến các con. Mỗi khi các con đã được hướng dẫn, các con được hiểu biết thêm một ít về Giáo Lý, tùy thuận theo khả năng hiểu biết của mình. Các con biết rằng Giáo Lý đã được lưu trữ ở trong Ba Giỏ Tam Tạng. Các con biết rằng: “Đây là từ nơi Tạng Kinh. Đây là từ nơi Tạng Luật. Đây là từ nơi Tạng Vô Tỷ Pháp.” Tất cả các con hiểu biết rất nhiều về Giáo Lý.

Thánh điển quả là thậm đại. Cho dù là bậc trí tuệ đọc, nghiên cứu và giảng dạy các kinh điển nầy không có sự gián đoạn, kinh điển quả là thậm đại cho một người nghiên cứu và hiểu biết được chúng một cách trọn vẹn. Không thể nào có một người thông thạo toàn bộ kinh điển, vì lẽ chúng chứa đựng tất cả Giáo Lý của Đức Phật. Chúng quả là toàn hảo và chẳng có chi là vô ích. Chúng tiêu biểu cho điều mà Đức Phật đã tự thấu triệt và tự liễu tri cho chính mình. Giáo Lý đã được chứa đựng ở trong Tam Tạng, là con đường duy nhất để thoát khỏi sự khổ đau, và các vị tu sĩ, đã tự bản thân liễu tri được điều nầy, với lòng bi mẫn đã chỉ vẽ điều nầy cho chúng ta không biết bao nhiêu lần. Tuy nhiên có thể nào bậc trí tuệ trình bầy chi tiết hết tất cả các kinh điển thiêng liêng đến với các con, cho đến nỗi không bỏ sót một khía cạnh nào ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, không thể nào có điều nầy.

S: Các bậc Thánh Nhân sẽ phải mất bao nhiêu lâu để trình bầy chi tiết tất cả Giáo Lý ? Phải mất bao nhiêu ngày các con sẽ ngồi và nói chuyện để trang trải tất cả Giáo Lý mà các bậc Thánh Nhân đã có được ghi nhớ ?

Mục đích của tất cả Giáo Lý nầy đây, là để hiển thị con đường dẫn đến chấm dứt sự khổ đau. Các con hiểu biết khá đầy đủ về Giáo Lý của Đức Phật. Trong tất cả các khía cạnh đa dạng của Giáo Lý, các con phải nắm bắt lấy một Pháp và tu học nó với sự kiên trì. Nếu các con tập trung tâm thức của mình vào một đối tượng duy nhất như các bậc trí tuệ của thời cổ xưa đã làm, thì nó không có an trú vào đối tượng đó phải không ?

D: Nó an trú, kính bạch Ngài.

S: Vì vậy, hãy chọn lấy một sự huấn thị về thiền định được rút ra từ rất nhiều Pháp môn khác biệt nhau mà Đức Phật đã chỉ dạy, và hãy thường luôn tu tập với nó một cách tỉnh giác. Hãy tu tập với nhiều nỗ lực và sự quyết tâm như các môn đệ của Đức Phật đã làm trong thời quá khứ. Nếu các con tập trung tâm thức của mình trên một đối tượng, thì nó sẽ từ bỏ được thói quen của nó đi lang thang đến các đối tượng mà nó ưa thích. Khi các con có khả năng giữ được tâm thức của mình trên một đối tượng như thế, thì có thể nào vẫn còn có tham là nguyên nhân của sự bất hạnh ?

D: Khi tâm thức được ổn định, thì không có tham, kính bạch Ngài.

S: Có sự ác cảm không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Có thể bị si mê không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Nếu không có sự ưa thích, sự ghét bỏ, và sự si mê, có thể có sự sợ hãi, sự lo lắng và sự kích động không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Nếu không có sự sợ hãi, sự lo lắng và sự kích động, các con sẽ được hạnh phúc hay là bất hạnh ?

D: Thì sẽ được hạnh phúc, kính bạch Ngài.

S: Nếu các con đã chọn được một đối tượng của thiền định mà Đức Phật đã trao truyền và thực hành với sự nỗ lực mãnh liệt, thì yếu tố Cần Như Ý Túc (*) sẽ bất định khởi sinh đến các con ?

D: Nhất định nó sẽ đến, kính bạch Ngài.

[(*): Như Ý Túc: Căn nguyên hoặc nền tảng của sự thành đạt sự hoàn thành hoặc sự toàn thiện. Tinh Tấn (Nỗ Lực): Một người với sự Tinh Tấn đã được truyền trao với sự suy nghĩ rằng mục đích có thể được thành đạt là do bởi nghị lực và sự tinh cần. Vị ấy đã không ngã lòng cho dù là người ta nói với vị ấy rằng ông phải trải qua muôn vàn gian khổ. Vị ấy đã không ngã lòng cho dù thật sự là ông ta đã trải qua muôn vàn gian khổ. Vị ấy đã không ngã lòng cho dù là người ta nói với vị ấy rằng ông phải gắng sức nỗ lực trong nhiều ngày, nhiều tháng và nhiều năm. Vị ấy đã không ngã lòng cho dù thật sự là ông ta đã gắng sức nỗ lực trong thời gian dài như vậy (Đại Trưởng Lão Ledi, Giáo Khoa Thư Phật Giáo, trang 190f.)]

S: Ngay sau khi tự bản thân các con thiết lập trong sự nỗ lực, yếu tố Cần Như Ý Túc sẽ khởi sinh. Tuy nhiên chúng ta đang giỏi nói về Giáo Lý. Thay vì đó, ngay bây giờ chúng ta hãy ra sức nỗ lực. Yếu tố Cần Như Ý Túc tức thì sẽ khởi sinh. Điều nầy được gọi là Bất Đoạn Thời, kết quả hiện tiền được khởi sinh tại đây và ngay tức thời. Nó không khởi sinh bởi do chúng ta nghĩ suy hoặc hiểu biết về nó, mà duy nhất là chỉ do sự thực hành. Như thế thì, hãy tập trung toàn bộ sự chú ý của các con vào ngay vị trí bên dưới mũi và ở trên môi trên. Hãy cảm giác về hơi thở vô và hơi thở ra của mình, và cảm giác như thế nào khi nó xúc chạm vào ngay vị trí bên dưới mũi và ở trên môi trên.

Sư nghĩ các con đã có tập trung sự chú tâm của mình vào vị trí ngay cả trước khi Sư kết thúc sự hướng dẫn ?

D: Con không nghĩ tất cả đã có thể làm được điều đó, kính bạch Ngài.

S: Tốt lắm, tất cả đã hiểu biết được điều mà Sư đã nói.

D: Một vài người vẫn chưa hiểu biết họ phải thực hành như thế nào, kính bạch Ngài.

S: Ồ các thân thương của tôi ơi … tất cả các con đã được học rất nhiều trong quá khứ. Các vị tu sĩ, với tấm lòng bi mẫn, đã giảng dạy cho các con không biết bao nhiêu lần, và các con đã thấu hiểu những sự hướng dẫn của họ một cách thông minh. Khi Sư đã nói với các con tập trung vào điểm chạm với sự quyết tâm mãnh liệt và không để cho cái tâm của mình phóng dật, các con đã nói là nó đã an trú vào hơi thở, có phải không ?

D: Đó là những người đã tập trung được tâm thức của họ vào điểm chạm, mới trả lời rằng “Nó được an trú, kính bạch Ngài”, “tuy nhiên có những người trẻ tuổi trong hàng thính chúng là những người, từ trước tới giờ, chưa bao giờ được nghe Giáo Pháp”.

S: Có phải Sư đã nói bất luận điều gì các con chưa được nghe trước đây ? Tất cả các con đều là những môn đệ cư sĩ tuyệt vời và đã có đến rất nhiều lần. Tất cả các con đều có khả năng tự thuyết giảng Giáo Pháp.

D: Không phải là tất cả, kính bạch Ngài. Một số người vẫn chưa hiểu biết bất luận một điều nào cả.

S: Nầy những người kia, các con có thể đồng ý với điều mà ông ta vừa mới nói với Sư không ?

D: Kính bạch Ngài, con không có nói về những người đang ở nơi đó, mà con đang nói về một số người chưa biết đến con.

S: Trong các điều mà Sư nói với các con, không có điều chi là Sư đã tự mình khám phá ra cả. Sư chỉ đang lặp lại với các con điều mà Đức Phật đã thuyết giảng. Điều mà Đức Phật đã giảng dạy là toàn thiện và hoàn hảo bất khả khiếm khuyết. Điều mà Sư thuyết giảng thì không hoàn hảo. Điều mà Đức Phật đã thuyết giảng bao hàm hết tất cả. Giáo Lý của Ngài là chẳng có chi là vô ích, tuy nhiên điều mà Sư có khả năng truyền đạt thì có thể là khiếm khuyết trong rất nhiều khía cạnh. Sư sẽ có khả năng trao cho các con tất cả Giáo Lý trong sự hoàn hảo của chúng ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, Ngài không thể nào nói cho chúng con biết tất cả mọi việc.

S: Tốt lắm, tất cả các con hiểu biết những gì thuộc về Tạng Kinh, điều gì thuộc về Tạng Luật, và những chi thuộc về Tạng Vô Tỷ Pháp. Vì lẽ các vị giáo thọ của các con đã hướng dẫn với tấm lòng đại bi, các con cũng hiểu biết về sự giải thích ngắn gọn và rộng lớn của Thiền Chỉ (*)Thiền Minh Sát. Tuy nhiên cho dù các con có hiểu biết tất cả điều nầy hay không, tất cả các con đang hít thở, lớn và nhỏ, người nam và người nữ. Một người có thể hiểu biết tất cả về những kinh điển Pàli, tuy nhiên chẳng hiểu chi cả về chính hơi thở của mình. Có phải tất cả các con đang thở vô và thở ra hay không ?

[(*): Thiền Chỉ (Tĩnh Lặng) là một từ đồng nghĩa với Thiền Định. (Xin xem, Pháp Tụ, I, trang 54.]

D: Chúng con đang hít thở, kính bạch Ngài.

S: Cảc con bắt đầu thở vô và thở ra vào lúc nào ?

D: Khi chúng con đã được sinh ra, kính bạch Ngài.

S: Các con có hít thở khi các con ngồi ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài.

S: Các con có thở vô và thở ra khi các con đứng thẳng lưng ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài.

S: Khi các con đang đi ?

D: Trong trường hợp đó, các con cũng thở vô và thở ra, kính bạch Ngài.

S: Các con có hít thở khi các con đang ăn, đang uống và đang làm việc cho mưu sinh ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài.

S: Các con có hít thở khi các con đi ngủ ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài.

S: Có những thời điểm khi mà các con quá bận rộn, các con có nói rằng “Xin lỗi, Tôi hiện giờ không có thời gian để thở, Tôi quá bận rộn” ?

D: Không có bất cứ một ai có thể sống mà chẳng có hít thở, kính bạch Ngài.

S: Trong trường hợp đó, tất cả các con có đủ khả năng để thở vô và thở ra. Nếu các con chú ý một cách cẩn trọng, các con có thể có cảm nhận ở nơi mà hơi thở xúc chạm khi các con hít thở không ? Các con có thể có cảm nhận ở nơi mà không khí xúc chạm khi nó đi ra khỏi lỗ mũi không ?

D: Con có thể có cảm nhận ở nơi nó xúc chạm, kính bạch Ngài.

S: Và khi không khí đi vào bên trong, các con có thể có cảm nhận ở vào điểm chạm mà luồng không khí nhè nhẹ nầy xúc chạm hay không ?

D: Con có thể, kính bạch Ngài.

S: Bây giờ, hãy tự các con khám phá ra vào điểm chạm mà không khí xúc chạm một cách nhẹ nhàng khi nó đi vào và khi nó đi ra. Nó xúc chạm ở nơi đâu ?

D: Nó xúc chạm vào một điểm chạm nhỏ ở ngay lối đi vào của lỗ mũi khi nó đi vào, kính bạch Ngài.

S: Có phải không khí cũng xúc chạm ở nơi đó khi nó đi ra ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, nó xúc chạm cùng một điểm chạm khi nó đi ra.

S: Các bậc trí tuệ ở trong quá khứ đã có tu tập sự tĩnh giác về hơi thở là vì Đức Phật đã hướng dẫn họ, và bởi do họ đã truyền thụ lại Giáo Lý, mà bây giờ các con mới có được liễu tri.

Nếu các con đã đặt ngón tay của mình trên cái điểm chạm nhỏ ở dưới cái mũi, thế thì các con có cảm nhận về điểm chạm đó không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, con có thể cảm nhận về nó.

S: Các con có thể thực sự có cảm nhận về nó khi các con xúc chạm vào nó. Các con vẫn có diễn cảm về nó không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chẳng có diễn cảm về nó ngay cả chúng con có thể cảm nhận về nó.

S: Trong khi các con có thể cảm nhận về điểm chạm khi các con xúc chạm vào nó với ngón tay của mình, thì các con cũng có thể cảm nhận về nó khi hơi thở xúc chạm vào nơi đó khi nó đi vào và rời khỏi lỗ mũi. Nếu tự bản thân các con có thể cảm nhận về nó, các con có diễn cảm về nó không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng con không có điều đó.

S: Nếu các con đặt ngón tay của mình trên điểm chạm, các con cảm nhận về xúc giác với sự gián đoạn hay là một cách liên tục ?

D: Đó là một sự xúc chạm liên tục, kính bạch Ngài.

S: Có phải luồng không khí đi vào hoặc đi ra là luôn mãi gián đoạn ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Vì không khí vô và ra, chúng ta liễu tri nó liên tục trôi chảy và dẫn đến kết quả sự xúc chạm liên tục từ nơi đó. Đừng dõi theo không khí về khía cạnh đó.

D: Bằng cách ấy, Ngài muốn nói điều chi, kính bạch Ngài ?

S: Đừng để phóng thích vào cái cảm giác được sản sinh ra bởi do hơi thở đang xúc chạm vào da. Vẫn giữ sự tỉnh giác vào sự xúc chạm. Và vì sao vậy ? Nếu các con làm điều đó, các con sẽ không thể nào cảm nhận được cái xúc giác. Vì vậy, chúng ta hãy an trú với sự tỉnh giác vào cái điểm chạm không ngừng nghỉ.

D: Các con phải tĩnh giác vào sự xúc chạm của không khí trong cả hai lỗ mũi hay chỉ trong một ?

S: Hãy cảm nhận chỉ có một. Nếu các con cố gắng cảm nhận vào hai vị trí thì sự chú ý của các con sẽ bị chia tách ra. Hãy đặt trọn vẹn sự chú ý trên một điểm. Tâm của các con có an trú vào điểm chạm không ?

D: Hầu hết thời gian là nó có, kính bạch Ngài.

S: Nhưng không phải là thường xuyên ?

D: Hầu hết thời gian là nó an trú, tuy nhiên vào thời điểm âm thanh của cơn ho làm gián đoạn sự liên tục.

S: Đó là tiếng ho của chính mình hay đó là của một người nào khác ?

D: Đó là tiếng ho của một người nào khác, kính bạch Ngài.

S: Điều quấy rầy các con đây, là do các con tu tập quá ít hay là quá nhiều sự nỗ lực ? Người mà ho đó có bị đáng bị khiển trách không ?

D: Phải đấy, kính bạch Ngài, thành thật mà nói, con có một chút ít tức giận.

S: Chúng ta hãy nhìn vào sự việc nầy. Các con đi đến với Đức Phật để thoát khỏi sự khổ đau. Sau khi đã được tín thọ Giáo Lý của Ngài, các con bắt đầu thực hành. Thế rồi, một người nào đó ho và các con lấy làm khó chịu. Tuy nhiên về quá trình diễn biến, nếu các con hành thiền, như là các con đang làm hiện tại đây, mọi người sẽ coi các con như là một thiện nam tử và họ sẽ khen ngợi các con.

Tuy nhiên hãy nói cho Sư biết, nếu thiện nam tử nầy giận dữ ngay trước khi vị ấy mệnh chung, thì ông ta sẽ đi tục sinh ở nơi đâu ?

D: Ông ta sẽ rơi vào bốn cõi thấp kém.

S: Đúng vậy, các con không nên cho phép sự việc nầy xảy ra. Các con không nên mất đi sự kiên nhẫn và phát cáu tiết lên. Các con đang thực hành nhằm để thoát khỏi sự khổ đau. Các con hãy nên rất là hạnh phúc ngay khi đang nghe tiếng ho nầy. Các con nên nói tiếng “Cảm Ơn”. Cuối cùng thì, người mà đang ho chỉ cho các con được thấy rằng sự nỗ lực của các con chưa đủ vững chắc. Nếu các con mong muốn thoát khỏi sự khổ đau, các con phải nên thực hiện tốt hơn sự việc nầy. Các con sẽ nhất định không thực hiện với thể loại của sự nỗ lực như vầy.

Các con phải tức thì tu tập hạnh tinh tấn nhiều hơn nữa. Nếu các con tu tập với nhiều sự quyết tâm hơn nữa, thì các con sẽ vẫn còn nghe tiếng ho nầy không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, sẽ không có với sự nỗ lực tốt đẹp.

S: Và nếu có nhiều người, tất cả đang nói chuyện lớn tiếng, chúng ta sẽ vẫn còn nghe họ ?

D: Nếu sự nỗ lực của chúng ta chẳng phải thuộc thể loại đúng đắn, thì chúng ta sẽ vẫn còn phải nghe, kính bạch Ngài.

S: Chúng ta có nên nổi giận lên với họ nếu chúng ta nghe họ nói ?

D: Hầu hết thời gian là con nổi giận lên, kính bạch Ngài.

S: Các con không nên cho phép sự việc nầy xảy ra. Các con không nên phát cáu tiết lên. Các con nên nghĩ suy về những người mà quấy rầy các con như là các bạn hữu của mình. “Họ đã quan tâm đến sự phúc lợi của mình, Tôi nên tri ân họ. Tôi không muốn mọi người biết rằng sự nỗ lực của mình quả là quá non kém. Tôi sẽ thiền định và tự cải thiện bản thân mình và nếu họ bắt đầu nói chuyện vẫn còn to tiếng hơn, Tôi lại càng tu tập tinh tấn nhiều hơn nữa.” Nếu chúng ta tự cải thiện bản thân mình cho đến khi chúng ta ngang bằng về hạnh tinh tấn đối với các bậc trí tuệ đã tu tập trước chúng ta, thì chúng ta sẽ thành đạt mục đích mà chúng ta đã có ước nguyện.

Nếu các con không có nghe bất kỳ một âm thanh nào cả, các con trở nên được thỏa mãn với lòng kiêu mạn, nghĩ rằng sự nỗ lực của mình đã hoàn hảo. Đó là lý do tại sao chúng ta nên rất là hoan hỷ nếu một người nào đó quấy rầy mình. Nếu chúng ta đi tới một nơi khác, có thể lại có sự quấy rầy tiếp nữa. Nếu chúng ta chuyển đổi từ nơi nầy đến nơi khác, chúng ta chỉ bỏ mất thời gian thôi. Nhưng nếu chúng ta thiết lập chánh niệm của mình một cách kiên định, chúng ta vẫn còn phải thay đổi địa điểm hoặc là than phiền với người khác không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Điều đó quả là không thích đáng để nói tiếng “Cảm Ơn” đến những người mà quấy rầy chúng ta sao ? Họ đã giúp chúng ta để tìm hiểu làm thế nào để chiến thắng những ước nguyện và các mong cầu của mình, và chúng ta phải tri ân tất cả những bạn hữu của mình. Nếu những sự nỗ lực của chúng ta trở nên vững mạnh y như là các vị giáo thọ của mình, chúng ta sẽ không còn nghe bất luận một điều nào nữa. Chúng ta sẽ tỉnh giác duy nhất vào một điều: cái điểm chạm nhỏ nầy và sự xúc giác. Một khi chúng ta đã thành đạt sự tỉnh giác tốt đẹp vào sự việc nầy, chúng ta sẽ dốc tâm với sự chú ý của mình một cách trọn vẹn vào sự tỉnh giác nầy.

Nếu chúng ta đạt đến sự hạnh phúc mà chúng ta ước nguyện thông qua sự thực hành nầy đây, đó là nội dung của Tam Tạng, mười Pháp Toàn Thiện, ba điều huấn dụ (Tam Học), các Uẩn, các Xứ, và mối Liên Quan Tột Cùng của Chân Đế (Tứ Thánh Đế) là chẳng phải tất cả đã được chứa đựng trong sự tỉnh giác nầy hay sao ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, trong sự tỉnh giác vào sự xúc giác nầy đây, đã chứa đựng tất cả những điều Đức Phật đã dạy.

S: Các con đã được nói về Tam Tạng, về Tứ Thánh Đế, về tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc), và những thuật ngữ kỹ thuật khác. Tuy nhiên, các con có thực sự hiểu biết làm thế nào để phân biệt được giữa Danh và Sắc ? Cái điểm chạm nhỏ ở dưới mũi của các con là Danh hay là Sắc ?

D: Nó là Sắc, kính bạch Ngài.

S: Và sự tỉnh giác vào cái điểm chạm là chi ?

D: Đó là Danh, kính bạch Ngài.

S: Và nếu các con tỉnh giác một cách rõ ràng vào điểm chạm nầy ở dưới cái mũi của mình cũng như là khi các con đụng vào nó với cái ngón tay của mình ?

D: Thế thì, chúng con tỉnh giác được Danh và Sắc, kính bạch Ngài.

S: Điều đó là tốt hay là xấu khi tỉnh giác cùng một lúc vào Danh và Sắc ?

D: Điều đó là tốt, kính bạch Ngài.

S: Điều nầy được gọi là sự hiểu biết (Minh) hay là sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) ?

D: Điều đó là sự hiểu biết, kính bạch Ngài.

S: Và điều chi nếu chúng ta không có sự tỉnh giác nầy ?

D: Như thế, chúng ta sống trong sự thiếu hiểu biết (Vô Minh), kính bạch Ngài.

S: Điều chi thì có nhiều mãnh lực hơn, sự hiểu biết (Minh) hay là sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) ?

D: Sự hiểu biết thì có nhiều mãnh lực hơn, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, sự hiểu biết quả là có mãnh lực. Toàn bộ vòng tuần hoàn của sanh và tử quả là trọn vẹn của sự thiếu hiểu biết (Vô Minh), tuy nhiên ngay bây giờ là các con đã được lãnh thâu Giáo Lý của Đức Phật, thì hãy tỉnh giác. Người khôn khéo đạt được sự tỉnh giác là do bởi họ có khả năng tiếp thâu được Giáo Lý của Đức Phật và duy nhất, chỉ hướng sự chú ý của mình vào nơi đây. Vì họ đạt được sự tỉnh giác, sự hiểu biết (Minh) phát sinh đến với họ. Khi các con có được tỉnh giác trong phương thức nầy, điều chi xẩy ra với sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) ?

D: Nó bị chặt đứt và biến mất, kính bạch Ngài.

S: Chúng ta có thể tìm thấy nó ở đâu, nếu chúng ta tìm kiếm lấy nó ?

D: Nó đã biến mất rồi, kính bạch Ngài.

          S: Dẫu sao thì sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) đã có rất nhiều mãnh lực đối với các con trong thời quá khứ của vòng luân hồi, khi các con lãnh thâu Giáo Lý của Đức Phật và đạt được sự hiểu biết, các con vẫn không biết được sự thiếu hiểu biết của mình đã biến mất ở nơi đâu. Như thế, quả thật là, sự hiểu biết (Minh) quả có rất nhiều mãnh lực hơn là sự thiếu hiểu biết (Vô Minh), và tuy vậy các con vẫn còn than phiền rằng sự thiếu hiểu biết đã là một vật thể lưu tồn mạnh mẽ của tâm thức mình.

D: Nhưng mà, kính bạch Ngài, các con đã kết chặt với sự thiếu hiểu biết rất lâu dài đến nỗi chúng con khó mà buông bỏ nó được.

S: Tuy vậy, nếu các con áp dụng Giáo Lý của Đức Phật, thì sự thiếu hiểu biết sẽ biến mất. Trong cả hai, thì điều nào là thích hợp hơn đối với các con ?

D: Đối với các con, kính bạch Ngài, sự thiếu hiểu biết quả là thích hợp hơn. S: Các con có muốn duy trì một trạng thái của sự hiểu biết không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, nhưng mà chúng con không thể nào buông bỏ sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) được.

S: Sự thiếu hiểu biết dùng vũ lực để xâm nhập tâm thức của các con?

D: Chúng con gọi nó xâm nhập tâm thức của chúng con bằng vũ lực, kính bạch Ngài.

S: Tất cả các con đã có một trình độ học vấn, và các con biết nhiều điều về Giáo Lý của Đức Phật, và các con có thể bàn thảo về chúng, và các con thực hành chúng. Các con hành thiền và thường xuyên giữ vững sự tỉnh giác của mình. Tuy nhiên hãy nói cho Sư biết, các con chuẩn bị những điều chi để hành thiền ?

D: Chúng con phải có một tấm đệm và một tấm thảm để nằm xuống, kính bạch Ngài.

S: Nếu các con có tất cả những điều nầy, thì việc hành thiền của các con sẽ tốt đẹp như là một việc đương nhiên không ?

D: Các con cũng phải tránh xa những người khác nữa, kính bạch Ngài.

S: Điều gì xẩy ra nếu các con xao lãng ?

D: Chúng con ngủ thiếp đi, kính bạch Ngài.

S: Các con là những môn đệ của Đức Phật. Các con biết rằng sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) là kẻ thù của các con. Và mặc dù các con biết điều đó, các con bắt đầu hành thiền chỉ sau khi đã chuẩn bị một chiếc giường cho chính mình. Sau khi hành thiền trong một thời gian, các con sẽ phát sinh chán nản, và hôn trầm cùng với thụy miên sẽ len lỏi vào. Các con sẽ làm gì sau đó ?

D: Chúng con sẽ chịu đựng chúng.

S: Và nếu hôn trầm và thụy miên rất là mãnh liệt, thì các con sẽ vẫn còn kháng cự lại chúng ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, các con sẽ nói với chúng “Cuối cùng rồi các ngươi đã đến !”

S: Đúng vậy, điều đó quả giống y như các con “Cuối cùng rồi các ngươi đã đến ! Tôi đã có cái giường để sẵn sàng từ lâu rồi.” Đó là điều mà các con đang nghĩ suy, phải không ?

D: Dạ đúng vậy, kính bạch Ngài.

S: Khi nào thì các con sẽ lại thức dậy sau khi đã đi ngủ ?

D: Các con sẽ ngủ dậy khi đó là ban ngày và thời gian cho bữa điểm tâm, kính bạch Ngài.

S: Lời phát biểu của các con trong phương thức nầy sẽ có tác dụng đến những hiểm nguy của sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) sẽ không bao giờ được khắc phục. Các con không tán dương sự hiểu biết (Minh) và trí tuệ, mà lại là sự thiếu hiểu biết (Vô Minh). Nếu các con tu tập như thế nầy, thì mãi đến bao giờ các con sẽ có được niềm hạnh phúc mà các con đã khao khát để có được ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Thế thì, các con sẽ chỉ giả vờ để tu ?

D: Nếu chúng con chỉ giả vờ, chúng con sẽ không đến được bất cứ nơi nào, kính bạch Ngài.

S: Như thế, các con sẽ làm gì, nếu các con không thể nào đạt được mục tiêu của mình ?

D: Con nghĩ rằng, chúng con sẽ phải tiếp tục với việc tu tập nầy cho đến khi các con đạt được mục tiêu, kính bạch Ngài.

S: Tốt lắm. Đúng vậy, các con liễu tri sự khác biệt giữa sự hiểu biết (Minh) và sự thiếu hiểu biết (Vô Minh). Hãy liễu tri điều chi phải làm để đạt được sự hiểu biết, tập trung sự chú ý của mình ở ngay tại điểm chạm và sau đó duy trì nó ở tại nơi đó. Nếu các con sống với sự tỉnh giác nầy, các con vẫn còn sợ hãi và phải còn lo lắng về khoảnh khắc của sự mệnh chung không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Hãy nói cho Sư biết, điều chỉ sẽ xẩy ra nếu các con mệnh chung mà không có sự tỉnh giác nầy ?

D: Con sẽ bị tục sinh vào một trong bốn cõi giới thấp kém.

S: Các con có muốn điều nầy xẩy ra ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Các con có quả thực là không muốn đi, hay là các con đang nói với Sư một lời nói dối ?

D: Quả là Ngài đúng thật, kính bạch Ngài. Con đã rơi vào sự việc nói dối. Con đang bước đi trên con đường để mà dắt dẫn thẳng tới các cõi giới thấp kém. Con đang nói chỉ toàn là những ngôn từ sáo rỗng khi con nói rằng con không muốn đi tới địa ngục, và con đang đứng trên một xa lộ rộng lớn đang dẫn dắt đến nơi đọa thú.

S: Rất tốt. Các con đã có được liễu tri. Nếu các con tự bản thân mình hiểu biết là các con đã có được một số hiểu biết hay là không, là như thế các con đang bước trên con đường chân chánh. Nếu các con biết khi mà các con bất liễu tri, là các con đã có được liễu tri. Nhưng nếu các con nghĩ rằng các con đã có được liễu tri, dù cho các con chẳng có liễu tri được một điều, là như thế không có một chút hy vọng nào cho các con để có được bất kỳ một sự hiểu biết.

Các con thấy đấy, ông ấy biết rằng ông ta là lười biếng khi mà ông là lười biếng, ông ấy biết rằng ông ta là vô dụng khi mà ông là vô dụng. Nếu các con có thể tự bản thân soi thấy mình trong ánh sáng chỉnh lý, là như thế các con sẽ đạt được sự hiểu biết, vì lẽ các con có khả năng để tự tu sửa cho chính mình.

“Tôi không muốn đi đến những cõi giới thấp kém. Đấy, với tất cả việc hành thiền mà Tôi đang làm đây, thì Tôi cũng sẽ ổn thôi. Tóm lại, là chẳng cần chi cho lắm.” Có thực sự là các con vẫn nghĩ suy trong phương thức nầy, khi giả định rằng các con không cần phải làm chi thêm nữa ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, con không lấy cái sai lầm cho là đúng, và cái đúng cho là sai lầm.

S: Nếu các con gắn chặt sự chú ý của mình một cách kiên định ngay tại điểm chạm và tĩnh giác về tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc), là các con tu tập sự hiểu biết (Minh). Nếu các con không có sự tỉnh giác, là các con đang sống trong sự thiếu hiểu biết (Vô Minh). Nếu các con mệnh chung với tâm thức của mình chìm đắm vào trong sự thiếu hiểu biết (Vô Minh), là các con sẽ đi xuống, cho dù là các con đang thọ trì các điều học Thanh Tịnh Giới (Bát Quan Trai Giới). Hãy nói cho Sư biết, là các con sẽ tục sinh ở nơi đâu nếu sự việc xẩy ra khi con mệnh chung ở tại một ngôi chùa (#) hay là ở dưới một cội cây Bồ Đề (*)?

[(#): Ngôi chùa, điện đài tôn giáo với hình thức mái vòm. Nó thường chứa đựng hoặc là những ngọc xá lợi của một vị Phật hay là một vị tu sĩ cao hạnh tôn kính, hoặc là một tượng Phật, những thánh điển hay là các thánh vật khác. Hầu hết các ngôi chùa có công trình kiến trúc vững chắc và không thể nào bước vào trong được. Đó là những biểu trưng của Đức Phật.]

[(*): Cây đa tín ngưỡng: ở dưới cội cây mà Đức Phật thành đạt Sự Giác Ngộ.]

D: Bất cứ là con ở nơi đâu, nếu con không thể tập trung được tâm thức của con khi con mệnh chung, thì con sẽ đi xuống, kính bạch Ngài.

S: Các con nghĩ sao về các vị tu sĩ ? Nếu Sư nghĩ rằng “Ha, lượng dự trữ phước báu của Sư quả thực là vĩ đại, to lớn hơn nhiều so với một trong những vị tại gia cư sĩ.” Và thế rồi Sư để tâm hoang du phóng dật đó đây, với những nụ cười ở trên gương mặt của Sư. Nếu Sư đã bị mệnh chung, thì Sư sẽ tục sinh ở nơi đâu ?

D: Chúng con không dám nói bất luận điều chi về các vị tu sĩ, kính bạch Ngài.

S: Các con không cần phải nói bất luận điều chi về các vị tu sĩ, mà chỉ cần lấy Sư như là một ví dụ.

D: Kính bạch Ngài, chúng con sẽ càng không dám nói bất luận một điều nhỏ nào về Ngài.

S: Sư giả định rằng tâm trí của Sư sẽ không an trú vào bất luận một đối tượng nào, và Sư đã phải mệnh chung, thì điều chi sẽ xẩy ra, nầy các môn đệ của Sư ?

D: Kính bạch Ngài, con không nghĩ rằng có thời gian nào mà Ngài không có tĩnh giác vào cái điểm chạm nầy.

S: Nhưng nếu Sư đã bị mệnh chung mà không có sự tĩnh giác nầy ?

D: Nếu đó đã là con, thì con sẽ rơi xuống những cõi giới thấp kém.

S: Bất cứ điều đó là ai, nếu không có sự tỉnh giác ở ngay khoảnh khắc của sự tử vong, thì kết quả sẽ là tục sinh trong địa ngục. Do vậy, các con hãy thiết lập chánh niệm của mình để cho không bao giờ quên cái điểm chạm nhỏ nầy. Nếu Sư đã có ước muốn là tục sinh trong địa ngục sau khi đã thành đạt sự hiểu biết (Minh) một cách tròn đủ do bởi sự tĩnh giác nầy, là như thế sẽ có khả năng đưa Sư đi đến địa ngục không ?

D: Quả thật điều ước muốn không thể nào trở thành hiện thực được, kính bạch Ngài.

S: Nếu chúng ta bất liễu tri điều mà cần phải được liễu tri, và thế rồi bắt đầu cầu nguyện cho Níp Bàn, thì chúng ta sẽ được điều đó không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài. Dù cho chúng ta có cầu nguyện Níp Bàn cho đến bao lâu, chúng ta sẽ đi xuống.

S: Sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) dắt dẫn đi đến bốn cõi giới thấp kém. Tuy nhiên nếu các con nắm bắt sự huân tập nầy về sự tỉnh giác vào hơi thở vô và hơi thở ra, thì các con sẽ dần dần tiến hóa hướng đến sự thành đạt Níp Bàn mà các con đã có sở nguyện cầu. Thế thì, hãy đặt sự chú ý của các con vào điểm chạm nhỏ nầy một cách kiên định để nó không có dao động.

Các con có thể thực hiện việc khắn khít tâm thức của mình vào cái điểm chạm nhỏ nầy trong khi các con đang ngồi trước mặt Sư hay không ?

D: Có thể được, kính bạch Ngài.

S: Nó có thể được thực hiện trong khi đang đứng và đang đi không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài.

S: Các con có thể tu tập trong khi đang ăn, đang uống hoặc là đang làm việc không ?

D: Có thể được, kính bạch Ngài.

S: Các con có thể tu tập Sổ Tức khi các con chỉ có một mình không ?

D: Dạ thưa được, kính bạch Ngài.

S: Hay là khi các con ở trong một đám đông ?

D: Dù cho thế nào cũng có thể thực hiện việc duy trì sự tỉnh giác, kính bạch

Ngài.

S: Các con có cảm thấy mệt mỏi nếu các con thường luôn duy trì sự chú ý của mình vào ngay điểm chạm ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, điều đó không có gì mệt mỏi.

S: Liệu nó có đòi hỏi các con điều gì không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nó không có đòi hỏi bất luận điều gì.

S: Việc làm của các con có bị gián đoạn hoặc bị xáo trộn không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nó không có làm.

S: Các con có thêm năng lực hơn trong việc làm của mình nếu các con để cho tâm thức của mình đi hoang du đó đây, hay là nếu các con gìn giữ sự chú ý của mình đã được tập trung vào ngay điểm chạm ?

D: Nó chiếm lấy cùng một lượng thời gian, kính bạch Ngài.

S: Ai là có hiệu quả hơn, với một người có tâm thức đang đi hoang du hay là với một người gìn giữ được tâm thức trong sự kiểm soát ?

D: Với người làm nhiệm vụ của mình là gìn giữ sự chú ý của vị ấy vào ngay điểm chạm, và cùng một lúc vị ấy đang làm việc cho sự thành đạt Níp Bàn.

S: Một người có thể kiếm được một trăm ngàn, tuy nhiên một người làm việc và tu tập sự tỉnh giác trong cùng một thời gian thì kiếm được hai lần nhiều hơn. Từ bây giờ trở đi, các con sẽ kiếm được hai trăm ngàn. Tuy nhiên, hãy nói cho Sư biết, khi chúng ta thực hiện tâm thức của mình được kiên định và tĩnh lặng, thì phần thưởng của chúng ta chỉ là bấy nhiêu đây thôi sao ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, khi tâm thức được thanh tịnh, nó trở nên vững vàng, kiên định và mạnh mẽ.

S: Tất cả các cô nội trợ ở nơi đây chắc chắn là đã có kinh nghiệm trong việc nấu ăn. Các con có nấu ăn vào những thời điểm dẫu rằng các con rất là mệt mỏi.

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, vào những thời điểm chúng con chỉ nhìn chăm chúi vào ngọn lửa và ngủ gà ngủ gật vì sự mệt mỏi. Thế rồi, đôi khi gạo cũng bị cháy khét, kính bạch Ngài.

S: Vì sao sự việc nầy lại xẩy ra ?

D: Vì lẽ tâm thức của chúng con không có làm việc, kính bạch Ngài. Chỉ mới ngày hôm qua, ngay khi con đang nghĩ suy về một vài cảnh tượng mà con đã có được xem trong một chương trình và con đã làm cơm cháy khét, kính bạch Ngài. Nếu tâm thức của con đã không có đi hoang du, thì con sẽ có thể làm công việc của mình một cách nhanh chóng hơn, và con sẽ không làm cháy khét thức ăn.

S: Điều gì xẩy ra nếu các con ăn cơm mà không được nấu chín một cách đàng hoàng ?

D: Một số người bị rối loạn bao tử, kính bạch Ngài.

S: Nếu các con nấu nướng trong một cách thức cẩu thả, các con làm chậm, các con sẽ mệt mỏi một cách dễ dàng, và thức ăn không được ngon. Ngọn lửa bị lụn tàn, và các con phải nhóm lửa lại một lần nữa. Nước cho cơm gạo bị nguội đi, và các con phải mang nó đi đun sôi một lần nữa. Chẳng có chi được cải tiến mà không có lưu tâm cẩn ý. Khi chúng ta cải tiến được sự tỉnh giác của chúng ta, thì có nhiều sự việc khác được cải tiến. Sư chỉ muốn nói cho các con biết điều mà Đức Phật đã dạy, nhưng lẽ tất nhiên Sư không thể nào nói cho các con biết tất cả những gì Ngài đã dạy. Có nhiều điều lợi lạc hơn thế nữa đem lại kết quả qua việc tu tập nầy. Giáo Lý của Đức Phật là hoàn hảo và chẳng có sự khiếm khuyết. Không thể nào giảng dạy cho mọi khía cạnh của Giáo Pháp. Tuy nhiên nếu các con gìn giữ sự chú ý của mình được tập trung vào ngay điểm chạm và tĩnh giác trong từng mỗi khoảnh khắc, thế thì các con sẽ đạt được mục tiêu của mình. Đức Phật đã dạy điều nầy, và các bậc trí tuệ ở thời cổ xưa đã đạt được mục tiêu của họ do bởi việc tu tập nầy, tuy nhiên, có rất nhiều điều Đức Phật đã chứng tri mà đã không có bao hàm ở trong sự việc nầy. Nhưng các con có thể đạt được mục tiêu của mình nếu các con giữ được sự liễu tri về hơi thở vô và ra ở ngay điểm chạm. Các con sẽ trở nên thực sự hạnh phúc.

Sư chỉ đang nói về cái điểm chạm nhỏ nầy. Các con liễu tri tất cả các lý thuyết về thiền tĩnh lặng (Thiền Chỉ) và thiền tuệ giác (Thiền Minh Sát) và chúng diễn tiến ra sao. Đúng vậy, có Thiền Chỉ và có Thiền Minh Sát, tuy nhiên Đức Phật đã nói rằng các con phải tự bản thân thiết lập một cách tốt đẹp trong một sự tu tập:

Nếu các con tu tập một, các con thành tựu một,

Nếu các con tu tập một, các con thành tựu hai, Nếu các con tu tập một, các con thành tựu ba.

Tuy nhiên các điều nầy thuần túy là những ngôn từ. Chúng ta phải tu tập với sự nỗ lực ngang bằng với sự nỗ lực của các bậc trí tuệ ở thời cổ xưa.

Khi chúng ta giảng dạy Giáo Pháp, chúng ta phải phân biệt giữa Tạng Kinh, Tạng Vô Tỷ PhápTạng Luật căn cứ theo trình tự đã được thành lập, nhưng chỉ sau khi đã có được tu tập thiền định đến cùng một mức độ và với cùng sự nỗ lực như các vị Thánh đệ tử của Đức Phật thì các con thực sự sẽ có khả năng giải thích được Giáo Lý. Cho dù Sư đã có giải thích về kỹ thuật trong một phương thức thích hợp, có một số ở các con có thể vẫn còn đóng cửa với nó và không có sự hiểu biết. Nếu Sư vấn hỏi các con về căn nhà mà các con đang sinh sống, thì các con sẽ diễn tả nó cho Sư một cách chính xác. Nếu Sư đã nghĩ suy và suy đoán về căn nhà của các con, thì Sư sẽ có khả năng hình dung về nó thực sự như thế nào không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Nếu Sư đã nghĩ suy và suy đoán về căn nhà của các con trọn cả ngày và suốt cả đêm, luôn cả chẳng ngủ nghỉ, thì Sư sẽ tìm ra được về căn nhà của các con không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Thế thì hãy nói cho Sư biết, làm thế nào Sư có thể tự bản thân tìm ra được căn nhà của các con trông giống cái chi ?

D: Nếu chính tự bản thân Ngài đi đến nhà của con, thì ngay lập tức Ngài sẽ biết tất cả về nó cho dù không có một ai nói một lời nào đến Ngài.

S: Như thế, các con cũng nên tiến hành theo phương thức như vậy để mà các con đạt được mục tiêu của mình. Khi các con đạt đến đó thì các con sẽ biết được “Ah, nó là như vậy đây”. Thì các con sẽ còn tiếp tục trì hoãn việc tu tập không ? Không, lẽ tất nhiên là không. Các con có thể thành đạt Giáo Pháp ngay hiện tại nầy.

Liễu tri được tất cả điều nầy, hãy tu tập, cố gắng lên. Các con vừa mới nói với Sư rằng thiền định không làm cho các con mệt mỏi. Các con đã nói rằng nó đã không đòi hỏi bất luận điều chi, nó đã không làm gián đoạn việc làm của các con, và rằng các con có khả năng tu tập nó trong khi chỉ có một mình và trong khi các con ở với gia đình mình. Có thể các con vẫn còn tìm kiếm những lời biện giải để mà không tu tập, hay là các con vẫn đang tiếp tục sống trong cùng một phương thức mà các con đã có, thậm chí cũng chẳng cần tìm kiếm những lời biện giải ?

D: Hầu hết thời gian là chúng con vẫn tiếp tục như thường lệ, kính bạch Ngài.

S: Với những người tiếp tục việc tu tập nầy thì sẽ đón nhận được các câu trả lời từ những câu hỏi của họ. Như thế, hãy gìn giữ tâm thức của mình đã được tập trung và việc nấu nướng của các con sẽ được thực hiện một cách mau lẹ, cơm gạo không bị cháy khét, và củi gỗ không bị lãng phí. Trọn cả cuộc đời của các con sẽ được cải tiến, và thời gian sẽ bình lặng trôi đi.

Đó là chánh hạnh, và đó là sự hiểu biết. Cả hai đều là quan trọng. Chánh hạnh là việc hoàn thành viên mãn rất nhiều nhiệm vụ đa dạng của các con và việc cúng dường tứ vật dụng của các con nhằm để hỗ trợ và phát huy Giáo Lý của Đức Phật. Việc luôn kiểm soát tâm thức của mình đem lại cho các con sự hiểu biết.

Đây là hai yếu tố để huân tập, và các con phải tự bản thân huân tập trong cả hai cùng một lúc. Thật không thể nào tỉnh giác được vào hơi thở trong khi các con đang chuẩn bị và đang cúng dường tứ vật dụng cho đến hội chúng tu sĩ ?

D: Có thể được, kính bạch Ngài.

S: Rơi vào điều học nào của hai điều quy luật về việc quét dọn ?

D: Việc quét dọn là một phần của chánh hạnh.

S: Các con không thể nào gìn giữ sự chú ý vào điểm chạm trong khi các đang quét dọn ?

D: Chúng con có thể, kính bạch Ngài.

S: Rơi vào điều học nào của hai việc huân tập về việc phục vụ Mẹ Cha, là các bậc mà các con đã cảm thụ trọng ân về tình thương, tấm lòng bi mẫn và sự ân cần giúp đỡ mà họ đã ban tặng cho các con ?

D: Điều đó là chánh hạnh, kính bạch Ngài.

S: Các con thành tựu điều chi nếu các con gìn giữ sự chú ý của mình đã được tập trung vào điểm chạm trong khi các con đang phục vụ và giúp đỡ Mẹ Cha của mình ?

D: Chúng con tăng tiến sự hiểu biết của mình, kính bạch Ngài.

S: Như thế, các con có thể tự bản thân huân tập cả hai điều về chánh hạnh và sự hiểu biểt trong cùng một thời gian. Đôi khi các con có thể nói rằng các con không thể hành thiền, cho dù các con ưa thích làm, vì lẽ các con không thể nào làm ngơ với Mẹ Cha già yếu của mình. Việc nầy có xẩy ra với các con không ?

D: Các người trẻ tuổi thường nghĩ suy trong phương thức nầy và thoái thác việc hành thiền.

S: Các con nghĩ sao về các vị cao niên ?

D: Họ thường nói rằng họ không thể hành thiền được, vì lẽ họ phải trông nom con cháu của họ, kính bạch Ngài.

S: Hoàn thành viên mãn các nhiệm vụ của mình là một phần của phẩm hạnh đạo đức. Nếu các con không hoàn thành viên mãn các nhiệm vụ của mình, thì hạnh kỉêm của các con không được hoàn bị. Vào cùng một thời gian mà các con hoàn thành viên mãn các nhiệm vụ của mình, chẳng hạn như là, việc khiển trách các con của mình, thì các con có thể tự bản thân huân tập trong sự tĩnh giác vào điểm chạm. Việc nầy chẳng phải tuyệt vời hay sao ? Bây giờ các con có thời gian để tự bản thân huân tập trong cả hai, phẩm hạnh đạo đức và sự hiểu biết.

Tôn kính và kính trọng các bậc ân nhân của mình – Mẹ Cha của các con, các vị Giáo Thọ của các con, và hội chúng các vị tu sĩ – mà chẳng bao giờ ngơi nghỉ. Từ bây giờ trở đi hãy làm việc chẳng bao giờ ngơi nghỉ, với sự nỗ lực kiên định, như các bậc trí tuệ ở thời cổ xưa đã làm trước các con. Các sở nguyện cầu của các con sẽ được chứng tri y như các sở nguyện cầu của các đệ tử trí tuệ của Đức Phật.

                                                     DISCOURSE IV

A ROOF THAT DOES NOT LEAK

PHÁP THOẠI IV

MỘT MÁI NHÀ MONG SAO KHÔNG THẤM DỘT

         S: Nội dung của ba giỏ Thánh điển đã được giảng dạy do bởi Đức Phật rất là quảng bác mà không thể nào biết được hết tất cả chúng chứa đựng. Chỉ khi nào các con là bậc thông minh thì các con sẽ có khả năng liễu tri một cách rõ ràng những gì mà các bậc tu sĩ đã có được giảng dạy cho chúng con với tấm lòng đại bi. Các con phải chú ý duy nhất tới điều nầy.

D: Kính bạch Ngài, chúng con hoàn toàn không hiểu được ý Ngài muốn nói về “Các con phải chú ý duy nhất tới điều nầy.”

S: Hãy để Sư cố gắng giải thích trong phương thức nầy. Nếu các con xây dựng một căn nhà, các con đặt một mái nhà lên trên đó, có phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, chúng con bao phủ nhà của chúng con với những mái nhà.

S: Khi các con đặt mái nhà lên, các con đảm bảo rằng nó không thấm nước, phải không ? Nếu các con bao phủ căn nhà của các con kỹ lưỡng và trời mưa nhẹ hạt, thì mái nhà sẽ thấm dột không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nó sẽ không bị.

S: Và nếu trời mưa nặng hạt, thì mái nhà sẽ thấm dột không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Và khi ánh sáng mặt trời thiêu đốt, thì nó vẫn sẽ cho các con chỗ nương náu tốt lành không ?

D: Nó sẽ cho, kính bạch Ngài.

S: Vì sao việc nầy lại như thế ? Vì lẽ mái nhà của các con đã khéo lợp. Các con có khả năng sẽ biết được mái nhà của các con bị thấm dột hay là không, sau cơn mưa không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, khi trời mưa thì dễ dàng để phát hiện ra.

S: Các con thấy đấy, các con nghĩ rằng Giáo Lý của Đức Phật quả là quảng bác và phong phú, tuy nhiên quả thực chúng chỉ là con đường độc đạo để thoát khỏi sự khổ đau. Chỉ khi nào các con nắm bắt một đối tượng của thiền định đã được chỉ dạy do bởi Đức Phật và theo đuổi lấy nó với sự nỗ lực kiên định cho đến tận cùng thì có thể các con khẳng định một cách chính xác rằng mái nhà của các con không còn bị thấm dột nữa. Nếu mái nhà của các con vẫn chưa là không thấm nước mưa, thì các con phải tĩnh giác về việc nầy. Chắc hẳn là có nhiều ngôi nhà
trong khu phố của các con và tất cả chúng đều có mái nhà. Phải dùng những vật liệu chi để lợp mái nhà ?

D: Có những mái nhà bằng tôn thiếc dợn sóng, có những mái nhà bằng ngói, có những ngôi nhà được lợp với những lá cau dừa hay là bằng tre.

S: Đúng vậy, lẽ tất nhiên rồi. Bây giờ, nếu một mái nhà bằng lá cau dừa được khéo lợp, thì có đáng tin cậy không ?

D: Ồ dạ thưa có, kính bạch Ngài, nó sẽ không thấm dột.

S: Nếu một mái nhà tráng thiếc được khéo lắp ráp, thì nó không thấm nước mưa không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, nó được.

S: Các con nghĩ sao về một mái nhà ngói được khéo lợp ?

D: Nước mưa sẽ không thấm qua, kính bạch Ngài.

S: Các con nghĩ sao về các mái nhà bằng tre hoặc các mái nhà được làm bằng những tấm ván ?

D: Nếu chúng đã được khéo thực hiện, thì chúng không thấm nước, kính bạch Ngài.

S: Như thế, nếu các con dùng vật liệu để lợp mái nhà mà các con ưa thích nhất và tạo dựng một mái nhà tốt đẹp, thì nó sẽ cho các con chỗ nương náu khi trời mưa và khi trời nắng hạn không ?

D: Nếu chúng con lợp nó khéo, thì nó sẽ không thấm dột, kính bạch Ngài.

S: Chúng ta đang tạo dựng những mái nhà bởi vì chúng ta không muốn bị ướt khi trời mưa, và chúng ta muốn tránh ánh nắng mặt trời thiêu đốt. Giáo Lý của Đức Phật hiện đang còn hiệu lực. Hãy nắm bắt lấy một trong những kỹ thuật mà Đức Phật đã dạy, thiết lập sự nỗ lực kiên định và tu tập. Chỉ khi nào các con thực hiện việc tu tập của các con kiên định tương tự như một mái nhà, và sự tham lam, sự sân hận, và sự thiếu hiểu biết không thể nào thẩm thấu qua được. Chỉ khi nào mái nhà không bị thấm dột thì chúng ta có thể nói rằng chúng ta đã có nơi nương náu. Nếu mái nhà vẫn còn bị thấm dột mưa, việc nầy là do bởi nó được lợp tốt đẹp hay là do bởi nó không được chu đáo ?

D: Là do bởi nó không được chu đáo, kính bạch Ngài.

S: Nó đang bị thấm dột là do bởi các lá cau dừa không phải là một vật liệu tốt để lợp mái nhà ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, các lá cau dừa là một vật liệu tốt để lợp mái nhà.

S: Hay là do bởi tôn thiếc dợn sóng, hoặc là các ngói, hay là tre, hoặc là các tấm ván là không thích hợp để làm những vật liệu lợp mái nhà?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, tất cả những vật liệu nầy đều hoàn toàn tốt cả.

S: Thế thì vì sao mái nhà bị thấm dột ?

D: Là vì nó không được khéo tạo dựng, kính bạch Ngài.

S: Nhưng lẽ tất nhiên, việc khiếm khuyết thì đang hiện bầy. Có khó khăn để sửa chữa nó không ?

D: Nếu là một người khôn khéo, thì hết sức dễ dàng, kính bạch Ngài.

S: Hãy nói cho Sư được biết, nếu nó thấm dột ở một vài nơi, thì các con phải làm gì ?

D: Chúng con phải vá nơi thấm dột, kính bạch Ngài.

S: Quả thực nó cũng y hệt như trong thiền định. Ngay bây giờ các con gắng sức nỗ lực, thì không có sự thấm dột, các con được an toàn. Nếu sự tham lam, sự sân hận, và sự thiếu hiểu biết vẫn cứ ri rỉ vào, bất chấp việc tu tập của các con về Giáo Lý của Đức Phật, các con phải biết tỉnh giác một cách thực tế rằng mái nhà của các con vẫn chưa là không thấm nước mưa. Các con cần phải biết liệu mái nhà các con đã tạo dựng cho chính căn nhà của mình là không cho nước mưa thấm vào hay không.

D: Kính bạch Ngài, các con có tất cả các vật liệu để lợp mái nhà, tuy nhiên mái nhà vẫn đang bị thấm dột. Chúng con muốn được biết kỹ thuật về việc tạo dựng một mái nhà tốt đẹp.

S: Đừng tạo dựng một cái mỏng, mái nhà lung lay; tạo dựng một cái dẩy, mái nhà vững chắc.

D: Làm thế nào chúng con tạo dựng được một mái nhà vững chắc, kính bạch Ngài ? Trong khi chúng con đang ngồi tại nơi đây như thế nầy, chúng con vẫn phải chịu đựng bị ướt sũng do bởi nước mưa.

S: Những bậc trí tuệ ở thời cổ xưa đã tu tập Giáo Lý mà không cho phép các sự nỗ lực của họ bị thoái giảm đi trong bất kỳ một trong bốn oai nghi (*), và họ vẫn duy trì một sự tiếp nối một cách hoàn hảo về sự tỉnh giác mà không bao giờ có bất kỳ một sự khoảng cách nào. Các con cũng phải tu tập trong phương thức nầy. Các môn đệ của Đức Phật đã thiết lập sự tỉnh giác vào điểm chạm và thế rồi, đã không cho phép tâm thức của họ di chuyển đến một đối tượng khác. Bây giờ, có thể nào những cơn mưa về sự tham lam, sự sân hận, và sự thiếu hiểu biết vẫn còn tác động đến những bậc đã được kiên định ?

[(*): Bốn oai nghi là việc ngồi, việc đứng, việc nằm xuống và việc đi.]

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng không thể nào.

S: Nếu các con thiết lập cùng một phẩm chất của sự tỉnh giác, bất luận là đang ngồi, đang đứng, hoặc là đang đi, thì nước mưa sẽ vẫn có thể thấm nhập vào mái nhà che chở của các con không ?

D: Kính bạch Ngài, kính xin vui lòng chỉ dạy cho chúng con cái kỹ thuật mà sẽ đem lại cho chúng con sự nương náu.

S: Hãy nói cho Sư được biết, tất cả các con đang hít thở, phải không ?

D: Ồ dạ thưa phải, kính bạch Ngài, tất cả đang hít thở.

S: Các con bắt đầu hít thở lần đầu tiên vào khi nào ?

D: Thế nào, lẽ đương nhiên khi chúng con đã được sinh ra, kính bạch Ngài.

S: Các con có hít thở trong khi các con đang ngồi không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài.

S: Các con có hít thở trong khi các con đang đứng, đang đi, và đang làm việc không ?

D: Lẽ đương nhiên rồi, kính bạch Ngài.

S: Khi các con quá bận rộn và có rất nhiều việc phải làm, các con ngưng việc hít thở và nói rằng, “Xin lỗi, hiện giờ không có thời gian để thở, có quá nhiều công việc !”

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng con không có làm.

S: Các con có hít thở trong khi đang ngủ không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, chúng con có.

S: Thế thì, các con vẫn còn phải đi tìm cái hơi thở nầy không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nó thì thường luôn ở nơi đó.

S: Không có một ai, lớn hay nhỏ, là những người không biết làm thế nào để hít thở. Bây giờ, hơi thở nầy sẽ xúc chạm ở nơi đâu khi các con thở ra ?

D: Một nơi nào đó ở dưới cái mũi và ở trên cái môi trên, kính bạch Ngài.

S: Và khi các con hít vào ?

D: Ở cùng một điểm chạm, kính bạch Ngài.

S: Nếu các con có sự chú ý vào điểm chạm nhỏ nầy và sự xúc chạm của không khí khi các con hít thở vô và ra, các con không thể tỉnh giác về điểm đó ?

D: Có thể được, kính bạch Ngài.

S: Khi các con tỉnh giác như thế, thì vẫn còn có sự tham muốn, sự ác cảm, sự thiếu hiểu biết, và sự ưu não ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Các con thấy đấy, các con có thể vượt ra khỏi sự khổ đau ngay tức thì. Nếu các con làm theo Giáo Lý của Đức Phật, các con lập tức trở nên hạnh phúc. Nếu các con tu tập và tôn kính Giáo Pháp, các con loại trừ những đau khổ của khoảnh khắc hiện tại và luôn cả những đau khổ ở thời vị lai. Nếu các con có niềm tin vào các vị tu sĩ và các vị giáo thọ, niềm tin nầy sẽ cho kết quả trong việc loại trừ sự đau khổ ở ngay hiện tại và vị lai.

Con đường duy nhất ra khỏi sự đau khổ là làm theo Giáo Lý của Đức Phật, và ở ngay khoảnh khắc nầy các con đang tôn kính Giáo Lý bởi qua việc thiết lập sự tĩnh giác. Các con có còn phải đi và vấn hỏi những người khác làm thế nào Giáo Pháp, nếu đã có tu tập, mang lại ngay tức thì sự giải thoát khỏi sự khổ đau ?

D: Tự bản thân của chúng con đã có kinh nghiệm về điều nầy, do đó, chúng con không cần phải đi và vấn hỏi những người khác chi nữa.

S: Nếu tự bản thân của các con biết được, có còn sự nghi ngờ và sự lưỡng lự không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, không có.

S: Bởi do việc duy trì sự chú ý của các con vào điểm chạm chỉ trong một thời gian ngắn, các con đã hỉểu biết được rất nhiều về điều nầy. Điều chi sẽ xẩy ra nếu các con gìn giữ tâm thức của mình đã được tập trung trong một thời gian lâu dài ?

D: Sự hiểu biết sẽ trở nên sâu sắc hơn, kính bạch Ngài.

S: Nếu thời gian của các con đã hết và các con đã phải mệnh chung trong khi sự chú ý của con đã được tập trung vào điểm chạm, sẽ có lý do để lo lắng không ?

D: Không cần phải lo lắng về vận mệnh của một người nếu người ta đã mệnh chung trong khi tâm thức đã được kiểm soát.

S: Điều nầy đã giải thoát chúng ta khỏi sự khổ đau của vòng tục sinh, và chính tự bản thân chúng ta đã khám phá ra điều nầy, chúng ta không cần phải vấn hỏi những người khác về việc đó. Nếu chúng ta thiết lập sự nỗ lực một cách mạnh mẽ và kiên định theo đúng sở nguyện cầu của chúng ta cho sự giác ngộ, có còn lý do để nghi ngờ “Tôi có đạt được điều đó hay là Tôi không có” ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng ta đã vượt ra khỏi sự nghi ngờ.

S: Thế thì, sau đó các con có lòng tự tin hoàn toàn vào điều mà các con đang làm và do nhờ vào sự nỗ lực của các con mà yếu tố Cần Như Ý Như Túc khởi sinh. Giả sử có người đi đến và nói với các con “Bạn vẫn chưa có đạt được điều chân thiện, làm thế nào bạn có thể thành công được nhỉ ?” Sự nghi ngờ sẽ khởi sinh ở trong các con không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Các con có biết rằng cho dù các con đoán chắc rằng, với sự tu tập của mình, thì các con sẽ có khả năng để đạt được mục tiêu, người khác có thể nói với các con rằng các con sẽ không có được.

D: Kính bạch Ngài, chính tự mình liễu tri, thì cho dù người ta có thể nói bất cứ điều chi, mình sẽ không còn có điều nghi ngờ.

S: Nếu không chỉ là một trăm người hoặc là một ngàn người đi đến nới với các con rằng điều mà các con đang làm là không tốt, mà là toàn bộ cả thị trấn nói thì sao ?

D: Cho dù nếu toàn bộ cả thị trấn đi đến, sẽ không khởi sinh sự nghi ngờ, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, các con biết các con đã thiết lập biết bao nhiêu sự nỗ lực. Ấy thế mà, đừng nghĩ rằng các sự nỗ lực của các con là đã hoàn hảo. Các con mới chỉ là đang bắt đầu. Vẫn còn có rất nhiều cơ hội để cải tiến. Trong khi các con ngồi, đi, đứng và làm việc, thì có thể thường luôn tỉnh giác vào hơi thở vô và hơi thở ra, phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.

S: Nếu các con tập trung sự chú ý của các con vào điểm chạm, thì các con không được an vui ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên là với những vị đã được đón nhận Giáo Lý sau khi sự giác ngộ của Đức Phật, đã tu tập một cách liên tục, và do đó, các sở nguyện cầu của họ để cho việc giác ngộ đã hoàn thành viên mãn. Những điều mà Đức Phật đã giảng dạy đã được lưu giữ ở trong Tam Tạng. Nếu các con gìn giữ sự chú ý của mình đã được tập trung vào điểm chạm và vào hơi thở vô và hơi thở ra, thì toàn bộ của Tam Tạng là ở tại nơi đó.

D: Chúng con thì hoàn toàn không hiểu được điều nầy, kính bạch Ngài.

S: Trời ơi ! Vì sao các con lại không hiểu biết điều nầy ? Lẽ tất nhiên là các con hiểu biết chứ.

D: Nhưng mà các con muốn đoan chắc rằng chúng con hiểu biết điều nầy một cách chi tiết, kính bạch Ngài.

S: Các con đã hiểu biết rồi. Có phải là các con muốn kiểm tra xem tất cả về điều đó (là Giáo Lý của Đức Phật) đã có bao hàm ở trong sự tỉnh giác nầy hay không ?

D: Nhưng mà, kính bạch Ngài, sự tỉnh giác của chúng con thì không đủ sâu sắc để kiểm tra điều nầy.

S: Nhưng mà các con có thể bàn thảo những Pháp Thoại của Đức Phật, những điều giới luật của các vị tu sĩ, và về triết học Vô Tỷ Pháp.

D: Khi chúng con thảo luận những điều nầy, chúng con chỉ có nói mà quả thực chẳng có sự hiểu biết.

S: Cuộc nói chuyện ở trong Tục Đế. Bây giờ, nếu các con gìn giữ sự chú ý của mình vào điểm chạm nầy, các con có thể nói cho Sư biết là toàn bộ về Giáo Lý có hiện hữu ở nơi đó không ?

D: Chúng con không biết, kính bạch Ngài.

S: Các con không có nói cho Sư biết là vì các con đã mệt mỏi ?

D: Dạ thưa không, chúng con đã không có mệt. Chúng con muốn được trả lời

S: Nếu chúng ta muốn thực hiện một sự chấm dứt những khổ đau, chúng ta phải quán sát sự vận hành của tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc). Mọi người đều nói điều nầy. Thể chất (Sắc) đã được hợp thành bởi tám nguyên tố cơ bản (*) (Tám Sắc Bất Ly). Có năm mươi ba thuộc tâm thức đi cùng (#) (Tâm và năm mươi hai Tâm Sở). Tất cả các con có thể nói cho Sư biết điều nầy mà các con không cần phải chuẩn bị hay suy nghĩ trước.

[(*): Tứ Đại Nguyên Tố (Đại Hiển) và bốn sắc phụ thuộc (Y Sinh). Tứ Đại Nguyên Tố là đất (Địa), nước (Thủy), lửa (Hỏa), không khí (Phong). Bốn Nguyên Tố nầy chỉ thuần túy vận hành, thí dụ như, Hỏa bao gồm tất cả các nhiệt độ sai khác, Địa đặc tính của sự cứng / sự mềm, Phong là chuyển động, và Thủy là sự cố kết. Khi bốn đặc tính nầy và bốn sắc phụ thuộc (sắc, khí, vị, vật thực) kết hợp vào chung với nhau, đơn vị cực tiểu của thể chất (Sắc), một Tổng Hợp, hình thành ra chúng sanh. Xin xem trang 11f.]

[(#): Bản tham khảo về Vô Tỷ Pháp. Xin xem Bản Khái Lược về Triết Học, trang 98 ff.]

Các con thì thông minh. Khi những người khác thảo luận về Giáo Lý, các con chỉnh lý họ, và nói cho họ biết họ đã lầm lạc ở nơi đâu và họ đã thiếu sót một vài điều ở nơi nào. Các con bác bẻ họ và bình phẩm họ. Các con đang tranh luận như thế nầy, phải không ?

Chúng ta mới vừa nói rằng vật thể mà bất liễu tri là thể chất (Sắc) và thực thể mà liễu tri là tâm thức (Danh). Hai thực thể nầy ắt hẳn phải rõ đối với các con. Ở dưới điều nào của hai thực thể diễn ra nơi điểm chạm dưới cái mũi, đó là tâm thức (Danh) hay là thể chất (Sắc) ?

D: Con nghĩ rằng điểm chạm là thể chất (Sắc). Thân Thanh Triệt (Sắc Cảm Xúc) thông qua chúng con cảm nhận xúc giác là Sắc. Tuy nhiên với những người nghiên cứu Triết Học Vô Tỷ Pháp nói cho chúng con biết rằng chúng con chỉ là các khái niệm (Chế Định) và rằng cái điểm chạm cũng chỉ là một khái niệm, kính bạch Ngài. Khi chúng con tranh luận với những người mà họ tinh thông ở trong Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp (1) thì chúng con trở nên giận dữ và đã thảo luận sôi nổi và gặt hái một chút phước báu.

[(1): Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp là một bản nghiên cứu xúc tích về và sự giới thiệu đến Vô Tỷ Pháp. Nó đã được biên soạn bởi một vị tu sĩ có tên gọi là Anuruddha là vị có thể đã sinh sống tại nước Tích Lan ở giữa thế kỷ thứ tám và thứ mười hai Sau Công Nguyên. Nó đã được nghiên cứu rộng rãi bởi các vị tu sĩ và các vị tại gia cư sĩ ở trong nước Miến Điện. Có hai bản dịch thuật bằng Anh Ngữ: Khái Lược về Triết Học, do bởi Ông Shwe Zan Aung (đã xuất bản lần đầu tiên do bởi Hiệp Hội Văn Bản Pàli vào năm 1910) và Giáo Khoa Thư về Vô Tỷ Pháp do bởi Đại Trưởng Lão Nàrada (đã xuất bản lần đầu tiên do bới Hiệp Hội Xuất Bản Phật Giáo vào năm 1956, bản hiệu đính lần thứ ba, năm 1975).]

S: Nếu các con không giữ gìn sự chú ý của mình vào điểm chạm, lẽ đương nhiên là các con sẽ dính líu lôi kéo vào trong những cuộc thảo luận.

D: Nhưng mà, kính bạch Ngài, nếu chúng con không trả lời, chúng con phải chấp nhận sự thất bại.

S: Hãy nói cho Sư biết, các con phải làm điều chi khi các con đang đói ?

D: Chúng con phải ăn cơm, kính bạch Ngài.

S: Các con nghĩ sao về các vị tu sĩ, các con phải cúng dường đến họ điều chi để làm dịu bớt cơn đói của họ ?

D: Chúng con dâng cúng đến họ cơm cống hiến (2), kính bạch Ngài.

[(2): Ngôn ngữ Miến Điện có một số danh từ và động từ mà chỉ được dùng bởi hoặc kết hợp với các vị tu sĩ. Đối với cơm gạo cúng dường đến các vị tu sĩ, một từ ngữ khác biệt đã được dùng so với cơm gạo được tiêu thụ bởi những người thế tục. Ngoài ra còn có những “từ ngữ tu sĩ” một cách đặc biệt cho việc ăn (độ, thọ), việc ngủ nghỉ (chỉ tịnh), việc đi đến (ngự đến, quang lâm), việc nói chuyện (thuyết giảng), v.v. Văn hóa Miến Điện không chỉ sử dụng các từ ngữ đặc biệt nầy để biểu thị sự tôn kính của mình khi đang nói chuyện với một vị tu sĩ, mà ông ta hoặc cô ta còn tự đề cập đến bản thân mình như là “đệ tử của Ngài” và các vị tu sĩ như là “Thượng Đế”.]

         S: Cơm cống hiến mà họ ăn và cơm các con ăn thì cả hai hoàn toàn khác nhau không ?

D: Chúng không có khác biệt nhau, kính bạch Ngài. Với mục đích để biểu thị lòng tôn kính đối với các vị tu sĩ, chúng con gọi cơm gạo của họ là cơm cống hiến, tuy nhiên nó cũng giống với những gì chúng con ăn.

S: Như thế, cho dù chúng ta gọi nó là cơm hay là cơm cống hiến, nó sẽ làm thỏa mãn cơn đói của chúng ta.

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, cả hai đều lấp đầy cái bao tử.

S: Bây giờ, các con nghĩ sao về cái mũi, cái điểm chạm ? Các con có thể gọi nó bằng cái tên thông thường của nó, hay là các con có thể nói về vật cảm xúc (giác quan). Nó thì quả thật cũng giống với cơm và cơm cống hiến. Thì có đáng để tranh cải về điều đó không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, không cần thiết cho các cuộc thảo luận dài dòng.

S: Liễu tri được điều nầy, các con sẽ ngừng việc tranh cãi, hay là các con sẽ tiếp tục với các tranh luận của mình ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng con sẽ không tranh luận, tuy nhiên các sinh viên Vô Tỷ Pháp (*) họ thì sẽ.

[(*): Việc nghiên cứu Vô Tỷ Pháp dành cho các vị tại gia cư sĩ đã được hồi sinh ở nước Miến Điện do bởi một vị tu sĩ tài danh, Ngài Đại Trưởng Lão Ledi, vào thời điểm chuyển giao thế kỷ. Trong hầu hết các thị trấn rộng lớn có “Hiệp Hội Vô Tỷ Pháp” là những nơi mà Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp đã được giảng dạy một cách đặc biệt.]

S: Trong trường hợp đó, các con chỉ cần không tham gia vào cuộc thảo luận về các vấn đề như thế. Các con đã hiểu biết ngay từ đầu cho đến cuối rằng cơm cùng với cơm cống hiến đều là giống hệt nhau, tuy nhiên chúng ta phải nói về điều đó để mà chúng ta liễu tri. Bây giờ, chúng ta gọi cái thực thể mà được tỉnh giác là chi ?

D: Nó được gọi là tâm thức (Danh), kính bạch Ngài.

S: Chỉ khi nào các con đạt được sự việc luôn kiểm soát tâm thức của mình để mà nó không nhảy từ đối tượng đến đối tượng khác, thì các con có khả năng để phân biệt một cách rõ ràng giữa tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc).

D: Dạ đúng vậy, kính bạch Ngài, bây giờ chúng con có khả năng phân biệt giữa tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc).

S: Các con đạt được sự liễu tri về tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc) nầy đây, thì được gọi là sự hiểu biết (Minh) hay là sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) ?

D: Điều đó là sự hiểu biết (Minh), kính bạch Ngài.

S: Khi các con có khả năng phân biệt một cách rõ ràng giữa tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc) thì sự thiếu hiểu biết vẫn còn hiện hữu không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, Minh đã tẩu thoát.

S: Khi các con tập trung vào điểm chạm thì có sự hiểu biết, và sự thiếu hiểu biết thì đã bị cấm chỉ. Bây giờ, nếu chúng ta tiếp tục tập trung vào điểm chạm, liệu sự thiếu hiểu biết lại nẩy sinh một lần nữa không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nó sẽ không trở lại.

S: Đúng vậy, các con thấy đấy, các con phải thiết lập sự hiểu biết trong phương thức nầy. Bây giờ, các con đã tìm thấy được nó, thì không cho phép nó trốn thoát một lần nữa. Các con có thể bị chinh phục một cách bất thình lình bởi sự si mê nếu sự hiểu biết của các con không ngừng tăng trưởng trong từng khoảnh khắc ? Bậc thiện nhân vẫn còn phải kêu ca và than phiền, nói rằng thật là khó khăn để thoát khỏi Minh một khi họ đã được truyền trao Giáo Lý của Đức Phật, mà đó là những lợi khí để chiến thắng và đánh bại sự thiếu hiểu biết ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, họ không nên than phiền. Tất cả họ cần phải làm là ra sức nỗ lực.

S: Như thế, các con nhận thức rằng tất cả các điều Đức Phật đã giảng dạy đã được bao hàm ở trong thiền định nầy. Nếu các con ra sức nỗ lực, chính tự mình thiết lập trong sự nỗ lực hoàn hảo, thế thì các con sẽ đạt được trọn vẹn sự hiểu biết. Các con đã nói với Sư rằng có nhiều thể loại vật liệu phù hợp để tạo dựng một mái nhà tốt đẹp. Không chỉ là một mái nhà bằng thiếc hay là một mái nhà bằng lá cau dừa là được an ổn, các con có thể chọn lựa từ nhiều thể loại vật liệu khác nhau. Sư nghĩ các con đã có thu thập được khá nhiều thể loại vật liệu để lợp mái nhà tốt đẹp. Bấy giờ chắc hẳn là các con tạo dựng một mái nhà mà quả thật là bảo vệ cho các con chống lại cơn mưa. Một khi các con đã tạo dựng được một nơi nương náu tốt đẹp, các con sẽ không bị ướt, và các con sẽ không phải chịu khổ bởi sức nóng của mặt trời nữa. Nếu các con xây dựng chỗ nương náu của các con trong khu rừng rậm, thì nó sẽ là tốt đẹp ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, nó sẽ là.

S: Nếu các con tạo dựng một mái nhà trong một thành phố ?

D: Nó sẽ được an ổn, kính bạch Ngài.

S: Có tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào không khi các con xây dựng chỗ nương náu của các con trong đất nước nầy hoặc trong bất kỳ đất nước nào khác ?

D: Kính bạch Ngài, nó sẽ cung cấp chỗ nương náu chỗ nầy chỗ nọ.

S: Các con có hạnh phúc nếu các con bị ướt sũng bởi nước mưa hoặc nếu các con phải sống dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, con sẽ không được hạnh phúc.

S: Trong trường hợp đó, hãy ra sức nỗ lực trọn vẹn nhằm để mãi mãi không phải chịu khổ ánh nắng mặt trời và cơn mưa nữa.

                                                     DISCOURSE V

THE FLIGHT OF AN ARROW

PHÁP THOẠI V

ĐƯỜNG BAY CỦA MỘT MŨI TÊN

S: Các con đã thọ trì Giới Luật. Sau khi các con đã có thọ trì Giới Luật, hãy tu tập điều học. Chỉ khi nào các con hoàn thành viên mãn Pháp Toàn Thiện về Đức Hạnh một cách hoàn hảo, thì các con có thể thành tựu ở việc thành đạt tất cả mọi thể loại ước nguyện (*) cho việc giác ngộ một cách không dư sót.

[(*): Những ước nguyện cho sự giác ngộ: Có ba thể loại cá nhân đã được giác ngộ: Chư Phật, Chư Phật Độc Giác, Chư vị Vô Sinh (đã được phân chia ra thành hai vị Đệ Tử Trưởng, tám mưoi đệ tử hàng đầu và vô số kể Chư Vị Vô Sinh). Tất cả những cá nhân nầy đã thành đạt đến sự hoàn toàn chứng tri về Tứ Thánh Đế và một cách thiết thực giải thoát khỏi tất cả về những sự tham dục, các sự ác cảm, và những si mê.

Chư Phật và Chư Phật Độc Giác là chính tự mình đã giác ngộ, có nghĩa là, các Ngài thành đạt Níp Bàn mà chẳng có sự chỉ dạy do bởi một người nào cả, trong khi đó Chư vị Vô Sinh thông thường thì chỉ có thể thành đạt Níp Bàn sau khi đã thụ nhận Giáo Lý của một vị Phật. Một vị Phật Độc Giác, cho dù vị ấy đã thành đạt Níp Bàn mà chẳng có sự trợ giúp của một vị Phật, không có khả năng để giảng dạy những người khác việc tu tập để mà dắt dẫn cho đi đến sự chứng tri Níp Bàn.

Khoảng thời gian cần thiết để một cá nhân tự mình hoàn thành trong Thập Pháp Toàn Thiện cho trở thành một vị Phật quả là vô hạn định, lâu dài hơn những thời gian cần thiết cho việc thành đạt của Quả vị Phật Độc Giác, hoặc là sự thành đạt của Quả vị Vô Sinh sau việc thụ nhận Giáo Lý của một vị Phật, tuy nhiên ngay cả một vị Vô Sinh được cho là cần thiết từ một trăm cho đến một trăm ngàn chu kỳ thế gian để phát triển tiềm năng cho được thành đạt Níp Bàn. Khi Ngài Đại Trưởng Lão Webu đề cập đến những ước nguyện thì Ngài luôn luôn và chỉ chuyên nhất viện dẫn đến những ước nguyện cho việc thành đạt về một trong những hình thức của sự giác ngộ nầy.]

Ngay bây giờ đây, các con đã được liễu tri rằng các con đã được sinh ra vào một thời điểm kiết tường và trở thành một chúng sanh thiện hảo, thì hãy vận dụng việc tu tập về Giáo Lý của Đức Phật với tất cả năng lực của mình và chính tự mình thiết lập ở trong Giáo Lý. Chư thánh đệ tử của bậc Đạo Sư đã tu tập chẳng có chểnh mảng trong sự nỗ lực của mình và đã giữ chánh niệm trong tất cả bốn oai nghi của cơ thể, mà chẳng bao giờ ngơi nghỉ. Họ đã tu tập với sự kiên định, và tất cả họ đã thành đạt mục tiêu họ đã mong cầu. Với ý chí mạnh mẽ nầy đây, các con cũng nên vận dụng việc tu tập nầy để đạt được mục tiêu của mình.

Việc tu tập nầy chẳng có nghỉ ngơi hay là tạm dừng nghỉ thì được so sánh với điều chi ? Nó thì giống như là đường bay của một mũi tên. Nếu chúng ta bắn một mũi tên với một cây cung, chúng ta thực hiện nhằm mục đích nương tựa theo sự ước vọng của mình. Bây giờ hãy nói cho Sư biết, mũi tên có lúc thì giảm tốc độ và sau đó lại tăng tốc lên sau khi chúng ta bắn nó ? Có lúc thì nó tạm dừng nghỉ và sau đó lại tiếp tục tiến đến tấm bia ?

D: Kính bạch Ngài, nó bay nhanh và ở một tốc độ ổn định.

S: Và khi nào thì nó dừng lại ?

D: Nó chỉ dừng lại khi nó đụng đến tấm bia, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, chỉ khi nào nó đụng đến mục tiêu của nó, tấm bia của nó, thì nó dừng lại. Trong cùng một phương thức thích hợp, những môn đệ chân chánh của Đức Phật đã phấn đấu để đạt được mục tiêu mà họ đã thực hiện như là tấm bia của họ. Hoạt động ở một tiến độ ổn định chẳng có sự nghỉ ngơi, không có sự gián đoạn, cuối cùng rồi họ đã đạt được thể loại của sự tỉnh giác (Giác Ngộ) mà họ đã ước vọng từ trong đáy lòng của họ.

Lẽ tất nhiên, có nhiều thể loại của sự tỉnh giác. Tất cả những thể loại nầy đều có thể đạt được nếu các con tu tập chẳng có sự tạm dừng nghỉ. Nếu các con tu tập để thành Chánh Đẳng Giác (Quả vị Phật), các con phải tu tập một cách liên tục. Nếu các con tu tập để thành Độc Giác (Quả vị Phật không chỉ dạy ai), các con phải duy trì tính liên tục của sự tu tập. Nếu các con nhắm mục tiêu để thành Thinh Văn Giác (Quả vị Vô Sinh), các con phải tu tập một cách kiên trì, ví tựa như một mũi tên bay một cách ổn định. Nếu các con tu tập với sự kiên định, thì các con sẽ có khả năng để thành đạt được mục tiêu của mình.

Cho dù các con tu tập chẳng có sự gián đoạn, các con sẽ không cảm thấy bị mệt mỏi hay là bị kiệt sức. Khi các con vận dụng Giáo Lý của Đức Phật, thì niềm hạnh phúc bất khả tỷ giảo sẽ đến với các con.

Một vài người nghĩ rằng Đức Phật đã giảng dạy nhiều điều khác biệt nhau. Tất cả các con ghi nhớ một vài phần của Thánh điển, mà với tấm lòng đại bi, các vị tu sĩ đã giảng dạy những phần đó cho các con. Có đôi khi các con có thể nghĩ suy “Giáo Lý của Đức Phật thì quảng bác và phong phú. Tôi không thể nào nương theo và hiểu biết hết tất cả Giáo Lý nầy đây, và do đó Tôi không thể nào thành đạt mục tiêu của mình”. Hoặc là có một vài người nói rằng “Chân lý chỉ có thể phản ánh hiện thực vào sự tự nhận thức của mỗi con người”. Hoặc là một vài người khác nữa “Tôi không thể nào tu tập được vì lẽ Tôi vẫn chưa thể nào cảm nhận được hơi thở”. Bây giờ, hãy nói cho Sư biết lời biện giải của các con là chi ?

D: Nói rằng chúng con phải mưu sinh để duy trì cơ thể của mình, chúng con hoãn lại việc hành thiền từ sáng cho đến chiều, và từ chiều cho đến sáng. Bằng với phương thức nầy, chúng con tiếp tục trì hoãn việc thúc đẩy sự nỗ lực.

S: Và những xu hướng nào khác để người ta nói đến ?

D: Một vài người nói họ không thể thiền định được là vì tuổi già, và một vài người e sợ rằng nó sẽ làm họ bị bệnh.

S: Những người vẫn còn trẻ thì họ nói điều chi ?

D: Rằng họ không thể thiền định được là vì họ phải đi học. Trong khi họ trẻ và khỏe mạnh thì họ muốn tự bản thân hưởng thụ vui thích.

S: Và nếu các con không khỏe và đau yếu ?

D: Thế thì, kính bạch Ngài, chúng con lo lắng. Chúng con gọi bác sĩ và nghĩ đến thuốc men, nhưng chúng con vẫn không thể nào tu tập được.

S: Và khi các con đã được bình phục ?

D: Chúng con bằng cách nầy cách khác xoay sở để hoãn lại việc hành thiền ngày nầy qua ngày khác và để thời gian qua đi.

S: Nhưng quả thực là các con muốn đạt được sự hạnh phúc, phải không ?

D: Dạ đúng vậy, kính bạch Ngài.

S: Như thế, nếu thực sự là các con muốn điều đó, thế thì tại sao trì hoãn sự phấn đấu cho việc đó ?

D: Thật sự là con không muốn việc đó, kính bạch Ngài.

S: Điều nầy chỉ ứng dụng cho con, hay là cho tất cả các con ở tại đây ?

D: Có một vài người ở trong thính chúng nầy quả thực là ước ao để đạt được sự hạnh phúc, và còn những người khác nữa, như là con, thì không xem trọng lắm về việc đó.

S: Nếu các con ra sức nỗ lực như là các con đang làm bây giờ đây, thì lẽ tất nhiên là các con sẽ có được điều đó. Tuy nhiên, những nghĩ suy và những nghi ngờ có thể nẩy sinh ở trong tâm thức của các con “Tôi sẽ phải chịu khổ đau à ? Việc tu tập nầy sẽ phải cố gắng sao ?” Các con đã có thâu đạt được khá nhiều kiến thức về Giáo Lý của Đức Phật tùy theo khả năng cá biệt của các con. Nghĩ suy về những điều nầy, tuy vậy, sẽ làm giảm tốc độ việc tiến tu của các con. Như thế, bây giờ hãy lắng nghe thật kỹ về Giáo Lý và hãy tu tập. Nếu các con tu tập, các con sẽ đi đến ngay mục tiêu của mình, và thực trạng về việc đó có thể hay là không có thể tương ứng với những nghĩ suy của các con về việc đó.

Chỉ khi nào chính tự bản thân các con hiều biết thì các con cũng sẽ hiểu biết rằng những nghĩ suy và những suy đoán của mình về mục tiêu đã không được chính xác. Tất cả các con hiểu biết từ những bài Pháp Thoại (*) rằng nếu các nương theo Giáo Lý của Đức Phật, thì các con sẽ gặt hái sự hạnh phúc to lớn ngay trong hiện tại và trong thời vị lai. Trong thực tế, tất cả chính tự các con là những nhà thuyết giảng Giáo Pháp. Các con không nghĩ rằng sự nghĩ suy và sự suy đoán sẽ làm giảm tốc độ việc tiến tu của các con hay sao ? Nếu các con nghĩ suy và phân tích, thì liệu mọi nghĩ suy sẽ là chính xác ?

[(*): Những Pháp Thoại về Giáo Pháp hay là “Định Luật Vũ Trụ” mà đã được giảng giải do bởi Đức Phật, thì được truyền đạt do bởi các vị tu sĩ đến những vị tại gia cư sĩ thể theo sự thỉnh cầu. Một cách thường lệ, các vị tu sĩ truyền đạt một bài Pháp Thoại, là sau bữa thọ thực đã được cúng dường đến quý Ngài, tuy nhiên cũng có những bài Pháp Thoại đã được tổ chức cho những cuộc tụ hợp đông người và được ban truyền do bởi các vị tu sĩ tài danh.]

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Nếu các con thiết lập các mục tiêu của mình như Sư đã vừa nói với các con và tiếp tục suy nghĩ về sự việc mong muốn của các con đạt được điều đó, thì sẽ giúp đỡ được việc nầy không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Thế thì, các con sẽ tiếp tục suy nghĩ và suy đoán ?

D: Nếu chúng con phân tích và thường luôn nghĩ suy thì chúng con sẽ đi đến một cách lầm lạc, kính bạch Ngài.

S: Một khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ thì sẽ có rất nhiều sự nghĩ suy. Phần lớn những điều chúng ta suy nghĩ thì sẽ được ứng dụng cho chúng ta không ?

D: Thật khó mà suy nghĩ được những điều nghĩ suy hữu ích. Những nghĩ suy thường trở nên hết sức là vô dụng và đánh lừa mình.

S: Hội chúng Thánh Tăng đã có trình bầy chi tiết về Giáo Lý quả là chân chánh và xác thực đến cho các con và những nghĩ suy của các con vẫn có khả năng để đánh lừa được các con. Làm thế nào có thể xẩy ra đuợc điều nầy ?

Tuy nhiên hãy nói cho Sư biết, các con từ đâu tới ? .. Các con đến từ Kemmendine. Căn nhà của các con hẳn là có một khu vườn và một hàng rào bao bọc xung quanh nó.

D: Dạ kính bạch Ngài, chính xác là như vậy.

S: Cái cổng thì nằm ở hướng nào của khuôn viên ?

D: Con có một cổng mở về hướng nam và một mở về hướng bắc, kính bạch Ngài.

S: Nhà của các con có bao nhiêu tầng ?

D: Đó là một căn nhà một tầng, kính bạch Ngài.

S: Cửa nhà của các con thì nằm ở hướng nào ?

D: Có hai cửa ra vào, kính bạch Ngài, một ở vách tường hướng tây và một ở vách tường hướng nam.

S: Thế thì, chúng ta biết được rằng các con sinh sống ở trong Kemmedine, rằng các con có một hàng rào bao bọc xung quanh khu vườn của các con với các cổng ở hướng Bắc và hướng Nam. Căn nhà của các con là một tòa nhà một tầng và có hai cửa ra vào đối diện ớ hướng Nam và hướng Tây một cách tương ứng. Các con thấy đấy, là vì các con đã nói cho Sư biết, Sư biết được hết mọi thứ về chỗ ở của các con. Bây giờ, kiến thức của Sư và kiến thức của các con về căn nhà của các con là như nhau, phải không ?

D: Chúng không thể nào là như thế được, kính bạch Ngài.

S: Nhưng mà tại làm sao thế ? Các con hiểu biết thôn làng của các con, khu vườn của các con, và căn nhà của các con; các con đã nói với Sư rằng các con sinh sống ở trong Kemmedine; và các con đã mô tả khu vườn của các con và căn nhà của các con như là các con hiểu biết được chúng. Vì vậy, Sư biết được thôn làng của các con, khu vườn của các con, và căn nhà của các con. Sư hiểu biết xác thực về nó, như là các con biết.

D: Ngài không hiểu biết về nó trong cùng một phương thức mà con hiểu biết được nó, kính bạch Ngài.

S: Nầy bạn thân thương của tôi ơi, tại làm sao điều mà Sư hiểu biết thì lại sai khác với điều mà các con hiểu biết ? Chỉ cần hỏi Sư các con sinh sống ở nơi đâu và Sư sẽ trả lời rằng các con sinh sống ở trong Kemmendine. Hơn nữa, Sư hiểu biết về khu vườn và căn nhà của các con cũng như là các con hiểu biết. Còn có điều chi mà các con có thể bảo với Sư rằng Sư thật sự không được biết ?

D: Cho dù là con đã nói với Ngài rõ về số nhà và con đường mà nó tọa lạc, Ngài sẽ không thể nào tìm ra được căn nhà, kính bạch Ngài.

S: Thế thì hãy nói cho Sư biết điều mà các con hiểu biết hơn cả Sư được hiểu biết về vấn đề nầy.

D: Con không thể nào nói cho Ngài biết rõ thêm về nó, kính bạch Ngài, tuy nhiên con có được hiểu biết nhiều hơn vì lẽ con đã thực sự sống ở nơi đó.

S: Trong trường hợp đó, Sư sẽ suy nghĩ về nó, và suy luận ra Kemmendine là ở nơi đâu.

D: Ngài không thể nào khám phá ra được bằng với việc nghĩ suy về nó, kính bạch Ngài.

S: Sư sẽ suy nghĩ thật nhiều và trong một thời gian lâu dài. Có một vài về nó ở phạm vi là đúng đắn, Sư sẽ suy nghĩ về một căn nhà ở trong Kemmendine với hai cái cổng, hai cửa ra vào, một tầng lầu. Một vài sự khám phá của Sư về căn nhà của các con có là chính xác không ?

D: Con không nghĩ như vậy, kính bạch Ngài.

S: Điều đó quả là khó khăn thế sao ? Thôi được, Sư sẽ suy nghĩ trong nhiều phương thức khác nhau, cuối cùng rồi cũng sẽ tỏ ngộ ra một vài điều về nó. Sư sẽ suy đoán về vấn đề nầy trong khoảng một năm. Thời lúc bấy giờ Sư sẽ tìm ra câu trả lời ?

D: Nếu Ngài chỉ là suy nghĩ về nó, thì Ngài sẽ không tìm ra được nó. Nhưng nếu Ngài hoan hỷ đi đến và nhìn thấy, thì chính tự nơi Ngài sẽ hiểu biết một cách xác thực.

S: Bây giờ, giả sử là Sư đã có suy nghĩ về nó thực sự một cách sâu sắc trong khoảng bốn mươi hoặc năm mươi năm ? Hay là … tốt hơn, nếu như Sư không chỉ suy nghĩ mà còn nói về nó. Thế thì Sư sẽ phải đi đến để được hiểu biết không ?

D: Cho dù Ngài suy nghĩ và nói về nó, kính bạch Ngài, Ngài sẽ không bao giờ đạt được điều đó.

S: Thế thì hãy hoan hỷ nói cho Sư biết Kemmendine là ở nơi đâu.

D: Từ ở nơi đây Ngài sẽ phải đi hướng về phía Tây Nam.

S: Như vậy, nếu Sư đi trong hướng Tây Nam, thì Sư sẽ đến nơi đó không ?

D: Dạ được, kính bạch Ngài, nhưng Ngài sẽ vẫn không tìm ra được căn nhà của con.

S: Thôi được, Sư sẽ bắt đầu ngay bây giờ. Sư sẽ suy nghĩ rất là sâu sắc và đồng thời Sư sẽ trùng tụng (những lời hướng dẫn và những sự mô tả của các con). Bằng với phương thức nầy Sư sẽ đi đến để được hiểu biết.

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, con không nghĩ như vậy.

S: Các con nói với Sư rằng các con hiểu biết tất cả điều nầy về căn nhà của các con, nhưng nếu như Sư lặp lại điều mà Sư hiểu biết từ nơi các con, thì các con bảo với Sư rằng Sư đang nói chuyện ở trong Tục Đế. Sư không thể nào chịu đựng được điều nầy.

D: Kính bạch Ngài, chẳng qua là Ngài lặp lại điều mà Ngài đã được nghe, nhưng thực sự là Ngài không hiểu biết.

S: Vậy thì, tất cả những điều mà Sư nói về căn nhà nầy là chính xác, nhưng anh ta khẳng định rằng Sư vẫn không hiểu biết về nó theo đường lối của anh ta. Sư không hiểu biết, quả đúng là như vậy… Tuy nhiên bây giờ nếu như Sư đã suy nghĩ một cách sâu sắc về nó và trùng tụng lại những nghĩ suy của mình, thì sẽ vẫn còn có sự khác biết trong sự hiểu biết không ? Hay là nếu như Sư đã có trùng tụng một cách liên tục cả ngày lẫn đêm tất cả những điều mà các con đã nói, thì sẽ vẫn không thể nào làm cho Sư thực sự hiểu biết về nó ?

D: Kính bạch Ngài, Ngài sẽ vẫn không hiểu biết nó trong cùng một phương thức Ngài sẽ là nếu như chính tự Ngài đã đi đến nơi đó.

S: Trước khi các con đã nói với Sư về căn nhà của các con thì Sư đã không có hiểu biết bất cứ điều gì về nó, nhưng bây giờ Sư hiểu biết được một vài điều.

D: Dạ phải, kính bạch Ngài, quả đúng như vậy, tuy nhiên nếu như Ngài đã tới để nhìn thấy nó thì Ngài sẽ hiểu biết hết tất cả mọi thứ về nó.

S: Hãy nói cho Sư biết, nếu như Sư sẽ đi, dựa theo sự hướng dẫn của các con, thì Sư sẽ đi đến ngay tại ngôi nhà của các con ?

D: Dạ đúng vậy, kính bạch Ngài.

S: Và nếu như Sư đã không được hiểu biết số nhà ?

D: Ngài sẽ đi lang thang một cách không có chủ đích, kính bạch Ngài.

S: Và nếu như các con đi đến nơi đó ?

D: Con đi thẳng một đường đến nhà của con, kính bạch Ngài.

S: Các con sẽ lo lắng về việc làm thế nào để đến nơi đó và cho dù là các con đi đúng đường không ?

D: Nếu Ngài đi đến với con, kính bạch Ngài, Ngài không thể nào bị lạc đường, vì lẽ trước đây con đã từng đến nơi đó.

S: Đức Phật đã giảng giải điều mà chính tự Ngài đã được chứng tri. Bây giờ, tất cả các con có được phẩm chất của chúng sanh có khả năng tiếp nhận hảo huấn từ. Giáo Lý của Đức Phật quả là quảng bác. Có Kinh Tạng , Luật TạngVô Tỷ Pháp Tạng. Các con không nhất thiết phải nghiên cứu hết tất cả những điều nầy. Hãy chọn lấy một đối tượng về thiền định, một kỹ thuật mà phù hợp với các con, và thế rồi hãy tu tập với sự quyết tâm kiên định. Một khi chính tự bản thân các con đã thiết lập thể theo phương thức nầy và các con đi đến mục tiêu, tất cả các con sẽ hiểu biết một cách sâu sắc và hoàn hảo

   Tuy nhiên ngay bây giờ, trước khi Sư chấm dứt việc thuyết giảng, các con đạt được một vài sự hiểu biết, và sự hiểu biết ngay tức thì nầy đây được gọi là Bất Đoạn Thời (*), sự hiểu biết ngay lập tức.

[(*): Bất Đoạn Thời: là một trong sáu phẩm chất của Phật Pháp. Bất Đoạn Thời đã được dịch theo nghĩa đen có nghĩa là “Không có thời gian”, ngay lập tức, tức thì. Với một người mà tu tập Giáo Lý của Đức Phật thì gặt hái những thành quả ngay tức thì.]

Các vị Giáo Thọ và Mẹ Cha của chúng ta, là những bậc, với lòng đại bi và từ ái, đã hướng dẫn chúng ta, dạy bảo chúng ta “Hãy học điều nầy và điều nọ.. “ và vào ban đêm khi chúng ta đi ngủ, họ đã gọi chúng ta và nói rằng “Tại sao các con không bầy tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật trước khi đi ngủ há ? Hãy đi đến, bầy tỏ lòng tôn kính đi.” Nếu như chúng ta không làm theo các sự hướng dẫn của họ, thì thậm chí họ có thể phải roi đòn chúng ta. Họ phải làm như vậy cho dù là họ không muốn thực hiện điều đó. Nhờ vào sự giúp đỡ của họ mà những sự kình chống ở trong chúng ta được khắc phục. Nhưng lẽ tất nhiên là, chúng ta ngay tức thì có được kiến thức về Phật Pháp là chỉ khi nào chính tự bản thân chúng ta đã có quan tâm đến Phật Pháp. Khi nào thực sự trở thành Bất Đoạn Thời, ngay lập tức ?

D: Chỉ khi nào chúng ta thực sự liễu ngộ Giáo Pháp, kính bạch Ngài.

S: Và khi nào chúng ta sẽ thực sự liễu ngộ Giáo Pháp ?

D: Sau khi đã có tu tập về Giáo Pháp, kính bạch Ngài.

S: Chúng ta phải tu tập vào thời gian đặc thù nào để được thành tựu ?

D: Giờ giấc về ban ngày hoặc là ban đêm thì không là quan trọng. Nếu chúng con tu tập và sau đó chúng con đạt đến mục tiêu, thì ngay lập tức chúng con sẽ thành đạt được kiến thức, kính bạch Ngài.

S: Điều đó rất là dễ dàng. Các con đã được đón nhận Giáo Lý của Đức Phật. Tất cả các con đã có thực hiện là nỗ lực trong cùng một phương thức với các vị môn đệ của Đức Phật đã thực hiện. Điều đó là dễ dàng. Đây không phải là kiến thức của riêng Sư. Sư cũng đã được học Giáo Lý của Đức Phật và Sư đang truyền thụ Giáo Pháp đến các con. Tất cả các con rất là thông minh và sáng suốt. Điều gì mà Sư đang nói với các con, thì các con đã hiểu biết rồi. Các con nghĩ vì sao Đức Phật đã giảng dạy Giáo Pháp ?

D: Ngài đã giảng dạy người ta phải liên tục tỉnh giác về tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc).

S: Ngài đã giảng dạy để người mà có ước nguyện thành đạt mục tiêu, thì có thể có khả năng thực hiện được như vậy. Ngài đã giảng dạy vì lẽ Ngài đã muốn chúng có thể rong ruổi trên con đường đạo. Tuy nhiên có một vài người trong các con có thể nói rằng đây không phải là thời điểm tốt để tu tập. Tâm thức đã không được ổn định với tất cả sự việc đến và đi của con người như thế nầy. Các con có thể quyết định “Chúng ta sẽ hành thiền khi tâm thức được an tịnh”. Và nếu như tâm thức trở nên an tịnh sau một thời gian, điều chi sẽ xẩy ra ?

D: Khi tâm thức được tĩnh lặng, chúng con sẽ đi ngủ, kính bạch Ngài.

S: Ồ thật vậy sao, và điều nầy các con gọi là sự hành thiền.

D: Kính bạch Ngài, chúng con chỉ hoàn hảo trong việc nói năng về sự hành thiền.

S: Và thế thì, khi các con có một tâm bất thiện về việc không có tu tập và quyết định đi đến một trung tâm thiền viện, thì các con mang theo điều chi ?

D: Chúng con mang thực phẩm theo với chúng con, kính bạch Ngài.

          S: Hãy nói cho Sư biết, sau khi đã có thọ trì những điều học, các con tự ních đầy bụng mình ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài. Các phụ nữ cúng dường thực phẩm, và chúng con chỉ có ăn thôi. Chúng con bắt đầu rất sớm, và sau đó chúng con tiếp tục ăn mãi cho đến đúng mười hai giờ trưa (*).

[(*): Điều học thứ sáu ngăn cấm thọ dụng thực phẩm rắn chắc sau mười hai giờ trưa (Xin xem trang 10).]

S: Các con ăn nhiều hơn những ngày bình thường không ?

D: Ồ có chứ, kính bạch Ngài, nhiều hơn nữa.

S: Bây giờ hãy nói cho Sư biết, các con có ngững ăn ngay trưa ngọ không ?

D: Đấy, Ngài thấy đấy, kính bạch Ngài, có một vài người nói rằng, thậm chí là sau đó, tiếp tục việc ăn cũng là hoàn toàn ổn thôi. Con đã được nghe là, một khi người ta dừng lại, thế thì người ta không thể nào bắt đầu lại sau mười hai giờ trưa, tuy nhiên nếu như con đã bắt đầu trước trưa ngọ thì con có thể tiếp tục ăn ngay cả sau buổi trưa.

S: Còn các con thì sao ? Các con có tiếp tục ăn không ?

D: Con tiếp tục việc ăn ngay cả trong khi chúng con đang nói như thế nầy, kính bạch Ngài.

S: Và các con làm gì sau khi các con đã ăn xong ?

D: Vào lúc bao tử của con đã đầy, kính bạch Ngài, thế là con ngã xuống năm thẳng lưng của con.

S: Và sau đó ?

D: Sau đó thì con ngủ, kính bạch Ngài.

S: Và khi nào thì các con lại thức dậy ?

D: Vào khoảng 3:00 hoặc 4:00 giờ chiều, kính bạch Ngài.

S: Sau đó các con hành thiền, trong một trạng thái hoàn toàn tĩnh thức và cảnh giác ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, sau đó con yêu cầu cho một ít nước trái cây và nước chanh (#).

[(#): Sữa được xem như là thực phẩm rắn chắc.]

S: Các con uống thật nhiều hay chỉ là một chút ít ?

D: Con uống cho đầy, kính bạch Ngài.

S: Nếu như các con uống thật nhiều, có một ít sẽ còn dư lại. Các con có chia sẽ cái đó đến những người khác không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, tự bản thân con uống hết tất cả vì lẽ con muốn giữ cái đó cho bản thân mình.

S: Tuy nhiên, các con có cảm thấy tốt lành nếu như các con uống quá nhiều không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, không được tốt lắm.

S: Hãy nói cho Sư biết, sau đó các con hành thiền ?

D: Thế đấy, kính bạch Ngài, vì con không cảm nhận được tốt lắm, con phải đi nằm xuống.

S: Và rồi thì điều chi xẩy ra ?

D: Con ngủ lại lần nữa, kính bạch Ngài.

S: Và khi nào thì các con thức dậy ?

D: Sáng hôm sau, kính bạch Ngài, khi mặt trời mọc lên. Con tự nhủ với mình “Đấy, nhìn xem, mặt trời đã lên rồi”, và con đứng dậy và ăn điểm tâm.

S: Bây giờ hãy nói cho Sư biết, nếu như các con không thành đạt Níp Bàn, thì các con có nghĩ rằng vì lẽ không có một ai như là một vị Phật đã hoàn toàn giác ngộ và rằng Níp Bàn là không có hiện hữu ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, đó là vì con ăn quá nhiều.

S: Tốt lắm, các con thực hiện một số nỗ lực, tuy nhiên sự tham lam nầy vẫn còn chút ít mạnh mẽ, Sư nghĩ vậy. Hãy nói cho Sư biết, khi các con bắt đầu hành thiền và một người nào đó nói thì thầm cạnh bên lỗ tai của các con, các con có nghe điều đó hay là không ?

D: Nếu sự định thức không được tốt lắm, các con vểnh các lỗ tai của mình lên và lắng nghe điều gì mà đang được thì thầm, kính bạch Ngài.

S: Khi các con nghe tiếng nói thì thầm nầy, thì các con có chấp nhận điều đó và kính trọng người mà đang nói thì thầm không ?

D: Kính bạch Ngài, khi sự quyết tâm để hành thiền là mãnh liệt, thế thì con phát khởi sự sân hận vào người mà đang nói thì thầm.

S: Những vị thiền giả nổi sân hận hả ?

D: Nếu người ta đi đến và nói thì thầm ở tại chỗ nơi mà con đang hành thiền, thì lẽ tất nhiên là con sẽ nổi sân hận, kính bạch Ngài.

S: Có là khôn khéo để nổi sân hận và nghĩ rằng “Có phải họ thì thầm nơi đây không ? Thằng cha nầy từ nơi đâu tới vậy ? Ông ta là ai ? Một thiền giả đã phản ứng theo cách thức nầy thì sẽ thành đạt mục tiêu của mình nhanh hơn không ? Nếu ông ta trở nên sân hận và rồi thì mệnh chung, ông ta sẽ tục sinh ở nơi đâu ?

D: Ông ta sẽ tục sinh ở trong các cõi giới thấp kém, kính bạch Ngài.

S: Cho dù là ông ta đang thọ trì tám điều Thanh Tịnh Giới ?

D: Nếu như ông ta trở nên sân hận, thì ông ta sẽ đi đến các cõi giới thấp kém cho dù là thế, kính bạch Ngài.

S: Làm thế nào chúng ta nên tiếp cận vấn đề bị quấy rầy bởi những tiếng nói thì thầm trong khi chúng ta đang hành thiền ? Chúng ta nên phản ảnh theo phương thức sau đây “Tôi đã đến nơi đây để hành thiền. Các thiền giả đồng đạo của tôi đang nói thì thầm và tôi nghe được họ. Nếu những người khác khám phá ra rằng tôi chú ý tới những tiếng nói thì thầm, tôi sẽ cảm thấy xấu hổ vì lẽ thời bấy giờ tất cả sẽ biết được rằng tôi không thực hiện sự nỗ lực được tròn đủ. Tôi sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa.” Chúng ta nên tri ân đến người mà chỉ cho chúng ta thấy được rằng, do nhờ vào tiếng nói thì thầm của họ, mà sự nỗ lực của chúng ta làm chưa tròn đủ. Nếu sự nỗ lực của các con là tốt đẹp, sự định thức của các con sẽ được tốt đẹp, và các con sẽ không có nghe bất cứ điều gì. Tỏ lòng tri ân, các con nên hy vọng rằng những người nầy tiếp tục nói chuyện, và các con nên tiếp tục hành thiền. Không cần phải đi về phía họ và ngay cả nói lời, cảm ơn. Một cách đơn thuần là tiếp tục hành thiền và vì sự tĩnh giác của các con về đối tượng của thiền định trở nên một cách liên tục, các con không còn nghe bất kỳ sự quấy rầy nào nữa. Các con sẽ nghe người ta nếu như họ đã nói hết sức ầm ĩ ?

D: Nếu như họ đã nói một cách ồn ào, con nghĩ rằng con sẽ nghe được họ, kính bạch Ngài.

S: Một lần nữa chúng ta phải tri ân. “Họ đang hướng dẫn tôi để cải thiện những sự nỗ lực của tôi.” Tỏ lòng tri ân đến những người nầy. tôi ổn định tâm thức của tôi và lại tập trung vào điểm chạm một lần nữa. Hành thiền có nghĩa là để được tĩnh giác một cách rất nghiêm mật vào đối tượng cho đến nỗi đối tượng không bao giờ thoát khỏi sự chú tâm của chúng ta.

D: Xin vui lòng, kính bạch Ngài, giải thích cho chúng con làm thế nào để được tĩnh giác một cách rất nghiêm mật vào đối tượng.

S: Các con chỉ cần gìn giữ sự chú tâm của mình đã được trọn vẹn trầm tĩnh, đã được tập trung vào điểm chạm. Tất cả các con đã được hít thở kể từ thời khoảnh khắc các con đã được sinh ra. Các con có thể cảm nhận cái chỗ mà không khí xúc chạm khi các con hít vô và thở ra.

D: Kính bạch Ngài, đối với con xúc giác hiển hiện rõ nhất là ở dưới lỗ mũi bên phải.

S: Không ở hai chỗ ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chỉ trong một chỗ.

S: Đúng vậy, nó xúc chạm vào điểm chạm nhỏ nầy đây, khi các con hít vô và khi các con thở ra. Hãy nói cho Sư biết, nó đi vào với những khoảng cách hay là nó là một luồng trôi chảy liên tục ?

D: Chúng là những khoảng cách, kính bạch Ngài.

S: Điều đó có phải là luồng không khí bị gián đoạn hay là sự tỉnh giác về điều đó ? Sự xúc chạm của không khí có là liên tục trong khi các con hít thở vô và ra không ?

D: Nó là bị gián đoạn, kính bạch Ngài.

S: Thế thì các con cần phải hiểu biết chẳng có sự gián đoạn về luồng không khí nầy đây. Không nhìn ở một nơi nào khác. Chỉ biết sự xúc chạm của hơi thở nầy mà thôi. Nếu như các con không thể nào cảm nhận được nó, vậy thì cố gắng xúc chạm vào điểm tiếp xúc bằng với ngón tay của các con. Khi các con hiểu biết được cảm giác của sự xúc chạm, rồi thì lấy ngón tay của các con ra và trú tâm với sự tĩnh giác vào sự cảm xúc ở điểm chạm. Các con phải trở nên tỉnh giác vào sự xúc chạm của không khí đó là liên tục như là đang liên tục. Nếu các con đã được tĩnh giác vào điểm chạm nầy mà chẳng có một khoảng hở nào trong sự liên tục của sự tĩnh giác, thì các con sẽ vẫn còn nghe được những tiếng nói thì thầm không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, con không nghĩ như vậy.

S: Nếu sự chú tâm đã bám chặt vào điểm chạm nầy một cách kiên cố và một cách ổn định, thì các con sẽ nghe được những tiếng nói ồn ào không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Các con hiểu biết điểm chạm nầy ở dưới lỗ mũi và ở trên môi trên một cách chuyên nhất cho đến nỗi các con không còn nghe những thanh âm nào nữa. Điểm chạm nầy là thể chất (Sắc) hay là tâm thức (Danh) ?

D: Nó là thể chất (Sắc), kính bạch Ngài.

S: Và thực thể mà hiểu biết được điều đó, được tỉnh giác, nó là cái chi ?

D: Điều đó là tâm thức (Danh), kính bạch Ngài.

S: Như thế, nếu các con đã được tỉnh giác chẳng có sự gián đoạn vào điểm chạm, tức là các con đã được tỉnh giác một cách liên tục vào Danh và Sắc, phải không ?

D: Dạ phải, kính bạch Ngài, quả đúng như vậy, kính bạch Ngài.

S: Nếu các con đã được tỉnh giác vào Danh và Sắc trong phương thức nầy, các con có hiểu biết rằng không có tự ngã, không có người nam, không có người nữ, không có chúng hữu tình, hay là Chư Thiên hoặc là Chư Phạm Thiên không ? Đây là điều mà Đức Phật đã giảng dạy. Nếu chúng ta đã được tỉnh giác về Danh và Sắc, chúng ta vẫn còn suy nghĩ trong những thuật ngữ về chúng hữu tình, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng ta không còn.

S: Như thế, quả là dễ dàng để được tĩnh giác.

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, quả là dễ dàng.

S: Đây là sự hiểu biết những sự việc như chúng đang là. Danh và Sắc khởi sinh chẳng có sự gián đoạn. Chúng khởi sinh và sau đó hoại diệt. Chúng hoại diệt bao nhiêu lần trong một tia chớp của ánh sáng ?

D: Con đã được nghe rằng chúng hoại diệt một trăm tỷ lần trong sự nhấp nháy của con mắt, kính bạch Ngài.

S: Thế thì hãy nói cho Sư biết, làm thế nào các con có thể đếm đến một trăm tỷ trong sự nhấp nháy của con mắt ?

D: Con không thể nào, kính bạch Ngài.

S: Giả sử các con đã được biếu tặng một trăm tỷ đồng tiền vàng và sẽ phải đếm chúng, thì bao nhiêu lâu nó sẽ lấy mất đi các con ?

D: Con nghĩ rằng nó sẽ lấy mất đi khoảng một tháng, kính bạch Ngài. Cho dù là con đã đếm một cách tham lam cả ngày và đêm, nó sẽ lấy mất đi lâu khoảng chừng đó.

S: Đức Phật vô song đã thẩm thấu tất cả điều nầy với chính tự kiến thức siêu nhiên của Ngài và sau đó đã có khả năng để giảng dạy điều đó. Tuy nhiên điều chi chúng ta có thể hiểu biết về chính bản thân mình ? Chúng ta chỉ có thể hiểu biết Danh và Sắc trong cùng một lúc. Và điều chi chúng ta sẽ nhận được từ sự tĩnh giác nầy ? Chúng ta sẽ có khả năng để liễu tri đặc tính về sự vận hành của chúng. Các con không cần phải làm bất cứ điều chi đặc biệt cả. Chỉ cần tu tập như là các con đang tu tập ngay bây giờ. Hãy gìn giữ sự chú tâm của các con đã được tập trung vào điểm chạm và khi các con đạt được năng lực để gìn giữ sự chú tâm với sự tĩnh giác vào hơi thở và điểm chạm, Danh và Sắc sẽ chuyện trò các con.

D: Chúng con có phải nghĩ suy về Vô Thường (sự không bền vững) khi một hơi thở vô đi đến chỗ chấm dứt, kính bạch Ngài ?

S: Điều đó là tốt lắm nếu các con nghĩ suy về Vô Thường như là một hơi thở đi đến chỗ chấm dứt. Nếu các con hiểu biết Vô Thường trong phương thức nầy, các con sẽ có khả năng để đạt được Níp Bàn không ?

D: Vẫn chưa được, kính bạch Ngài.

S: Do đó, nếu như các con vẫn chưa có thể đạt được Níp Bàn, hãy tiếp tục tập trung vào điểm chạm và các con sẽ đi đến hiểu biết.

D: Điều mà chúng con cần hiểu biết có phải như là trạng thái vô thường không, kính bạch Ngài

        S: Các con nói rằng đường là ngọt, phải không ? Tuy nhiên nếu như Sư chưa bao giờ nếm vị đường, làm thế nào các con sẽ giải thích cái vị ngon ngọt đến với Sư ?

D: Nó thì tốt hơn nhiều so với ngay cả đường thốt nốt, kính bạch Ngài, tuy nhiên chúng con không thể nào giải thích để cho Ngài sẽ thực sự hiểu biết về nó.

S: Nhưng các con đã có nếm thử nó, thế thì tại sao các con không thể nào nói cho Sư biết về nó ?

D: Dạ vâng, kính bạch Ngài, đường trông giống như muối, tuy nhiên những con kiến không đi đến với muối trong khi chúng thì giống như đường. Tuy nhiên điều nầy sẽ không thật sự giúp được bao nhiêu, kính bạch Ngài. Ngài cần phải nếm thử nó, kính bạch Ngài.

S: Như thế muối và đường trông giống như nhau. Bây giờ, nếu như Sư ăn một chút ít muối, mà gọi đó là đường, thì Sư sẽ nếm được đường ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, muối sẽ vẫn giữ vị mặn.

S: Trong trường hợp đó, Sư sẽ nghĩ rằng đường là mặn.

D: Điều nầy thì tương tự như là chúng con không được hiểu biết làm thế nào để nhận ra sự vô thường, kính bạch Ngài.

S: Khi chúng ta nói về ngoại hình của đường, có rất nhiều khả năng về sự nhầm lẫn một vật gì khác đối với đường. Chỉ khi nào các con giải thích cái vị của đường một cách chính xác thì Sư có thể liễu tri được.

D: Chúng con muốn khuyên Ngài nên ăn một ít đường, kính bạch Ngài.

S: Các con sẽ phải ngồi bên cạnh Sư trong khi Sư đang ăn đường và nói rằng “Nó có vị ngọt, nó có vị ngọt, ..” ?

D: Nếu con trùng tụng điều nầy, nó chỉ sẽ làm phiền Ngài thôi, và việc đó không phải là cần thiết để làm điều nầy cho đường có được vị ngọt. Ngay sau khi Ngài bỏ đường vào trong miệng của mình, Ngài sẽ có thể nếm được vị ngon ngọt của nó, kính bạch Ngài.

S: Tuy nhiên chúng ta hãy nói rằng có một vị Tỳ Khưu ở rừng già là người mong muốn nếm vị đường. Đường sẽ suy nghĩ rằng “Đây là một vị Tỳ Khưu ở rừng già. Tôi sẽ không trọn vẹn ngọt ngào với ông ta. Tôi sẽ chỉ bằng một nửa ngọt ngào cho anh ta vì Tôi là người dân ở trong thị trấn” ?

D: Đường không có thiên vị, kính bạch Ngài, nó thì ngọt ngào cho người nầy tựa như là cho người khác.

S: Nó cũng tương tự với sự tỉnh giác về Danh và Sắc. Nếu các con giữ vững sự tỉnh giác nầy thì các con sẽ nếm được Pháp vị ngay tức thì, cũng như là các con nếm vị ngon ngọt ngay khi các con ăn đường. Đó có thể là các con vẫn còn nhầm lẫn muối với đường không ? Các con đi chợ rất nhiều lần, và các con có thể phân biệt một cách dễ dàng giữa muối và đường. Các con không có mua muối để cho đường được. Đức Phật vô song đã thẩm thấu và thực sự đã liễu tri về chân lý. Ngài có thể phân biệt được giữa điều chi là sự giải thoát và điều nào là sự khổ đau, và do đó Ngài đã truyền trao sự giải thoát nầy cho đến Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đều như nhau. Ngài đã chỉ có yêu cầu họ để “ăn”. Chỉ là ăn, đó là xác thực. Các con sẽ tồn tại nơi đây mà chẳng cần ăn, lo sợ rằng câu chuyện thế mà hoá ra không thật sự giải thoát ?

D: Chúng con vẫn chưa có đạt đến được điểm đó, kính bạch Ngài. Chúng con chỉ đang lắng nghe những lời nói của Ngài.

S: Ăn như Sư đã nói với các con. Các con sẽ không lầm đường lạc lối. Và tại sao các con không thể nào lầm đường ? Vì lẽ Danh và Sắc đang thực sự là khởi sinh và hoại diệt một cách liên tục.

Vì sao các con cần phải tập trung vào điểm chạm, cho dù là các con vẫn chưa được hiểu biết sự giải thoát ? Nếu các con không ăn một cái gì đó, các con sẽ bao giờ hiểu biết cái vị nếm của nó như thế nào nhỉ ? Các con hiểu biết rất nhiều về Giáo Pháp. Các con hiểu biết về DanhSắc, các con hiểu biết điều nào là Kinh Tạng, và các con hiểu biết về Luật TạngVô Tỷ Pháp Tạng. Các con hiểu biết đây là Thiền Chỉ, đây là Thiền Minh Sát.

D: Nhưng mà, kính bạch Ngài, tất cả sự việc nầy đã rối loạn trong đầu của chúng con như là một mớ lộn xộn khổng lồ.

S: Hãy bỏ mặc sự rối loạn đó đi. Chỉ chú tâm duy nhất vào điểm chạm nầy, như Sư đã giảng dạy các con. Sau đó sự rối loạn nầy sẽ được gỡ rối ra, tất cả mọi thứ sẽ rơi vào vị trí. Nếu chúng ta đi hướng đông, chúng ta sẽ đi đến một nơi ở trong hướng đông; nếu chúng ta đi hướng tây, chúng ta sẽ đi đến một nơi ở trong hướng tây. Điểm chạm thì giống như một chiếc xe. Nếu các con muốn đi đến Mandalay, các con phải đáp một chuyến xe lửa đến Mandalay và ngồi ở trên đó. Điểm chạm thì giống như xe lửa, không lìa khỏi nó. Hãy gìn giữ sự chú tâm của các con vào điểm chạm một cách hết sức nghiêm mật. Đây là tất cả Sư cần phải nói tới. Không có điều chi để phải nói ngoài ra khỏi điều nầy.

Các con có hiểu biết tám chi phần của Bát Thánh Đạo ? Làm thế nào các con nghĩ rằng chúng ứng dụng cho việc tu tập sự định tâm vào điểm chạm ?

D: Nếu một người định tâm vào điểm chạm với Chánh Định, rồi thì người ta đạt được tri kiến của Chánh Kiến, kính bạch Ngài.

S: Có những nguyên tố nào khác của Bát Thánh Đạo thích hợp cho việc tu tập nầy ?

D: Kính bạch Ngài, có tám chi phần của Bát Thánh Đạo là: (1) Chánh Kiến, (2) Chánh Tư Duy, (3) Chánh Ngữ, (4) Chánh Nghiệp, (5) Chánh Mạng, (6) Chánh Tinh Tấn, (7) Chánh Niệm, (8) Chánh Định. Khi tâm thức của chúng con đã khắn khít vào điểm chạm, chúng con không có nghĩ suy những tư duy không khôn khéo trong bất luận phương thức nào. Do vậy, Chánh Tư Duy hiện hữu tại nơi đó, kính bạch Ngài. Bởi do chúng con không nói bất cứ về điều chi cả, chúng con không có vọng ngữ và do vậy thì có Chánh Ngữ. Bởi do tỉnh giác vào hơi thở là một thiện hạnh, Chánh Nghiệp đã được kể đến ở trong việc tu tập nầy. Cũng có Chánh Mạng nữa, bởi do chúng con không có cố gắng để mưu sinh qua việc lừa gạt những người khác, kính bạch Ngài. Chúng con đang dốc hết cả sự nỗ lực của mình vào việc gìn giữ sự chú tâm của chúng con ngay tại điểm chạm, do vậy có Chánh Tinh Tấn. Vì lẽ chúng con tập trung sự chú tâm của mình vào hơi thở mà chẳng cho phóng đi, chúng con có được Chánh Niệm, và bởi do sự chú tâm vẫn tồn tại ở ngay điểm chạm chẳng cho lang thang chỗ nầy chỗ nọ, chúng con đã thành đạt Chánh Định.

[(*): Chi Đạo: xin xem Đại Trưởng Lão Ledi, Giáo Khoa Thư của Phật Giáo, trang 221ff.]

S: Thế thì, các con có nghĩ rằng điều nầy giống như một chiếc thuyền hay là một chiếc xe lửa không ?

D: Dạ phải, kính bạch Ngài, nó giống như một chiếc thuyền, một chiếc xe lửa, hoặc một chiếc xe thổ mộ hay là một chiếc xe hơi để mà đưa một người đi đến mục tiêu của mình.

S: Đừng lìa khỏi chiếc xe nầy, các con có hiểu không ? Hãy gìn giữ sự chú tâm của các con một cách kiên định được tập trung tại nơi đây, tại điểm chạm, và không bao giờ lìa khỏi điểm chạm nầy. Trong phương thức nầy, các con sẽ đạt đến mục tiêu của mình.

Đôi khi các con có thể trở nên thiếu kiên nhẫn việc du hành trên chuyến xe lửa đi đến Mandalay và nghĩ rằng “Tôi muốn đi đến Mandalay, nhưng có thực là chiếc xe lửa nầy đang đi đến đó hay là nó đang đi đến Rangoon ?” Nếu điều nầy xẩy ra, các con sẽ xuống xe không ? Đừng nha ! Hãy tiếp tục trên chuyến du hành của mình và các con sẽ thấy rằng cuối cùng rồi các con đi đến nơi Mandalay.

Nếu các con có ngán ngẩm và chán chường, đừng lìa khỏi chiếc xe lửa. Khi các con đang cảm thấy vui thích, đừng buớc xuống. Khi các con bị đau yếu, hãy ở lại trên xe lửa, và cũng ở lại khi các con được tráng kiện và khỏe mạnh. Khi các con có đông đảo đoàn thể, hãy ở lại. Khi các con là hoàn toàn cô độc, đừng lìa khỏi. Khi người ta nói những điều bất duyệt hỷ đến các con, cố chấp, và khi họ nói với các con một cách tôn kính, đừng xuống xe lửa của các con. Các con sẽ làm điều chi nếu người ta đã đánh đập các con do bởi họ không ưa thích các con ?

D: Kính bạch Ngài, con nghĩ rằng con sẽ bỏ chạy.

S: Chỉ cần gìn giữ sự chú tâm của các con vào điểm chạm. Cho dù là bọn cướp đánh đập các con, chúng không thể nào đánh ngã sự tỉnh giác nầy được.

D: Chính xác, kính bạch Ngài, tuy nhiên con nghĩ rằng sự tỉnh giác nầy sẽ biến mất nếu như họ đã đánh đập con.

S: Không nhất thiết vậy ! Bồ Tát (*) của chúng ta, trong một trong những kiếp sống của Ngài, đã trở thành Vua của loài khi (#). Một ngày nọ, Khỉ Chúa đã phát hiện ra một vị bà la môn đã bị rơi xuống bên một vách đá dựng đứng trong khu rừng hoang vắng, và đã bất lực, và chắc chắn rằng sẽ chết dần chết mòn ở nơi đó. Vị bà la môn nầy đã đang than vãn số phận của mình và đang khóc la “Ôi tội nghiệp cho tôi, Tôi đã bị rớt xuống một vực thẳm một trăm thước sâu. Chắc chắn là tôi sẽ chết dần chết mòn ở tại nơi đây. Ôi tội nghiệp cho tôi, ôi, ôi, ôi,.. Những thân bằng quyến thuộc và bạn hữu của tôi, vợ và các con của tôi, không hay biết về điều bất hạnh của tôi. Không có người nào là ở nơi đây để cứu tôi. Ôi, ôi,..” và ông ta đã khóc than.

[(*): Giác Hữu Tình (Bồ Tát): (“Một người mà có sở nguyện cầu sự giác ngộ”), một vị Phật sẽ thành, một cá nhân mà, do cảm hứng bởi một vị Phật, phát một lời thệ nguyện tu tập cho thành đạt Quả vị Phật; “từ đó trở đi, trong từng mỗi kiếp sống, vị Giác Hữu Tình bảo tồn năng lượng tinh thần của một giai cấp tối thượng thông qua việc tu tập về mười Pháp Ba La Mật (hay là Những Đức Hạnh tiến tới Sự Toàn Thiện)”. (Ông Ba Khin, Phật Giáo là chi, [Yangon, năm 1954], trang 6] [(#): Chuyện Tiền Thân của Đức Phật số 516 (Tích truyện Khỉ Chúa).]

Bấy giờ, chúng hữu tình tôn quý đã thường luôn quan tâm đến điều phúc lợi của tất cả chúng hữu tình, chẳng có chi ngoại lệ. Và vì Bồ tát quả thực là một hữu tình tôn quý, ở vào thời đó Ngài đã là Khỉ Chúa tỏ lòng thương xót cho vị bà la môn trong cùng phương thức Ngài đã tỏ lòng trắc ẩn đến chính các con của mình. Và do vậy Ngài đã trèo xuống vách đá dựng đứng và đã đi đến vị bà la môn. “Đừng có sợ hãi, đừng có tuyệt vọng, Tôi không để cho Tôn Ông chết đâu. Tôi sẽ đưa Tôn Ông trở lại nơi Tôn Ông muốn đi”, Ngài đã nói với vị bà la môn để trấn an ông ta và để cổ vũ ông ta. Và quả thật Ngài cũng có chủ ý như thế. Nhưng Ngài đã vẫn chưa có sẵn sàng để đặt ông ta lên trên những đôi vai của mình và mang ông ta lên những tảng đá, vì lẽ Ngài đã lo sợ rằng ông ta có thể rơi xuống và rằng vị bà la môn có thể bị tổn thương. Ngài đã cầm lấy một tảng đá to về trọng lượng gần giống như vị bà la môn, đặt nó lên một vai và đã cố gắng mang nó lên vách đá dựng đứng, bằng cách nhảy từ tảng đá nầy đến tảng đá khác. Chỉ sau khi đã vượt qua được sự thử nghiệm nầy đã được thực hiện, Ngài đặt vị bà la môn lên trên những đôi vai của mình một cách cẩn trọng và đã trèo ngược trở lên bằng cách nhảy từ một tảng đá mòn đến cái kế tiếp.

Sau sự nỗ lực vĩ đại nầy, Khỉ Chúa đã kiệt sức. Ngài đã vui mừng trong khi đang thực hiện việc thiện sự nầy, nhưng Ngài còn vui sướng hơn nữa khi Ngài đã được hoàn thành việc đó và đã cứu được một sinh mạng. Ngài đã vững tin rằng vị bà la môn ông ta đã được cứu thoát khỏi cái chết đã cầm chắc một cách xác tín, và đã nói rằng “202at u202n mang Tôn Ông lên, Tôi đã có một chút mệt mỏi. Xin vui lòng canh phòng trong một chốc lát để Tôi có thể nghỉ ngơi”, và Ngài đã đặt cái đầu của mình vào trong lòng của vị bà la môn tự nghĩ rằng đã được khéo bảo hộ khỏi tất cả những điều nguy hiểm trong khu rừng hoang vắng. Tuy nhiên trong khi Hầu Vương đã an giấc, vị bà la môn đã nghĩ suy “Ta sẽ đi về nhà ngay, nhưng Ta chẳng có chi để cho vợ và các con của Ta. Ta sẽ giết khỉ to lớn nầy và cho thịt của nó đến chúng như là một món quà. Ông ta đã cầm lấy tảng đá mà Bồ Tát đã mang lên cho việc chạy thử và đã giáng vào đầu của Bồ Tát một đòn chí mạng. Ông ta đã không làm việc nầy một cách ngần ngại, cảm thấy thương tiếc cho vị cứu tinh của mình, trái lại ông ta đã đánh Ngài mạnh mẽ, để mà giết Ngài với cú đánh đầu tiên.

Khi Bồ Tát đã cảm thọ đau đớn với cú đánh, Ngài đã nhanh chóng trèo lên cây bên cạnh, và Ngài đã chính tự mình vấn hỏi ai hay là cái chi đã tấn công mình. Thế rồi, Ngài đã trông thấy rằng không có kẻ thù xung quanh, trái lại đó chính là vị bà la môn đã cố gắng để sát hại Ngài, và Ngài đã tự nghĩ suy lấy “Phải rồi, cũng có hạng người như thế nầy ở trong thế gian”. Trong khi Bồ Tát đã đang nghĩ suy điều nầy, vị bà la môn đã bắt đầu việc than vãn một lần nữa, đang kêu la ầm ĩ rằng ông ta đã bị lạc trong khu rừng hoang vắng rộng lớn nầy và rằng cuối cùng rồi ông ta sẽ bỏ mạng. Tuy nhiên Khỉ Chúa đã nói với ông ta, phát biểu từ trên cây “Đừng có lo lắng, đừng có sợ hãi. Tôi đã có hứa để đưa Tôn Ông trở về nhà của Tôn Ông và Tôi sẽ không bẻ gãy lời hứa nầy. Tôi sẽ đưa Tôn Ông về nhà. Tôi không thể nào mang Tôn Ông trên vai của tôi được nữa, nhưng vì Tôn Ông đã mở hộp sọ của Tôi, thì có máu đang chảy nhỏ giọt xuống mặt đất một cách liên tục. Chỉ cần nương theo dấu vết của máu mà Tôi sẽ thực hiện cho Tôn Ông từ trên các cây”.

Đây là cung cách Bồ Tát đã hành động. Chính Ngài đã tự đảm nhiệm tất cả điều nầy, vì mục tiêu của mình là Toàn Giác, Quả vị Phật. Ngài đã thực hiện hết tất cả mười Pháp Ba La Mật.

S: Bồ Tát có quay lưng lại với việc hoàn thành Thiện Nghiệp mà Ngài đã có thực hiện để được thành tựu, vì lẽ Ngài đã lo sợ rằng người đan ông đã mưu hại để đoạt lấy mạng sống của Ngài, có thể cố gắng một lần nữa để giết Ngài không ? Ngài có bỏ rơi ông ta trong khu rừng hoang vắng không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, Bồ Tát dắt dẫn vị bà la môn về nhà, với tấm lòng từ ái vô lượng, nhằm mục đích hoàn thành các Pháp Ba La Mật của Ngài.

S: Các con thấy đấy, nếu một người sở nguyện cầu để toàn tri Quả vị Phật, vị ấy phải hoàn thành viên mãn các Pháp Toàn Thiện, mười Pháp Ba La Mật trong phương thức nầy, mà không bao giờ tạm dừng lại nghỉ ngơi, không bao giờ ngơi nghỉ. Nếu không thì vị ấy không thể nào đạt được Quả vị Phật. Các con có hiểu không ? Vị ấy không bao giờ ngơi nghỉ, vị ấy không bao giờ trở nên sao lãng, vị ấy thường luôn thực hiện mười Pháp Ba La Mật.

Các con, mới vừa một khoảnh khắc trước đây, đã nói với Sư rằng các con không thể nào gìn giữ sự tỉnh giác của mình nếu bọn cướp đã tấn công các con và đã cố gắng để sát hại các con ?

D: Cho đến bây giờ con vẫn không thể nào giữ được nó, kính bạch Ngài.

S: Nhưng các con đang có sở nguyện cầu cho việc giác ngộ, phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, con có.

S: Nếu các con muốn điều đó, các con có thể thành đạt được điều đó. Nếu các con gìn giữ sự chú tâm của mình được tập trung như là Sư đã giảng dạy các con, các con sẽ thâu đạt điều đó rất nhiều, cho dù là người ta sẽ đánh đập các con, đánh liên tục các con, và giết chết các con. Các con đã có nghe câu chuyện của Trưởng Lão Tissa ?

[(*): Con đường của Sự Thanh Tịnh (Thanh Tịnh Đạo), Chương I, trang 135.]

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, con không có.

S: Trưởng Lão Tissa đã thọ nhận Giáo Lý của Đức Phật và liễu tri được giá trị của Giáo Pháp, Ngài đã nghĩ suy “Bây giờ, Ta không thể nào tiếp tục sống trong cách sống trưởng giả nầy nữa” và Ngài đã cho tất cả tài sản của mình đến người em trai của Ngài. Sau đó, Ngài đã trở thành một vị tu sĩ và đã đi đến sống và hành thiền trong khu rừng hoang vắng với bình bát khất thực và bộ Tam Y của mình.

Lúc bấy giờ người vợ của em trai của Ngài đã nghĩ suy “Quả rất là thú vị để sở hữu tất cả tài sản của người anh trai của chồng Ta. Nếu Ngài vẫn cứ là một tu sĩ, thì chúng ta sẽ có được những tài sản nầy cho phần còn lại của đời sống chúng ta. Nhưng có thể là Ngài sẽ không đạt được sự giác ngộ, và sau đó Ngài có thể sẽ trở lại đời sống tại gia. Vì vậy, tốt hơn hết là Ta phải giết chết Ngài”. Và cô ta đã đưa tiền cho một số tên cướp và nói với chúng rằng “Hãy đi và giết chết Trưởng Lão Tissa. Ta sẽ cho các người nhiều tiền hơn nữa sau khi các người đã hoàn thành công việc “.

Thế rồi, bọn cướp đã đi đến khu rừng chỗ nơi Trưởng Lão Tissa đã sinh sống và đã bắt lấy Ngài. Ngài đã nói “Bần đạo không có sở hữu bất cứ điều chi, nhưng nếu các người muốn lấy bình bát và các y áo của bần đạo, thì xin vui lòng làm như vậy đi”.

“Chúng tôi chỉ muốn giết chết Ngài” bọn cướp đã trả lời. “Người vợ của em trai Ngài đã cho chúng tôi tiền để giết chết Ngài, và cô ta sẽ còn cho chúng tôi thêm nữa sau khi chúng tôi đã hoàn thành công việc. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải giết chết Ngài”.

Trưởng Lão Tissa đã nghĩ suy “Ta vẫn chưa giải thoát được khỏi sự đau khổ” và Ngài đã cảm thấy xấu hổ về bản thân mình. Ngài đã nói với bọn cướp “Được, được, các người phải giết chết bần đạo, tuy nhiên làm ơn cho bần đạo trước lúc bình minh và sau đó thì chỉ làm việc kết liễu cuộc đời của bần đạo”.

Bọn cướp đã đáp lời “Mọi người đều sợ tử vong, và nếu như vị tu sĩ nầy trốn thoát, chúng ta sẽ không nhận được tiền của chúng ta được”.

“Các người không tin tưởng bần đạo à ? Trưởng Lão Tissa đã vấn hỏi. “Được rồi, bần đạo sẽ làm cho các người tin tưởng bần đạo”. Và Ngài đã cầm lấy một tảng đá và đã đập nát cả đôi chân của mình. Thế rồi Ngài đã nói “Bây giờ, bần đạo không thể nào tẩu thoát được nữa, vậy thì, xin làm ơn đừng giết chết bần đạo cho đến trước lúc bình minh”.

Mặc dù bọn cướp là những người rất hung tợn, do bởi lòng từ ái của Trưởng Lão Tissa, chúng đã cảm thụ lòng bi mẫn và đã quyết định để cho Ngài được sống cho đến lúc rạng đông.

Trưởng Lão Tissa đã tự khuyên nhủ lấy mình “Trưởng Lão Tissa, không còn bao nhiêu thời gian nữa, bình minh thì gần kề. Hãy nỗ lực tinh cần !” Ngài ra sức nỗ lực một cách mãnh liệt trong việc thực hành Giáo Lý của Đức Phật, và trong khi Ngài đã tu tập với một tâm thức ổn định, bình minh đã đi đến. Khi mặt trời mọc lên, Ngài đã hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của mình và đã đạt được sự hạnh phúc “Ta đã thành đạt được việc giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi !” Ngài đã lấy làm hoan hỷ. Sau đó, Ngài đã đánh thức bọn cướp và nói rằng “Ngày đã hé rạng tươi sáng, khởi sinh và đi đến !”. Và Ngài đã trọn vẹn niềm an vui. Bấy giờ, Trưởng Lão Tissa có phải là một đệ tử chân chánh của Đức Phật không, một bậc Vô Sinh ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, Ngài đó đã là.

S: Các con nghĩ suy người nào tiến hóa nhanh hơn, một người thiền định với cả đôi chân bị bể vỡ, hay là một người thiền định như là các con vậy ?

D: Kính bạch Ngài, con thích nhất là thiền định mà không có sự hủy hoại đôi chân của con.

S: Trưởng Lão Tissa đã đạt được điều đó bằng với cả đôi chân bị bể vỡ. Các con sẽ đạt được điều đó trước lúc rạng đông không ?

D: Con không nghĩ rằng con có thể có được điều đó, kính bạch Ngài. Nó sẽ làm cho con dài lâu hơn điều đó. Chúng con thì thư thả, kính bạch Ngài. Nếu một người không có hủy hoại đôi chân của mình, sự nỗ lực thì ít hơn, và do đó tiến độ chậm hơn.

S: Trong trường hợp đó, các con không có háo hức để đạt được mục tiêu của mình một cách mau lẹ sao ?

D: Kính bạch Ngài, chúng con muốn đi một cách chậm rãi, từ từ.

S: Thôi được, thế thì có lẽ là các con nên hủy hoại các chân của mình và sau đó thiền định.

D: Con không có sự can đảm để làm điều đó, kính bạch Ngài. Con nói rằng con tha thiết được Níp Bàn, nhưng trong tâm thức của con, con vẫn còn sợ hãi, con không có đủ sức chịu đựng để đón nhận bị sát hại sau khi hủy hoại đôi chân của mình.

S: Trong trường hợp đó, tu tập y như nhau, nhưng không có sự hủy hoại đôi chân của các con.

D: Chúng con sẽ hết sức cố gắng tu tập trong phương thức mà Ngài đã giảng dạy chúng con, kính bạch Ngài. Chúng con đang thi đua với bà Visàkha (1) và ông Cấp Cô Độc (2), kính bạch Ngài. Sự việc đó được nói trong kinh điển rằng hiện giờ (3) họ đang vui hưởng một đời sống thiện hảo trong các cõi Thiên Giới và chúng con cũng muốn có được cùng thể loại của sự vui hưởng như đó vậy, kính bạch Ngài.

[(1): Visàkhà đã là một nữ đệ tử cư sĩ tài danh của Đức Phật.]

[(2): Cấp Cô Độc đã là một đệ tử cư sĩ tài danh của Đức Phật. Đối với câu chuyện liên quan đến ông 209at u Ngài Đại Trưởng Lão Webu cung cấp tại đây, xin xem Kinh Thánh về Quy Luật, tập V, trang 216 – 223.]

[(3): Xin xem : Hảo Kiết Tường Nữ Nhân, III, trang 740.]

S: Họ đang vui hưởng một đời sống thiện hảo sau khi đạt được rất nhiều. Tuy nhiên các con vẫn chưa đạt đến ở cùng tầng cấp, phải không ? Các con có thực sự đang làm như họ đã làm không ? Ông Cấp Cô Độc đã đi đến thành Vương Xá như là một vị chủ nghiệp vụ tài chánh. Chỉ khi ông đã đến nơi đó đã làm cho ông ta nhận biết ra rằng một vị Phật đã xuất hiện ở trong thế gian. Ông ta đã không đi đến thành Vương Xá để thiền định hay là để bầy tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật. Nhưng khi ông ta đã được nghe nói về Đức Phật, ông ta đã đi đến với Ngài ngay tức thì, trong lúc giữa đêm khuya. Ông ta đã rời khỏi những bức tường thành để đi tới nơi mà Đức Phật đã trú ngụ. Khi ông ta đã đứng trước Đức Phật, ông ta đã đạt được điều mà ông đã có sở nguyện cầu. Nếu một người nào đó buông xuống tất cả mọi thứ và hối hả đến với Đức Phật trong lúc giữa đêm khuya, thì sự nỗ lực của người đó là to lớn hay là nhỏ bé ? Các con nghĩ rằng ông ta có bao giờ phóng lãng Đức Phật như là đối tượng tâm thức của mình khi đang xẩy đến cho ông ta không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, ông ta đã không có.

S: Bây giờ, hãy nói cho Sư biết về bản thân các con.

D: Chúng con mất đi sự tĩnh giác về đối tượng trong khi chúng con đi bộ, hoặc trong khi chúng con nghĩ suy, v.v. kính bạch Ngài.

S: Nếu các con muốn trở nên giống như Ông Cấp Cô Độc, các con phải phấn đấu như là ông ta đã phấn đấu.

D: Ông Cấp Cô Độc đã đi băng qua một nghĩa trang (*) trên con đường của ông ta đến với Đức Phật, kính bạch Ngài. Chúng con cũng có thể làm được như thế, kính bạch Ngài.

[(*): Những nghĩa trang đã được cho là bị quấy phá bởi những ma quỷ và các yêu tinh, và những chúng hữu tình thấp kém khác. Để có thể đi xuyên qua một nghĩa trang, người ta phải, hoặc là rất dũng cảm trong một ý nghĩa thế tục, hay là có một tâm thức đã được tiến hóa trong sự định thức và, nếu có thể là, tuệ giác (Trí Tuệ). Những người có giới đức tốt đẹp và một tâm thức đã được tiến hóa thì được cho là đã được bảo vệ sự chống lại nguy hại chúng hữu tình thấp kém. Có một sự hành thiền mà đã được thực hiện trong nghĩa trang để liễu tri sự vô thường thông qua việc thẩm sát về những tử thi đang thối rữa. Người mà tu tập được việc nầy thì rất được khâm phục và được kính trọng ở trong nước Miến Điện.]

S: Người ta nói rằng Ông Cấp Cô Độc đã bắt đầu việc thiền định của ông ta vào canh khuya thứ nhất và đã đạt được sự giải thoát (Đạo Quả Thất Lai) (#) vào lúc rạng đông. Tuy nhiên nếu như các con không thể đạt được điều đó vào lúc rạng đông, thì đừng có bận tâm. Quả là vừa đủ lượng nếu các con đạt được điều đó vào khoảng thời gian mặt trời đã mọc lên và nó tỏa ánh sáng. Hãy nói cho Sư biết, các con sẽ tu tập nhằm mục đích là để các con có thể đạt được mục tiêu vào ngày mai không ?

D: Kính bạch Ngài, chúng con cũng sẽ đi băng qua một nghĩa trang để đi đến tu viện của Ngài và trong phương thức nầy các con sẽ thi đua với Ông Cấp Cô Độc.

S: Ông ta có cho phép tính liên tục của sự tỉnh giác được gián đoạn không ?

D: Ông ta đã không có làm, kính bạch Ngài, nhưng mà chúng con đang thực hiện về cùng với phương thức như ông ta đã làm.

S: Nếu như các con thực sự muốn trở nên giống như Ông Cấp Cô Độc, các con phải tu tập. Nếu như các con tu tập, các con có thể hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của mình. Nếu như các con không tu tập, các con sẽ không đạt được bất cứ điều gì. Không thể nào làm cho các con định tâm được vào điểm chạm khi không khí xúc chạm ?

D: Có thể được, kính bạch Ngài.

S: Để trở nên giống như Ông Cấp Cô Độc các con phải tu tập như là Sư đã giảng dạy các con. Các con nói cho Sư biết rằng các con sẽ đạt được mục tiêu của mình vào ngày mai không ?

D: Con sẽ nói cho Ngài biết rằng con vẫn chưa có đạt được điều đó, kính bạch Ngài.

S: Các con có hiểu biết là Ông Cấp Cô Độc đã làm biết bao nhiêu sau khi ông đã đạt được giai đoạn đầu tiên của sự giác ngộ ? Ông đã nghĩ suy “Đây là bất khả tỷ giảo !”. Vua của tôi, dân tộc tôi, thân bằng quyến thuộc của tôi, các con trai và con gái của tôi, những cư dân thành thị và dân thôn quê, tất cả trong số họ vẫn chưa được nghe biết rằng có một vị Phật đã xuất hiện. Tôi muốn họ được trải nghiệm niềm phúc lợi giống như Tôi đã có được trải nghiệm. Bây giờ làm thế nào Tôi có thể hoàn thành được điều nầy ? Tôi phải thỉnh mời Đức Phật và thỉnh Ngài lưu lại trong một thời gian ở thành phố của Tôi, thành Xá Vệ, và tất cả có thể đi đến và diện kiến với Ngài. Đức Phật, với lòng đại bi, sẽ giảng dạy họ, và ở phần kết thúc của việc giảng dạy, nhân loại và thiên chúng sẽ đạt được niềm phúc lợi tương tự như Tôi đã được thành đạt”.

Ông Cấp Cô Độc đã liễu tri được chân lý thù thắng, và ông ta đã hiểu biết nguyên do mà ông đã liễu tri được điều đó. Ông đã thỉnh mời Đức Phật nhằm để giúp đỡ những người khác cũng được liễu tri. Ông đã kiến tạo nhiều nhà nghỉ cứ từng mỗi mười dặm đường dọc theo con lộ từ thành Vương Xá đến thành phố địa phương của ông ta. Trong thành Xá Vệ, ông ta đã kiến tạo Kỳ Viên Tự cho Đức Phật, và ông đã sắp xếp tất cả mọi thứ để làm thế nào có được chỗ cho tất cả mọi người. Ông đã cung cấp tất cả mọi thứ, bố thí đến tất cả, từ người ăn xin cho đến nhà vua. Nhờ vào những sắp đặt của Ông Cấp Cô Độc, những người mà đã được diện kiến Đức Phật trên cuộc hành trình của Ngài đến thành Xá Vệ, cũng đã hưởng được nhiều điều phúc lợi. Trong suốt cuộc hành trình của Đức Phật, nhiều người, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đã đạt được điều mà họ đã có sở nguyện cầu. Các con nghĩ là có bao nhiêu người đã hưởng được phúc lợi không ?

D: Chúng con không hiểu được, kính bạch Ngài.

   S: Thế thì, có bao nhiêu người, bao nhiêu Chư Thiên đạt được Níp Bàn ? D: Có rất đông, kính bạch Ngài.

S: Có bao nhiêu chúng hữu tình đã hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của mình trong sự nhấp nháy của một con mắt ? Đó đã là 180 triệu Chư Phạm Thiên và một A Tăng Kỳ (*) của Chư Thiên. Có bao nhiêu chúng hữu tình đã đạt được sự giác ngộ trong thời gian đã trôi qua ?

[(*): Một A Tăng Kỳ là bằng con số 1 theo sau là 140 con số không.]

D: Họ phải là vô số lượng, kính bạch Ngài.

S: Ông Cấp Cô Độc đã tiếp tục hỗ trợ Giáo Lý của Đức Phật và do bởi sự nỗ lực của ông ta, có rất nhiều chúng hữu tình đã đạt được sự bất tử. Liễu tri được điều nầy, các con phải thực hiện rất nhiều sự nỗ lực để đạt được mục tiêu của mình vào ngày mai. Các con sẽ làm được điều nầy không ?

D: Đừng nghĩ suy quá co về cao, kính bạch Ngài. Con không nghĩ rằng con có khả năng để đạt được điều đó vào ngày mai.

S: Con thì đang đói và vợ của con cung cấp cho con thực phẩm, nhưng con vẫn không ăn à ?

D: Khi nói tới thực phẩm, con sẽ còn áp lực con đi đến cái bàn nữa, kính bạch Ngài.

S: Các con ăn cho dù là con không muốn ăn hay là vì các con muốn ăn ?

D: Vì lẽ con muốn ăn, kính bạch Ngài.

S: Trong bao lâu thì cơn đói của các con được lắng dịu xuống nếu các con ăn một lần ?

D: Trong nửa ngày, kính bạch Ngài.

S: Trong bao lâu sẽ làm dịu bớt cơn đói của các con nếu như các con ăn theo phương thức mà Ông Cấp Cô Độc đã ăn ?

D: Cho phần còn lại của vòng tuần hoàn của sanh và tử, kính bạch Ngài.

S: Hãy nói cho Sư biết, điều chi là tốt nhất cho con ? Thực phẩm người vợ của con cung cấp cho con và để mà giúp cho con được hài lòng trong nửa ngày, hay là điều mà Đức Phật ban bố cho con để mà giúp cho con được hài lòng trong phần còn lại của vòng tuần hoàn của sanh và tử ?

D: Con phải trả lời rằng điều mà Đức Phật ban bố là tốt nhất cho con, kính bạch Ngài.

S: Con ăn điều mà người vợ của con cung cấp cho con. Thế thì con sẽ làm gì với thực phẩm Đức Phật ban bố ?

D: Con thì đang lưỡng lự về điều đó, kính bạch Ngài. Đó là lý do tại sao con không xác nhận được về bản thân mình, kính bạch Ngài.

         S: Tốt lắm, tốt lắm. Hãy tích cực tu tập. Các con dốc sức nỗ lực rất nhiều để làm tất cả cho những điều nầy vì lẽ các con không có thẩm sát về Danh và Sắc một cách chính xác. Tuy nhiên các con lại cảm phục đối với Đức Phật. Khi đã có quyết định để hành thiền, hãy hành thiền. Trong khi các con hành thiền, các con có thể phát hiện ra rằng tay chân của mình dần dần trở nên đau nhức và tê cứng. Bấy giờ, đừng có nghĩ suy:

“Vì sao Tôi phải bị đau đớn nầy vậy ? Nó có nguy hiểm không ?” Mà hãy lập chí nguyện rằng: “Hãy bỏ mặc nguy hiểm đó đi ! Nếu Tôi có phải chết đi, cầu cho được như vậy. Vả lại, Tôi cũng đã phải chết trong thời quá khứ.” Các con có nghĩ rằng, đã bao nhiêu lần các con đã phải chết ?

D: Nhiều không thể đếm được, kính bạch Ngài.

S: Hãy nói cho Sư biết, có bao giờ con phải chết trong khi các con đang hành thiền không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, con đã phải chết chỉ khi đang vụng về không khôn khéo. Đó là lý do tại sao con vẫn còn rất lo ngại.

S: Thế thì, nếu chúng ta phải chết, chúng ta nên nhìn vào điều đó như thế nào ? “Tôi đã không bao giờ chết cho đến hiện nay trong khi đang hành thiền. Tôi sẽ không chờ đợi cho đến lúc bình minh. Hãy để cho tôi, dù cho là ngay bây giờ. để tôi có thể có được sự kinh nghiệm về cận tử lâm chung trong khi đang hành thiền.” Các con thì nên nghĩ suy trong phương thức nầy. Nếu các con mệnh chung khi đang hành thiền, các con sẽ trở nên khốn khổ không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Nếu các con sống một cuộc sống lười biếng và trây lười, các con sẽ trở nên hạnh phúc không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài. Con sẽ tiếp tục đi vòng quanh trong vòng tuần hoàn của sanh và tử, Vòng Luân Hồi, kính bạch Ngài.

S: “Tôi chưa bao giờ, trong toàn bộ cả Vòng Luân Hồi, có sự tê cứng và đau nhức chân tay do bởi việc hành thiền.” Thật là một điều sung sướng nếu Tôi trải qua kinh nghiệm những hệ lụy nầy ngay bây giờ. Vì vậy, các con nên nhìn vào những nỗi đau nhức của mình. Cho dù là chân tay của các con đau nhức, đừng có bỏ cuộc. Nên biết rằng những bậc trí tuệ ở trong quá khứ đã có bước đi trên cùng một con đường. Các con phải tu tập. Nếu các con chỉ có nói về việc ra sức nỗ lực, các con sẽ không đạt được bất cứ điều gì. Chỉ khi nào các con thiền định có thể các con đi đến liễu tri. Bây giờ các con có thể có đang nghĩ suy rằng “Chúng tôi muốn thiền định, nhưng vị tu sĩ trưởng lão nầy đang nói trong một thời gian lâu dài”. Thế thì, nào hãy tập trung tâm thức của các con lại, như là Đức Phật đã giảng dạy đến các con, và thiền định với sự nỗ lực kiên định và với sự kiên trì.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DISCOURSE VI

WORK WITHOUT WAVERING
PHÁP THOẠI VI

TU TẬP KHÔNG DAO ĐỘNG

Đại Trưởng Lão Webu: Các con đã thọ trì những điều giới học. Ngay bây giờ các con đang đảm trách việc tu tập Pháp Toàn Thiện về Đức Hạnh, hãy hoàn thành viên mãn việc đó.

Điều mà các con liễu tri khi các con thấu triệt Tứ Thánh Đế thì được gọi là Giác Ngộ. Các con được sinh ra vào một thời điểm thiện hảo và trong một hình tướng thiện hảo của chúng hữu sinh. Vào lúc nầy, hãy thi đua với chư Thánh đệ tử của Đức Phật và hãy ra sức nỗ lực mãnh liệt như họ, để mà các con có thể đạt được sự giác ngộ mà các con đã sở nguyện cầu. Với những ai đã thọ nhận Giáo Lý chính từ nơi Đức Phật, thì đã có tu tập một cách không ngừng nghỉ trong cả bốn oai nghi (*) và như thế đã đạt được sự giác ngộ.

[(*) Bốn oai nghi của thân thể là: việc ngồi, việc đứng, việc nằm xuống và việc đi. Khi những oai nghi của thân thể đã được nêu lên, việc tham khảo là về bốn sự đặc thù nầy.]

Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên mà đã thành đạt sở nguyện cầu của mình (#) chỉ trong một cơ hội, thì không thể nào đếm được là hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn, hay là hàng triệu. Đôi khi trong một khoảng giây khắc, một con số rộng lớn vô hạn lượng của chúng hữu tình đã thành đạt sở nguyện cầu của mình. Kể từ khi Đức Phật đã đạt được sự hoàn toàn giác ngộ, chúng hữu tình đã có khả năng để đạt được Níp Bàn. Tuy nhiên nó không chỉ là trong suốt cuộc đời của Đức Phật mà chúng hữu tình mới có thể đạt được Níp Bàn; Níp Bàn có thể đạt được với điều kiện là Giáo Lý của Đức Phật đang còn hiệu lực.

[(#): Điều nầy là để nói đến, những ước nguyện để được Sự Giác Ngộ, Níp Bàn.]

Việc đạt được Níp Bàn không chỉ là phúc lợi trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Nó sẽ có những tác dụng lâu dài đối với phần còn lại của vòng tuần hoàn sanh và tử (Vòng Luân Hồi). Điều mà Đức Phật đã giảng dạy là con đường thoát khỏi sự khổ đau. Các con không cần phải biết một số lượng to lớn. Nếu như các con tu tập một kỹ thuật một cách chính xác, với sự nỗ lực mãnh liệt và kiên định, các con sẽ đi đến hiểu biết cho chính bản thân mình rằng các con là người của sức mạnh vĩ đại. Các con sẽ không cần phải hỏi những người khác về Giáo Lý, và thậm chí các con sẽ không cần phải nói cho những người khác biết rằng các con là đang tu tập.

Một khi các con đã thiết lập sự nỗ lực, các con sẽ không chỉ biết điều mà các vị giáo thọ tài giỏi đã nói với các con, mà các con sẽ biết được một cách rõ ràng cho chính mình làm thế nào yếu tố Cần Như Ý Túc khởi sinh trong một khoảng giây khắc.

Các con có đức tính tốt để mà có khả năng nương theo lời khuyên bảo thiện hảo của Đức Phật như là các vị đệ tử của Ngài đã làm trong thời quá khứ.

Khi Sư tăng cường sự nỗ lực, rồi thì yếu tố Cẩn Như Ý Túc cũng sẽ gia tăng. Và sau đó điều chi sẽ xẩy ra ? Sư sẽ nghĩ rằng “Chỉ với chừng nầy sự nỗ lực, yếu tố Cần Như Ý Túc đã có khởi sinh đến mức độ nầy. Tuy nhiên năng lượng của Sư thì vẫn chưa cạn kiệt. Nó vẫn còn rất nhiều. Sư sẽ tăng cường sự nỗ lực của mình hơn nữa”. Và ý chí để tăng cường sự nỗ lực sẽ khởi sinh. Ngay trong cùng khoảnh khắc nầy, sự nỗ lực gia tăng. Trong khi sự nỗ lực gia tăng, yếu tố Cần Như Ý Túc trở nên mãnh liệt hơn. Khi các yếu tố nầy đã tăng trưởng đến một tiêu chuẩn rất cao như thế, rồi thì tất cả các sở nguyện cầu của mình có thể được hoàn thành viên mãn.

Đừng có nghỉ ngơi. Đừng có nghỉ giải lao hay để mất thời gian. Hãy tu tập một cách liên tục. Nếu các con tiến hóa một cách liên tục, các con sẽ trở nên càng nhiều nhiều hạnh phúc hơn. Trong phương thức nầy, các đệ tử của Đức Phật đã trở nên hết sức hạnh phúc, không bao giờ có đủ về sự hạnh phúc nầy. Các con có hiểu không ?

Nếu một vị vua cai trị khắp cả một đất nước, ông ta nói một cách thỏa mãn “Một đất nước nầy có đủ cho ta chăng ?”

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, ông ta vẫn không có được hài lòng.

S: Và nếu như ông ta thống trị toàn bộ một lục địa và đã trở thành hoàng đế, thế thì ông ta có được hài lòng không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, ông ta không có được.

S: Nếu như ông ta không có được hài lòng, ông ta sẽ làm điều chi ?

D: Ông ta sẽ cố gắng để thâu đạt thêm nhiều đất đai nữa, kính bạch Ngài.

S: Khi một người là hoàng đế khắp cả một lục địa, ông ta muốn trọn cả thế giới. Khi ông có được trọn cả thế giới, ông ta muốn trở thành một Chuyển Luân Thánh Vương (*). Một khi ông ta là một Chuyển Luân Thánh Vương thì ông sẽ nói rằng “Như thế nầy là đủ rồi” và đã có được hài lòng không ?

[(*): Một Chuyển Luân Thánh Vương: thống trị trọn cả hành tinh một cách chánh trực. Dưới sự cai trị của Chuyển Luân Thánh Vương thì có được sự thịnh vượng và sự an ổn cho nhân loại. (Xin xem: Trường Bộ Kinh, III, trang 81).]

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, ông ta sẽ không có được hài lòng.

S: Tất cả những ai đã được hoàn hảo trong đức tin của mình, và đã có được thực hiện hình thức vô cùng to lớn của sự hào phóng, và đã biểu cảm hình thức cao quý của sự tôn kính thì không thể có được hài lòng. Họ sẽ tu tập thiền định và sẽ dần dần đạt được những giai đoạn của sự giác ngộ (Sự Đắc Đạo). Một khi họ có khả năng tiến vào trong những trạng thái của Níp Bàn, thì sự hạnh phúc nầy mới sẽ kể đến cho họ.

Níp Bàn là hình thức tối thượng và thánh thiện của sự hạnh phúc có được. Người ta đã nói rằng một người không bao giờ có thể trải nghiệm đầy đủ về hình thức tối thượng và thánh thiện của sự hạnh phúc. Và không chỉ tuyệt đối các vị đệ tử của Đức Phật đã có được khả năng để thành đạt điều đó; nếu như các con ra sức nỗ lực liên tục với cùng mức độ mà các bậc trí tuệ của thời cổ xưa đã làm, các con cũng sẽ trải nghiệm sự hạnh phúc tối thượng như thế nầy, ngay cả bây giờ. Thế rồi các con sẽ biết rằng “Tôi đã trải nghiệm một sự hạnh phúc mà không chỉ kéo dài trong một khoảnh khắc, hoặc chỉ cho một cuộc đời, mà cho phần còn lại của vòng tuần hoàn của sanh và tử. Và tại sao Tôi lại đạt được sự hạnh phúc nầy ? Vì lẽ Tôi được sinh ra trong hình tướng thich hợp của chúng hữu sinh, vì lẽ Tôi được sinh ra vào thời gian thích hợp, vì lẽ Tôi ra sức nỗ lực một cách mãnh liệt”.

Bất cứ lúc nào khi Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đã tín thọ và đã thực hành theo Giáo Lý, thì họ đã được thành công. Trong ngữ cảnh nầy “Vào bất cứ lúc nào” có ý nghĩa rằng bất cứ lúc nào có một người nào đó đảm bảo việc tu tập nầy, thì vị ấy đạt được tuệ tri. Khoảng thời gian mà Giáo Lý của Đức Phật đang còn hiệu lực, quả là rất quan trọng và đặc biệt, nếu như các con ước muốn đạt được Níp Bàn thì các con có thể làm như vậy vào bất cứ lúc nào, hiện thời thì quả là dễ dàng.

Đừng nói rằng “Điều nầy quả là không thích thú có thể làm được. Điều nầy quả là không phù hợp với tôi. Tôi sẽ không thâu đạt được bất cứ cái chi về điều nầy”. Các con có những sở nguyện cầu thánh thiện và các con có thể hoàn thành viên mãn chúng ngay bây giờ. Vì vậy, nếu các con tự nhủ với mình rằng “Tôi sẽ bắt tay vào việc tu tập ngay bây giờ” không nghĩ là các con có thể thành đạt chánh tri kiến sao ? Các con có thể đạt được điều đó đang khi tu tập trong một nhóm hay là một mình. Hãy tự mưu cầu cho chính mình. Hãy nắm bắt lấy một trong những kỹ thuật Đức Phật đã giảng dạy và tu tập Pháp đó với sự nhất thống và sự nỗ lực mãnh liệt. Hãy thiết lập sự tỉnh giác vào hơi thở vô và ra, và vào điểm chạm mà ở nơi đó không khí xúc chạm vào trong khi các con đang hít thở vô và ra.

Khi các con đã được tỉnh giác vào điểm chạm như thế, có thể là vẫn còn sự lo lắng, nỗi băn khoăn và sự sợ hãi không ? Có thể là vẫn còn có tham lam, sự ác cảm và sự si mê không ? Và, khi các con định mục tâm thức của mình trong phương thức nầy, thì các con tôn kính Giáo Lý, phải không ?

[(*): Lòng tham (Tham), sự ác cảm (Sân), và sự si mê hay là ảo tưởng (Si) là ba căn gốc của tất cả sự khổ đau. Tham bao gồm tất cả mức độ của lòng tham muốn, tính tham luyến, sự khao khát, lòng tham dục, v.v. Sân bao gồm tất cả mức độ của sự ác cảm từ sự ác cảm vi tế đến lòng hận thù mãnh liệt. Sợ hãi cũng là một phần của Sân vì nó chứa đựng sự ác cảm đối diện với điều đã lo sợ. Si có nghĩa là sự si mê về bản chất của các trạng thái tâm sinh lý. Khi một người thoát khỏi sự Si Mê, vị ấy nhận chân được rằng tất cả trạng thái tâm sinh lý là bất toại nguyện, vô thường và không có một bản ngã hoặc linh hồn.]

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.

S: Các con sẽ nhận thức được rằng mức độ để mà các con ra khỏi sự khổ đau là tùy thuộc vào bao nhiêu sự nỗ lực các con đã đổ dồn vào và dựa vào bao nhiêu yếu tố Cần Như Ý Túc khởi sinh lên một cách mãnh liệt từ sự nỗ lực nầy.

D: Chúng con nhận thức được, kính bạch Ngài.

S: Sẽ không có lý do gì để nghi ngờ, vì lẽ các con hiện giờ đã có tu tập kỹ thuật và đã được trải nghiệm về điều đó cho chính mình, và vì thế các con biết được điều đó. Các con sẽ nghĩ rằng “Thậm chí trong một thời gian ngắn như vậy mà Tôi có khả năng để thoát khỏi sự khổ đau một cách mau lẹ đến một mức độ như thế, tuy nhiên sức mạnh của Tôi vẫn chưa cạn kiệt”. Và ý chí để dốc sức nỗ lực thì vẫn còn rất nhiều, và các con sẽ trở nên hạnh phúc với một niềm hạnh phúc mà các con không bao giờ chán.

Bây giờ, hãy nói cho Sư biết. Một điều xác định là có một vị Chuyển Luân Thánh Vương ở trong đời, phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, quả thực vậy.

S: Khi thời gian là thích hợp cho một vị Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện, sẽ không có một ai thông báo sự kiện nầy sao ?

D: Chúng con không được biết, kính bạch Ngài.

S: Vào khoảng một trăm năm trước khi vị Chuyên Luân Thánh Vương xuất hiện, những tin tức tốt lành lan truyền khắp mọi nơi và một sự rung chuyển khởi sinh. Sau đó, tất cả đã được sắp bầy bao niềm hy vọng và những nỗi khát khao của họ vào vị Chuyển Luân Thánh Vương. Họ đã được hạnh phúc, và khi vị ấy được sinh ra thì họ hân hoan vui mừng. Những điều kiện cần thiết cho một vị Chuyển Luân Thánh Vương khởi sinh là chi ?

D: Chỉ khi nào “Luân Xa Báu” đi đến, kính bạch Ngài, một người nào đó có thể trở thành một vị Chuyển Luân Thánh Vương.

[(#): Luân Xa của Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện khi vị ấy đã hoàn thành viên mãn tất cả những điều kiện cần thiết cho vị trí nầy (xem: Trường Bộ Kinh, III,81).]

          S: Đúng vậy, trước khi Luân Xa Báu xuất hiện thì vị ấy được gọi là Ấu Trĩ Chuyển Luân Thánh Vương, mặc dù vậy uy quyền của ông ta, sự thịnh vượng và quyền lực quả là đáng kể. Ông ta sẽ nói rằng “Hãy để Luân Xa Báu không có xuất hiện, điều chi Ta đã có quả là khá đủ cho Ta ?”

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, ông ta sẽ không nói vậy.

S: Và tại sao không ?

D: Vì lẽ ông ta vẫn còn muốn trở nên vĩ đại hơn do nhờ vào sự xuất hiện của Luân Xa Báu.

S: Thế thì, khi nào Luân Xa Báu sẽ đi đến ?

D: Nó sẽ đi đến vào thời điểm thích hợp, kính bạch Ngài.

S: Luân Xa Báu xuất hiện do bởi công đức vị Ấu Trĩ Chuyển Luân Thánh Vương đã có được tích lũy. Tuy nhiên vẫn có các nhiệm vụ của ông ta, và có được sự nhận thức các nhiệm vụ nầy, và luôn giữ mãi chúng ở trong tâm, ông ta phải hoàn thành viện mãn chúng.

Bây giờ chẳng hạn có một Ấu Trĩ Chuyển Luân Thánh Vương. Công đức của ông ta thì đã chín muồi, nhưng ông ta không hoàn thành viên mãn các nhiệm vụ mà đó là cứu cánh cho việc trở thành một Chuyển Luân Thánh Vương của ông ta. Liệu Luân Xa Báu nó có tự xuất hiện theo tùy thích không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nó sẽ không tự nó xuất hiện, con nghĩ vậy. Ông ta sẽ phải tự bản thân mình huấn tập thêm nữa.

S: Bây giờ hãy nói rằng các con là vị Ấu Trĩ Chuyển Luân Thánh Vương đang chờ đợi Luân Xa Báu xuất hiện để mà các con sẽ thống trị cả thế gian. Các con vẫn sẽ phải tu tập thêm nữa. Các con phải thọ trì Giới Luật. Tuy nhiên các con sẽ nói rằng “Đấy, Tôi cũng không cần Luân Xa Báu nữa. Tôi thì đã hoàn toàn mãn nguyện với sự giàu sang và sự huy hoàng mà Tôi đã đạt được” ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

           S: Các con sẽ không từ bỏ vào điểm nầy, vì lẽ nếu các con trở thành một vị Chuyển Luân Thánh Vương, các con sẽ có khả năng để thống trị do nương vào Chánh Pháp để mà cả thế gian sẽ có được hạnh phúc. Các con có nghĩ rằng người dân ở tỉnh thành của mình sẽ nói với các con rằng “Ồ Ngài Ấu Trĩ Chuyển Luân Thánh Vương ơi, Ngài đã hội đủ quyền lực rồi” ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chắc chắn là không.

S: Thế thì, người ta sẽ nói điều chi ?

D: Họ sẽ nói rằng “Hãy làm việc tích cực và hoàn thành viên mãn các nhiệm vụ của mình”, kính bạch Ngài.

S: Và vì sao lại như thế nầy ?

D: Là vì họ muốn Luân Xa Báu xuất hiện, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, các con thấy đấy, bởi vì quyền lực của Luân Xa của Chuyển Luân Thánh Vương, tất cả sẽ được trải nghiệm nhiều thể loại sai khác nhau của sự hạnh phúc. Tuy nhiên khi một người đã trở thành một vị Chuyển Luân Thánh Vương, thì điều nầy sẽ cho ông ta kết quả cho phần còn lại của vòng tuần hoàn của sanh và tử không ? Bao lâu thì ông ta có thể thành Chuyển Luân Thánh Vương ?

D: Chỉ duy nhất với điều kiện là có Luân Xa Báu, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, cho dù một vị Chuyển Luân Thánh Vương có thể ngự lên ngai vàng của mình trong hoàn cảnh tốt nhất của một khoảng ngắn cuộc đời, nhưng hiện giờ Giáo Lý của Đức Phật thì đang còn hiệu lực. Nếu tất cả chúng hữu tình thiện hảo, là những người đã được sinh ra trong một cuộc sống hạnh phúc, nắm bắt việc thực hành theo Giáo Lý của Đức Phật, thì họ có thể đạt được sự giác ngộ – như họ đã có ước nguyện trong thời quá khứ. Trái lại, trong khi mà, với vị Ấu Trĩ Chuyển Luân Thánh Vương, ông ta không trở thành một vị Chuyển Luân Thánh Vương chỉ vì đang vui hưởng sự huy hoàng của vương giả mà ông ta đã có thâu đạt được; ông ta sẽ chỉ trở thành một vị thống trị thế gian, một khi ông ta đã hoàn thành viên mãn các nhiệm vụ và những kỷ cương cần thiết để có được Luân Xa Báu.

Bây giờ, một cách ước chừng khi nào thì các con muốn đạt được Níp Bàn ?

D: Chẳng bao lâu nữa, kính bạch Ngài.

S: Điều đó có nghĩa là gì ?

D: Bây giờ, ngay tức thì, kính bạch Ngài.

S: Như thế, các con sẽ đạt được nó ngay bây giờ sao ?

D: Nếu có thể được, kính bạch Ngài.

S: Vâng, vào thời điểm các con đón nhận nó, thì các con sẽ đạt được nó.

D: Người ta có thể đạt được nó một khi mười Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật) đã được thành tựu, hoàn thành viên mãn, kính bạch Ngài.

S: Các con vẫn không có hiểu. Chúng ta hiện bây giờ đang nói về vị Ấu Trĩ Chuyển Luân Thánh Vương. Ông ta đã đạt được điểm đó, là do bởi việc hoàn thành viên mãn mười Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật) của ông ta. Việc hoàn thành viên mãn các Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật) có nghĩa một cách đoan chắc là ông ta có thể trở thành một Chuyển Luân Thánh Vương. Tuy nhiên khi nào ông ta sẽ trở thành một Chuyển Luân Thánh Vương ? Khi ông ta đã hoàn thành viên mãn các sự huấn tập và những nhiệm vụ mà đó là nguyên nhân của việc xuất hiện của Luân Xa Báu. Như thế, nếu như ông ta đảm trách những việc nầy, thì Luân Xa sẽ xuất hiện. Bây giờ, đừng nói cho Sư biết các con muốn Níp Bàn. Nếu như các con tu tập bây giờ, thì các con sẽ liễu tri nó bây giờ. Các con sẽ bắt tay vào việc tu tập không ? Nhưng rồi sau đó, đừng có đứng dậy sau một thời gian và bỏ chạy.

Nếu như các con muốn trở thành những bậc đế vương, thì các con cần phải làm những điều chi ? Các con cần phải tinh thông tất cả các nghệ thuật mà nó đã đòi hỏi một vị thái tử và công chúa thành thục. Vậy những điều chi làm cho các con nghĩ rằng các con cần phải tinh thông khi là các con trai và các con gái của Đức Phật ?

D: Chúng con cần phải tinh thông Giới, ĐịnhTuệ, kính bạch Ngài.

S: Các con cần phải làm những điều chi để trở thành một vị vua ? Các con cần phải học và huấn tập mười tám nghệ thuật mà một vị vua cần phải tinh thông. Các con cần phải học về những voi chiến trận, chiến lược, làm thế nào để chiến thắng những kẻ thù, và v.v. Một khi các con đã học được tất cả điều nầy, các con sẽ làm điều chi khi các con chạm trán những kẻ thù ?

D: Chúng con sẽ tấn công họ, kính bạch Ngài.

S: Có những kẻ thù mà họ cản trở sự tiến bộ của chúng ta hướng tới Níp Bàn, và nếu như các con muốn đạt được điều đó, thì chúng ta phải chiến đấu với họ. Các con sẽ chiến đấu với họ sau khi tự mình đã được trang bị vũ khí ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.

S: Các con sẽ phải ngồi trong một thời gian dài. Một khi trận chiến bắt đầu, các con phải chiến đấu thực sự. Một khi các con đã triển khai quân đội của mình trên chiến trường, các con sẽ phải đi tiên phong. Chỉ khi nào các con chiến thắng thì các con sẽ trở thành một vị vua.

D: Chúng con sẽ chiến đấu, kính bạch Ngài.

S: Tốt lắm, hãy xúc tiến đi. Đừng có đứng lên và bỏ chạy, cho dù là thời gian có vẻ như dài lâu. Nếu các con chiến đấu giỏi, các con sẽ trở thành một vị đế vương.

Trong suốt thời kỳ của Đức Phật, người ta đã tu học Giáo Lý chính từ nơi Đức Phật. Đức Phật đã giảng dạy một cách thuần túy làm thế nào đánh bại tất cả các hình thức của sự thiếu hiểu biết (Vô Minh). Các con có nghĩ rằng tất cả những ai đã được lắng nghe những huấn từ của Ngài và sau đó đã tu tập một cách thích ứng đã đẩy lùi được sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) ? Họ đã thực sự bác bỏ tất cả các hình thức của sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) và do đó họ đã chiến thắng. Họ đã đạt được sự hạnh phúc tối thượng. Hãy tự củng cố mình trong sự nỗ lực và tất cả sở nguyện cầu của các con sẽ được chứng tri. Các con đã được trang bị đầy đủ với các loại vũ khí cho cuộc chiến, phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.

S: Và các con sẽ chiến đấu, phải không ? Những kẻ thù của các con tấn công, và chúng thường xuyên tấn công và với đầy đủ lực lượng. Sự trây lười, tính thụy miên và sự lười biếng, chúng là những người bạn hay là các kẻ thù ? Các con sẽ làm gì khi chúng đến ? Sư nghĩ rằng nó đã có hiện bầy một thời gian từ khi các con đã chiến đấu một trận chiến ?

D: Một thời gian kha khá, kính bạch Ngài.

S: Hãy nói cho Sư biết về các loại vũ khí các con sẽ phải sử dụng, và các con phải chiến đấu như thế nào.

D: Chúng con phải chiến đấu một giờ đồng hồ cho mỗi ngày, kính bạch Ngài.

S: Mỗi ngày chỉ có một giờ đồng hồ ?

D: Chúng con không thể nào duy trì mãi luôn đều đặn đến thế được, kính bạch Ngài.

S: Hãy nhìn đây ! Đây có phải là vì các loại vũ khí mềm yếu hay là vì các chiến binh nhu nhược ?

D: Chúng con nhu nhược, kính bạch Ngài.

S: Các vị thái tử và các vị công chúa là những người muốn trở thành các nhà cai trị thì cũng nhu nhược luôn sao ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài. Họ không thể là như vậy, vì lẽ nhu nhược, các vị thái tử sẽ bị đánh bại.

S: Nhưng mà các vị thái tử nầy đây, họ là những người có sức mạnh và cương quyết hay họ là nhu nhược mềm yếu ?

D: Chúng con thì nhu nhược, kính bạch Ngài.

S: Là các con trai và các con gái của Đức Phật, các con có muốn trở thành các vị đế vương của Níp Bàn, hay là các con muốn vẫn cứ là các vị thái tử và các vị công chúa ?

D: Tất cả chúng con muốn trở thành các nhà cai trị, kính bạch Ngài.

S: Các con có các loại vũ khí tốt đẹp, thế thì hãy tấn công đi ! Tuy nhiên chỉ khi nào các con cầm lấy các loại vũ khí một cách chính xác thì những kẻ thù sẽ khiếp đảm các con. Sư nghĩ rằng các con không có cầm lấy các loại vũ khí một cách chính xác.

D: Chúng con sẽ tấn công, kính bạch Ngài, nhưng mà phương thức tấn công của chúng con quả là yếu đuối. Vì lòng bi mẫn, hãy ban bố cho chúng con một loại vũ khí dũng mãnh, kính bạch Ngài.

S: Sư chỉ có thể cung cấp cho các con các loại vũ khí. Loại vũ khí nầy sẽ không làm bất cứ điều chi, chỉ khi nào các con nắm giữ vũ khí nầy và sử dụng lấy nó, thì các con có thể giành chiến thắng. Không có vũ khí nào là yếu đuối cả, và các con không phải chỉ có một. Các con có cả một cửa hàng các loại vũ khí. Nếu như Sư liệt kê chúng, thì nó sẽ trở thành một danh sách dài.

D: Kính bạch Ngài, chúng con thất bại bởi vì chúng con có rất nhiều vũ khí.

S: Không phải vậy, đó là vì các con không chiến đấu. Các con phải chiến đấu. Các con có hiểu không ? Các con không muốn trở thành các vị đế vương sao? Các con muốn ở lại vị trí các vị thái tử và các vị công chúa sao ?

D: Chúng con cố gắng hết sức, kính bạch Ngài, nhưng chúng con chẳng bao giờ được thành công.

S: Phải, phải, tuy nhiên các loại vũ khí thì không có gì đáng lo. Các con không thành công là vì các con không chiến đấu. Các con đang nói giống như hầu hết mọi người. Các con thiền định, các con ra sức nỗ lực, tuy nhiên mặc dù như thế các con phát ra âm thanh y như thể là không có sự nỗ lực. Có quá nhiều năng lượng ở trong các con, nhưng mà các con không sử dụng nó. Các con phải có năng lượng. Nếu như các con đem tất cả lượng dự trữ năng lượng của các con ra sử dụng, thì tin chắc rằng các con sẽ trở thành các con trai và các con gái chân chánh của Đức Phật, trở thành các vị vua bởi do việc thành đạt Níp Bàn. Các con trai và các con gái của Đức Phật có khả năng để đón nhận những huấn thị, ra sức nỗ lực, và nương theo Giáo Lý của Đức Phật. Tất cả những ai thực hành theo Giáo Lý, dù là Nhân Loại, Chư Thiên hoặc Chư Phạm Thiên, có thể hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu sai biệt của mình cho được Níp Bàn. Dù cho là các con duy trì sự tỉnh giác vào việc hít vô và thở ra duy chỉ trọn cả một ngày, các con sẽ hiểu biết được rất nhiều. Các con có thể nói rằng các con đã có thiền định rất nhiều năm, nhưng đã bao giờ các con thực sự đã có thể giữ tâm thức của mình được tập trung cho trọn cả một ngày không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Bằng với một ngày, ý Sư muốn nói một ngày và một đêm, hai mươi bốn giờ. Bây giờ, hãy làm điều nầy: thực hành theo Giáo Lý của Đức Phật cho trọn đủ một ngày và một đêm. Nếu như các con đã làm được điều nầy một lần, tất cả các con sẽ có khả năng liễu tri được giá trị dù chỉ là một ngày một. Một số của các con có thể đã có tu tập trong hai mươi hoặc ba mươi năm và có một số thậm chí lâu hơn. Nhưng chỉ là tự phản tỉnh. Các con đã thực sự, đã tự mình củng cố trong sự nỗ lực hoàn hảo, đã hoàn thành viên mãn dù chỉ là một ngày trong việc tu tập không ? Các con có không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng con đã không có.

S: Và tại sao các con đã không bao giờ cống hiến đời mình một cách đầy đủ cho trọn cả một ngày ? Các con đã có năng lượng cần thiết, phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.

S: Các con không sử dụng năng lượng các con có vào đúng chỗ. Các con lãng phí nó cho việc không chủ đích. Các con vẫn còn đi xem các cuộc trình diễn và các cuộc vui chơi giải trí không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài. Chúng con xem một Pwe suốt cả đêm mãi cho đến rạng đông, không có ngủ nghỉ.

[(*): Pwe: Nhà hát truyền thống của nước Miến Điện. Nó kết hợp trong một sự trình diễn truyền thống các tiết mục như là nghệ thuật kịch trường, các chú hề, âm nhạc, nhảy múa, v.v. Nó thường kéo dài suốt cả đêm cho đến khi mặt trời mọc, và người ta ăn uống và tự vui chơi thỏa thích. Nó đã được tham dự bởi cả gia đình, diễn ra trên bãi đồng cỏ thôn quê, hay trong những tòa thị sảnh, hiện đại của nước Miến Điện. Đoàn nghệ thuật đi lưu diễn khắp cả Miến Điện trong mùa khô ráo.]

S: Có bao nhiêu đêm liên tiếp các con đã làm điều nầy ?

D: Khoảng hai hay ba đêm, kính bạch Ngài.

S: Tổng cộng cả thảy bao nhiêu chương trình biểu diễn các con đã xem ?

D: Con không thể nào nhớ được, kính bạch Ngài.

S: Các con thấy đấy: đó, các con có năng lượng dồi dào. Ngày và đêm. Thế thì sự nỗ lực của các con là mãnh liệt. Nào, đã bao nhiêu lần các con đã thọ trì những điều học Thanh Tịnh Giới (Bát Quan Trai Giới) ?

D: Rất nhiều lần, kính bạch Ngài.

S: Ý Sư muốn nói, đã bao nhiêu ngày các con đã thọ trì tám điều học Thanh Tịnh Giới trọn cả ngày và đêm ?

D: Chúng con đã thọ trì chúng từ khi chúng con còn nhỏ, kính bạch Ngài.

S: Bao nhiêu ngày cả thảy ? Một ngày Sư gọi là một ngày và một đêm, hai mươi bốn giờ. Các con có thực hiện trọn một ngày cho việc thọ trì Thanh Tịnh Giới, nếu như các con để ý đến nó tương tự như thế nầy không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng con không có. Vào mỗi một lần, chúng con thọ trì chúng khoảng nửa ngày, kính bạch Ngài.

S: Các con đã hoàn thành viên mãn chúng đến mức tối đa trong nửa ngày đó à ?

D: Chúng con không có khả năng để làm điều đó, kính bạch Ngài. Chúng con đã bắt đầu vào sáng hôm nay, kính bạch Ngài, và sẽ tiếp tục như thế cho đến ngày mai.

S: Các con có ý chí để làm việc, nhưng các con thường không sử dụng nó cho mục đích thánh thiện nầy, mà trái lại là để xem Pwe. Nếu như các con mạng chung trong khi đang xem một Pwe, thì các con sẽ đi đâu ?

D: Đi đến cõi giới thấp kém, kính bạch Ngài.

S: Các con có muốn điều đó không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Cho dù các con không muốn điều đó, nó có mãnh lực 237at mạnh hơn các con, phải không ? Nếu như các con đã thực sự thọ trì ngày Thanh Tịnh Giới, với sự nỗ lực trọn đủ cả một ngày, thế thì các con sẽ không hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu của mình không ? Nếu như các con tiếp tục tu tập trong một ngày Thanh Tịnh Giới, các con sẽ hiểu biết, các con sẽ đi đến nhận thức điều gì đó.

Chư đệ tử chân chánh của Đức Phật thọ trì Giới Luật vào những ngày Thanh Tịnh Giới, và sau đó ngay lập tức họ nắm bắt đối tượng và một cách kiên định giữ sự chú tâm của mình khắn khít trên đối tượng đó. Bấy giờ nếu như sự chú tâm của các con đã được khắn khít một cách kiên định trên một đối tượng, có thể nào sự lười biếng, tính thụy miên hoặc sự trây lười quấy rầy các con không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng không thể nào.

S: Nếu như sự chú tâm của chúng ta đã được thiết lập một cách kiên định vào hơi thở vô và hơi thở ra, và vào điểm tiếp xúc, chúng ta vẫn nghe được câu chuyện đàm thoại của người khác không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Giả sử một người nào đó nói chuyện rất ồn ào ?

D: Nó không quấy rầy chúng ta, kính bạch Ngài.

S: Không có sự tham muốn, sự ác cảm hoặc sự si mê. Nếu như tâm thức của chúng ta đã được thanh lọc về sự tham lam, sự ác cảm và sự thiếu hiểu biết đến như thế, liệu sẽ vẫn còn bị sự cô độc, sự trầm cảm và sự lười biếng không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Chúng ta vẫn còn nhớ đến bạn hũu không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Chúng ta vẫn muốn biết điều gì mà các người khác đang nói không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Nếu một người nào đó đi đến, và thỉnh mời chúng 238at u ngoài, thì chúng ta có phấn khởi không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Chúng ta sẽ không bo bo giữ chặt điều mà chúng ta có. Bậc thiện nhân chẳng ưa thích điều đó. Chúng ta chia sẻ điều đó với tất cả những người mà chúng ta đang sống. “Cầu mong họ nhận được điều mà Tôi đã có nhận được”. Bấy giờ, điều gì sẽ xẩy ra nếu như tất cả các con thiết lập sự nỗ lực một cách dũng mãnh từ lúc bình minh cho đến hoàng hôn, chẳng có một sự ngơi nghỉ giải lao. Đây là một khoảng thời gian dài, từ lúc bình minh cho đến hoàng hôn. Nhưng mà các con sẽ cảm nhận điều đó là dài lâu không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Các con sẽ nghĩ rằng “Hôm nay thời gian đã trôi đi rất là nhanh ! Chúng ta đã thọ trì Thanh Tịnh Giới và thời gian lại vụt bay đi ! Và quả thực là Tôi không biết vì sao ngày hôm nay rất là ngắn !” Và sau khi mặt trời lặn đi, các con sẽ lại thiết lập sự tỉnh giác một lần nữa vào đối tượng, và thế rồi ngày sẽ vụt tắt đi, và các con vẫn tiếp tục với sự tỉnh giác vào điểm chạm ở dưới mũi, ở trên cái môi trên cho đến khi trời sáng. Không có sự gián đoạn. Và các con sẽ tự hỏi “Làm thế nào đêm hôm nay đã qua đi quá nhanh vậy ? Bây giờ ngày đã trở lại? !”

Đây là cung cách họ đã sử dụng để tu tập trong những ngày Thanh Tịnh Giới. Khi các đệ tử chân chánh của Đức Phật đã đảm trách trong một ngày, là họ đã tu tập trong hai mươi bốn giờ. Và khi ngày đã tới, họ vẫn chưa được hài lòng và đã nói rằng “Trong vòng tuần hoàn dài lâu của sanh và tử chúng ta đã làm những thứ nào khác trong một thời gian dài, nhưng quả không có điều nầy”. Và họ đã tiếp tục việc tu tập của họ mà không có dao động. Các con có những ngày tương tự như thế nầy không ?

D: Những ngày của chúng con có một vài sự gián đoạn, kính bạch Ngài.

S: Nếu một người nào đó thọ trì Thanh Tịnh Giới, và tâm thức của ông ta đi lang thang chỗ nầy chỗ nọ – chỉ là bất luận người nào, Sư không có ý muốn đến các con – như thế tâm thức của ông ta phóng đi chỗ nầy chỗ nọ. Tuy nhiên ông ta đang ở tại một ngôi chùa hay là dưới một cây bồ đề linh thiêng, và nói rằng ông ta mạng chung vào khoảnh khắc đó. Điều chi sẽ xẩy ra đối với người tín đồ nầy ?

D: Ông ta sẽ đi đến các cõi giới thấp kém, kính bạch Ngài.

S: Có bao nhiêu cõi giới thấp kém ?

D: Có bốn cõi giới thấp kém, kính bạch Ngài.

S: Chúng là những cái chi ?

D: Địa ngục, cõi súc sanh, cõi giới của chúng ngạ quỷ, và cõi giới a tu la (quỷ dữ).

S: Bây giờ, người nào muốn đi tới địa ngục, hay là cõi súc sanh ?

D: Con không muốn, kính bạch Ngài.

S: Thế còn cõi ngạ quỷ và cõi a tu la thì sao ?

D: Con không muốn đi đến nơi đó, kính bạch Ngài.

S: Nếu như các con thọ trì Giới Luật và sau đó các con không đặt tâm thức của mình một cách kiên định để tuân thủ Giáo Lý của Đức Phật, thì đó là khôn khéo (*) hay là không ?

[(*): Khôn khéo (Thiện), không khôn khéo (Bất Thiện): trong Phật Giáo “tội lỗi”, đã được xác định bởi một hữu tình cao quý, không có hiện hữu. Bất cứ điều chi dẫn đến sự thành đạt về Níp Bàn là Thiện (khôn khéo), bất cứ điều chi làm cản trở đến sự thành đạt về Níp Bàn là Bất Thiện (không khôn khéo).]

D: Đó là không khôn khéo, kính bạch Ngài.

S: Nếu một người nào đó thọ trì những ngày Thanh Tịnh Giới mà không cần giữ tâm thức của mình được tập trung, thì ông sẽ tục sinh ở nơi nào khi ông ta mạng chung ?

D: Trong các cõi chúng sinh thấp kém, kính bạch Ngài.

S: Các con có chắc chắn không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, con thì chắc chắn vậy.

S: Nếu Sư nói về một người nào đó mà không giữ tâm thức của mình được khắn khít trên đối tượng, Sư đang không nói đến những người của các con, Sư thì đang nói (giả định) về người tín đồ đó.

D: Kính bạch Ngài, vì lòng bi mẫn, hãy chỉ cho chúng con con đường tốt đẹp ra khỏi các cõi giới thấp kém.

S: Các con có nhớ làm thế nào các con tập trung được tâm thức của mình như Đức Phật đã giảng dạy không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, con có nhớ.

S: Thế thì, chúng ta hãy giữ tâm thức vào điểm chạm. Các con nghĩ như thế nào ?

D: Dạ thưa được, kính bạch Ngài.

S: Nhưng mà, lẽ tất nhiên, hiện giờ các con không thể nào làm trọn cả một ngày được nữa. Tuy nhiên nếu như các con tu tập cho đến khi trời sáng, thì các con sẽ thực hiện được nửa ngày. Các con nghĩ như thế nào ?

D: Chúng con sẽ giữ tâm thức của mình vào điểm chạm, kính bạch Ngài.

S: Các con phải làm những điều gì khác vào đêm nay ?

D: Không có điều chi để làm vào ban đêm, kính bạch Ngài.

S: Các con đã ăn xong, vì vậy các con không cần phải nấu nướng nữa, và không có điều chi để làm nữa. Rất tốt. Các con sẽ ở tại đây vì nghĩ rằng các con đã cam kết để tuân thủ những ngày Thanh Tịnh Giới ? Các con sẽ không muốn bỏ ra đi ?

D: Chúng con sẽ làm hết sức mình, kính bạch Ngài.

S: Nếu các con nói rằng “Chúng con sẽ làm hết sức mình” thì sẽ không có các sự quấy rầy xen vào sao ? Sẽ không có kẻ thù tấn công sao ? Chỉ khi nào các con thực sự muốn nói về điều đó là các kẻ thù khiếp đảm. Nếu như các con đã kiên định, chúng bỏ chạy. Các con có biết về Ngài Đại Ca Diếp, phải không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, chúng con đã có nghe về Ngài đó.

S: Ngài đó đã gặp Đức Phật và sau đó đã tu tập điều mà Đức Phật đã giảng dạy nhằm để cho thoát khỏi sự khổ đau. Có bốn oai nghi thuộc về cơ thể: việc ngồi, việc đứng, việc đi và việc nằm xuống. Điều nào trong những điều nầy là có khuynh hướng để cho kẻ thù xâm nhập ? Sự lười biếng và sự trây lười xâm nhập trong khi nằm xuống, và chúng đi đến để ở lại, phải không ? Nếu như chúng ta say đắm trong sự lười biếng và sự trây lười, thì chúng ta sẽ có khả năng để tiến hóa trong sự đức hạnh (Giới), sự định mục (Định), và trí tuệ (Tuệ) không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng ta sẽ không có thể.

S: Sự lười biếng và tính thụy miên là những kẻ thù của chúng ta. Vì vậy Ngài Đại Ca Diếp đã khước từ những oai nghi nầy mà trong đó, kẻ thù tấn công và đã áp dụng những ba oai nghi khác mà trong đó, kẻ thù không thể nào duy trì được lâu dài.

Có mười ba Pháp tu tập khổ hạnh và Ngài Đại Ca Diếp đã tu tập tất cả mười ba. Chỉ có trong số những đệ tử của Đức Phật với sự quyết tâm vô cùng dũng mãnh đã tu tập với Hạnh Oai Nghi Ngồi, đó là, không có nằm xuống cho trọn hai mươi bốn giờ một ngày. Nếu một người áp dụng Hạnh Oai Nghi Ngồi và thực hiện sự quyết tâm dũng mãnh không có ngủ, thì sự trây lười và sự lười biếng nầy đây không có thể nào chinh phục được ông ta. Dù cho chư thánh đệ tử của Đức Phật đã không có nằm xuống cũng không có ngủ, các Ngài đã sống trường thọ và rất khỏe mạnh. Các con có chống lại các cuộc chiến không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, chúng con có làm.

S: Bây giờ, các con sẽ bắt đầu việc thiền định của mình. Các con phải thực hiện những điều chi cho việc chuẩn bị ?

D: Chúng con phải trải tấm đệm (*) của chúng con ra.

[(*): Trong vùng nông thôn của Miến Điện, người ta ngủ trên các tấm đệm trên sàn nhà. Việc trải một tấm đệm có nghĩa là đã sẵn 244at để nằm xuống.]

S: Nếu như các con trải tấm đệm của mình ra trước khi việc bắt đầu thiền định của mình, chẳng bao lâu sẽ có một người nào đó tháp tùng theo. Các con có nghĩ ai sẽ là người đó không ? Các con có nghĩ rằng sự lười biếng và tính hôn trầm sẽ đến với các con không ?

D: Nếu chúng đi đến, kính bạch Ngài, con sẽ nằm xuống và ngủ thiếp đi.

S: Các con sẽ nói điều chi với chúng ?

D: Con sẽ không nói bất cứ điều chi, kính bạch Ngài.

S: Các con sẽ nói rằng “Ha, thế là cuối cùng rồi các người đã đến, Tôi đã sẵn sàng có tấm đệm một thời gian lâu rồi”. Và các con sẽ làm những điều chi sau đó ? Các con sẽ nằm xuống, thẳng cái lưng của mình và ngủ thiếp đi. Nếu như các con làm điều nầy, các con sẽ có khả năng để hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của mình để cho Níp Bàn không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Nếu như các con tu tập mà chẳng có ngủ nghỉ, các con đã đang thiết lập đầy đủ sự nỗ lực và các đã đang luôn gìn giữ sự chú tâm của mình một cách kiên định đã khắn khít trên đối tượng, liên tục ngày và đêm. Nếu như các con tu tập trong phương thức nầy, thì đức hạnh của các con, sự định mục và việc luôn kiểm soát tâm thức của các con, và tuệ giác cùng với trí tuệ của các con sẽ trở nên càng ngày càng dũng mãnh hơn. Chúng sẽ tăng tiến trong từng khoảnh khắc.

Nếu như các con xem một Pwe trọn cả đêm, các con sẽ cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng. Nhưng nếu như các con tu tập Giáo Lý của Đức Phật trọn cả đêm, các con sẽ trải nghiệm niềm hạnh phúc và sự hoan hỷ vô tận, và các con sẽ không cảm thấy buồn ngủ. Các con có hiểu không ?.. Đức Phật đã giảng dạy điều nầy, điều đó không phải là lời dạy của Sư. Nếu như các con noi theo Giáo Lý của Đức Phật và không có sự nghỉ ngơi cho đến khi các con hiểu biết Giáo Lý một cách hoàn hảo, thì các con sẽ thực sự liễu tri.

Nếu người ta nói với các con rằng “Bóng râm nầy thì mát lạnh”, đừng có hoàn toàn tin tưởng vào họ, mà trái lại hãy thử nghiệm điều đó cho chính mình. Nếu như các con chỉ có lặp lại “Nó thì mát, nó thì mát..vì lẽ những người khác đã nói như thế, thế các con thực sự không hiểu biết về tính mát lạnh của nó, các con chỉ nói một cách đơn thuần về nó. Nếu như một người nào đó chỉ nói theo một cách lảm nhảm, thì ông ta không biểu thị được sự nhận thức sâu sắc. Trái lại nếu có một người nào đó, từ sự kinh nghiệm, mà nói ra, thế thì ông ta sẽ không có khả năng để trình bầy với sự nhận thức một cách sâu sắc và niềm hân hoan hạnh phúc và lòng thương yêu sao ?

Thế thì hãy hết sức chú ý đến và tu tập. Nếu như các con tu tập, các con sẽ đạt đến mục tiêu của mình. Không chỉ hàng trăm, không chỉ hàng ngàn, không chỉ hàng chục ngàn, không chỉ hàng trăm ngàn, mà cho tất cả những ai hành theo Giáo Lý sẽ được tinh thông về chúng.

Khi các con bắt đầu để thiền định, các con vẫn phải kiểm tra: Là tất cả mọi thứ đã có được sắp xếp không ? Có một nơi để ngủ vào ban đêm và một để nghỉ ngơi vào lúc ban ngày không ? Chỉ khi nào tất cả điều nầy đã được trình tự, thì các con sẽ thìền định. Điều đó có phải như vậy không ?

Nếu các con hành động trong phương thức nầy, các con nuôi dưỡng kẻ thù của mình, các con gọi anh ta là một người bạn, các con thương yêu anh ta. Một khi các con nhận thức được kẻ thù của mình là như vậy, các con vẫn còn kết giao với anh ta không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Các con sẽ làm điều chi nếu như anh ta đi đến ?

D: Chúng con sẽ chặn anh ta lại và tự bảo vệ bản thân mình.

S: Làm thế nào các con tự bảo vệ bản thân mình ? Các con sẽ tấn công anh ta ? Các con sẽ mở một cuộc tấn công trọn vẹn ?

D: Chúng con sẽ đẩy lùi anh ta, kính bạch Ngài.

S: Làm thế nào các con đẩy lùi được anh ta ? Một cách nhẹ nhàng, để cho anh ta không bị tổn thương.

D: Các con sẽ đề phòng anh ta ngay lập tức, để cho anh ta không bao giờ có thể quay trở lại.

S: Đúng vậy, hãy xúc tiến đi. Hãy chặt anh ta và ném anh ta qua mạn tàu để anh ta không bao giờ có thể quay trở lại. Vậy thì, các con sẽ làm điều chi khi sự mệt mỏi và sự lười biếng thực sự khởi sinh ?

D: Rất có thể là con sẽ rơi vào giấc ngủ, kính bạch Ngài.

S: Thế còn những người khác trong thính chúng thì sao ?

D: Con không được biết, kính bạch Ngài.

S: Các con sẽ nhận thức được kẻ thù và tiêu diệt anh ta không ?

D: Đúng như vậy đó, kính bạch Ngài.

S: Tốt lắm. Sư sẽ cho các con một sự so sánh. Nều có một người nam ngủ một giấc ngủ say sưa và các con đánh thức anh ta dậy, thì anh ta sẽ tỉnh táo một cách nhanh chóng. Nếu các con cố gắng để đánh thức một người nào đó mà giả vờ để ngủ, thì các con sẽ không được thành công. Tại sao là như vậy ?

D: Người càng lừa dối về mình thì anh ta càng giả vờ để ngủ.

S: Đúng vậy. Hiện thời các con thì thế nào, các con có thực sự là ngủ say hay là các con giả vờ để ngủ ?

D: Con không biết, kính bạch Ngài.

S: Nếu như các con thực sự đang ngủ, các con sẽ dễ dàng đứng dậy khi Sư đánh thức các con dậy. Các con sẽ đứng dậy không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, và sau khi đã đứng dậy, Sư nghĩ rằng các con sẽ đi ngủ trở lại. Nhưng Sư không chắc chắn về điều đó. Sư chỉ nghĩ như vậy thôi.

D: Con sẽ tích cực tu tập theo như Ngài dạy bảo cho con, kính bạch Ngài.

S: Hãy gắng sức nỗ lực và các con sẽ trở nên toàn hảo. Các con có tất cả điều mà các con cần phải có.

Tất cả các con đã có được các yếu tố về Tuệ Giác và Xuất Ly. Bởi do điều nầy, bây giờ các con trân quý Giáo Lý của Đức Phật, các con muốn hoàn thành viên mãn và tu tập chúng. Nếu như sự tích lũy của Pháp Toàn Thiện về Xuất Ly là nhỏ bé, thì đôi tai của các con sẽ bị đóng kín lại Giáo Lý của Đức Phật. Ví dụ như, nếu có một người nào đó bảo với các con để đi đến nơi nầy, các con không muốn đi đến vì lẽ các con đã chán ngán về điều nầy. Nhưng bây giờ các con đã bị thu hút bởi Giáo Lý nầy. Điều mà tất cả các con cần phải có hiện giờ là cùng một số lượng về sự nỗ lực mà chư Thánh đệ tử của Đức Phật đã thực hiện.

Khi các con bắt đầu để tu tập, có thể là các con có lo lắng. “Nếu như Tôi chỉ mới ngồi cho một hoặc hai giờ đồng hồ, Tôi đang bị đau nhức và tê cứng. Làm thế nào Tôi có khả năng để có thể ngồi cho trọn cả một ngày và đêm ? Tôi nghĩ rằng điều đó hoàn toàn là bất khả thi”. Các con có lo lắng như thế nầy không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, con không có.

S: Cho dù hiện giờ có thể là các con không có lo lắng, nó sẽ nẩy sinh ra. Tuy nhiên đừng có lo lắng trong phương thức nầy. Đức Phật đã không có giảng dạy sự đau khổ. Ngài đã giảng dạy con đường dẫn dắt đi đến sự hạnh phúc. Có thể các con không tin tưởng về điều nầy là vì các con nghĩ suy theo những tư tưởng riêng tư của mình. Tuy nhiên các con phải tu tập với sự nỗ lực viên mãn và không có dao động. Ngay hiện giờ, khi các con thiền định với sự nỗ lực viên mãn, yếu tố Cần Như Ý Túc sẽ khởi sinh. Các con sẽ hiểu biết về điều nầy. Nhưng khi các con ngồi, tất cả các con cảm nhận một vài sự khó chịu, phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, chúng con có.

S: Cho dù các con đang bị đau nhức và tê cứng, có một nơi mà không có sự đau. Có sự buồn ngủ, và cũng có một nơi mà không có sự buồn ngủ. Các con làm điều chi khi các con đang bị buồn ngủ ?

D: Con đi ngủ, kính bạch Ngài.

S: Có bao giờ các con ngủ tròn đủ giấc không ?

S: Nhưng mà các con ngủ mỗi ngày, và bây giờ cac con lại muốn ngủ một lần nữa à ? Thế thì thực tế là các con vẫn chưa có đủ. Nếu các con ngủ mỗi ngày, các con sẽ không bao giờ có được tròn đủ giấc ngủ. Như thế, khi các con cảm nhận buồn ngủ, hãy nỗ lực để đạt đến vị trí mà nơi đó không có sự buồn ngủ, và sau đó các con sẽ không cần thiết để ngủ nữa. Hãy đứng dậy và hãy đi lên và xuống. Hãy giữ sự chú tâm của mình vào điểm chạm ở nơi mà không khí tiếp xúc khi các con hít thở vô và ra. Nếu như các con giữ được điều đó được khắn khít vào điểm chạm nầy với đầy đủ sự nỗ lực, thì vào một ít thời gian các con sẽ nghiệm thấy được vị trí không ngủ. Không có điều “Tôi sẽ không nghiệm thấy được nó” mà chỉ có là “Tôi vẫn chưa đạt được nơi đó”. Các con sẽ đạt được điều đó.

Nếu như các con ngủ và hoãn lại việc hành thiền cho đến khi các con đã được nghỉ ngơi, các con sẽ thức dậy khi trời đã sáng và sẽ không có thời gian còn lại để thiền định. Sư chỉ đang nói với các con điều mà Đức Phật đã giảng dạy. Không có điều chi Sư không biết. Tất cả điều mà Đức Phật đã giảng dạy đều là xác thực. Tất cả các con phải lo việc mưu sinh, làm việc, vất vả cực khổ, và đôi vai nặng gánh, phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.

S: Vì vậy hãy để yên cho chúng ta một cách bình lặng. Các con đang hít thở, phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, chúng con đang làm.

S: Thế thì, một cách đơn giản là hãy tỉnh giác vào hơi thở vô, hơi thở ra và điểm chạm dưới mũi ở nơi không khí tiếp xúc. Nó đi vô và 251at u không có sự gián đoạn, phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, quả đúng vậy.

S: Chỉ khi nào sự chú tâm của các con phóng dật đi, thì sự liên tục bị đứt quãng. Và vì thế, không cho phép sự chú tâm của các con để dõi theo hơi thở. Sự chú tâm của các con sẽ luôn duy trì mãi với điểm chạm nhỏ nầy. Khi các con gìn giữ sự chú tâm ở ngay tại điểm chạm, thì sự hô hấp của các con sẽ trở nên nhẹ nhàng và vi tế. Một khi nó đã trở nên vi tế, các con không cần phải làm cho nó thô thiển một lần nữa. Đức Phật đã giảng dạy rằng chúng ta tạo ra sự thô thiển và nặng nề, vi tế và nhẹ nhàng. Đức Phật đã không dạy rằng chúng ta nên tạo ra thô tế. Khi các con cảm nhận điểm chạm, hãy đụng vào nó với ngón tay của các con, sự chú tâm của các con sẽ không phóng dật đến những đối tượng khác. Các con không thể nào khắn khít sự chú tâm của mình một cách kiên định vào điểm chạm với hơi thở sao ?

D: Con có thể, kính bạch Ngài.

S: Sự tham lam, sự ác cảm và sự si mê sẽ vẫn còn khởi sinh khi sự chú tâm của các con đã được tập trung vào điểm chạm không ? Khi các con đã định mục tốt đẹp, dù chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, tâm thức của các con đã tẩy sạch sự tham lam, sự ác cảm và sự si mê ngay trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó rồi. Các con không thể nào gìn giữ sự chú tâm của mình được khắn khít vào điểm chạm trong một khoảng thời gian dài sao ?

D: Dạ thưa được, kính bạch Ngài, con có thể.

S: Vậy thì, hãy tạo một sự nỗ lực dũng mãnh và giữ sự chú tâm của các con nơi đây. Nếu như các con giữ được nó ngay tại nơi đó, thì có bất luận sự buồn ngủ hay sự lười biếng làm quấy rối các con không ?

D: Chúng không có nẩy sinh lên, kính bạch Ngài.

S: Tuy nhiên điều chi sẽ xẩy ra nếu các con giảm bớt sự nỗ lực của mình ?

D: Sự lười biếng sẽ xâm nhập, kính bạch Ngài

     S: Sự trây lười và sự lười biếng sẽ đi đến, và sự định mục của các con sẽ trở nên yếu kém đi. Điều nầy là do các con đang ở giai đoạn sơ cơ, về sau nó sẽ được cải thiện. Và vì thế các con nên xem sự lười biếng nầy như là một người bạn, không phải là một kẻ thù, và các con sẽ làm quen với nó. Cho dù nó có đi đến, các con sẽ không còn phải bị lười biếng nữa. Khi chúng ta cảm nhận buồn ngủ, chúng ta nói rằng “Tốt lắm. Bây giờ Tôi muốn nghiệm thấy vị trí mà nơi đó người ta không cảm nhận buồn ngủ một cách nhanh chóng. Và rồi ngay tại nơi đó sẽ chấm dứt việc buồn ngủ”. Hãy tu tập, hãy khắn khít sự chú tâm của các con một cách kiên định vào điểm chạm như là Sư vừa mới chỉ dạy các con, và khi chân tay của các con đau nhức, biết rằng “Phương thức duy nhất ra khỏi điều nầy là đạt đến vị trí mà nơi đó không có đau nhức”. Bấy giờ, nếu như sự khó chịu trở nên rất mãnh liệt, thế thì có quả là khó khăn lắm không ? Chẳng có khó khăn chi. Đừng có quá lo lắng về điều nầy. Một cách đơn giản là hãy giữ sự chú tâm của các con vào điểm chạm. Hãy đặt nó trở lại vào điểm chạm. Không cho phép nó bỏ ra đi ! Nếu nó tẩu thoát, thì các con sẽ không bao giờ đạt đến vị trí mà Sư mới vừa nói với các con. Cho dù chúng ta không thể nào tránh khỏi về việc cúng dường vật thực và việc phải thọ thực, các con không nghĩ rằng chúng ta có thể giữ sự chú tâm của mình vào điểm chạm và thọ thực ? Các con có nghĩ là các con sẽ đưa ra những lời nhận xét như “Quá nhiều muối. Quá nhiều muối”, về thực phẩm mà vợ của các con, con gái, cháu gái đã từ nhà mang đến không ?

D: Con sẽ không đưa ra loại nhận xét như thế đó, kính bạch Ngài.

S: Thế thì, nếu như họ cúng dường thực phẩm cho các con mà nó quá mặn đi, thì các con sẽ trở nên tức giận không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, con sẽ không có.

S: Ngay cả các con có nghĩ là các con sẽ còn nhận thấy rằng thực phẩm có quá nhiều muối không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Tại sao ? Bởi vì các con đang tỉnh giác về điều gì đó tốt đẹp hơn, do đó các con không để ý đến thực phẩm của họ. Nếu như các con có khó chịu và sân hận về thực phẩm, ngay cả khi các con đang thọ trì tám điều giới học, và các con mạng chung vào khoảng khắc đó của sự sân hận, thì các con sẽ đi đâu ?

D: Đến các cõi giới thấp kém, kính bạch Ngài.

S: Ngay cả nếu như các con tu tập với sự nỗ lực đúng mực, không chỉ là một cách nông cạn, các con sẽ biết các vị của thực phẩm là tốt hay xấu không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

      S: Hãy giữ tâm thức của các con một cách kiên định được tập trung vào điểm chạm. Công việc hằng ngày của các con không nhất thiết phải cam chịu. Nó không đòi hỏi các con bất cứ điều gì. Những người khác sẽ không biết được về điều đó. Tối nay các con sẽ tu tập về Hạnh Oai Nghi (*) không ? Hãy giữ sự chú tâm của các con vào điểm chạm và các con sẽ nghiệm thấy điều đó rất dễ dàng. Nếu các con cảm nhận buồn ngủ, hoặc nếu như các con đang bị đau nhức, hãy nói rằng “Tốt thay nó đã đến sớm rồi” và sau đó lại còn định mục mạnh mẽ hơn nữa vào điểm chạm.

[(*): Một trong mười ba Pháp Hạnh Đầu Đà, tu tập về hạnh Đại Xuất Ly. Vị tu sĩ thọ trì Hạnh Oai Nghi Ngồi không bao giờ nằm xuống. Các đệ tử của Ngài Đại Trưởng Lão Webu vẫn còn duy trì hạnh tu tập nầy. (Để miêu tả về việc tu tập, xin xem Thanh Tịnh Đạo, chương II, trang 73 – 76.]

Nếu các con đạt đến mục tiêu trước khi sự buồn ngủ và sự khó chịu nẩy sinh lên, thế càng tốt hơn nữa. Nếu các sự quấy rầy nầy tự chúng không hiển lộ ra, thì đừng có ngưng việc tu tập, mà nghĩ suy rằng “Ngay cả nếu chúng không nẩy sinh lên ngay bây giờ, thì không nhất thiết phải tu tập để đạt đến vị trí mà nơi đó chúng không hiện hữu”. Vẫn cứ tiếp tục tu tập.

Các con sẽ đảm trách về Hạnh Oai Nghi Ngồi không ? Hay là các con sẽ, khi sự buồn ngủ và sự mệt mỏi xâm nhập, chuyển đổi đến oai nghi khác (của bốn oai nghi) và giảm bớt lại sự nỗ lực của mình ?

D: Chúng con sẽ không giảm bớt lại sự nỗ lực của mình, kính bạch Ngài.

S: Tất cả các con, hay chỉ một vài trong số các con ?

D: Tất cả chúng con, kính bạch Ngài

S: Như thế, nếu như các con trông nom bạn bè lẫn nhau, thế càng tốt hơn nữa. Nào, ngay bây giờ, hãy phát nguyện thực hành Hạnh Oai Nghi Ngồi ! Sư sẽ đọc câu nguyện bằng Pàli ngữ, các con lặp lại theo sau Sư:

Xin ngăn oai nghi nằm, xin thọ trì oai nghi ngồi (#)

(Tôi sẽ tránh xa việc nằm xuống, Tôi nguyện thực hiện Hạnh Oai Nghi Ngồi) [(#) 

Những điều giới học đạo đức mà khi được thọ trì bởi các môn đệ cư sĩ từ một vị tu sĩ là thường luôn được trùng tụng bằng Pàli ngữ. Ngài Đại Trưởng Lão Webu xử sự việc tu tập Hạnh Oai Nghi Ngồi nầy như là một việc thọ trì các điều giới học đạo đức. Việc thực hiện lời phát nguyện nầy bằng Pàli ngữ đem tính trọng lượng đến lời phát nguyện.]

Các con có thể nghĩ rằng “Quả là sai lầm khi mà chúng ta vừa mới đầu hàng sự buồn ngủ ở trong quá khứ”. Đấy, hiện giờ các con đã thực hiện được Hạnh Oai Nghi Ngồi, và Sư nghĩ rằng đó là lần đầu tiên, phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, lần đầu tiên.

S: Đây là vũ khí. Với loại vũ khí nầy các con có thể chiến đấu cuộc chiến của mình. Với loại vũ khí nầy các con sẽ được chiến thắng. Nếu các con chiến đấu với một cái gối như là một loại vũ khí, các con không thể nào chiến thắng.

Sư sẽ kể cho các con một câu chuyện có thể là các con đã biết rồi. Vào thời kỳ của Đức Phật, lúc bấy giờ có một phụ nữ giàu có đã sở hữu một bất động sản to lớn. Khi bà trở nên lão mại, bà đã phân phát của thừa kế cho từng mỗi người con của bà. Tuy nhiên các người con, sau khi đã nhận lãnh tiền, không còn quan tâm đến người Mẹ của chúng nữa. Bà ta đã không được đối xử tốt ở trong các căn nhà của những người con trai và con gái của mình, và bà ta lâm vào cảnh túng quẫn.

Khi bà đã vào khoảng tám mươi hoặc chín mươi tuổi, những người hàng xóm đã giúp bà được xuất gia thành một nữ tu (Tỳ Khưu Ni) (1), vì lẽ họ không thể chịu được để nhìn thấy sự nghèo túng và sự đau khổ của bà ta. Vào một ngày, khi các vị nữ tu ở nữ tu viện của bà ta đã được thỉnh mời để bát thực phẩm ở tại nhà, tất cả các vị ấy đã đi. Chỉ có Trưởng Lão Ni Sonà (2), người phụ nữ lão mại của chúng ta, đã phải ở lại vì lẽ bà ta đã quá già yếu để đi cùng.

[(1): Một Tỳ Khưu Ni là một nữ tu Phật Giáo đang thọ trì một bộ luật về đức hạnh thậm chí còn nghiêm mật hơn các vị tu sĩ. Ngày nay Giáo Hội Chư Tỳ Khưu Ni đã tuyệt chủng và không thể nào được tái thành lập do căn cứ vào Hội Đồng Chư vị Cao Tăng Miến Điện. Tuy nhiên, có nhiều phụ nữ Miến Điện sống với đời sống tín ngưỡng đang thọ trì nhiều điều giới học mà họ có thể. Họ không có bị giới hạn bởi bất kỳ các hình thức thệ nguyện nào.]

[(2): Các câu kệ của vị Trưởng Lão Ni nầy đã được tìm thấy trong bộ Trưởng Lão Ni Kệ II, các câu kệ 102 – 106. Truyện tích của Cô ta đã được cung cấp ở trong bộ Chú Giải về Trưởng Lão Ni Kệ (Thì – a, trang 95. Bộ Sách Chú Giải về các câu kệ của Chư Trưởng Lão Ni, trang 126 – 132). Cf. tích truyện của Bahupputikà, Những Tích Truyện Phật Giáo, II, trang 160.]

Trước khi họ rời khỏi nữ tu viện, họ đã nói với Trưởng Lão Ni Sonà rằng “Cô đã quá già yếu, cô không thể nào đi cùng với chúng tôi được. Tuy nhiên hãy đổ đầy các chậu nước cho việc uống nuớc, và những chậu kia cho việc rửa tay và chân, để cho mọi thứ việc được sẵn sàng khi chúng tôi trở về, và cũng chuẩn bị một ít nuớc nóng.

Nhưng mà vị nữ tu đã quá già yếu. Để thực hiện việc đổ nước, bà ta đã phải dùng một bình nhỏ, và vì bà đã làm việc liên tục, bà ta đã hết sức nhọc mệt. Trái lại bà ta đã không ngơi nghỉ. Bà đã tự ép mình để làm điều mà bà ta đã được chỉ thị để làm. Bởi do bà đã làm việc quá sức mình, bà ta đã té ngã giữa các chậu nước, và đã không thể nào tự nhấc mình lên được nữa. Bà đã không có giả vờ, bà đã kiệt sức từ nơi việc đổ nước.

Bà đã được truyền trao Giáo Lý của Đức Phật. Do vậy bà đã nghĩ suy “Đấy…Tôi không thể nào đổ đầy các chậu được nữa. Còn có nhiều nước phải được đổ và nước nóng Tôi cũng vẫn chưa chuẩn bị được chút nào cả. Mà ngay cả Tôi không thể nào đứng dậy được. Tôi sẽ nắm bắt một đối tượng của thiền định đã trao truyền bởi Đức Phật”. Và bà đã bắt đầu hành thiền như chúng ta đã làm. Bà đã khắn khít sự chú tâm của mình một cách kiên định vào điểm chạm. Bà đã tập trung sự chú tâm của mình để cho được trú vào nơi đó, bất luận sự cố nào. Chỉ có thế ! Và vì bà đã thiền định với sự nỗ lực mãnh liệt, bà đã làm điều mà phải được làm xong và đã khiến cho chấm dứt sự khổ đau.

Lẽ tất nhiên là bà đã ngập tràn hồng phúc của sự giải thoát. Khi những người kia đã trở lại, họ đã không thể tìm thấy được bà ta. “Bà nữ tu già yếu nầy đã đi đâu rồi vậy ?” họ đã bảo nhau và đã lướt nhìn khắp cả nữ tu viện. Cuối cùng họ đã tìm thấy bà đang nằm ở giữa các chậu nước, và tất cả họ đã tập trung xung quanh bà ta và đã mắng nhiếc bà “Các chỉ thị của chúng tôi thì như thế nào hả ? Cô đã không đổ đầy các chậu, và luôn cả cũng không có nước nóng. Quả là cô quá lười biếng chỉ có việc nằm xuống và ngủ thôi”.

Tuy nhiên vị nữ tu già yếu đã được tận hưởng trong hồng phúc. Các vị nữ tu đang là hiệp thế, lẽ tất nhiên, và họ đã đứng tại nơi đó đang khiển trách bà. “Trông bà ta lười biếng làm sao đấy. Không có chậu nước được đổ đầy, không có nước nóng. Chỉ có việc nằm dài ra thôi !”.

Các con cũng có thể nói tương tự như thế đó, phải không ? Nói chuyện bất hỷ duyệt. Tuy nhiên vị nữ tu nầy đã là một bậc Vô Sinh. Bà ta đã đạt Quả vị Vô Sinh cùng với các năng lực siêu nhiên. Bà ta đã nói “Tất cả các bạn mong muốn sẽ được hoàn thành. Sẽ có nước trong các chậu và cũng sẽ có nước nóng luôn”. Và sau khi đã nói như thế, bà đã thực hiện một sự quyết tâm mãnh liệt và các chậu đã được đổ đầy lên tới miệng và nước nóng đã đang được sôi trào.

Người nữ tu nầy rất là già yếu, và trong tình trạng kiệt sức bà ta đã té ngã và đã không thể nào đứng lên được nữa. Bà đã tu tập như các con đang làm hiện giờ. Các con có nghe thấy điều nầy không ? Bao lâu thì các con sẽ đạt đến mục tiêu, các con là những người khỏe mạnh và tráng kiện

           D: Các con sẽ tích cực tu tập.

S: Các con sẽ vẫn còn nói rằng “Ồ, chúng con đã già, chúng con không thể nào tu tập được nữa”. Trưởng Lão Ni Sonà đã tám mươi hoặc chín mươi tuổi và bà ta vẫn còn đi đổ nước theo như bà đã được bảo phải làm. Khi bà đã té ngã trong tình trạng kiệt sức thì bà ta đã liền vội hành thiền. Chư đệ tử của Đức Phật đã đạt được mục tiêu là bởi do năng lực của sự nỗ lực của họ quả là to lớn.

Các con có Giáo Lý, có kỹ thuật. Điều mà tất cả các con cần phải có hiện giờ là sự nỗ lực. Và tại sao các con cần phải có sự nỗ lực ? Bởi vì trong quá trình việc hành thiền các kẻ thù sẽ đi đến để quấy rầy các con.

Hãy giữ sự chú tâm của các con vào điểm chạm nhỏ nầy. Nếu tay chân của các con đau nhức, hãy tu tập để cho các con đạt đến trạng thái ở nơi đó không có sự đau nhức. Khi các con buồn ngủ, hãy tu tập để cho các con đạt đến trạng thái ở nơi đó không có sự buồn ngủ. Tốt lắm, tốt lắm… hãy thiết lập sự nỗ lực và thiền định, hãy tu tập để khiến cho chấm dứt tất cả sự khổ đau.

DISCOURSE VII
TO LIGHT A FIRE
PHÁP THOẠI VII

NHEN NHÓM MỘT NGỌN LỬA

Đại Trưởng Lão: Các con đã thọ trì những điều giới học đạo đức, bây giờ hãy tu tập chúng. Chỉ khi nào sự tu tập của các con về đức hạnh (Giới Luật) được toàn hảo thì các con có thể hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu cho sự giác ngộ. Khi tự bản thân đã được toàn thiện trong Giới Luật, các con còn phải thực hiện thêm nhiều Thiện Hạnh khác nữa, và những điều nầy mới có thể đưa các con lên đến tột đỉnh và việc hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu của mình.

Giáo Lý của Đức Phật đã được lưu trữ trong Tam Tạng. Những Giáo Lý nầy đã được trao truyền do bởi Đức Phật là chẳng phải chỉ để được thuyết giảng và để được nghiên cứu. Các con là những người tốt, các con phải tu tập Giáo Lý với sự nỗ lực bất dao động từ thời điểm các con tín thọ chúng nhằm để thoát khỏi sự khổ đau nầy

Không nên bị bối rối về Giáo Lý. Chúng ta không cần phải biết nhiều kỹ thuật, chỉ cần biết một, nhưng mà chúng ta nên biết một cách rõ ràng . Nếu chúng ta thiết lập một kỹ thuật với sự nỗ lực và để loại bỏ tất cả mọi sự nghi ngờ, thế rồi, Sư nghĩ rằng, không cần vấn hỏi bất cứ người nào khác, chúng ta sẽ tìm ra được những câu trả lời.

Hãy chọn lấy một kỹ thuật và tu tập nó một cách kiên định. Nếu như các con tập trung tâm thức của mình vào điểm chạm nhỏ, là nơi không khí tiếp xúc khi các con hít thở vô và ra, sau đó sẽ không có sự tham muốn, không có sự ác cảm hoặc sự si mê, và vì đã mất đi cả ba điều nầy, thì các con ngay lập tức thoát khỏi sự khổ đau. Như thế, trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, tâm thức của các con được thuần tịnh. Bấy giờ, nếu như sát na tâm thức cuối cùng của các con khởi sinh vào thời điểm nầy và các con đã mạng chung, thì sẽ có bất cứ điều chi để phải bị lo lắng hoặc sợ hãi không ?

[(*): Trong Vô Tỷ Pháp Đức Phật giải thích rằng khoảnh khắc (sát na) Tâm Thức cuối cùng có trách nhiệm quan trọng đối với Tâm Tục Sinh. Nếu khoảnh khắc (sát na) Tâm Thức cuối cùng đã đi kèm theo bởi những trạng thái Tâm Sở tịnh hảo, hữu tình được tạo ra do bởi việc đó, là một hữu tình hạnh phúc; nếu như khoảnh khắc Tâm Thức cuối cùng đã đi kèm theo bởi sự sợ hãi hoặc sự tham lam, hoặc sự ác cảm, chẳng hạn, sẽ xuất hiện một hữu tình trong các cõi giới thấp kém như là một kết quả hiện bầy. Không có khoảng cách về thời gian giữa sát na Tâm cuối cùng trước khi tử vong và sát na Tâm đầu tiên của sự tái tục. (Xin xem tài liệu tham khảo về Tâm Tái Tục, Tâm TửTâm Hữu Phần trong bản mục lục Pàli ngữ ở trong bộ Kinh Khái Lược về Triết Học.]

     Những phúc lợi đang dần gia bội đến cho các con từ việc tu tập nầy không chỉ là kéo dài trong một khoảnh khắc ngắn ngủi hay là một cuộc đời. Khoảnh khắc ngắn ngủi của sự thanh tịnh sẽ mang lại những phúc lợi cho đến phần còn lại của vòng tuần hoàn sanh và tử. Và vì sao các con có thể hoàn thành được điều nầy ? Là vì thời gian thì thích hợp, hình thức của sự hiện hữu của các con là thích hợp, và các con đã ra sức nỗ lực thích hợp

 Chư đệ tử của Đức Phật đã nắm bắt sự huấn tập từ nơi Bậc Đạo Sư và đã tu tập với sự kiên trì bất thối. Do đó, họ đã đạt được sự giác ngộ mà họ đã có sở nguyện cầu.

Họ đã tu tập như thế nào ? Trong cùng một phương thức y như là một người nam muốn nhen nhóm một ngọn lửa với một que lửa, theo như trong những ngày xa xưa. Họ đã cọ xát hai miếng gỗ lại với nhau, và nhiệt lực đã được tạo ra. Cuối cùng thanh gỗ đã bắt đầu rực sáng lên, và như thế họ có thể nhen nhóm một ngọn lửa. Vậy thì, nếu một người nam muốn khởi động một ngọn lửa trong phương thức nầy và cọ xát hai miếng gỗ lại với nhau, liệu rằng ông ta đếm “Một sự cọ xát, hai sự cọ xát, ba sự cọ xát, v.v.” ?

Đệ T ử: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, làm như thế sẽ không được tốt lắm.

S: Thế thì ông ta sẽ phải làm như thế nào ?

D: Ông ấy sẽ phải cọ xát một cách liên tục cho đến khi ông ta có được một ngọn lửa.

S: Đúng vậy, khi họ muốn khởi động một ngọn lửa trong những ngày đó, điều nầy là con đường duy nhất để làm việc đó. Họ đã phải cọ xát với sự quyết tâm mãnh liệt và không có thời gian ngơi nghỉ. Bấy giờ, nếu có một người đã cọ xát hai miếng gỗ lại với nhau trong phương thức nầy, thì bao lâu nó sẽ làm cho ngọn lửa được bắt đầu ?

D: Khi nó có được đủ độ nóng, thì ngọn lửa sẽ bắt đầu, kính bạch Ngài.

S: Nó sẽ mất nhiều thời gian không ?

D: Không lâu lắm, kính bạch Ngài.

S: Không lâu, nếu người nam nầy làm việc với sự quyết tâm, nó không mất nhiều thời gian. Điều đó thì cũng tương tự với sự tu tập ở tại nơi đây vậy. Các con muốn có ngọn lửa. Các con biết rằng nếu các con cọ xát hai miếng gỗ nầy lại với nhau thì các con có thể có được nó. Bấy giờ, các con đếm “Một cọ xát, hai cọ xát, ..” nó sẽ trở nên một chút ít nóng. Và sau đó các con lại nghỉ ngơi một thời gian. Các con sẽ khởi động được một ngọn lửa không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Được lắm, do đó các con lại khởi động một lần nữa, một lần, hai lần, ba lần, .. và một lần nữa nhiệt lực đã được tạo ra. Thế rồi các con lại nằm xuống một lần nữa và nghỉ ngơi một chốc lát. Các con sẽ khởi động được một ngọn lửa không?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Và nếu các con tiếp tục trong phương thức nầy cho trọn cả một tháng  

D: Chúng con sẽ không có được ngọn lửa.

S: Và nếu các con tiếp tục cho trọn cả một năm ?

D: Nó sẽ chỉ có được ấm áp, kính bạch Ngài, nhưng sẽ không có ngọn lửa.

S: Bấy giờ, nếu như các con đã làm việc như thế nầy trong một trăm năm thì ra sao ?

D: Nó sẽ chỉ trở nên ấm áp, kính bạch Ngài.

S: Trong trường hợp đó, thì không có lửa ở trong hai miếng gỗ nầy ?

D: Có ngọn lửa, kính bạch Ngài, nhưng sự nỗ lực và sự kiên trì thì không tròn đủ.

S: Việc đó thì cũng tương tự với việc tu tập của chúng ta. Các con phải tu tập như người nhen nhóm ngọn lửa đã làm, không có được ngơi nghỉ. Tức thì nó sẽ trở nên nóng lên và thế rồi, chẳng bao lâu, một ngọn lửa sẽ bắt đầu.

Chỉ có như thế các con sẽ có thể sử dụng được ngọn lửa theo cách thức các con mong muốn. Tất cả các con sẽ nỗ lực để hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của mình cho sự giác ngộ. Các con đã được đón nhận Giáo Lý của Đức Phật. Bấy giờ, các con phải tu tập để mà những sự nỗ lực của các con sẽ ngang bằng với những sự nỗ lực của các bậc trí tuệ ở thời cổ xưa mà họ đã thành đạt được mục tiêu của họ. Giáo Lý của Đức Phật là con đường duy nhất thoát khỏi sự khổ đau, và các con chỉ có thể tu tập được Giáo Lý khi Đức Phật đã được xuất hiện, và với điều kiện Giáo Lý của Ngài đang còn hiệu lực. Khi Giáo Lý của một vị Phật đã không  còn hiệu lực, các con không thể nào hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của mình cho được Níp Bàn. Khi một vị Phật hiện hữu trong thế gian, Chánh Hạnh (Đức Hạnh) và sự hiểu biết (Minh), điều mà dẫn dắt thoát khỏi sự khổ đau, đã được giải thích một cách chi tiết. Nếu các con sử dụng các cơ hội và đưa chúng vào việc tu tập, các con sẽ trở nên toàn hảo. Chánh Hạnh cũng có thể được tu tập khi không có Giáo Lý của một vị Phật, tuy nhiên Tuệ Giác hoặc sự Hiểu Biết (Minh) thì không có hiệu lực.

Ý nghĩa chính xác của Chánh Hạnh là chi ? Vào lúc nầy Giáo Lý của một vị Phật đang còn hiệu lực, tất cả các con cúng dường tứ vật dụng một cách không mệt mỏi về thực phẩm, y áo, trú xứ và thuốc men đến các vị tu sĩ. Khi các con xả thí, các con cúng dường hết khả năng các con có thể cho ra. Tuy nhiên các con vẫn chưa có được hài lòng, các con muốn làm càng nhiều nhiều hơn nữa. Đấy có phải là Chánh Hạnh (Đức Hạnh) không ?

Để tu tập Giáo Lý của Đức Phật cho đến mức để có khả năng được thoát khỏi tất cả mọi sự khổ đau, chúng ta cần phải tỉnh giác một cách liên tục vào một đối tượng duy nhất, không được ngơi nghỉ hay là gián đoạn. Nếu chúng ta có được tỉnh giác như thế, là chúng ta đang tu tập sự Hiểu Biết (Minh). Tu tập cùng một lúc có cả hai và trong trạng thái sự nỗ lực toàn hảo, các bậc trí tuệ ở thời cổ xưa đã đạt sự giác ngộ đến điều mà họ đã sở nguyện cầu.

Các con có thể nghĩ rằng “Tốt lắm, chúng ta thực hiện việc cúng dường đến Giáo Pháp qua việc xả thí thực phẩm, y áo, trú xứ và thuốc men đến các vị tu sĩ. Để được tự liễu tri Giáo Pháp chúng ta sẽ cần phải tu tập tuệ giác. Chúng ta sẽ làm điều đó nếu chúng ta có thời gian rảnh rỗi sau khi chuẩn bị các việc cúng dường của mình.” Bấy giờ nếu như các con làm việc như thế nầy, là các con đang tu tập Chánh Hạnh hay là Tuệ Giác ?

D: Điều đó là Chánh Hạnh, kính bạch Ngài.

S: Khi các con đã hoàn thành viên mãn các nhiệm vụ của mình và giữ tâm thức của các con một cách kiên định được tập trung vào một đối tượng duy nhất, thế là các con đang tu tập điều chi ?

D: Trí tuệ, kính bạch Ngài.

S: Vậy thì, điều chi đã xẩy đến với Chánh Hạnh ? Khi các con gìn giữ sự chú tâm của mình được tập trung vào điểm chạm, là các con vẫn đang còn tu tập Chánh Hạnh ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, trong trường hợp đó là chúng con đang cùng một lúc tu tập Chánh Hạnh (Đức Hạnh) và sự Hiểu Biết (Minh).

S: Đúng vậy, các con có thể tu tập cùng chung cả hai với nhau. Trước tiên các con chuẩn bị thực phẩm và sau đó các con thiền định. Do vậy, chúng ta cần  phải trau giồi cho thật thành thạo trong cả hai việc tu tập, trong Chánh Hạnh (Đức Hạnh) và sự Hiểu Biết (Minh). Tuy nhiên các con tu tập Chánh Hạnh trước tiên, và chì ngay sau đó, là các con tu tập sự Hiểu Biết. Điều đó có là bất khả thi để tu tập Giáo Lý giải thoát của Đức Phật nầy đây cùng một lúc không ? Điều đó có là bất khả thi để được tỉnh giác vào hơi thở vô và hơi thở ra ngay cả trong khi đang chuẩn bị thực phẩm hoặc trong khi đang kiến tạo một tu viện không ?

S: Các con thấy đấy, đây là phương thức các đệ tử trí tuệ của Đức Phật đã dùng để tu tập. Họ đã có khả năng để được đón nhận lời khuyên bảo và những huấn từ tốt đẹp. Các con có nghĩ là họ có thể đã có nghĩ suy “Mẹ Cha của chúng ta, họ là những người có quyển sở hữu cao nhất của chúng ta, và họ là các bậc mà chúng ta nợ một món nợ vô hạn của lòng biết ơn, hiện đang già yếu. Chúng ta phải phục vụ họ liên tục ngày và đêm, vì thế chúng ta không thể nào thiền định được ?”

D: Kính bạch Ngài, một vài người chắc hẳn là phải có nghĩ suy trong phương thức nầy.

S: Việc hoàn thành viên mãn các nhiệm vụ của một người đối với Mẹ Cha đã được kể đến, là trong Chánh Hạnh hay là trong sự Hiểu Biết ?

D: Điều đó là Chánh Hạnh, kính bạch Ngài.

S: Điều đó có là bất khả thi để được tỉnh giác vào tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc) trong khi các con chăm sóc Mẹ Cha của các con không ?

D: Điều đó là khả thi, kính bạch Ngài.

S: Vào lúc nầy các con biết được rằng các bậc trí tuệ ở thời cổ xưa đã tu tập Chánh Hạnh (Đức Hạnh) và sự Hiểu Biết (Minh) vào cùng một lúc, các con vẫn còn đắn đo điều đó bất khả thi để tu tập sự Hiểu Biết (Minh) trong khi đang trông nom các con cháu của mình không ? Liệu các con không thể nào huấn tập tâm thức của mình trong sự tỉnh giác của tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc) vào cùng một lúc trong khi các con đang hoàn thành viên mãn tất cả các nhiệm vụ của mình không ? Bất luận là các con ở đâu, bất luận là các con làm điều chi, các con có thể tu tập cùng một lúc Chánh Hạnh và việc hành thiền. Khi các con của các con là ngoan ngoãn, các con có thể là tỉnh giác vào hơi thở vô và ra, và khi chúng là nghịch ngợm và các con phải sửa phạt chúng, thế là các con cũng có thể tu tập được. Hãy nói cho Sư biết, điều yếu tố chi của việc huấn tập trong việc sửa phạt con trẻ ?

D: Điều đó là Chánh Hạnh, kính bạch Ngài.

S: Thế thì, các con đang tu tập điều chi, nếu các con tu tập sự tỉnh giác trong khi các con rầy la chúng ?

D: Sự Hiểu Biết (Minh), kính bạch Ngài.

S: Nếu chúng ta tu tập sự tỉnh giác trong khi chúng ta làm điều mà chúng ta phải làm, chúng ta sẽ phải thọ khổ đau không ? Nó có đòi hỏi chúng ta bất luận điều chi không ? Nó có quấy rầy việc tu tập của chúng ta không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nếu một người làm việc với sự tỉnh giác thì việc làm sớm mau được thành tựu hơn.

S: Nếu các con không tự cho phép bản thân mình bị rối trí, các con sẽ làm việc nhanh chóng hơn, và các con sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Sở nguyện cầu đến Níp Bàn của các con cũng sẽ được sớm mau hoàn thành viên mãn hơn. Tất cả các hữu tình mà tu tập trong phương thức nầy có thể hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của mình. Chẳng có một giây khắc mà trong đó bất khả thi việc hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của mình. Thế còn những con người kia, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên, họ là những vị không tu tập Giáo Lý của Đức Phật, cho dù thời gian là tốt đẹp thì sao ? Liệu họ có đạt được việc hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của mình không ?

D: Với những người không gắng sức nỗ lực thì không thể nào hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của mình được, kính bạch Ngài.

S: Tại sao ? Đó là do bởi họ không được tái tục trong cõi giới thích hợp của chúng hữu sinh, hay là do bởi thời gian không thích hợp ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, trái lại nếu không có sự nỗ lực thì chẳng có điều chi có thể được hoàn thành cả.

S: Có thể là họ không được tròn đủ các Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật) ?

D: Có thể là một vài người không có khả năng thấu triệt Giáo Lý bởi do họ không có hoàn thành các Pháp Toàn Thiện một cách tròn đủ trong thời quá khứ, kính bạch Ngài.

S: Nhưng nếu các con không gắng sức nỗ lực, các con vẫn có thể cho rằng các con không được hiểu biết là do bởi thiếu các Pháp Toàn Thiện không ?

D: Với những ai đã có tích lũy các Pháp Toàn Thiện trong thời quá khứ đạt thành các giai đoạn của Níp Bàn khi họ lắng nghe Giáo Lý. Nhưng mà chúng con, kính bạch Ngài, bởi do chúng con không có các Pháp Toàn Thiện, chúng con lắng nghe Giáo Pháp lặp đi lặp lại rất nhiều lần, và chúng con vẫn cứ y như vậy.

S: Các bậc trí tuệ ở thời cổ xưa tương tự như người khát nước. Họ đã khát nước, do vậy họ đã tìm kiếm nước uống. Và họ đã làm điều chi, khi họ đã tìm thấy được nó ? Họ đã ngẫng mặt lên trời và nói rằng “Đấy, chúng tôi vẫn chưa muốn uống nước nầy ?” Chưa, họ đã là những người thực sự là khát nước. Thế còn các con thì sao ? Các con có được Giáo Lý của Đức Phật, các con có uống cạn Giáo Lý ngay tức thời không ?

D: Kính bạch Ngài, chúng con nấn ná và chờ đợi.

S: Trong trường hợp đó nó không thực sự là các con không có bất luận Pháp Toàn Thiện nào cả. Nếu như các con không uống, cơn khát của các con sẽ không được dịu bớt đi. Các con sẽ làm điều chi nếu các con đã tự thấy mình đang ngồi cạnh bên chậu nuớc ?

D: Bởi do chúng con không có tròn đủ số lượng về các Pháp Toàn Thiện, chúng con chỉ ngồi tại nơi đó, kính bạch Ngài.

    S: Các con sẽ làm điều chi nếu như các con bước vào trong một cái hồ đầy nước ?

D: Khi chúng con bước xuống đi vào trong nước, chúng con căng cổ của chúng con ra và quay mặt hướng lên bầu trời, kính bạch Ngài. Và nếu chúng con sẽ nhảy lao đầu xuống nước, kính bạch Ngài, chúng con sẽ ngậm chặt cái miệng của mình lại.

S: Bây giờ, các con vẫn đang nói với Sư rằng các con đang là khát nước, nhưng mà các con không có sự hiểu biết cần thiết để có khả năng được uống nước?

D: Kính bạch Ngài, bởi do chúng con không có điều kiện cần thiết, chúng con không có mở miệng của mình ở trong nước.

S: Các con sẽ vẫn ngậm chặt cái miệng của mình lại, nếu như các con thực sự muốn uống nước ?

D: Nếu một người thực sự đã muốn uống nước, lẽ tất nhiên là, họ sẽ không làm như thế.

S: Như thế các con đang nói rằng “Dẫu rằng Tôi muốn uống nước, Tôi vẫn không muốn uống !” Có phải các con đang tự mâu thuẫn với chính mình không ?

D: Điều đó y như thể chúng con đã giả vờ không muốn uống nước, kính bạch Ngài.

S: Vậy thì hãy nói cho Sư biết, nếu như các con đang khát nước và phải chịu đựng điều đó, thì các con được hạnh phúc hay là không hạnh phúc ?

D: Không hạnh phúc, kính bạch Ngài.

S: Thế thì, nếu như các con không có được hạnh phúc, các con sẽ vẫn tiếp tục việc ngồi cạnh bên chậu nước mà không uống nước ?

D: Kính bạch Ngài, chúng con quán sát thể loại của sự đau khổ nầy như là niềm hạnh phúc.

S: Đức Phật đã giảng dạy rằng sự khát nước nầy là niềm hạnh phúc ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, Ngài đã dạy điều đó đang là đau khổ.

S: Bây giờ, hãy nói cho Sư biết, điều chi các con nghĩ là xác thực: điều mà Đức Phật đã dạy hay là điều mà các con nghĩ suy ?

D: Quan kiến của chúng con, cho rằng điều nầy là niềm hạnh phúc, là sai lầm, kính bạch Ngài.

S: Các con có muốn được hạnh phúc hay là không hạnh phúc ?

D: Cho dù chúng con muốn được hạnh phúc, chúng con vẫn tiếp tục tạo tác điều bất hạnh cho chính mình.

S: Điều nào là tốt hơn, chú tâm lắng nghe Đức Phật hay là không chú tâm lắng nghe Đức Phật ?

D: Kính bạch Ngài, chúng con biết rằng chúng con nên nương theo huấn từ của Đức Phật, tuy nhiên chúng con vẫn tiếp tục tạo tác sự khổ đau cho chính mình.

S: Trong trường hợp đó, nó có vẻ như là các con đã biết được điều thiện hảo của riêng mình, nhưng chẳng qua là các con lười biếng mà thôi.

D: Bởi do các Pháp Toàn Thi ện của chúng con là yếu kém, chúng con phải chịu khổ đau từ nơi sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) của chính mình, kính bạch Ngài.

S: Bấy giờ, nếu như có nước uống và các con không làm vơi dịu đi cơn khát của mình với nó, đó là do bởi các con đã không hoàn thành các Pháp Toàn Thiện của mình không ?

D: Đó là do bởi sự khiếm khuyết về các Pháp Toàn Thiện mà để cho mãnh lực của sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) khống chế được như vậy, kính bạch Ngài.

S: Hãy nói cho Sư biết, điều nào có nhiều mãnh lực hơn, sự Hiểu Biết (Minh) hay là sự Thiếu Hiểu Biết (Vô Minh) ?

D: Kính bạch Ngài, sự Hiểu Biết (Minh) là có nhiễu mãnh lực hơn đối với Nhân Loại.

S: Như thế các con biết được rằng sự Hiểu Biết (Minh) mà Đức Phật đã giảng dạy là có mãnh lực.

D: Kính bạch Ngài, chúng con biết được rằng sự Hiểu Biết (Minh) là một điều thiện hảo.

S: Thế thì, chỉ cần tự mình kết hợp với sự Hiểu Biết (Minh). Cho dù các con có nghĩ rằng mãnh lực của sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) là dũng mãnh hay bất luận là điều nào … Các con đã được học ngay bây giờ để phân biệt giữa tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc). Trong khi các con có được tỉnh giác về tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc) trong phương thức Đức Phật đã giảng dạy, thì sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) vẫn còn đang hiện hành không ?

D: Trong khi chúng con có được tỉnh giác, kính bạch Ngài, thì không có sự thiếu hiểu biết (Vô Minh).

S: Bấy giờ, chúng ta hãy định mục vào điểm chạm dưới mũi và trên môi trên với sự tỉnh giác vào tâm thức và thể chất (DanhSắc), y như là Đức Phật đã giảng dạy. Khi chúng ta bám chặt sự chú tâm của mình như thế, có thể nào sự thiếu hiểu biết vẫn tồn tại ? Nếu các con cẩn trọng vào nó, thì các con sẽ có khả năng tìm thấy được nó không ?

D: Nó sẽ bị biến mất một cách hoàn toàn, kính bạch Ngài.

S: Các con vẫn còn tỉnh giác khi nó đã biết mất không ?

D: Kính bạch Ngài, nó đã biến mất một cách hoàn toàn.

S: Trong trường hợp đó, mãnh lực của sự hiểu biết (Minh) là to lớn hơn hoặc đó là của sự thiếu hiểu biết (Vô Minh)?

D: Mãnh lực của sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) là vĩ đại, kính bạch Ngài.

S: Trời ơi, nó vĩ đại như thế nào ? Anh chàng tội nghiệp chỉ cần chạy nhanh như điều có thể làm được, thì các con sẽ không còn nhìn thấy nó được nữa.

D: Nhưng mà nó trở đi trở lại rất nhiều lần, kính bạch Ngài.

S: Điều nầy là do bởi các con cho phép nó trở lại. Nếu như các con chỉ cho phép sự hiểu biết (Minh) và sự liễu tri vào, thì sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) không thể nào trở lại được. Trái lại nếu các con cho phép nó trở lại, thế thì dần dần sự hiểu biết (Minh) của các con sẽ bể vỡ đi và sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) lại chiếm hữu một lần nữa. Điều đó giống như các bóng đèn điện tại nơi đây. Các con cần những cái chi để vặn các bóng đèn lên ?

D: Các thiết bị chuyển mạch (công tắc), kính bạch Ngài.

S: Điều chi xẩy ra ở phía trong các thiết bị chuyển mạch để chúng ta có được ánh sáng ?

D: Điện lực trôi chảy xuyên qua chúng, kính bạch Ngài.

S: Điều chi xẩy ra nếu luồng trôi chảy đã bị gián đoạn ?

D: Nó sẽ trở nên tối đen, kính bạch Ngài.

S: Các con phải làm điều chi để biến đổi bóng tối thành ánh sáng ?

D: Chúng con phải cung cấp điện lực đến các bóng đèn, kính bạch Ngài.

S: Và bóng tối sẽ đi đâu khi các bóng đèn đã được thắp sáng ?

D: Nó biến mất, kính bạch Ngài.

S: Có còn bất luận bóng tối nào đã để lại ở phía sau không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Khi sự hiểu biết (Minh) chiếu sáng, có còn bất luận sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) nào đã để lại không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Trong trường hợp đó, mãnh lực của sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) là vĩ đại không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nó không là như vậy.

S: Có khó khăn để làm điều mà chúng ta vừa mới làm không ?

D: Không khó lắm, kính bạch Ngài.

S: Chúng ta không nhìn thấy chính xác khi ánh sáng đột nhiên đến ?

D: Chúng con có, kính bạch Ngài.

S: Sẽ có khả năng các con vẫn còn mắc phải sai lầm không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Điều đó quả là dễ dàng ! Các đệ tử trí tuệ của Đức Phật đã liên kết với điều chi ? Nếu các con muốn vặn bóng đèn lên, các con phải kết nối các dây điện ở phía trong thiết bị chuyển mạch để cho điện lực trôi chảy. Thế thì, một cách nhẹ nhàng hãy giữ sự chú tâm của mình vào điểm chạm, nó sẽ kết nối với nhau. Các con có hiểu không ?

D: Chúng con muốn bỏ cuộc việc nầy, kính bạch Ngài.

S: Chỉ cần định mục sự chú tâm của các con ở tại nơi đó. Một cách nhẹ nhàng. Các con có trở nên mệt mỏi nếu các con tập trung tâm thức của mình trong phương thức nầy không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Nó có đòi hỏi các con bất luận điều chi không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Các con có phải ngưng việc làm của mình không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Điều nầy quả không là phi thường sao ? Các con có thể tu tập trong tất cả bốn oai nghi: việc ngồi, việc đứng, việc đi và việc nằm xuống. Các con có thể giữ sự chú tâm của mình vào điểm chạm với sự tỉnh giác của hơi thở vô và hơi thở ra cả trong khi các con đang ăn, đang uống và đang làm việc không ?

D: Kính bạch Ngài, kính xin Ngài vui lòng giảng dạy cho chúng con làm thế nào để được tỉnh giác vào hơi thở trong khi chúng con đang đi tới đi lui và đang làm việc.

S: Các con biết rõ rất nhiều kỹ thuật sai biệt, nhưng các con không cần phải thực hành hết tất cả chúng. Hãy chọn lấy một và tu tập với điều đó. Nếu các con giữ tâm thức của mình một cách kiên định được tập trung vào một đối tượng, thì ngay lập tức các con sẽ được tỉnh giác vào điều mà các con đã không được tỉnh giác trước đó, cũng tựa như các con nhìn thấy ánh sáng ngay sau khi các con vặn thiết bị chuyển mạch lên. Có thể là vẫn còn bị tà kiến và ảo tưởng trong tâm thức của các con trong khi đang tỉnh giác như thế không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nhưng là vì chúng con không được biết các thiết bị chuyển mạch bóng đèn ở nơi đâu, nên các con vẫn còn phải ngồi ở trong bóng tối.

S: Trời đất ơi, các con đã có rất nhiều thiết bị chuyển mạch ! Bất luận cái nào mà các con vặn lên, thì bóng đèn sẽ cháy sáng.

D: Kính bạch Ngài, bởi do có rất nhiều thiết bị chuyển mạch, nên con không biết được là cái nào để vặn lên.

S: Bất luận cái nào sẽ được làm, thì kết quả sẽ có được ngay tức thì.

D: Khi con bật thiết bị chuyển mạch đó lên, kính bạch Ngài, thì ngay lập tức bóng đèn cháy bóng. Đó là lý do tại sao con đã nghĩ rằng cái đó là thiết bị chuyển mạch sai trật.

S: Nó không làm cháy bóng, mà nó sẽ thắp sáng bóng đèn. Cho dù là ngắt nó đi một ngày, khi các con thử lại một lần nữa, thì chắn chắn là nó sẽ cháy sáng.

D: Nhưng con không biết được chỗ nào để bật thiết bị chuyển mạch, kính bạch Ngài.

S: Các con biết được các thiết bị chuyển mạch, các con đã được giảng dạy rất nhiều kỹ thuật do bởi các vị tu sĩ là những người đã có lòng bi mẫn cho các con. Nào bấy giờ, không phải thử hết tất cả chúng. Chỉ chọn lấy một mà thôi.

D: Kính bạch Ngài, kính xin Ngài vui lòng giảng dạy chúng con cái kỹ thuật nầy !

S: Mỗi kỹ thuật Đức Phật đã giảng dạy thì sẽ tu tập như là một thiết bị chuyển mạch để vặn lên bóng đèn.

D: Chúng con muốn học một kỹ thuật mà qua đó chúng con có thể hoàn thiện đức hạnh của mình và rèn luyện bản thân trong sự hiểu biết trong khi chúng con làm việc, đi bộ, hoặc là ngồi, kính bạch Ngài.

S: Như vậy thì, hãy nói cho Sư biết, không phải hết tất cả các con, lớn và nhỏ, có hít thở không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, chúng con có.

S: Thế thì, không có một ai ngay tại chỗ nầy là người không biết làm thế nào để hít thở. Một lúc nào đó các con có thể nói rằng “Xin lỗi, hiện giờ tôi quá ư là bận rộn. Tôi không có thời gian để hít thở không” ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Dường thế ấy, điều đó rất là dễ dàng để cho các con hít thở, phải không? Bây giờ chỉ cần tìm thấy nơi mà không khí đi ra khi các con thở ra.

D: Nó đi ra ở nơi cái mũi, kính bạch Ngài.

S: Nó có đi ra ở một nơi nào khác không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chỉ có duy nhất một chỗ.

S: Đúng vậy, chỉ có một chỗ duy nhất. Vậy thì, đừng có tới và nói với Sư rằng có rất nhiều thiết bị chuyển mạch và thế là các con không biết được cái nào để bật lên. Tất cả các con đang hít thở, phải không ? Khi các con hít thở thì luồng không khí nầy xúc chạm vào nơi đâu ?

D: Nó xúc chạm vào cái điểm ở dưới đáy mũi, kính bạch Ngài.

S: Điều gì sẽ xẩy ra khi không khí đi vào ? Nó xúc chạm vào nơi đâu ?

D: Nó lại xúc chạm một lần nữa ở nơi đó, vào cùng một điểm chạm, kính bạch Ngài.

S: Thế thì, điều nầy hết sức là rõ ràng cho các con: là không khí xúc chạm vào một điểm chạm nhỏ ở dưới đáy mũi trong khi các con hít thở vô và ra. Các con tỉnh giác được điều nầy, phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.

S: Không cho phép tâm thức phóng dật đi đến các đối tượng khác. Các con có thể cảm nhận được điểm chạm nơi mà không khí xúc chạm vào cũng tựa như khi các con đang xúc chạm vào nó với ngón tay của mình không ? Hãy đặt sự chú tâm vào nơi đó và hãy giữ nó ở tại nơi đó. Đừng có noi theo hơi thở bên ngoài lỗ mũi. Hãy tiếp tục giữ sự chú tâm của mình một cách an tịnh và tĩnh lặng vào điểm chạm, và các con sẽ có khả năng biết được không khí đi vô và ra như thế nào. Luồng không khí nó là liên tục, phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, nó là như vậy.

S: Các con có thể tỉnh giác về nó mà không có sự gián đoạn một sát na nào. Nếu các con giữ được sự chú tâm của mình ở tại nơi đó, thì duy nhất chỉ có sự tỉnh giác về các đặc tính tinh thần và các đặc tính thể chất (DanhSắc). Bấy giờ ở dưới một trong hai mà đến nơi lỗ mũi, thì đó là thuộc về tâm thức hay là thuộc về thể chất ?

D: Kính bạch Ngài, theo tất cả những điều mà con được biết, thì lỗ mũi là thể chất (Sắc).

S: Thực thể mà biết được cảm xúc, đó là chi ?

D: Kính bạch Ngài, điều mà biết được, đó là tâm thức (Danh).

S: Thế là các con có được tỉnh giác cùng một lúc về tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc). Nếu các con có được tỉnh giác về tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc), thì vẫn còn có một vài thực thể khác nữa để mà các con không được tỉnh giác không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, không có điều chi khác ngoài ra tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc).

S: Trạng thái tỉnh giác về tâm thức (Danh) và thể chất (Săc) là sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) hay là sự liễu tri ?

D: Đó là sự liễu tri, kính bạch Ngài.

S: Nếu một người không có sự tỉnh giác về tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc), thì chúng ta gọi điều đó là chi ?

D: Điều đó chúng ta gọi là sự thiếu hiểu biết (Vô Minh), kính bạch Ngài.

S: Sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) có thể vẫn còn ảnh hưởng đến chúng ta trong khi chúng ta đang rèn luyện bản thân trong sự hiểu biết không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nó không có thể.

S: Điều đó vẫn còn gây ra sự lo lắng và sự sợ hãi về hiện tại và tương lai không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, không có.

S: Cho dù các con có được tỉnh giác chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, các con hưởng được phúc lợi. Các con sẽ gặt hái được bao nhiêu nếu như các con có thể tiếp tục duy trì sự tỉnh giác nầy trong một thời gian lâu dài ?

D: Những phúc lợi chắc hẳn là nhiều, kính bạch Ngài.

S: Sẽ vẫn còn có nghi ngờ trong tâm thức của các con về bản năng của riêng mình để đạt được sự giác ngộ mà các con đã có mong cầu không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Các con có thể đạt đến mục tiêu của mình thậm chí còn nhanh hơn cả các con đã nghĩ suy. Lẽ tất nhiên là các con vẫn phải hoàn thành viên mãn các nhiệm vụ của mình đối với các vị giáo thọ của các con, các bậc Mẹ Cha và con cái. Các con cần phải hỗ trợ Giáo Lý của Đức Phật. Các con cần phải lo việc mưu sinh. Nếu các con không hoàn thành viên mãn tất cả các nhiệm vụ nầy, thì Giới Luật của các con có hoàn thiện không ?

D: Không có được, kính bạch Ngài.

S: Nếu giới hạnh của các con không được hoàn thiện, thì các con có thể đạt được mục tiêu của mình không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, điều đó là bất khả thi.

S: Hãy nói cho Sư biết: khi nào hoặc ở đâu là không thể nào tu tập Chánh Hạnh và Thiền Định cùng một lúc ?

D: Điều đó hoàn toàn không khó khăn lắm, kính bạch Ngài, ngay cả là một người đang bị ốm đau.

S: Nếu Tuệ Giác của các con tiến hóa thông qua việc tu tập của mình, thì các con vẫn cần phải nói cho những người khác rằng các con đã trở nên hạnh phúc là do bởi Phật Pháp không ?

D: Điều đó không nhất thiết để nói cho những người khác, kính bạch Ngài.

S: Và nếu như các con không nói về điều đó, thì điều đó có nghĩa là các con bất liễu tri về niềm hạnh phúc của riêng mình không ?

D: Cho dù là chúng con không nói với mọi người, thì bản thân chúng con vẫn tự hiểu biết, kính bạch Ngài.

S: Trong cùng một phương thức các bậc Thánh nhân liễu tri. Tự bản thân các con hiểu biết được bao nhiêu các con đã có được hiện bây giờ, và khi các con đạt đến mục tiêu, thì thế là các con sẽ được liễu tri. Nếu như các con viết trên một mảnh giấy rằng muối là có vị mặn và một người nào đó đọc điều nầy, ông ta biết được rằng muối là có vị mặn, có phải không ?

D: Lẽ tất nhiên rồi, kính bạch Ngài.

S: Và nếu như các con chỉ nói một người nào đó rằng muối là có vị mặn, thì ông ta sẽ biết được không ?

D: Sao, hẳn là thế, kính bạch Ngài.

S: Tuy nhiên, hãy nói cho Sư biết, muối sẽ trở nên mặn là chỉ do việc viết của các con là như thế hay là chỉ do việc nói như thế ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, lẽ tất nhiên là không.

S: Nếu như các con đọc rằng muối có vị mặn, thì có thực sự là các con biết được điều nầy là như thế không ?

D: Cho dù một người hiểu biết rằng muối là có vị mặn, người đó thực sự không biết được cái vị của nó là như thế nào. Chỉ khi nào chúng ta đặt một ít muối trên cái lưỡi của chúng ta và nếm vị nó, thì chúng ta sẽ thật sự biết được “vị mặn” có ý nghĩa là làm sao.

S: Nếu như các con đã nếm được vị nó và biết nó có vị mặn, thì các con vẫn còn phải đọc về nó không ? Các con vẫn còn phải đưa ra những lời tuyên bố về cái vị của nó không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Nếu như chúng ta nói cho người hàng xóm của mình biết về cái vị của nó, thế thì ông ta sẽ biết được không?

D: Ông ta sẽ chỉ được nghe nói về nó mà thôi, kính bạch Ngài.

S: Chúng ta phải thực hiện điều chi để làm cho ông ta biết được ?

D: Chúng ta phải cho ông ta một ít muối và khiến cho ông ta nếm được cái vị. Nếu không thì, điều mà ông ta được biết chỉ là lời đồn đải, kính bạch Ngài.

S: Các con có biết chắc chắn rằng Chánh Hạnh và Tuệ Giác và Trí Tuệ lập thành đạo lộ dẫn đến giải thoát khỏi sự khổ đau không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, chúng con biết.

S: Nếu như các con đọc rằng muối là có vị mặn và suy xét chín chắn kiến thức nầy cho thực sự là trọn đủ, thế rồi, đó là nơi mà các con dừng lại. Tuy nhiên nếu như các con muốn cho được chuẩn xác, thì tự bản thân của các con phải nếm được cái vị. Việc đó có trọn đủ để đọc được rằng muối là có vị mặn và rồi thì điều nầy đã được xác nhận do bởi nơi Sư không ?

D: Kính bạch Ngài, Ngài sẽ không có vọng ngữ. Nếu như Ngài nói cho con biết được rằng nó là có vị mặn, điều đó quả thật là trọn đủ đối với con rồi.

S: Bấy giờ các con sẽ quay trở lại điều mà các con đã nói về trước đó. Các con biết muối là có vị mặn từ việc được nghe và việc được đọc về nó, nhưng chỉ khi nào tự bản thân các con thực sự biết được thì các con sẽ trở nên hạnh phúc. Nếu các con nói cho một người nào đó biết rằng muối là có vị mặn, và một cách mù quáng, ông ta tin tưởng vào điều mà các con nói, thế rồi thậm chí ông ta sẽ không cảm thấy việc đòi hỏi để tự bản thân được nếm lấy vị. Rốt cuộc thì ông ta nghĩ rằng ông ta biết. Với quan niệm nầy ở trong tâm thức, ông ta sẽ không nhìn thấy sự cần thiết để nếm cái vị của nó. Quả thật không dễ dàng để tự bản thân của mình được biết rằng muối là có vị mặn. Muối thì đang hiện hữu. Hãy dùng nó, hãy nếm lấy cái vị nó. Thế rồi tự bản thân của các con sẽ được biết và sẽ không cần thiết để phải vấn hỏi những người khác.

D: Kính bạch Ngài, ngày hôm qua con đã có nếm một chút ít muối.

S: Thực vậy sao ? Vì sao chỉ có một chút ít ? Muối đã dùng hết không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, vì có rất nhiều muối.

S: Vậy thì hãy dùng nó đi ! Đừng nếm lấy cái vị chỉ là một chút ít. Hãy dùng bao nhiêu cũng được, như các con cần thiết. Từng mỗi một người của các con đã được nếm một ít muối rồi, phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài. Chúng con vẫn chưa được ăn trọn đủ mùi vị của mình, kính bạch Ngài, tuy nhiên chúng con đã hài lòng với việc chỉ nếm lấy cái vị một chút ít.

S: Nhưng mà, lẽ tất nhiên là, các con sẽ không nghĩ đến việc để nó ở lại nơi đó, phải không ?

D: Dạ kính bạch Ngài, quả không thực như vậy, nhưng vì thời 288at u288ng288 đổi tất cả mọi thứ. Chúng con đã lên kế hoạch một sự việc nào đó vào năm ngoái và rồi một năm đã trôi qua…

S: Bây giờ, ở thời điểm nầy, đừng có thuần túy nghĩ suy. Đã có bao nhiêu “Những nhà Tư Tưởng” vào thời kỳ của Đức Phật ?

D: Họ thì nhiều như là những hạt cát trên bãi biển, kính bạch Ngài.

S: Các con vẫn còn phải nỗ lực và thiền định. Các con vẫn còn cố gắng để hiểu được Giáo Lý của Đức Phật. Các con đang có kế hoạch để làm điều đó, phải không ? Các con cũng sẽ chỉ nghĩ duy nhất về việc gắng sức nỗ lực ngay trong kiếp hiện tại này ?

D: Nếu như chúng con chỉ có nghĩ duy nhất về việc đó, thì kính bạch Ngài, một lần nữa chúng con sẽ bị lưu giữ lại trong vòng tuần hoàn của sự sinh và tử.

S: Bây giờ thì, không thành vấn đề. “Trong quá khứ chúng tôi đã để bỏ lỡ là vì chúng tôi đã chỉ có nghĩ suy duy nhất về việc nỗ lực, nhưng bây giờ thì chúng tôi hiểu biết được rằng có ngọn lửa trong hai mảnh gỗ. Chúng tôi sẽ cọ xát chúng vào nhau.” Nghĩ suy trong phương thức nầy, thì sẽ có sự nỗ lực và cũng có sự khao khát để chiến đấu chống lại cuộc chiến… Các con đã có cầm lấy hai mảnh gỗ không ? Nếu Sư tiếp tục việc nói chuyện, thì các con sẽ nghĩ rằng “Vị tu sĩ nầy thì đang nói chuyện trong một thời gian lâu dài.” Sư sẽ ngừng lại ngay bây giờ. Chỉ khi nào các con tu tập mới có thể các con chấm dứt được việc đó.

Nếu như các con có sự khao khát để tu tập, thì hãy thiền định, hãy tích cực tu tập, hãy dốc tâm với cùng sự nỗ lực và sự quyết tâm như các bậc Thánh Nhân ở thời cổ xưa đã làm.

 

                                                     DISCOURSE VIII

A HAPPINESS THAT EVER GROWS

PHÁP THOẠI VIII

MỘT NIỀM HẠNH PHÚC MONG SAO LUÔN MÃI TĂNG TRƯỞNG

Đại Trưởng Lão Webu: Có được hoàn thiện trong việc tu tập không ? Chỉ khi nào việc tu tập của các con đã được hoàn thiện thì tất cả sở nguyện cầu của các con trong thời hiện tại và thời vị lai sẽ được hoàn thành viên mãn không dư sót. Vì lẽ điều nầy là xác thực, các sở nguyện cầu của bậc thiện nhân ở trong thời quá khứ mà đã có tu tập và đã phấn đấu thì đã hoàn thành viên mãn một cách trọn vẹn. Các con cũng cần phải vận dụng việc thực hành về Giới Luật để mà nó đem lại niềm hạnh phúc. Hãy tích cực tu tập và tự bản thân hoàn thiện trong điều đó. Khi đã được hoàn thiện trong Giới Luật, hãy giữ tâm thức của các con chánh trực và thực hiện tấm lòng quãng đại (Xả Thí) là vì nó làm cho các con được hoan hỷ, hãy xả thí tài sản của mình với tấm chân thành đến những người thích đáng. Hãy tiếp cận và ban rải việc Xả Thí của mình và tấm lòng tôn kính của các con đến Đức Phật và Giáo Lý vô tỷ của Ngài, hãy duy trì trong tâm thức các sở nguyện cầu của các con cho được sự giác ngộ, Níp Bàn. Thể loại của sở nguyện cầu nầy được gọi là nguyện vọng chân chánh. Điều mà các con liễu tri khi các con thấu triệt Tứ Thánh Đế thì được gọi là Giác Ngộ.

Có nhiều thể loại sai biệt về Chánh Đẳng Giác (Quả vị Phật), Độc Giác (Quả vị Phật không đi giảng dạy), Thinh Văn Giác (Quả vị Vô Sinh). Có nhiều thể loại sai biệt về Quả vị Vô Sinh: Chí Thượng Thinh Văn (Quả vị Đệ Tử Trưởng), Đại Thinh Văn Giác (các vị Đệ Tử Hàng Đầu), Thinh Văn Giác Thông Thường (Đệ Tử và Vô Sinh). Các con phải luôn duy trì trong tâm thức các sở nguyện cầu của mình cho được Níp Bàn, mục tiêu tối thượng.

Các sở nguyện cầu như thế đáng được thực hiện thì phải cố gắng thực hiện cho được. Chính tự bản thân đã được hoàn thiện theo các sở nguyện cầu của mình, thì thâm tháo Níp Bàn. Các bậc Thánh Nhân mà đã đạt đến Níp Bàn thì vô số kể. Vì sao họ có thể hướng dẫn các sở nguyện cầu sai biệt của họ để được Giác Ngộ cho trổ sanh thành trái quả ? Là vì họ đã được sanh ra trong hình tướng thích hợp của kiếp hữu sinh ở vào thời điểm thích hợp và vì lẽ họ đã gắng sức nỗ lực một cách thích đáng.

Ở thời điểm nào để mà các sở nguyện cầu nầy có thể dẫn đến trổ sanh thành trái quả ?

Từ khi Đức Phật đã đạt được sự giác ngộ, đã có rất nhiều ở Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đã đi đến nơi Đức Phật để bầy tỏ sự tôn kính và để biểu thị tấm lòng kỉnh mộ của mình. Tuy nhiên không có người nào, Chư Thiên hoặc Phạm Thiên đã được hài lòng chỉ qua sự hiện diện của Đức Phật và có cơ hội để bầy tỏ lòng tôn kính. Đức Phật đã quán sát thấy được chúng sinh do bởi Tuệ Nhãn của Ngài và đã giảng dạy cho chúng sinh Chân Lý mà Ngài đã được thấu triệt bởi do chính Tuệ Tri siêu phàm của Ngài, Tuệ Toàn Giác của Ngài. Ngay sau khi họ đã đón nhận được những lời chỉ dạy của Đức Phật, họ đã bắt đầu tu tập, họ đã gắng sức nỗ lực với năng lực bất dao động trong tất cả bốn oai nghi của cơ thể. Sự nỗ lực nầy, đó là liên tục mà không có sự ngơi nghỉ hay là sự tạm dừng lại, và ngập tràn niềm hoan hỷ, được gọi là sự nỗ lực tốt đẹp. Khi sự nỗ lực của họ đã được hoàn thiện và tương xứng với sự nỗ lực của các bậc Trí nhân của thời cổ xưa, họ đã đạt tới mục tiêu của họ trong thời gian thích hợp và tất cả các sở nguyện cầu ở trong thâm tâm của họ đã được hoàn thành. Bởi do họ đã thành đạt được trạng thái nầy nên họ đã cực kỳ an vui và hạnh phúc hoàn toàn.  Bản chất của sự an vui của họ, sự phúc lợi của họ là chi ? Đó đã không là sự an vui hay là sự phúc lợi được kéo dài chỉ trong một khoảnh khắc hay là chỉ trong duy nhất một kiếp sống; đó đã là niềm an vui thật là vi diệu mà nó có khả năng kéo dài trong phần còn lại của Vòng Luân Hồi. Ngay cả khi các con đã được sinh ra ở trong cõi Nhân Loại dù chỉ là duy nhất một kiếp sống, các con có khả năng vượt qua khỏi sự khổ đau của vòng tuần hoàn sanh và tử.

Trong cùng phương thức nầy, sự an vui và sự phúc lợi đến với các con. Khi một người đã đạt được sự an vui nầy, khi một người đã đón nhận được tín hiệu của sự phúc lợi, khi một người đã đạt đến mục tiêu, thì không có sự thận trọng bảo quản về điều bí quyết. Không, các con sẽ mong muốn tất cả Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đạt được sự phúc lợi và sự an vui nầy. Khi chính tự các con biết làm thế nào để thành đạt niềm an vui nầy, thì các hành động về thân, về lời, và về ý sẽ luôn mãi đồng thuận với tác nhân của sự thành đạt Níp Bàn. Các con sẽ hành động với sự niềm hoan hỷ xem như là nền tảng của các con.

Làm thế nào có rất nhiều Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên có thể đạt được trạng thái cao siêu của sự phúc lợi như thế ? Chỉ vì họ đã biết được rằng họ đã hướng dẫn các sở nguyện cầu ở trong thâm tâm của họ cho trổ thành trái quả.

        Những điều chi để mà bảo trợ Giáo Lý của Đức Phật ? Đó là sự cúng dường trú xứ, y áo, bỏ bát vật thực, và thuốc men cho các vị tu sĩ. Khi liễu tri được điều nầy, họ đã thực hành việc nầy. Với những bốn vật dụng nầy, bậc Trí Tuệ đã bảo trợ Giáo Lý của Đức Phật. Trong khi họ đã bảo trợ Giáo Lý của Đức Phật qua việc cúng dường tứ vật dụng, thì có rất nhiều Nhân Loại, Chư Thiên, và Chư Phạm Thiên đã được đón nhận những lời chỉ dạy của Đức Phật. Họ đã hội đủ phúc duyên với khả năng để được liễu tri và nương theo những lời chỉ dạy và họ đã tu tập với một tâm thức duyệt ý mà không dùng đến sự nghỉ ngơi như là các bậc Trí Tuệ ở thời cổ xưa. Khi họ đã tu tập như thế thì họ đã đạt được mục tiêu của họ mà chẳng có sự chậm trễ. Chỉ trong một khoảnh khắc có vô số kể Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đã hoàn thành viên mãn ước nguyện ở trong thâm tâm của họ. Những bậc cương quyết đã nhìn thấy được điều nầy và đã bảo trợ Giáo Lý của Đức Phật và đã thiết lập chúng trong một thời gian rất ngắn ngủi. Tuy nhiên họ đã không chỉ làm duy nhất có điều nầy, điều nầy đã vẫn chưa làm cho họ được thỏa mãn. Nhằm để gia cố và kiến tạo Giáo Lý cho được bền vững, họ cũng sẽ phải thiền định. Như thế là họ đã tròn đủ thiện ý, và họ đã hội đủ phúc duyên một cách thích ứng với sự nỗ lực và niềm tin bất dao động. Kể từ thời của Đức Phật thì đã có các bậc cao quý như thế, họ là những người đã bảo trợ và đã tiến tu Giáo Lý của Đức Phật với sự nỗ lực cùng tột, và kể từ những ngày của Đức Phật cho đến hiện nay, Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đã được thành đạt Níp Bàn. Số lượng của những người mà đã đạt đến mục tiêu chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi thì không thể nào ước tính được, chưa kể đến số lượng của tất cả những người đã đạt được Níp Bàn.

Bây giờ là thời gian thích hợp đã đến cho tất cả các bậc cao quý sai biệt. Thời gian thích hợp, đấy là do bởi thời gian khi một vị Phật và Giáo Lý của Ngài phát triển. Những đời sống của Nhân Loại, Chư Thiên, và tất cả các cõi giới an vui là thích hợp. Khi đã được sinh ra một trong các cõi giới nầy, người ta đã được đón nhận Giáo Lý như là các con đang thực hiện bây giờ. Họ đã tu tập với tròn đủ sự nỗ lực và đã đi đến mục tiêu.

Sau việc giác ngộ của Ngài, Đức Phật đã được tôn kính tại Ràjagaha (Vương Xá) trước bất kỳ một đất nước nào khác, với sự hiện diện của Ngài. Đức Vua của thành phố to lớn nầy, Tần Bà Sa La, đã đi đến diện kiến Đức Phật và bởi do Ông đã được tín thọ và thuận hành theo Giáo Lý, Ông đã đạt được mục tiêu. Ông đã ngập tràn niềm phúc lợi. Ông đã mong muốn những người khác đạt được niềm phúc lợi như nhau, cùng với sự hiểu biết nguyên do, và sự tác nhân cho niềm an vui của mình, Ông đã cúng dường tứ vật dụng. Ông đã làm điều nầy là nhằm để cho Mẹ, Cha, Bà và Ông của ông ta có thể hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu của họ một cách trọn vẹn. Đức Phật, với lòng đại bi của Ngài, đã trú ngụ trong khu vườn khả ái của nhà vua. Nhân Loại, Chư Thiên, và Chư Phạm Thiên đã đi tới để tôn kính Ngài ở nơi đó, và với lòng đại bi, Ngài đã giảng dạy chúng điều mà chính tự nơi Ngài đã được liễu tri. Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, có vô số kể Nhân Loại, Chư Thiên, và Chư Phạm Thiên đã thành đạt các sở nguyện cầu của mình. Và sau đó sự việc nầy tiếp tục mãi, không ngừng. Thời gian thích hợp cho tất cả mọi người với các sở nguyện cầu cao quý đã đến ! Thời gian mà một vị Phật hoặc Giáo Lý của Ngài hiện hữu là thời gian thích hợp. Đời sống Nhân Loại, đời sống như một vị Thiên Tử hay một vị Phạm Thiên, là một đời sống thích hợp. Gọi là sự nỗ lực tốt đẹp, là sự nỗ lực mà đã được kiến tạo sau khi một người đã được đón nhận Giáo Lý. Và điều chi là Giáo Lý của Đức Phật ? Điều mà đã được chứa đựng ở trong Tam Tạng, và đã được thuyết giảng, và đã được giải thích do bởi các bậc Thánh đệ tử với lòng từ ái và bi mẫn, đó là Giáo Lý của Đức Phật. Chúng rất là thậm đại, thậm thâm vi diệu, và khó mà liễu tri. Mặc dù chúng là thậm đại, thậm thâm vi diệu, và khó mà liễu tri, chúng thực sự chỉ có một điều là: con đường thoát khỏi sự khổ đau.

Chúng đã được giải thích chi tiết do bởi các bậc Trí Tuệ một cách vắn tắt hay là một cách tròn đủ với thời gian cho phép, và mọi người đã được liễu tri về Giáo Lý theo sự tùy thuận với khả năng của mình. Tất cả các con có được một số hiểu biết về Tam Tạng theo sự phù hợp với khả năng của mình. Nếu như các con đã nói về điều mà các con hiểu biết thì nó sẽ không bao giờ chấm dứt    Tuy nhiên các con cần phải thiết lập sự nỗ lực dũng mãnh và tập trung tâm thức của mình vào một đối tượng tùy thuận theo Giáo Lý của Đức Phật, như Sư đã nói, và giữ không cho tất cả các đối tượng khác vào. Khi các con khắn khít tâm thức của mình vào một đối tượng duy nhất với sự nỗ lực dũng mãnh và ổn định, thế rồi các con sẽ được an trú ở trong Giáo Lý. Có phải như vậy không ?

U Ba Khin: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.

S: Thiết lập sự chú tâm của mình như thế, đó là sự nỗ lực (Cần, Tinh Tấn). Khi các con khắn khít sự chú tâm của mình vào một đối tượng và không có đối tượng nào khác thâm tháo tâm thức của mình và sự chú tâm của các con được ổn định, là các con đạt đến Cần Như Ý Túc. Vì lẽ Giáo Lý rất là thậm đại, các con có thể nghĩ rằng nó quả là mệt mỏi để tu tập chúng. Đó là lý do vì sao Sư hướng dẫn các con trong phương thức nầy để mà các con có thể đạt đến mục tiêu một cách nhanh chóng.

Điều chi sẽ xẩy đến các tác nhân của sự khổ đau – Tham, SânSi (sự tham lam, sự ác cảm, và sự si mê) – khi các con kiểm soát tâm thức của mình trong phương thức nầy ?

U: Chúng đã được chặt đứt và trở nên tĩnh lặng.

S: Người ta viết ra và thuyết giảng rất nhiều về Tham, SânSi. Có phải không ? Khi họ tranh luận, họ đã nói chỉ để giành chiến thắng trong cuộc tranh luận, bất luận người nào mà họ đang nói tới. Tuy nhiên nếu như họ thiết lập sự tỉnh giác vào hơi thở và làm cho tâm thức của họ ổn định thì họ có được phước báu thực sự. Vì sao chúng ta không cố gắng để thực hiện điều nầy ?

U: Dạ thưa có, kính bạch Ngài.

S: Sẽ có sự lo lắng, sự sợ hãi, và sự tham lam tại thời điểm đó không ?

U: Sẽ không có.

S: Không, sẽ không có; sẽ không có bất kỳ sự lo lắng, sự sợ hãi, hay sự tham lam. Nếu như có sự lo lắng, sự sợ hãi, hoặc sự tham lam, thì các con được hạnh phúc hay không hạnh phúc ?

U: Không hạnh phúc, kính bạch Ngài.

S: Và nếu như không có sự lo lắng, sự sợ hãi, hoặc sự tham lam ?

U: Thế thì người ta được hạnh phúc

S: Nếu một người thiết lập sự nỗ lực chỉ cho một khoảng giây khắc thì Cần Như Ý Túc khởi sinh. Nó loại trừ sự lo lắng, sự sợ hãi, và sự tham lam, và có sự hạnh phúc. Có nhiều thể loại hạnh phúc mà không có liên quan đến sự hạnh phúc đã đạt được thông qua Giáo Lý của Đức Phật, tuy nhiên người ta vẫn cứ gọi chúng là sự hạnh phúc. Thể loại hạnh phúc nào mà Sư đang nói đến vậy ? Sư đang nói về sự hạnh phúc để trở thành một con người hay là một Thiên Tử, để trở thành một vị vua, một người giàu có, một Chuyển Luân Thánh Vương, một Thiên Chủ, một Đế Thích, hay là một Phạm Thiên. Lẽ tất nhiên niềm vui thích của họ cũng được gọi là sự hạnh phúc … Tuy nhiên hãy để Sư cho một thí dụ. Nếu như các con được yêu cầu để mang huy hiệu hoàng gia bằng vàng ròng và sống trong cung điện vàng ròng của một đất nước mà đã được đầy dẫy với vàng, bạc, ngọc quý, gạo, nuớc và lúa thóc, quả là sung túc trong tất cả mọi thứ, các con sẽ chấp nhận lời đề nghị nầy hay không ?

U: Lẽ tất nhiên con sẽ chấp nhận.

S: Lẽ tất nhiên các con sẽ chấp nhận. Đất nước nầy rất là giàu có mà quả tất nhiên là không có thiếu điều chi cả. Thế là các con sẽ sống với việc đội vương miện của mình trong cung điện vàng ròng của các con và miệng luôn mãi là mỉm cười. Thế là Sư nghĩ rằng, việc luôn mãi mỉm cười như thế đó, các con sẽ là vui thích, các con sẽ là hạnh phúc, phải không ? Điều hạnh phúc nầy sẽ lánh xa khỏi sự lo lắng, sự sợ hãi, và sự tham lam không ?

U: Dạ thưa không, nó sẽ không được.

S: Ồ, thực vậy sao

U: Nó sẽ không được, kính bạch Ngài.

S: Sư muốn nói vào thời điểm đó, các con nắm được.

U: Nó sẽ không được.

S: Tại sao tất cả họ lại đang mỉm cười và hạnh phúc như thế ?

U: Một người nào đó có thể cố gắng chiếm đoạt vương quốc. Nếu như có điều chi xẩy ra ở trong lãnh thổ của mình thì ông ta sẽ có nhiệm vụ để đáp trả.

S: Chẳng có điều chi như thể đó. Đất nước nầy rất là tốt để mà không có điều nguy hiểm hay là sự lo lắng của thể loại đó. Đó là một đất nước rất là thanh bình. Không có bất cứ vấn đề nào cả, tất cả mọi thứ đều an tịnh và tĩnh lặng. Đó là bản tính của đất nước. Không có bất cứ điều hệ lụy nào cả, các con chỉ là sống trong cung điện vàng ròng với việc đội vương miện của mình. Các con đơn thuần sống ở nơi đó với các vị bộ trưởng của các con, quân đội, các phi tần và những người vợ. Các con sống luôn mãi với một nụ cười ở trên gương mặt của mình. Sự lo lắng, sự sợ hãi, sự tham lam, và sự ưu não sẽ được ngăn không cho đến gần trong những trường hợp nầy không ? Các con luôn mãi là đang mỉm cười và hạnh phúc. Thế thì, các con có nghĩ rằng có bất kỳ sự lo lắng nào không ?

U: Điều đó sẽ có, kính bạch Ngài.

S: Vì sao ?

U: Vì lẽ có sự sợ hãi về sự chết.

S: Đúng vậy, sẽ vẫn còn bị sự sợ hãi về sự chết. Nhưng mà các con vẫn đang mỉm cười. Sự mỉm cười nầy là chi ? Tham, Sân,Si là những điều chi ?

U: Chúng sẽ không bị tránh ra xa.

S: Ngay cả những sự mỉm cười không làm cho chúng tránh ra xa ?

U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Những sự mỉm cười có ý nghĩa là chi ?

U: Chúng biểu thị rằng đối tượng của tâm thức là Tham (sự tham lam).

S: Thực vậy sao ? Một người là hạnh phúc nếu như có Tham ?

U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Tham thì mát mẻ và duyệt ý ?

U: Dạ thưa không, nó thì không phải vậy.

S: Nó là Thiện (sự khôn khéo) hay là Bất Thiện (sự không khôn khéo) ?

U: Nó là Bất Thiện.

S: Các con có hạnh phúc khi các con đang mỉm cười điều mà chúng ta vừa mới nói không ?

U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Nhưng mà các con đang tủm tỉm rất nhiều nụ cười, có phải không ? Tuy nhiên các con vẫn chưa được hạnh phúc. Các con là vua, phải không ? Có thể là các con không được hạnh phúc là vì các con cai trị chỉ có một đất nước ? Sư sẽ cho các con thêm một cái nữa. Thì sao ?

U: Mặc dù vậy, con sẽ không có thêm bất kỳ hạnh phúc nào cả.

S: Các con đang nói với Sư rằng các con không muốn có thêm một đất nước nữa ?

U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, con sẽ lấy nó.

S: Các con sẽ lấy nó, nhưng vẫn không có được hạnh phúc. Thôi được, Sư sẽ không chỉ cho thêm các con một đất nước nữa, mà Sư sẽ cho các con cả toàn bộ lục địa. Các con sẽ nói với Sư rằng các con không muốn điều đó ?

U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

          S: Thế là, các con sẽ có được hạnh phúc hơn nào

         U: Con sẽ không có được thêm hạnh phúc hơn.

S: Thực vậy sao ? Được rồi, Sư sẽ không chỉ cho thêm các con một lục địa nữa, mà là toàn bộ cả hành tinh và Luân Xa Báu của Chuyển Luân Thánh Vương. Bấy giờ, sẽ không có bất kỳ một sự lo lắng hay sự sợ hãi nào. Với sự vận xoay của Luân Xa Báu các con sẽ trở thành một Chuyển Luân Thánh Vương. Bấy giờ các con sẽ có được hạnh phúc không ?

U: Con sẽ không có, kính bạch Ngài.

S: Các con sẽ cảm giác an tịnh và mát mẻ không ?

U: Con sẽ không có.

S: Tại sao không, nầy đệ tử ?

U: Vẫn còn có sự đốt cháy bởi Tham, SânSi.

S: Ồ, nó vẫn còn ở nơi đó sao ?

U: Nó vẫn còn ở nơi đó.

S: Do vậy các con vẫn chưa có được hạnh phúc. Vậy thì bấy giờ, các con nghĩ sao về Vua Trời Đế Thích, Chư Phạm Thiên, và các vị Thiên Chủ ?

U: Việc nầy cũng thích dụng tương tự đối với họ.

S: Chúng ta đã nói rằng họ đã có được hạnh phúc và bây giờ thì các con nói với Sư điều trái ngược lại ?

U: Các đối tượng của các tâm thức của họ là Tham, SânSi.

S: Ồ thực vậy sao ? Thôi kệ nó đi. Nếu một người sống cho đến cao niên lớn tuổi luôn mãi mỉm cười và sau đó mệnh chung trong lúc đang mỉm cười, ông ta sẽ tìm thấy sự bình an trong vòng tuần hoàn của sanh và tử không ?

U: Ông ta sẽ không tìm thấy sự bình an.

S: Anh bạn đang mỉm cười nầy sẽ đi đâu ?

U: Khi (Thiện) Nghiệp của người đang mỉm cười nầy đi đến chỗ kết thúc, thì vận mạng của ông ta sẽ chuyển đổi.

S: Đúng vậy, và anh bạn đang mỉm cười nầy sẽ kết thúc ở nơi đâu ?

U: Do bởi việc mỉm cười của ông ta, tâm thức sẽ bị điều khiển bởi Tham và ông ta đã đi đến các cõi giới thấp kém.

S: thật vậy à … Sư đã nghĩ rằng trạng thái được hạnh phúc đó đã là Thiện, nầy các đệ tử. Đó không phải là Thiện sao ? Sư chắc phải vấn hỏi các con là “Đó phải là Thiện không ?”

U: (Cười) Dạ thưa không, nó không phải vậy.

S: Được lắm, chúng ta vẫn chưa có được hạnh phúc. Tuy nhiên khi Sư đã vấn hỏi liệu rằng chúng ta sẽ được hạnh phúc sau nầy không, thì các con đã trả lời là không. Không có được bình an, các con đã nói.

U: Không có sự bình an.

S: Vậy thì, bây giờ thì không có bình an, còn về sau thì sao ? Nó sẽ trở nên khá hơn một chút ít nào không ?

U: Nó sẽ không có khá hơn, kính bạch Ngài.

S: Điều chi sẽ xẩy ra, trong các cõi giới thấp kém .

U: Chúng con sẽ đi đến các cõi giới thấp kém.

S: Thực vậy sao ? Thế là, không có bình an hiện bây giờ, về sau cũng sẽ không có một chút nào. Mà là tồi tệ hơn ?

U: Nó sẽ là tồi tệ hơn về sau nầy

          S: Ồ Tất cả chúng ta đều đã nghĩ rằng chúng ta đã hoàn toàn ổn định rồi, nhưng mà không phải như vậy. Tuy nhiên hiện giờ chúng ta đã có được Giáo Lý của Đức Phật và chúng ta có thể có bao nhiêu về Giáo Lý cũng được nếu chúng ta muốn, phải không ?

U: Chúng ta có thể.

S: Đã hội được túc duyên với khả năng để đón nhận Giáo Lý, chúng ta có thể nắm bắt một kỹ thuật với sự kiên định. Niềm hạnh phúc mà bắt nguồn từ nơi việc tu tập nầy sẽ trở nên ít hơn khi chúng ta càng vận dụng lấy nó, khi chúng ta càng tu tập lấy nó không ?

U: Nó sẽ không là như vậy.

S: Liệu nó có bao giờ sẽ bị cạn kiệt không ?

U: Nó sẽ không là như vậy.

S: Ồ, thật như vậy sao ? Từ ngữ của Sư, sự việc nầy là Thiện. Có phải không, các đệ tử thân thương ? Và nếu như chúng ta luôn mãi vận dụng nó, một cách liên tục, thế rồi nó sẽ bị cạn kiệt đi, nó sẽ đi đến một sự chấm dứt không ?

U: Nó sẽ không thoái giảm đi mà cũng không bị cạn kiệt đi.

S: Hãy đợi cho một phút. Chúng ta sẽ gìn giữ sự chú tâm của chúng ta đã được tập trung trong khi chúng đang ngồi như thế nầy đây, nhưng mà trong khi chúng ta đang đứng, chúng ta vẫn có thể tu tập được điều nầy không ?

U: Chúng ta có thể.

S: Và khi chúng ta đang đi ?

U: Chúng ta có thể.

S: Đúng vậy, chúng ta phải cưu mang gánh nặng của cơ thể của chúng ta. Nó quả là không có giống với các tài sản khác thuộc về thế gian. Khi các con tích cực làm việc để có được rất nhiều vàng và ngọc ngà châu báu, và đã được thành công, các con sẽ cất giấu chúng trong một chỗ nơi an toàn, Sư nghĩ vậy. Tuy nhiên sau khi đã có được xác thân của chúng ta và tâm thức, ngũ Uẩn, thì có thể nào sống một cách dễ dàng, một cách hạnh phúc và chẳng có sự tạo tác các sự nỗ lực to lớn nào không ?

U: Điều đó không thể có được.

S: Chúng ta phải gánh lấy gánh nặng của chúng ta. Ngay cả chúng ta không thể nào nghỉ ngơi dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, chúng ta có thể được không ? Và để cho ai mà chúng ta phải gánh vác gánh nặng của cơ thể của chúng ta không có bao giờ được ngơi nghỉ ?

U: Để cho chúng ta.

S: Để cho ngũ uẩn.

U: Để cho ngũ uẩn, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, chúng ta phải làm việc, nầy các đệ tử. Nếu như Sư tu tập sự tỉnh giác nầy thật là nhiều, thế rồi Sư không muốn mất đi niềm hạnh phúc mà bắt nguồn từ nơi đó. Vậy có thể thường luôn tu tập sự việc nầy có được không ?

U: Có thể được, kính bạch Ngài.

S: Điều nầy rất là tốt. Nó sẽ bị thoái giảm không ?

U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nó sẽ không bị.

S: Có mệt mỏi để tiếp tục duy trì sự tỉnh giác nầy không ?

U: Không có mệt mỏi.

S: Các con sẽ tận dụng các thể chất thiện hảo mà các con đã có tích trữ ?

U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Các con sẽ không có. Còn việc làm của các con thì sao, nó sẽ bị quấy rầy không ?

U: Nó sẽ không bị quấy rầy.

S: Những người khác sẽ hiểu biết về việc tu tập của chúng ta không ?

U: Họ sẽ không nhận biết được.

S: Ồ, những người khác sẽ không nhận biết được sao ? Đúng vậy, nầy đệ tử, khi chúng ta có được Giáo Lý của Đức Phật và tu tập chúng một cách liên tục, khi chúng ta có khả năng tập trung tâm thức của mình vào đối tượng, thì chúng ta sẽ không cảm thấy mệt mỏi, phải không ?

U: Chúng ta sẽ không có, kính bạch Ngài.

S: Chúng ta sẽ không tiêu phí bất cứ điều chi, việc làm của chúng ta sẽ không bị quấy rầy, và chí đến những người khác sẽ không nhận biết được. Các con đón nhận Giáo Lý trong một phút chốc và sau đó các con tự nhủ “Bây giờ tôi sẽ nương theo Giáo Lý nầy.” Khi các con có được tác ý nầy và ra sức nỗ lực, thế rồi yếu tố Cần Như Ý Túc sẽ khởi sinh và các con sẽ đến được mục tiêu trong một phút giây. Bấy giờ nếu như các con vận dụng việc tu tập, thì sự tiến trình của các con sẽ là chậm hay là nhanh, nầy các đệ tử của Sư ?

U: Tùy theo hoàn cảnh, kính bạch Ngài, đôi khi thì nó sẽ chậm, đôi khi thì ..

S: Không, hãy chờ nào, hãy chờ …

U: Dạ vâng, kính bạch Ngài.

          S: Đừng bận tâm về điều nầy. Nương theo Giáo Lý, nếu như Sư tập trung sự chú ý của mình và gìn giữ nó với sự tỉnh giác vào sự hô hấp, thế thì điều nầy có thể được hay không ?

U: Điều đó thì có thể được.

S: Điều nầy là nhanh hay là chậm ?

U: Nó thì nhanh, kính bạch Ngài.

S: Các con thấy đấy. Nếu như các con thiết lập sự nỗ lực, thì yếu tố Cần Như Ý Túc khởi sinh. Các con có thể nói điều nầy nhanh như thế nào không ?

U: Dạ thưa được, kính bạch Ngài.

S: Khi các con đặt sự chú tâm của mình vào nơi đó và nó trú vào nơi đó ?

U: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.

S: Khi Sư quyết định đặt nó ở nơi đó, thì nó trú vào nơi đó, có phải không ? U: Nó là vậy.

S: Thế thì nếu như nó trú vào nơi đó, thì các con đã đạt đến niềm hạnh phúc. Các con có thể nói một cách mau lẹ rằng niềm hạnh phúc nầy có năng lực để khởi sinh không ?

U: Con thì không, kính bạch Ngài.

S: Quả là dễ dàng để đạt được niềm hạnh phúc nếu như các con muốn nó.

U: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.

S: Đây là thể loại tối thượng của việc Thiện. Các con có nghe không ? Đây là tối thượng, là tối thượng. Chỉ khi nào các con có Pháp Toàn Thiện thì các con có thể được sinh ra như là một con người và đón nhận Phật Pháp. Đây là thể loại Thiện không thể nào đưa ra được những con số. Các con có hiểu không ? Và rồi, có sáu ân đức của Pháp, những ân đức của Phật, Pháp, và Tăng. Khi Đức Phật đã giảng dạy về điều nầy, người ta đã được liễu tri. Có phải Bất Đoạn Thời là một trong sáu ân đức của Pháp, phải không ? Bất Đoạn Thời có nghĩa là chi ?

U: Liền tức thì.

S: Liền tức thì có nghĩa là ngay khi các con khắn khít sự chú tâm của mình thì các kết quả liền hiện bầy. Thế là, nếu như các con thiết lập sự nỗ lực với trí tuệ thì những kết quả liền hiện bầy một cách rất nhanh chóng để mà các con không thể nào nói rằng “cái đó” nhanh hơn cả chúng hiện bầy. Hoặc thậm chí các con không thể nào nghĩ nó mau lẹ đến thế. Nó là như thế ư ? Nếu như các con thiết lập sự tỉnh giác ngay bây giờ, nếu như các con gìn giữ được nó ở tại đây với sự nỗ lực của các con, thì niềm hạnh phúc khởi sinh ngay chính khoảnh khắc nầy. Đây là liền tức thì, còn có ai sẽ vấn hỏi điều nầy nữa không ?

U: Người sẽ có nghi vấn về chính sự kinh nghiệm của riêng mình ?

S: Đúng vậy, khi niềm hạnh phúc đã được khởi sinh thì không có còn tìm kiếm nó chi nữa. Câu trả lời chính tự nó hiện bầy, phải không ? Nó không đánh mất một chút thời gian nào cả. Tất cả các con là những người sáng suốt, và các con đã có được liễu tri Giáo Lý của bậc Trí Tuệ và đầy lòng bi mẫn trong khi vẫn còn tuổi trẻ, ngay cả trước khi các từ ngữ của lời chỉ dạy đã được chấm dứt. Cho dù các con đã được liễu tri, đôi khi tâm thức của các con sẽ nghĩ dù 310at u310 là hoan hỷ, tuy nhiên chúng ta hãy tu tập đi. Điều chi sẽ xẩy ra trong tâm thức khi chúng ta có kế hoạch để tu tập cho đạt được việc Thiện ? “Tôi sẽ thực hiện việc Thiện về sau nầy, bây giờ Tôi phải làm việc nầy một cách nhanh chóng.” Có phải điều nầy xẩy đến với các con không ?

U: Nó là vậy.

S: Điều đó quả là tốt để nghĩ suy và nói như thế nầy không ?

U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Và rồi các con nỗ lực và yếu tố Cần Như Ý Túc đã được khởi sinh. Việc phải nên làm là chi ?

U: Việc phải nên làm đó là tu tập.

S: Đúng vậy. Nếu như các con muốn trở nên được hạnh phúc và càng hạnh phúc hơn nữa, thì các con phải ra sức nỗ lực ngay khi các con đã được đón nhận những huấn từ của Đức Phật và đã có được tín thọ dụng lấy chúng. Bấy giờ yếu tố Cần Như Ý Túc sẽ khởi sinh. Khi các con tận dụng cái yếu tố nầy để cho nó khởi sinh trong một khoảng giây khắc, liệu nó có làm hao tổn lực không ?

U: Nó không làm.

S: Liệu nó có làm suy yếu không ?

U: Nó không làm.

S: Nếu như các con quyết định rằng niềm hạnh phúc mà các con đã có thực sự là đầy đủ cho hiện tại và vị lai và nói rằng “Tôi không muốn tiến hóa”, có thể nào các con tu tập và không tiến hóa không ?

U: Người ta sẽ tiến hóa.

S: Nếu như các con tu tập không chỉ là cho một thời gian ngắn ngủi, trái lại lâu dài hơn, liệu các con sẽ đạt được cũng chỉ bằng với việc các con kiếm được ở một giai đoạn ngắn ngủi của sự tu tập không ?

U: Người ta sẽ nhận được nhiều hơn nữa.

S: Điều nầy là tốt, nầy đệ tử. Điều nầy là có thể xẩy ra vì lẽ hiện giờ chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên kiết tường, vì lẽ chúng ta được sinh ra trong hình tướng thích hợp của kiếp hữu sinh, và vì lẽ các con thực hiện Chánh Tinh Tấn. Năng lượng đạt được câu trả lời chân chánh mà thậm chí không có yêu cầu những người khác. Tốt lắm. Các con có nghe không ? Điều nầy có phải là như vậy không?

U: Nó là như vậy.

S: Như vậy, ngay cả khi chúng ta luôn mãi sống trong niềm hạnh phúc nầy, nó sẽ không có thoái giảm đi, nó sẽ không bị cạn kiệt đi. Và điều chi sẽ xẩy ra nếu như người ta không muốn tiến hóa ?

U: Không thể không có tiến hóa, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy. Nếu như các con có ước nguyện về điều nầy thì ắt hẳn là phải có rất nhiều hệ lụy sai biệt. Liệu có thể đạt được Giác Ngộ hay không ?

U: Điều đó có thể được.

S: Điều đó có thể được ngay hiện tại và trong vị lai. Thế thì chúng ta hãy nói rằng “Tôi không muốn tiến hóa”, và sau đó tập trung tâm thức của mình lại. Liệu có thể xẩy ra điều nầy không ?

U: Không thể không có tiến hóa nếu như chúng ta làm việc.

S: Chúng ta càng làm việc thì chúng ta gặt hái được niềm hạnh phúc to lớn hơn không ?

U: Chúng ta làm vậy, kính bạch Ngài.

S: Chúng ta có thể đạt được Giác Ngộ và chúng ta cũng có thể chọn lựa thời gian và nơi sản sinh. Và rồi chúng ta có thể chọn lựa một kiếp hữu sinh thích hợp như là chúng ta ước nguyện. Khi các con đạt được niềm hạnh phúc mà các con ao uớc, thì các con có cần điều chi nữa không ?

U: Không có cần điều chi khác nữa, kính bạch Ngài.

S: Các con không cần bất cứ điều chi, mà các con chỉ có việc chọn lựa. Việc chọn lựa có làm mệt mỏi không ?

S: Các con có thể đạt được điều đó bất cứ lúc nào. Có bốn giai đoạn đạt đến Níp Bàn. Có thể nào chỉ dành cho một vài hạng bậc Thánh không ? (những bậc mà đã đạt được một trong bốn giai đoạn). Các con có chọn lựa trạng thái của Níp Bàn không ?

U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Còn về nơi chốn thì sao ?

U: Điều đó thì không cần thiết.

S: Đúng vậy. Tất cả đều tự nơi chính mình, mà không cần bất kỳ sự giúp đỡ nào cả ?

U: Điều đó có thể được.

S: Và trong một đám đông ? Nếu như các con đi ra ngoài chùa thì điều đó sẽ không có thể được, Sư nghĩ vậy. Điều đó quả là dễ dàng, có phải không ? Đức Phật, với tất cả – lòng bi mẫn và toàn giác, đã giảng dạy rất nhiều người, Chư Thiên, và Chư Phạm Thiên tri kiến mà Ngài đã được thành đạt thông qua việc thấu triệt chân lý do bởi chính tự nơi Ngài. Những chúng hữu tình nầy, trọn vẹn niềm tín thành sau việc tiếp nhận Giáo Lý, đã có khả năng để hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu của mình.

Khi các con thiết lập sự tỉnh giác, thì các con sẽ thiếp lập nối tiếp theo sự nỗ lực. Con người thì có rất nhiều hạng loại sai biệt. Một số thì thích hợp với việc trùng tụng hay là việc tụng đọc, hoặc việc thuyết giảng hay là việc giải thích. Sư không có nghi vấn về các con, với bất cứ người nào mà các con đua tranh thì các con sẽ chiến thắng.

U: Dạ đúng vậy, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, mặc dù những người kia đã chiến thắng trong cuộc nói chuyện của mình, họ sẽ đạt được bất cứ điều gì nếu như họ không tu tập ?

U: Dạ thưa không.

S: Thế thì, điều chi là sự khó khăn ? Nói chuyện là mệt mỏi, phải không ? Tất cả chúng ta phải làm, là phải nỗ lực để dẫn đến trổ sanh thành trái quả các sở nguyện cầu mà chúng ta đã thực hiện và làm việc giống như các bậc trí tuệ ở thời cổ xưa. Liểu tri được điều đó chúng ta phải bắt tay vào việc làm nầy thì tâm thức của chúng ta sẽ có được tập trung. Các con thì rất là bận rộn. Các con có thể nói rằng “Chúng ta sẽ tu tập sau nầy khi chúng ta được rảnh rỗi”. Sự suy nghĩ nầy vẫn còn nẩy sinh lên không ?

U: Nó là vậy.

S: Đôi khi tâm thức là như thế đó. Tuy nhiên Sư nghĩ các con không thực sự là nói như vậy ?

U: Chúng con có thể, kính bạch Ngài.

S: Các con nói chuyện ngay cả với tâm thức của mình ?

U: Chúng con có.

S: Thôi được , nếu như các con muốn nói điều nầy, thì không sao cả. Tuy nhiên trong thời vị lai các con không thể nào thiêu đốt hết những uế tạp nầy sao ? Các con có Giáo Lý của Đức Phật. Khi điều nầy xẩy đến với các con, [khi các con muốn trì hoãn], hãy từ bỏ các nghi vấn của các con đi. Hãy phấn đấu để tìm ra các câu trả lời mà không cần phải vấn hỏi những người khác. Nếu như các con tập trung ngay bây giờ, thì các con sẽ không có được các câu trả lời ngay tức thì sao ? Không có thể được điều nầy sao ?

U: Dạ thưa có, điều nầy có thể được, kính bạch Ngài.

S: Có thể tập trung như là các con ngồi tại đây.

U: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, nó được.

S: Nó cũng có thể duy trì niềm hạnh phúc mà các con đạt được trong phương thức nầy khi các con đang đứng lên không ?

U: Nó có, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy. Và khi các con đi ?

U: Nó cũng có thể được trong trường hợp đó, quả như thế.

S: Các con thấy đấy, nó thường luôn là có thể xẩy ra.

U: Nếu một người có khả năng để duy trì sự tỉnh giác, thì điều đó là khả thi.

S: Có thể là các con cần thiết điều chi ? Không có chút khó khăn nào trong điều đó. Hoặc xét cho cùng điều đó quả là khó khăn ?

U: Một khi một người đã có được sự thành thạo trong việc nầy, thì nó không phải là khó khăn nữa.

S: Ông ấy nói rằng không thể nào chỉ là thuần túy tập trung ở đây. Chỉ áp đặt sự chú tâm của mình ở đây. Chỉ có thế. Sao, nó dễ dàng như thế sao ?

U: Quả là nó dễ dàng, kính bạch Ngài.

S: Quả là nó cực kỳ dễ dàng … Đức Phật là bất khả tỷ giảo. Ngài đã tích lũy những đức hạnh mà không bao giờ ngơi nghỉ. Ngài đã hoàn thành những Pháp Toàn Thiện của Ngài cho bản thân mình, đang làm việc vì phúc lợi cho tất cả, phải không ?

U: Dạ thưa phải, Ngài đã làm.

S: Và bởi vì Ngài có thể hoàn thành viên mãn các Pháp Toàn Thiện điều đó quả là dễ dàng cho chúng ta hiện bây giờ, phải không ? Điều đó quả là dễ dàng. Ngày hôm nay thì như thế nào ? Các con phải tự vui mừng lên và hoàn thành công việc của mình. Sau đó, tùy thuận vào các sở nguyện cầu của mình, các con chỉ nắm bắt điều phúc lợi mà các con ước nguyện. Điều đó rất là dễ dàng. Đừng có khiêm tốn. Không tự cho phép mình được nghĩ suy “Việc nầy là bất khả thi đối với tôi”, “Việc nầy là không phù hợp đối với chúng ta”, “Việc nầy là không thích đáng đối với chúng ta”, “Việc nầy là không phải cho tôi”. Hãy tập trung vào điều mà các con ước nguyện. Các con sẽ đạt được điều đó. Có phải việc nầy là như thế không ?

U: Dạ thưa phải, điều đó là như vậy, kính bạch Ngài.

S: Trong những ngày của Đức Phật, cũng vậy, Chư Thiên, và Chư Phạm Thiên đã đi đến diện kiến Đức Phật, đã sùng kính Ngài, và sau khi họ đã tín thọ nhận Giáo Lý của Ngài, họ đã thành đạt được tất cả mọi thứ; có phải tất cả nơi họ đã làm hoàn thành các sở nguyện cầu sai biệt của mình, phải không ?

U: Họ đã làm vậy.

S: Có phải không thể nào hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của các con qua việc thiết lập bất dao động sự nỗ lực khi các con đang là một vị vua ? Liệu các con có thể đếm được các tên của những vị vua mà đã đạt được trọn vẹn sự liễu tri về Giáo Pháp không ?

U: Họ thì vô số lượng, kính bạch Ngài.

S: Có phải rất nhiều trưởng giả giàu có đã có nỗ lực và đã đạt được sự liễu tri trong khi vẫn đang tiếp tục công việc doanh nghiệp của mình, phải không ?

U: Họ đã làm vậy.

S: Việc nầy có khả thi không ?

U: Nó là vậy, kính bạch Ngài.

S: Liệu các con có thể đếm được có bao nhiêu trưởng giả giàu có đã làm được việc nầy ?

U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Thế còn những người mà họ chẳng phải là các vị vua cũng chẳng là trưởng giả giàu có.

U: Họ thì vô số kể.

S: Có phải tất cả những người mà họ đã được lãnh hội Giáo Lý và đã nương vào Giáo Lý một cách cần mẫn mà họ đã làm hoàn thành viên mãn các ước nguyện của mình, phải không ?

U: Họ đã làm vậy.

S: Nhân Loại và Chư Thiên cũng tương tự, tất cả trong số họ, nầy cư sĩ đệ tử ! Thế còn ngày hôm nay thì sao, nầy cư sĩ đệ tử ? Mốc thời gian thì như nhau, cơ hội thì như nhau, cõi giới của kiếp hữu sinh thì như nhau. Nếu như chúng ta chỉ là thuần túy thiết lập sự nỗ lực của chúng ta và tín thọ Giáo Lý, thì liệu chúng ta vẫn còn phải chọn lựa những thời điểm nhất định để tu tập không ?

U: Không có cần thiết cho việc đó.

S: Thật vậy sao ?

U: Điều đó quả là chính xác, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy ! Thời gian và hình tướng của kiếp hữu sinh là thích hợp. Các con có thể thành đạt được các sở nguyện cầu của mình khi các con mong ước, có thể không ?

U: Điều đó quả là chính xác, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy ! Các con có hiểu không ? Trước đây, họ đã không tu tập bởi vì họ đã bị bận rộn. Làm thế nào mà với sự việc như vầy “Tôi sẽ tu tập khi Tôi được rảnh rỗi” ? Chúng ta vẫn còn phải thiết lập thời gian như thế nầy sao ?

U: Không nhất thiết phải để dành thời gian nhất định nào cả.

S: Điều chi sẽ xẩy ra nếu như chúng ta tu tập chỉ khi nào chúng ta có được rảnh rỗi ? Nếu như chúng ta ngưng việc tu tập lại, thế rồi chúng ta sẽ không đạt được điều mà chúng ta phải đạt được. Ngay bây giờ, chúng ta làm việc của mình và luôn cả việc khác nữa: chúng ta cũng còn phải hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu của mình. Chúng ta làm hai việc cho được hoàn thành cùng một lúc, phải không, nầy các đệ tử cư sĩ ? Điều chi là tốt hơn hết: làm một việc cho được hoàn thành hay là làm hai việc cho được hoàn thành cùng một lúc ?

U: Điều tốt hơn hết là làm hai việc cho được hoàn thành cùng một lúc, kính bạch Ngài.

S: Các con thấy không ? Đó là giá trị việc tự mình thích ứng với bận rộn. Tuy nhiên, cho dù Sư nói rằng đó là giá trị việc tự mình thích ứng với bận rộn, đừng có bắt đầu việc thưởng thức trạng thái bận rộn chỉ vì lợi ích của trạng thái bận rộn – nếu như các con muốn liễu tri Giáo Lý, Sư muốn nói. Đừng có luôn mãi duy trì việc đang rong chạy loanh quanh. Nếu như các con thiết lập Tinh Tấn (Cần) cùng một lúc, thì yếu tố Cần Như Ý Túc sẽ khởi sinh. Hãy tự làm cho mình kiên định trong việc nầy. Nếu như các con nói rằng các con muốn thực hiện việc làm nầy nhưng chính mình lại tiếp tục đang đãng trí chỗ nầy và chỗ nọ, thì sự tiến hóa của các con sẽ bị chậm lại. Mặt khác, nếu như các con thiết lập sự tỉnh giác nầy và tiếp tục duy trì lấy nó, đang làm việc một cách hoan hỷ, thế thì các con sẽ được tiến hóa. Về việc làm nầy, các con nghĩ sao khi mà các con không thể nào tránh khỏi việc phải thực hiện ?

U: Chúng con cũng sẽ tiến hóa với việc đó.

S: Đúng vậy, nầy các cư sĩ đệ tử. Không chỉ làm cho các con có được những kết quả trong việc làm cao quý nầy, mà các con còn được gặt hái nhiều hơn nữa. Điều mà Sư nói là điều mà Đức Phật đã giảng dạy. Sư không có đang nói thêm bất cứ điều nào cả.

Bây giờ, tất cả những người của các con thì đang gắng sức nỗ lực, có phải không ? Sư thì chỉ muốn khuyên bảo các con. Điều mà Sư vừa mới đề cập đến [về trạng thái quá bận rộn] thì đôi khi có thể xẩy ra.

Khi các con có những ngày nghỉ lễ, các con quyết định đi đến đây và thiền định trong một vài ngày. Sau đó các con phải quay trở lại để làm việc và không có còn thời gian rảnh rỗi nữa. Các con không quay trở lại. Sự việc nầy thỉnh thoảng có xẩy ra không ?

U: Dạ thưa có, nó là vậy.

S: Thế là các con sao lãng việc hành thiền, Sư nghĩ vậy, có phải không ? Đừng sao lãng nó. Hãy tiếp tục với sự tỉnh giác nầy và cùng một lúc làm công việc của mình. Thế là các con hành động trong cùng một lúc hai sự việc. Các con nhận được hai. Nếu như các con trì hoãn việc làm cho đến những giờ rỗi rảnh của mình, thì các con chỉ nhận được có một lợi ích. Các sở nguyện cầu mà các con đang hoàn thành viên mãn không phải là những điều bình thường, có phải không ? Các con có thể đạt được sự thù thắng, sự phước báu cao quý cùng tột.

Bây giờ, các sở nguyện cầu nầy là những điều chi mà các con sẽ hoàn thành viên mãn ? Có nhiều hình thức sai biệt về sự Giác Ngộ. Sự Giác Ngộ có ý nghĩa là sự tuệ tri thấu triệt về Tứ Thánh Đế. Nếu như các con thiết lập sự nỗ lực, việc nói rằng các con muốn để có được điều đó, thì các con có thể hoàn thành viên mãn tất cả các sở nguyện cầu sai biệt của mình cho được sự Giác Ngộ ngay hiện tại nầy. Điều nầy quả không là bình thường.

Làm thế nào các con sẽ hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu của mình ? Mỗi thể loại của sự Giác Ngộ phải được hoàn thành viên mãn trong phương thức riêng biệt của chính nó: Chánh Đẳng Giác phải là Chánh Đẳng Giác, Độc Giác phải là Độc Giác. Chúng ta phải hiểu biết điều đó trong phương thức nầy nếu như chúng ta muốn hiểu biết điều đó một cách chính xác. Điều đó cũng giống như việc trồng một hạt giống chín muồi. Khi trời mưa, cây trồng được đâm chồi. Tại đây, cây trồng đã được chăm chút tốt đẹp, khi các con trở về nhà, nó đã có gốc rễ bám sâu và vững chắc.

Liệu có thể miêu tả thời kỳ nầy, thời điểm nầy tốt đẹp như thế nào không ? Hiện giờ điều đó rất là dễ dàng, nầy các cư sĩ đệ tử ! Hãy nói cho Sư biết, đây có phải là một thời kỳ mà người ta đã bị áp chế do bởi những sự lo lắng và khóc than và rên rỉ không ?

U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Đây có phải là thời kỳ mà chúng ta có thể chỉ là trố mắt ra nhìn một cách chịu đựng không ?

U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Đó là một thời kỳ mà chúng ta có thể hưởng được an vui và trọn vẹn phước báu ngay tức thì, khi mà chúng ta có thể chưa bao giờ được đón nhận trọn đủ niềm hoan hỷ nầy. Các con nhận được thậm chí còn nhiều hơn là các con đã mong muốn. Các con nhận được thậm chí còn nhiều hơn là các con đã ước nguyện đến, có phải không, nầy đệ tử ?

U: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.

S: Ồ đúng vậy. Các con không bao giờ cảm thấy đã mệt mỏi, không có ở trong hiện tại và không có ở trong phần còn lại của Vòng Luân Hồi. Những điều chi là Giáo Lý của Đức Phật ? Có phải không có điều nào ở trong Giáo Lý mà làm tác nhân gây ra sự áp lực và sự khốn khổ, phải không ? Không có ! Đó là niềm hạnh phúc thuần tịnh. Có một điều, dù cho: tâm thức có thể đã bị trở nên rối trí với quá nhiều những nghĩ suy, và Sư không nghĩ rằng những nghĩ suy nầy rất là thích hợp. Bây giờ, nếu như các con quyết định để thiết lập việc tu tập nầy, thì Sư không nghĩ rằng những ý tưởng nghi ngờ sẽ tồn tại ngủ ngầm ở trong tâm thức của các con. Các con không thể nào thành công trong phương thức nầy sao ? Tâm thức sẽ nghĩ suy điều mà nó mong muốn. Hãy bỏ mặc nó đi ! Hãy nương theo Giáo Lý. Các con có hiểu không ? Khi các con đi đến mục tiêu, rất có thể là các con sẽ khám phá ra được rằng nó không như là điều mà các con kỳ vọng vào nó như thể là. Sự việc nầy có xẩy đến với người ta không ?           

     U: Điều đó đã có xẩy ra rất nhiều lần, kính bạch Ngài.

     S: Đúng vậy, nó có xẩy ra. Nầy các cư sĩ đệ tử thân thương, Sư đang nói với các con chỉ là một chút ít. Trong số các con là những người tích cực tu tập sẽ nghĩ rằng “Vị tu sĩ nầy là đang miễn cưỡng để nói cho chúng ta biết tất cả mọi thứ. Rất có thể là ông ta không có thiện ý để chia sẻ với kiến thức của ông ta”. [Mọi người đều cười.] Các con sẽ nghĩ rằng “Sự việc nầy tuyệt vời hơn nhiều so với ông ta đã nói”. Khi các con phấn đấu để có được niềm chân hạnh phúc và trong phương thức nầy các con đi đến mục tiêu, thế rồi các con trải nghiệm được một điều gì đó mà các con không thể nào miêu tả với tất cả những ngôn từ hiện có. Một khi các con đã quyết định “Tôi sẽ phấn đấu để cho Tôi sẽ được tự liễu tri”, thế thì đừng có trì hoãn. Không nên trễ nải. Các con có nghe không ? Sự việc nầy rất là thanh cao. Nó rất là tốt đẹp, nầy các cư sĩ đệ tử. Hãy tích cực tu tập. Tất cả những người của các con thì đang gắng sức nỗ lực, có phải không ?

U: Hầu như tất cả chúng con, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy. Tốt lắm, tốt lắm. Các con sẽ tích cực tu tập, phải không ? Các con thấy đấy, khi tự bản thân các con đi đến mục tiêu – và đối với rất nhiều trong số của các con thậm chí ở trước thời điểm đó – các con có thể ban tặng niềm hạnh phúc nầy cho đến những người khác. Các con sẽ không bao giờ cảm thấy miễn cưỡng để ban tặng cho. Các con sẽ muốn ban tặng rất là nhiều về điều đó, thật là nhiều.

U: Điều nầy quả là xác thực, kính bạch Ngài. Trong quá trình chúng con đang hướng dẫn hiện bây giờ, có ba hoặc bốn thiền sinh, sau khoảng ba ngày, họ khóc với những tiếng nức nở vì lẽ họ lấy làm tiếc đã không đi đến đây sớm hơn.

S: Đúng vậy, nó là như thế đó.

U: Họ nghĩ rằng “Tôi phải đi đến sớm hơn”.

S: Đúng vậy, việc nầy đã xẩy ra. Hãy tích cực tu tập để mà đạt được sự thù thắng. Nơi nầy rất là tốt.

U: Đó là một nơi mà Ngài đã ban phát những lời chúc phúc của mình, kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão tôn kính.

S: Đây là một hạt nhân. Đó là trung tâm đầu tiên của rất nhiều trung tâm. Các con có nghe Sư không ? Ước mong niềm hạnh phúc nầy từ từ được lan truyền ra từ nơi đây. Phải rồi, phải rồi, các con phải tích cực tu tập, phải phấn đấu một cách cần mẫn. Việc tu tập có ý nghĩa là thỉnh thoảng các con phải thiền định, và sau đó, đôi khi, các con sẽ muốn được nghỉ ngơi. Sự việc nầy cũng có xẩy ra ở nơi đây không ?

U: Điều đó không có, kính bạch Ngài.

S: Điều đó không có ?

U: Nếu như các thiền sinh bắt đầu thiền định vào 12:30, họ chỉ đi ra khỏi những thiền đường của họ vào lúc 5: 00 PM. Vào giai đoạn đầu, họ đã có nghỉ giải lao, nhưng sau hai hoặc ba ngày, họ không đi ra ngoài để nghỉ giải lao nữa.

S: Đúng vậy, các con thấy đấy ! Nó là như thế đó ! Niềm phước báu tối thượng thì không có thể nào miêu tả được bằng những ngôn từ. Tuy nhiên tâm thức thì giống như một thầy phù thủy. Dù cho là các con có thể là đang thiền định tại đây như thế nầy, dù cho là các con có thể là đang thiền định một cách an tịnh, những ý tưởng tiêu cực có thể khởi sinh “Ồ, việc hành thiền quả rất là mệt mỏi ! Làm thế nào Tôi có thể thành đạt được bất cứ điều chi ? Tôi không thể nào”. Điều đó có giống như thế đó không ?

U: Điều đó đúng như là Ngài nói vậy, kính bạch Ngài. Họ nghĩ suy trong phương thức đó.

S: Đúng vậy. Tâm thức của các con có thể là đang lừa dối các con, nhưng sau khi đã thiết lập được Chánh Tinh tấn, thì không còn đang tự lừa dối mình – hay là việc đó vẫn có thể xẩy ra ?

U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nó không có.

S: Điều đó chỉ có trong thời kỳ trước khi các con thực sự hiểu biết về việc đó thì các con có thể tự lừa dối mình.

U: Dạ thưa đúng vậy, kính bạch Ngài.

S: Dù có đúng như thế thì, các con có thể là đang tự nhủ với chính mình rằng các con thiền định đã quá lâu – thế là bây giờ hãy nghỉ ngơi đi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                   

 

 

                                                     

 

 

 

 

 

 

                                                     DISCOURSE IX

THE POWER OF FORBEARANCE

PHÁP THOẠI IX

NĂNG LỰC CỦA HẠNH NHẪN NẠI

Đại Trưởng Lão Webu: Vào một thời, Vepacitta, vua của Chư ATu La, và Đế Thích, vua của cõi giới Tam Thập Tam Thiên (Đao Lợi Thiên), đã có một cuộc chiến tranh. Chư A Tu La đã bị đánh bại và vua trời Đế Thích đã bắt giữ vua của họ lại, đã trói ông ta lại với năm vòng dây thừng quanh cổ của ông ta, và đã giam giữ ông ta ở trong phòng hợp của Chư Thiên, Diệu Pháp. Lẽ tất nhiên là vua của Chư A Tu La không thể chịu đựng điều nầy và đã bị khống chế với sự giận dữ. Khi ông ta đã trông thấy vua trời Đế Thích đi vào hoàng cung của Ngài, thì Vepacitta đã chửi rủa, đã phỉ báng, và đã mắng nhiếc Ngài từ nơi chỗ giam giữ của ông ta. Khi vua trời Đế Thích đã đi ra khỏi hoàng cung một lần nữa, thì Vepacitta đã không thể kiềm chế được việc nói xấu, việc vu khống, và việc sỉ nhục vua của Chư Thiên. Tuy nhiên vua trời Đế Thích đã vẫn cứ điềm tĩnh và thản nhiên.

Khi người quản xa của vua trời Đế Thích, Matàli, đã nhìn thấy điều nầy, ông ta đã nói với vua trời Đế Thích “Tâu Bệ Hạ, vua của Chư A Tu La nầy lăng mạ Ngài năm lần bảy lượt. Ngài đã chịu đựng điều nầy một cách rất là điềm tĩnh là bởi vì Ngài đã sợ hãi ông ta ?”

Vua trời Đế Thích đã trả lời “Nầy người bạn trẻ, vua của Chư A Tu La nầy đã là trong quyền hạn của Ta. Ta có thể làm đối với ông ta như ý Ta muốn”.

“Thế tại sao Ngài chịu đựng tính cách đối xử nầy từ nơi ông ta, tâu bệ hạ ?” Màtali đã vấn hỏi.

“Ông ta đã là trong quyền hạn của Ta” vua trời Đế Thích đã trả lời. “Ta có thể hành phạt ông ta bất cứ phương thức nào mà Ta quyết định, tuy nhiên mặc dù là vậy, Ta nhẫn nhịn với những lời công kích trách mắng, sự chửi rủa, và sự phỉ báng của ông ta”

    Vì sao vua trời Đế Thích đã hành động trong phương thức nầy ? Bởi vì Ngài đã hiểu rõ những phúc lợi to lớn mà hạnh nhẫn nại mang lại. Mặc dù Ngài đã biết rằng Ngài có thể làm bất cứ điều gì mà Ngài đã muốn đối với người tù của Ngài và để cho người tù của Ngài sẽ không có khả năng để trả đũa lại với Ngài, Ngài đã vẫn cứ điềm tĩnh và kiên nhẫn. Đức Phật đã nói rằng đây là hình thức cao tột của sự kiên nhẫn: nhẫn nhịn ngay cả khi các con không cần phải như vậy, ngay cả khi các con có thể thay đổi được tình huống. Lẽ tất nhiên đó cũng là thú vị để thực hành hạnh nhẫn nại khi các con không có sự chọn lựa nào khác, tuy nhiên nhẫn nhịn một cách tự nguyện là thể loại thù thắng và tốt nhất của hạnh nhẫn nại.

Vua trời Đế Thích có quyền lực vĩ đại, tuy nhiên nếu như Ngài sẽ phải phản ứng lại với những lời lăng mạ như thế, khi không phải đang là một đấng hùng anh, thì điều chi sẽ xẩy đến với Ngài ?

Đệ Tử: Cũng giống như vua của Chư A Tu La, ông ta sẽ bị đánh bại và phải cam chịu sự tù đày. Ông ta sẽ bị thọ hình khổ đau.

S: Đúng vậy đó. Bất cứ người nào cố gắng để có được một điều chi thì vị ấy không phải chịu nhiều khổ đau, có phải không ?

Vì thế, ngay cả khi vị ấy đã có thể để bắt đầu tạo tác, thì vị ấy đã quán sát việc tiến tu hạnh nhẫn nại nầy trong tâm thức của mình, và điều đó rất là cao quý. Các bậc Thánh nhân ở thời cổ xưa đã thường luôn tu tập điều nầy. Vua trời Đế Thích đã tu tập điều nầy, như Sư đã mới vừa nói với các con, và các vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) cũng tu tập điều nầy, họ có phải không ?

Khi vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) của chúng ta đã được tục sinh làm Long Vương Bhùridatta, Ngài đã là rất giàu có (*). Ngài đã sở hữu rất nhiều của cải châu báu như là vua trời Đế Thích.

[(*): Xem Túc Sanh Truyện Bhùridatta (Túc Sanh Truyện số 543). Trong kiếp sống nầy, vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã được tục sinh như là một con Rồng. Với sự ước nguyện để được thoát khỏi ở nơi cõi giới đó trong thời vị lai, Ngài hành trì những ngày Thanh Tịnh Giới (Bát Quan Trai Giới) ở trong cõi nhân loại. Trải qua một loạt những tình huống bất hạnh Ngài đã bị khám phá ra do bởi một kẻ làm xiếc rắn, và bị đánh thuốc mê, và bị đánh đập cho đến khi tất cả các xương cốt của Ngài bị bể vỡ ra. Vì Ngài đang hành trì Thanh Tịnh Giới với sự quyết tâm mãnh liệt để giữ cho tâm thức của mình được thoát khỏi sự tham muốn, sự đố kỵ, sự trúng độc, và sự sân hận, Ngài không phản ứng với các việc làm tổn hại của người Bà La Môn. Với quyền lực đang có ở trong Ngài, kẻ làm xiếc rắn đã sử dụng Ngài để đi kiếm sống cho ông ta ở các thị trấn và các làng mạc. Sau một thời gian, vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã được giải cứu do bởi một trong các anh em của Ngài, và người Bà La Môn trở thành một người mắc bệnh phong cùi.]

Sau khi đã đặt tất cả tài sản của mình sang một bên, Ngài đã quyết định để hành trì những điều học Thanh Tịnh Giới. Nhưng trong khi Ngài đã đang hành trì Thanh Tịnh Giới, một kẻ làm xiếc rắn đã đi tới và đã tìm thấy vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát). Bấy giờ, đem so sánh với vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát), thì ông ta không có chút quyền lực nào cả. Vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã hội đủ phước duyên với quyền lực ?

D: Con không biết truyện ký câu chuyện Tiền Thân (Túc Sanh Truyện) nầy, kính bạch Ngài.

S: Các con hoàn toàn biết về nó. Các con chỉ có lo sợ các con sẽ cảm thấy mệt mỏi nếu như các con phải kể về câu chuyện đó.

Bấy giờ quyền lực của vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) rất là tuyệt vời, Ngài đã có thể biến thành tro bụi một người bằng cách chỉ cần việc liếc mắt nhìn ngang người họ. Thế kẻ làm xiếc rắn nầy đã sử dụng điều chi để làm mê hoặc mà chống lại vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) ? Quả không có sử dụng điều chi cả ! Tuy nhiên vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã không nhúc nhích là vì Ngài đã lo sợ về việc làm hư hỏng các điều học giới đức (Giới Luật). Thậm chí Ngài đã không mở đôi mắt của Ngài. Vì vậy kẻ làm xiếc rắn đã sử dụng thủ đoạn của mình lên Ngài và đã làm cho Ngài phục tùng dưới quyền lực của ông ta. Thế rồi ông ta đã làm rất nhiều điều đối với Ngài. Nếu như vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã không muốn bị quấy rầy, thì Ngài đã có thể bay vút lên vào hư không. Hoặc Ngài đã có thể lặn xuống mặt đất biến mất. Hoặc, như chúng ta đã nói, Ngài đã có thể cho kẻ làm xiếc rắn một cái liếc mắt nhìn ngang. Ngài cũng đã có thể giả ra sự thị hiện của vua trời Đế Thích hay là một vị Phạm Thiên vĩ đại, có phải không ?

D: Ngài đã có thể làm điều đó, kính bạch Ngài.

S: Tuy nhiên Ngài đã không làm bất cứ một điều nào trong những điều nầy. Vì vậy, kẻ làm xiếc rắn đã dùng bạo lực đối với Ngài và đã bỏ các chất độc mạnh mẽ vào trong miệng của Ngài. Trong khi ông ta đã làm như thế, vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) của chúng ta đã tu tập tâm thức thuần tịnh siêu phàm và đã không phản ứng lại, ngay cả đối với việc nầy. Sự việc nầy đã như vậy là bởi do Ngài đã yếu kém hơn kẻ làm xiếc rắn ?

D: Dạ thưa không. Ngài đã là dũng mãnh, nhưng vì Ngài đã đang hành hạnh nhẫn nại.

S: Vì sao Ngài đã đang hành hạnh nhẫn nại ?

D: Ngài đã là một bậc cao quý là người đã có sở nguyện cầu đến Quả vị Phật, và Ngài đã đang hoàn thành viên mãn các Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật), kính bạch Ngài.

S: Nếu như điều nầy sẽ xẩy đến với các con trong khi các con đang hành trì Thanh Tịnh Giới, thì các con sẽ hành động trong cùng phương thức tương tự ?

D: Con sẽ không có khả năng để chịu đựng được điều đó, kính bạch Ngài. Nếu như người đang hành động điều đó đã là yếu kém hơn con, thì trong trường hợp nầy, con sẽ

S: Và nếu như các con đã là người với những quyền lực vĩ đại ?

D: Con chắc chắn sẽ sử dụng chúng, kính bạch Ngài.

S: Các con sẽ giữ sự lặng yên, thậm chí không mở đôi mắt của mình ra ?

D: Ồ không phải vậy, kính bạch Ngài. Con sẽ mở đôi mắt ra thật to.

S: Nếu như các con hành động như thế đó, thì các con sẽ nhận được điều mà các con mong muốn ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, các con có thấy điều mà Sư muốn nói. Vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã hành động phương thức đó. Nhưng điều đó đã không là một sự kết thúc. Ngài đã bị đánh đập như cách thức các người giặt giũ đập vào quần áo khi họ giặt giũ quần áo, nhưng Ngài đã không phản ứng lại hoặc thậm chí là nhúc nhích. Vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã làm theo các mệnh lệnh của kẻ làm xiếc rắn trong thời gian khá lâu, mà vẫn duy trì sự tĩnh lặng. Ngài đã làm điều mà kẻ làm xiếc rắn đã bảo với Ngài và thậm chí còn nhiều hơn nữa. Và Ngài đã làm tất cả với mục đích để đạt thành điều mà Ngài đã có sở nguyện cầu đến. Đây là việc hoàn thành viên mãn về các Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật). Ngài đã hoàn thành viên mãn chúng đến mức cùng tột. Và Ngài đã gặt hái được những thành quả mà còn thua kém hơn so với những gì mà những người khác có được không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài. Vị ấy đã gặt hái những thành quả còn thù thắng hơn và cao quý hơn.

S: Ngài đã tu tập nhằm để đạt đến một trình độ cao của Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật). Bây giờ, nếu như một người đang hành hạnh nhẫn nại là bởi vì ông ấy không có sự chọn lựa, điều đó quả cũng là tốt, tuy nhiên nếu như một người không chịu đựng khi vị ấy phải là, thì điều chi sẽ xẩy ra ?

D: Ông ta sẽ khốn khổ, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy. Sư đã có giải thích một chút ít về hạnh nhẫn nại vừa tức thời. Nếu như Sư có được giải thích một cách đầy đủ về nó, thì có thể sẽ không có sự chấm dứt. Hạnh nhẫn nại cho nhiều phúc lợi ngay hiện tại và cho phần còn lại của Vòng Luân Hồi. Nếu như các con muốn được hạnh phúc trong hiện tại, thì các con phải tiếp tục tu tập hạnh kiên nhẫn của mình. Nếu như các con muốn được hạnh phúc trong thời vị lai, thì các con phải tiếp tục tu tập hạnh kiên nhẫn của mình. Nếu như các con muốn làm một điều chi, để hoàn thành một điều chi ở ngay trong kiếp sống hiện tại nầy, thế thì hãy phát triển hạnh nhẫn nại và tính kiên nhẫn. Long Vương đã có hoàn thành điều nầy không ?

D: Vị ấy đã có làm, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, Ngài đã có làm. Long Vương Bhùridatta đã tự bản thân mình thiết lập và đã hành trì trong việc đức hạnh (Giới Luật). Nếu như Ngài đã hoàn toàn tránh xa sự gian khổ, Ngài đã có thể thành đạt được bất cứ điều chi không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Nếu như Ngài đã trốn thoát vào trong hư không khi kẻ làm xiếc rắn đã đi đến, thì Ngài đã có thể gặp được ông ta và đã có khả năng để thành đạt được Pháp Toàn Thiện trong tính kiên nhẫn và hạnh nhẫn nại không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Và nếu như Ngài đã giả ra sự thị hiện của vua trời Đế Thích ?

D: Trong trường hợp đó Ngài cũng sẽ không có thể có được khả năng để thành đạt được những thành quả, kính bạch Ngài.

S: Nhưng mà Ngài đã không sử dụng năng lực của mình trong phương thức đó. Nếu như Ngài đã chỉ có việc chớp mắt nhìn vào ông ta, với việc nghĩ suy “Người đàn ông nầy thì đang quấy rầy Ta” điều chi sẽ có thể đã có xẩy ra sau đó

          D: Kẻ làm xiếc rắn sẽ có thể đã biến thành tro bụi.

S: Nhưng mà Ngài đã không có làm những sự việc nầy. Ngay cả khi kẻ làm xiếc rắn quả tất nhiên là đã không có năng lực hơn được Ngài, mà Ngài lại kiên nhẫn chịu đựng với ông ta nhằm để cho thành đạt được Pháp Toàn Thiện. Thậm chí Ngài đã không muốn nhúc nhích. Ngài đã đi đến nơi đó để hành trì Thanh Tịnh Giới và đã quyết tâm rằng kẻ làm xiếc rắn sẽ có thể làm đối với Ngài bất cứ điều gì mà ông ta đã muốn. Thế rồi Ngài đã chịu đựng tất cả mọi thứ. Một khi Ngài đã thực hiện sự quyết tâm của mình, thì Ngài đã đạt thành điều đó hoàn toàn.

Thế còn các con thì sao ? Khi các con đảm trách việc hành trì Thanh Tịnh Giới, khi các con quyết định hành trì Thanh Tịnh Giới, thì các con gìn giữ lấy nó, có phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài. Chúng con hành trì Thanh Tịnh Giới.

S: Khi các con tín thọ các điều học giới đức, các con hành trì chúng cho trọn cả ngày, phải không ?

D: Dạ chúng con làm vậy, kính bạch Ngài.

S: Sau khi tự bản thân thiết lập trong các điều học giới đức, các con gìn giữ lấy chúng, và bất cứ điều chi xẩy đến trong tình thế của mình, thì không có vấn đề quan trọng nào sẽ xẩy ra ?

D: Chúng con không chấp nhận tất cả mọi thứ, kính bạch Ngài.

S: Nhưng mà các con không có lấy trọn cả một ngày để tu tập sao ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài. Chúng con không có thực hành trọn cả một ngày.

S: Các con buông xả bao nhiêu lần trong một ngày ?

D: Sau việc tín thọ những điều học Thanh Tịnh Giới, chúng con cố gắng để tiến hóa cho được một ngày, nhưng đôi khi chúng con thực sự còn lui sụt nhiều hơn nữa của một ngày, kính bạch Ngài.

S: Nhiều hơn bao nhiêu ?

D: Có thể là một ngày rưỡi, kính bạch Ngài.

S: Thế là các con tín thọ Giới Luật nầy cho một ngày, và sau đó các con lui sụt trong một ngày gần bằng một ngày rưỡi. Sự nỗ lực đó có vừa đủ không ?

D: Dạ thưa không, nó thì không đủ, kính bạch Ngài.

S: Sau khi tự bản thân đã thiết lập trong sinh lực (Tinh Tấn) thì chúng ta có thể hoàn thành tất cả mọi việc với tính kiên nhẫn và hạnh nhẫn nại của mình. Liệu không thể nào áp dụng được điều nầy ở khắp mọi nơi ? Khi từ nơi đây các con quay trở về nhà, các con sẽ phải tiếp xúc những đối tượng của các giác quan mà các con ưa thích và các đối tượng mà các con không ưa thích. Các con tiếp xúc một cách không ngớt cả hai thể loại đối tượng nầy. Các con có đồng ý rằng các con luôn mãi phải đối diện với cái nầy hoặc cái khác của hai thể loại đối tượng nầy không ?

D: Nó thì luôn luôn có hoặc là một cảm giác mà chúng con ưa thích hay là một cảm giác mà chúng con không ưa thích, kính bạch Ngài. Một trong hai thì luôn luôn hiện hữu ở nơi đó.

S: Khi các con tiếp xúc thể loại nầy hay thể loại khác, hãy nhẫn nại ! Nếu các con sống một đời sống của tính kiên nhẫn và hạnh nhẫn nại, thì điều chi sẽ xẩy ra khi các con tiếp xúc những cảm giác nầy ?

D: Nếu như chúng con tiếp xúc những đối tượng duyệt ý, thì chúng con loại trừ chúng bằng với các sự nỗ lực của mình. Và nếu như chúng con tiếp xúc những đối tượng bất duyệt ý, thì chúng con thiết lập các sự nỗ lực của mình dũng mãnh hơn nữa và tẩy trừ chúng đi.

S: Thực vậy sao ? Bây giờ, nếu như các con tiếp xúc với những cảm tưởng duyệt ý, thì những trạng thái không khôn khéo (Bất Thiện) của tâm thức sẽ tuôn tràn vào ?

D: Đó là bởi vì điều nầy có thể có xẩy ra, nhằm để gìn giữ chúng từ nơi việc tuôn tràn ở trong sự việc đó thì chúng con phải thiết lập sự nỗ lực và sức chịu đựng.

S: Và nếu như có nhiều ấn tượng nầy hướng đến các con ?

D: Thế thì chúng con phải nhẫn nại nhiều hơn nữa, kính bạch Ngài.

S: Và nếu như các con tiếp xúc chỉ có một ít ?

D: Thế thì chúng con chỉ cần một chút ít hạnh nhẫn nại, kính bạch Ngài.

S: Bây giờ, khi các con về nhà và những con trẻ nói chuyện và làm ồn – chỉ ồn một chút ít, nhưng mà vừa đủ để cho các con có thể tìm thấy điều đó là không thể chịu đựng nổi, thì các con sẽ làm gì ?

D: Trong trường hợp đó con sẽ phải thực hiện một sự nỗ lực để hành kiên nhẫn.

S: Nếu như các con làm điều đó, các con có đạt được không ?

D: Con đạt được, kính bạch Ngài.

           S: Điều chi xẩy ra nếu chúng ồn ào hơn và không thể chịu đựng hơn nữa ?

D: Thế thì con sẽ phải thực hiện thật nhiều sự nỗ lực và nhẫn nại, kính bạch Ngài.

S: Là như thế đó sao ? Các con thực sự sẽ làm điều đó ?

D: Con đã nói là nhằm để cho có câu trả lời thích hợp, kính bạch Ngài.

S: Các con vẫn chưa có về nhà, nhưng ngay bây giờ các con đã bắt đầu tu tập điều nầy. Khi các con tu tập điều nầy thì các con sẽ trở nên dũng mãnh. Điều đó không có làm mệt mỏi chút nào cả. Hay là các con nghĩ rằng các con sẽ cảm thấy mệt mỏi khi đang sống với tính kiên nhẫn ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, điều đó không có làm mệt mỏi.

S: Điều đó có đòi hỏi các con bất cứ điều chi không ?

D: Điều đó không có đòi hỏi bất cứ điều nào cả, kính bạch Ngài.

S: Các con có mất mát bất cứ điều chi không ?

D: Thông qua tính kiên nhẫn và hạnh nhẫn nại chúng con đạt được rất nhiều, kính bạch Ngài. Chúng con không có mất mát bất cứ điều nào cả. Mà trái lại chúng con đang khiếm khuyết trong đức tin (Tín), sự nỗ lực (Tấn), sự liễu tri (Niệm), và trí tuệ (Tuệ), kính bạch Ngài.

S: Nếu như các con đã bị rối trí do bởi những nghĩ suy như vầy, các con sẽ nghĩ rằng “Tôi có nên làm điều nầy ngay bây giờ không? Tôi có nên làm điều đó không ?” Như thế các con sẽ bị rối trí đi. Chỉ cần ghi nhớ rằng các con phải là nhẫn nại. Những ý nghĩ có thể xẩy đến như sau “Tôi có nên áp dụng điều nầy hay là điều đó không ? Tôi có nên tìm kiếm điều nầy hay là điều đó không ? Nếu như điều nầy không có ở nơi đó, tất cả mọi thứ sẽ là vô ích”. Tuy nhiên các con chỉ nên làm điều mà chúng ta mới vừa nói, chỉ nghĩ suy duy nhất một việc về điều nầy.

D: Ý Ngài muốn nói chúng con là chỉ nên hành nhẫn nại, kính bạch Ngài ?

S: Đúng vậy. Nếu như các con làm được điều đó, thông qua hạnh nhẫn nại mà tất cả mọi thứ sẽ đi đến tốt đẹp. Bất luận điều đó là chi, thì nó sẽ được ổn thỏa.

Khi Sư còn là một vị tu sĩ trẻ tuổi, người dân Miến Điện ở trong đất nước nầy đã không có được văn hóa lắm, trái lại người dân Ấn Độ thì có. Khi Sư đã đi trì bình khất thực, thì đã có một lão già Ấn Độ ông ta đã chạy đến để cúng dường một vật phẩm ngay khi ông ta đã trông thấy Sư. Mặc dù với tuổi già của mình, người Ấn Độ lão mại nầy đã bước đi lảo đảo băng qua các đường lộ đang bầy bán hàng hóa, và khi ông ta đã trông thấy Sư, ông ta đã chạy đến, ngay cả từ ở nơi xa, để xả thí cúng dường.

Bây giờ, là như thế nào mà người dân Miến Điện của chúng ta đã không có được văn hóa lắm ? Các bậc Cha Mẹ đã cho tiền đến các con trẻ và chúng đã mua những bánh ngọt và các thức ăn nhẹ với đồng tiền đó. Người lão già Ấn Độ nầy đã bán những gì mà chúng có đủ khả năng để mua. Bấy giờ, chúng đã gọi tên ông ta như thế nào không ? Chúng đã hét to lên “Nầy, con chó Ấn Độ !” Chúng đã gọi ông ta như thế đó ! Các con đã nghe không ?

Thế là, các bọn trẻ đã gọi ông ta từ mọi phía, và ông ta đã làm gì ? Ông ta đã đi đến bọn chúng, và mỉm cười. Ông ta vẫn cứ tiếp tục mỉm cười, và bất cứ ai đã gọi đến ông ta như thế đó đầu tiên, thì ông ta sẽ đi đến bọn chúng đầu tiên. Ông ta đã đi đến bọn chúng và chúng đã tiếp tục đang gọi ông ta “Con chó Ấn Độ.” Ông ta đã không có nghĩ rằng “Bây giờ, có thể những bọn trai trẻ nầy gọi Ta như thế nầy để mua một cái gì đó đáng giá một đồng xu – Ta, một lão già là người cao niên lớn tuổi của bọn chúng ?” Không, ông ta chỉ cố gắng để đi đến bọn trai trẻ đó.

Các con sẽ làm điều chi nếu như bọn con trẻ đã gọi các con điều mà chúng đã gọi người lão già nầy ?

D: Chúng con sẽ nổi giận, lẽ tất nhiên, kính bạch Ngài.

S: Các con chỉ sẽ nổi giận và vẫn cứ giữ yên lặng ?

D: Con sẽ không giữ yên lặng, kính bạch Ngài. Có thể con sẽ còn đánh những đứa trẻ đó.

S: Thế rồi, các con sẽ có được một đồng xu của bọn chúng không ? Và ngoài ra điều đó thì điều chi sẽ xẩy ra ?

D: Người dân Miến Điện sẽ đánh con, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, các con thấy đấy, điều nầy đã không có xẩy đến ông ta. Cũng thế, ông ta đã không có tạo tác bất kỳ một trạng thái không khôn khéo nào (Bất Thiện) của tâm thức. Ông ta đã không có nổi giận. Đây là điều mà Sư đã gặp phải khi Sư đã đi trì bình khất thực trong khi là một vị tu sĩ trẻ tuổi. Cho dù là bọn chúng đã gọi ông ta như thế đó, ông ta đã không có nổi giận.

Nếu như ông ta đã nổi giận, thì hành động đó đã là thiện hạnh (Thiện) hay là bất thiện hạnh (Bất Thiện) ?

D: Bất Thiện Hạnh, kính bạch Ngài.

S: Bây giờ, tất cả các con muốn hành hạnh nhẫn nại, thì phải tùy thuận theo Giáo Lý của Đức Phật, có phải không ?

D: Cho dù chúng con ước nguyện để tu tập Giáo Lý được đến một đôi chút mức độ, chúng con không có hành nhẫn nại đến mức độ đó được, kính bạch Ngài.

S: Đừng có bị phân tâm do bởi những việc khác. Chỉ làm một việc: là hãy nhẫn nại. Các con có hiểu không ? Bất luận là bao nhiêu người đang sống với các con phiền lụy các con, chỉ cần tu tập điều nầy một cách tròn đủ cho chính mình. Giả sử như người ta đã thường luôn làm điều thích hợp thì sao ?

D: Thế thì con sẽ rất là vui mừng. Tuy nhiên cho dù chúng sẽ là hỗn loạn, thì con cần phải giữ bình tĩnh và hoan hỷ, liễu tri được rằng nếu như lòng tham khởi sinh thì nó sẽ là bất thiện hạnh cho con, kính bạch Ngài.

S: Tuy nhiên điều mà các con sẽ làm nếu như nó quả là quá nhiều thì sao ?

D: Con sẽ hành nhẫn nại.

S: Đúng vậy. Chỉ cần nhớ lấy điều nầy. Đừng có lo lắng về bất cứ điều nào khác. Nếu như các con nghiên cứu quyển sách nầy hay quyển sách kia để xem điều mà họ nói, sau đó việc tu tập của chính các con sẽ phải chịu tổn hại. Chỉ cần tu tập hạnh nhẫn nại. Nếu như các con tự cố gắng chỉ ngay trong một điều nầy, thì các con có thể đạt được bất cứ điều gì.

DISCOURSE X

HOW MAHÀ KASSAPA WAS DECEIVED

PHÁP THOẠI X

LÀM THẾ NÀO NGÀI ĐẠI CA DIẾP ĐÃ BỊ LỪA GẠT

Đại Trưởng Lão: Có phải có một vị vua ở cõi Tam Thập Tam Thiên (Đao Lợi Thiên) có tên gọi là Đế Thích, phải không ?

Đệ Tử: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, Ngài ngự trị nơi đó rất tốt. Đế Thích, vua của Cõi Tam Thập Tam Thiên, đang hiện hữu. Bây giờ, làm thế nào Ngài đã trở thành Đế Thích, Thiên Chủ của Tam Thập Tam Thiên ? Ngài đã tích lũy những phước báu chi ?

D: Ngài đã có tích lũy phước báu trong một kiếp quá khứ, kính bạch Ngài.

S: Đó là một điều chủ yếu để tích lũy phước báu trong thời gian khi mà Giáo Lý của một vị Phật đang còn hiệu lực, tuy nhiên những nỗ lực của vua trời Đế Thích đã dũng mãnh ngay cả trong thời gian khi mà Giáo Lý đã không có hiện hữu ở thời lúc đó, Ngài đã tự dựa vào những nỗ lực của riêng mình.

Ngài đã là một trưởng giả giàu có. Ngài đã không có bận tâm lo lắng bất cứ mặt nào về việc ăn uống, và Ngài thậm chí cũng không phải chi tiêu một đồng xu cắc bạc nào cho một bữa ăn bổ dưỡng. Thế là, Ngài đã không có bất kỳ một gánh nặng nào cả. Ngài đã làm những điều chi ? Ngài đã dùng những thợ thủ công kỹ xảo cùng với những phu lao động và Ngài đã làm việc liên tục ngày đêm với họ mà không có việc nghỉ ngơi. Ngài đã làm những việc chi ? Ngài đã làm việc vì phúc lợi cho nhân loại. Ngài đã đào những cái giếng và các bể chứa nước ở những nơi mà chưa có. Ngài đã kiến tạo các đường lộ tốt đẹp cho các du khách và như thế Ngài đã dành cuộc đời của mình để làm việc vì hạnh phúc cho những người khác. Khi Ngài đã làm việc ở nơi gần nhà thì Ngài đã lưu lại ở nhà của mình, nhưng khi dự án của mình mà ở một nơi xa xôi thì Ngài đã làm việc thậm chí không có về nhà. Ngài đã có hạnh phúc khi những người khác đã là chính trực và đã có rất nhiều người đang làm việc kề bên nơi Ngài. Công việc làm như thế nầy mà không có một sự nghỉ ngơi người ta có thể đối diện với hiện tại và vị lai. Đế Thích đã làm việc mà không bao giờ nghỉ ngơi mãi cho đến chấm dứt kiếp sống của mình, và vì lẽ nầy Ngài đã trở thành vua trời Đế Thích. Sau khi Đức Phật đã được giác ngộ và Tam Bảo đã được khởi sinh trong thế gian, chúng hữu tình đã được tục sinh cõi giới Tam Thập Tam ngay khi chấm dứt kiếp sống đã phân định của họ thông qua mãnh lực của phước báu mà họ đã đạt
được qua việc tôn kính Đức Phật, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Vì Đế Thích là vua của cõi giới nầy, những Chư Thiên khác phải đi đến để bầy tỏ tấm lòng tôn kính và quý trọng của mình đối với Ngài. Và những điều chi đã xẩy ra ? Bấy giờ các Chư Thiên Nam và Chư Thiên Nữ nầy đã đi đến nơi cõi giới Tam Thập Tam như là một kết quả của chỉ là một lượng nhỏ của việc phục vụ đến Tam Bảo và hơn nữa đã đi đến để bầy tỏ lòng tôn kính đến vua trời Đế Thích, tuy nhiên y phục của họ, thân xác của họ, phương tiện chuyên chở và các cung điện của họ đã đang chiếu sáng vô cùng rực rỡ và một cách lộng lẫy cho đến nỗi y phục của vua trời Đế Thích, thân xác và cung điện đã bị lu mờ và một cách khó khăn lắm để có thể được nhìn thấy trong ánh sáng chói lọi – đó là những điều đã có xẩy ra.

Bấy giờ những màu sắc lộng lẫy và hào quang của Ngài đã không có biến mất, nhưng nó đã bị chói sáng hơn bởi các vị Chư Thiên nầy và vì thế đã lu mờ. Nó đã không còn rõ ràng được nữa. Nó cũng giống như các ngôi sao và mặt trăng. Khi chúng chiếu sáng và lấp lánh vào ban đêm các con nhìn và các con có thể trông thấy chúng. Các con trông thấy chúng và ngắm nhìn thích thú sự chiếu sáng của chúng. Nhưng khi bình minh đến, bầu trời trở nên sáng. Sau đó mặt trời hiện ra, và những điều chi sẽ xẩy ra ? Ánh sáng của các ngôi sao và mặt trăng vẫn còn ở nơi đó ?

D: Ánh sáng thì vẫn còn ở nơi đó, kính bạch Ngài.

S: Các con có thể trông thấy nó ?

D: Ánh sáng của mặt trời chiếu sáng hơn chúng, kính bạch Ngài.

S: Nhưng mà các con vẫn có thể trông thấy mặt trăng và các ngôi sao ? Chúng đã đi đâu ?

D: Chúng đã không có đi bất cứ ở nơi đâu. Chúng vẫn còn ở nơi đó, nhưng vì ánh sáng mặt trời thì quá chói sáng chúng ta không thể nào trông thấy chúng được, kính bạch Ngài.

S: Cũng như thế đã đúng với vua trời Đế Thích. Chư Thiên Nam và Chư Thiên Nữ đã được tục sinh trong cõi giới Tam Thập Tam do bởi phước báu mà họ đã có được qua việc hiển thị tấm lòng tôn kính của mình đối với Đức Phật và Giáo Lý của Ngài thì đã tựa như mặt trời đang mọc, và những màu sắc và hào quang của từ nơi vua trời Đế Thích đã lu mờ vào trong sự ẩn tàng. Bấy giờ – than ôi, trời ơi ! – Ngài đã vô cùng hổ thẹn Ngài đã không biết làm thế nào để hành động thích hợp do bởi những Chư Thiên nầy đã vây quanh. Ngài đã ước muốn đầu của mình sẽ vỡ ra thành nhiều mảnh. Điều đó Ngài đã là hổ thẹn biết bao bởi tất cả sự việc nầy.

Khi những Chư Thiên nầy đã đến gần nơi cung điện của vua trời Đế Thích, thì ánh sáng từ nơi y phục của Ngài, thân xác của Ngài, và những nơi lân cận của Ngài đã vội mờ nhạt dần đi – quả thật vô cùng phi thường là sự khác biệt giữa phước báu đã được tích lũy ở trong Giáo Pháp và phước báu đã được tích lũy ở ngoài Giáo Pháp.

Bấy giờ vua trời Đế Thích đã rất là lúng túng và bối rối do bởi sự việc nầy cho đến nỗi Ngài đã không còn dám ra đi ra ngoài nữa, và Ngài có vẻ như vẫn còn lẩn tránh.

D: Con nghĩ vua trời Đế Thích tất phải là vô cùng ưu phiền, kính bạch Ngài.

S: Các con sẽ không là như vậy ?

D: Con cũng sẽ rất là trầm cảm, kính bạch Ngài.

S: Mặc dù Ngài đã là một vị vua, Ngài đã gặp rất nhiều hệ lụy. Các con thấy đấy, cả hai Thiện (Kusala) Nghiệp và trổ sanh phước báu, nhưng chỉ cần một chút ít của sự nỗ lực ở trong Giáo Pháp và các con lại nhận được rất là nhiều. Điều đó quả là sự khác biệt. Tuy nhiên vua trời Đế Thích sẽ không thể nào thay đổi được những gì đã xẩy ra ở trong quá khứ. Chỉ có sau nầy đã làm cho Ngài trở nên hùng mạnh một lần nữa. Ngài đã có nhận thức rằng “Quả thật vậy, những thiện công đức của sự từ thiện và những công đức hạnh khác mà đã được thực hiện ở trong Giáo Pháp thì quả là hết sức tuyệt vời. Chúng quả là hết sức tuyệt vời còn hơn cả những tạo tác đã được thực hiện ở ngoài Giáo Pháp”. Tuy nhiên cho dù Ngài đã có nhận thức được điều nầy, Ngài sẽ không làm được bất cứ điều gì về sự việc nầy. Ngài vẫn phải tiếp tục sự sống như Ngài đã là.

Một khi Ngài đã được nhận thức về tầm quan trọng của việc tạo tác những Phúc Thiện Hạnh trong thời Giáo Pháp, Ngài đã nói với Chư Thiên Nam và Chư Thiên Nữ ở trong sự vây quanh bên Ngài để thực hiện những Thiện công đức, và ngay lập tức họ đã tiến hành để hành động. Họ đã đi đến nơi mà Ngài Đại Trưởng Lão Đại Ca Diếp đã sinh sống, và vị tu sĩ đã vấn hỏi họ “Các người từ đâu đến ?” Họ đã trả lời “Chúng tôi đến từ cõi giới Tam Thập Tam với tác ý để được thực hiện những Phúc Thiện Hạnh, kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão.”

Ngài Đại Ca Diếp, mặc dù vậy, đã nói “Hôm nay, Ta có tác ý để ban cho chúng hữu tình mà đang là khốn khổ cơ hội để vượt lên trên tình cảnh của họ qua việc thực hiện những Thiện (Thiện) công đức. Về các người, các người là chúng hữu tình đã có đặc ân. Các người có thể quay trở lại nơi mà các người đã đến”. Thế là họ đã quay trở lại cõi giới Tam Thập Tam mà không có được bất kỳ một phước báu nào cả.

Khi họ đã trình báo lại cho vua trời Đế Thích, Ngài đã tự nhủ rằng “Nhưng mà Ta cần phải có được phước báu nầy bằng bất cứ giá nào.” Thế đấy, Ngài đã biết rằng thật là thiện hảo để bầy tỏ lòng tôn kính đến các vị Thánh Tăng khi họ đã xuất khỏi Trạng Thái Đình Chỉ (Nhập Thiền Diệt – Diệt Thọ Tưởng Định), sau đó Ngài đã tự biến hóa ra thành một lão già ở gần Vương Xá – một lão già mà rất là, rất là nghèo khổ, mà không có bất kỳ những người con trai hoặc những người con gái, hay là cháu chắt để chăm nom lấy mình. Ông ta đã làm việc để mưu sinh, mặc dù là thân xác của ông ta đã yếu đuối và đang run rẩy. Hơn nữa ông ta đã kiến tạo một túp lều nhỏ ọp ẹp mà ở nơi đó ông ta đã sinh sống mà không có bất cứ một điều tiện nghi nào. Hoàng Hậu của vua trời Đế Thích, nàng Sujata, cũng đã tự biến hóa ra thành một bà già lụ khụ với những mí mắt rũ xuống và da thịt đã nhăn nheo. Và cả hai đều đã sinh sống ở vùng nông thôn. Vâng, khi Ngài Đại Ca Diếp đã nhìn thấy họ, Ngài đã nghĩ suy “Những người già yếu nghèo khổ nầy thì túng thiếu và đáng thương xót. Họ phải làm việc để có được thực phẩm và nước uống, ngay cả ở chạn tuổi cao niên của tám mươi hoặc chín mươi. Hôm nay, Ta sẽ ban cho những hai người đang khốn khổ nầy một cơ hội để vượt lên trên tình cảnh của họ.” Và Ngài đã dừng lại ở một khoảng cách dè dặt từ nơi túp lều của họ. Vua trời Đế Thích và nàng Sujàtà, lẽ tất nhiên, chỉ đang là giả vờ thôi. Vẫn đang tiếp tục giữ sự lừa gạt, họ đã từ từ mở đôi mắt của mình ra và đã lấy đôi tay của mình che đôi mắt lại, như thể họ đã đang cố gắng để nhìn cho rõ hơn. Thế rồi họ đã tiến đến gần Ngài Đại Ca Diếp.

“Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão”, họ đã vấn hỏi “có phải Ngài là Đại Trưởng Lão Đại Ca Diếp ? Chúng con rất là nghèo khổ và vẫn còn phải dành nhiều thời gian làm việc của chúng con cho việc nuôi mạng hằng ngày của mình”. Từ lúc Ngài đã đi đến, kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, chúng con với tư cách là hàng đệ tử sẽ có thể được báo đáp đến Ngài một sự phục vụ. Kính xin vui lòng, hãy để cho chúng con có được phước báu.”

Đó đã là cần thiết cho họ để lừa gạt được Ngài, các con thấy đấy, bởi vì nếu như sự nói dối đã được phát hiện ra, thì họ sẽ không thể nào thực hiện được điều mà họ đã mong muốn được làm. Thế rồi họ đã tiến đến gần Ngài Đại Ca Diếp rất là rụt rè, rất là khúm núm, và sau đó đã đặt Tiên Thực vào trong bình bát của Ngài. Họ đã đặt thực phẩm vào trong bình bát trong cách thức hợp lễ, và họ đã chia ra đầy đủ thành từng phần. Trong khi vua trời Đế Thích đã đang cúng dường thực phẩm, Ngài đã nói “Bởi vì chúng con tôn kính lòng hảo tâm và những vị mà đón nhận những tặng phẩm thịnh soạn, chúng con cúng dường bằng với những đôi tay của chính mình và với tấm lòng tôn kính sâu sắc, kính bạch Ngài.”

Tiên Thực, lẽ tất nhiên, đã lan tỏa ra một mùi hương rất duyệt ý. Ngài Đại Ca Diếp đã thẩm định được vấn đề và đã liễu tri được những gì vua trời Đế Thích và nàng Sujàtà đã làm. Theo lẽ đương nhiên là Ngài đã không nhận thức được trước đó. Chỉ cho đến khi Ngài đã nhìn vào vấn đề để mà Ngài đã biết được những điều gì đã xẩy ra. Làm thế nào Ngài có thể đã có được biết trước khi Ngài đã thẩm định ? Mặc dù Ngài đã là một bậc Vô Sinh, hội đủ phước duyên với năng lực tuyệt vời và kiến thức siêu nhiên, Ngài đã không được biết những sự việc một cách tự động.

D: Ngài đã không được biết là vì Ngài đã không có tập trung vào vấn đề nầy, kính bạch Ngài.

S: Khi Ngài Đại Ca Diếp đã không có tập trung vào một vấn đề đã được xác lập, thì Ngài đã không được biết về việc đó.

D: Đó là lý do mà tại sao Ngài đã bị lừa gạt, kính bạch Ngài.

S: Nhưng bấy giờ, Ngài Đại Ca Diếp đã nói “Người là vua trời Đế Thích, phải không ?” “Điều đó quả là đúng thực, kính bạch Ngài” vua trời Đế Thích đã trả lời. “Chúng con đã làm điều nầy, kính bạch Ngài, là vì chúng con đã phải chịu đựng quá nhiều sự khốn khổ và nỗi đau buồn.”

“Người đang sống trong một kiếp sống tròn đủ phước báu cùng với những tài sản to lớn và đủ tất cả những thể loại lạc thú, có phải không ?” Ngài Đại Ca Diếp đã nói.

“Dạ thưa phải” vua trời Đế Thích đã nói, “Với tư cách là vua trời Đế Thích con tận hưởng tất cả những điều nầy, kính bạch Ngài. Con đã có được tất cả quyền lực nầy và những sự lạc thú nầy là do bởi phước báu con đã được thực hiện khi Giáo Pháp của một vị Phật đã không còn hiện hữu. Ngay bây giờ một vị Phật đã khởi sinh, chúng hữu tình đã được tục sinh trong cõi giới Tam Thập Tam là do kết quả của những công đức rất là nhỏ nhoi mà họ đã có thực hiện. Khi họ đi đến để suy tôn con, họ chiếu sáng vô cùng rực rỡ cho đến nỗi hào quang của chính con mờ nhạt đi cho đến không còn gì cả. Không chỉ như thế đó, khi họ đi đến gần cung điện của con, con đã phải lẩn tránh, kính bạch Ngài.”

Ngài đã phải lẩn tránh bởi vì Ngài đã bị hổ thẹn, các con thấy đấy. Ngài đã khốn khổ thật nhiều. Ngài đã là một vị vua hùng mạnh, nhưng Ngài đã khốn khổ khi những vấn đề của mình đã đi đến bám sát lấy Ngài. Ngài đã bất lực để thay đổi tình cảnh, và toàn cả cõi giới của Ngài đã sụp đổ. “Nó sẽ là tốt hơn nếu như đầu của con vỡ ra thành nhiều mảnh” Ngài đã nghĩ vậy. Sự khốn khổ của Ngài quả là vĩ đại. Đó là lý do tại sao Ngài đã nói với Ngài Đại Ca Diếp “Chúng con cũng là chúng hữu tình đang khốn khổ.”

Thế đấy, một khi Ngài đã thành tựu trong việc thực hiện thêm nhiều phước báu hơn nữa, thì Ngài cũng đã bắt đầu chiếu sáng. Thế rồi vua trời Đế Thích đáng thương có thể đã mỉm cười và tự mình vui thích một lần nữa.

Các con thấy đấy, Ngài đã có tích lũy phước báu ở trong quá khứ, nhưng mà phước báu đã có được ở bên ngoài Giáo Pháp của một vị Phật và phước báu đã có được trong thời của một vị Phật thì hết sức là khác biệt. Sư không thể nào nhấn mạnh điều nầy cho đủ được. Thế thì bây giờ có phải là thời gian thích hợp, đây có phải là một kiếp hữu sinh thích hợp, phải không ?

DISCOURSE XI

DHAMMA ASOKA’S YOUNGER BROTHER
PHÁP THOẠI XI

EM TRAI CỦA NGÀI HỘ PHÁP A DỤC

Hoàng đế Hộ Pháp A Dục đã tín thọ Giáo Lý của Đức Phật, và vì Ngài đã được ban tặng những lời chỉ dạy và đã tôn kính và đã nương theo Giáo Lý, Ngài đã có thể truyền bá Giáo Lý khắp cả toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ (*). Ngài đã đảm bảo rằng tôn giáo của Đức Phật đã là tối thượng, bất khả tỷ giảo. Người em trai của Ngài, hoàng thái tử, mặc dù vậy, đã sống theo sở thích của mình. Một ngày, đang trong trạng thái đã buồn chán và bất mãn, anh ta đã tản bộ đi đến khu rừng và đã quán sát thấy biết bao con nai đã vui chơi và đã tự tận hưởng vui thích trong một tâm trạng vô tư lự. Trong khi anh ta đã theo dõi chúng, những ý tưởng sau đây đã phát khởi lên trong anh ta “Những con nai thụ hưởng cuộc sống, một cách hạnh phúc chỉ đang ăn những cỏ và các lá từ ở những cây, nhưng mà anh trai của ta vị hoàng đế chỉ cúng dường thực phẩm tốt nhất, thượng vị đến các vị tu sĩ. Những ghế ngồi Ngài đã cúng dường đến họ cũng là tốt nhất và thượng hạng. Các vị tu sĩ nầy, là những vị mà Ngài ban tặng toàn là những thượng phẩm, là những vị mà Ngài tôn kính và cung cấp những khu nhà ở tốt nhất để sinh sống, thế mà cũng vui chơi và tự bản thân thụ hưởng một cách cùng cực tốt lành nếu như ngang bằng với những con nai, là họ chỉ ăn toàn cỏ và những lá, có được một thời gian thực là thích hợp vậy.”

Khi anh ta đã trở về lại hoàng cung, anh ta đã đến gần hoàng đế và thuật lại những ý nghĩ của mình đến cho Ngài. Vị hoàng đế đã nghĩ suy “Tốt lắm, không có một điểm nào trong việc giải thích vấn đề nầy đến cho anh ta là vì dẫu sao anh ta sẽ không thể nào hiểu biết được. Hãy chờ trong một thời gian. Từ từ, từ từ, Ta sẽ làm cho anh ta được hiểu.” Và hoàng đế đã tiếp tục giữ im lặng.

[(*): Để biết thông tin về người em trai của Vua A Dục Tissa Kumàra (sau nầy là vị tu sĩ Ekavihàriya “Ông ta là người sống một mình”) được thấy dưới danh hiệu của ông ta trong Từ Điển Pàli Ngữ Biệt Danh.] Sau đó, một vấn đề đã nẩy sinh lên có liên hệ đến hoàng thái tử mà hoàng đế hoàn toàn không vừa ý. Ngài đã giả vờ nổi giận và đã cho gọi người em trai của mình “Người là em trai của Ta, và vì là em trai của Ta, người sẽ ngay bây giờ vui hưởng sự tráng lệ và niềm hạnh phúc của một vị hoàng đế trong bẩy ngày. Khi bẩy ngày đã hết, Ta sẽ phải giết người.” Và Ngài đã ban hành lệnh thích đáng. Sau đó Ngài đã trao vương quyền lại cho hoàng thái tử và đã lặp lại rằng anh ta được ngự trị ở trên ngai vàng chỉ trong bẩy ngày và sẽ bị giết chết sau đó. Thế là thái tử đã phải chết trong vòng bẩy ngày.

   Sau khi vương lệnh nầy đã được ban hành, hoàng thái tử đã khiếp hãi kinh sợ. Anh ta đã vô cùng sợ hãi anh ta đã không thể nào nhai nuốt thực phẩm được. Anh ta đã không thể nào ngủ nghỉ được vì lẽ anh ta đã không ngớt run sợ với nỗi khiếp đảm. Anh ta đã cứ mãi ngẫm nghĩ “Ta sẽ chết trong bẩy ngày.”

Khi bẩy ngày đã qua đi, hoàng đế A Dục đã cho gọi người em trai của mình một lần nữa, và khi Ngài đã nhìn thấy anh ta, Ngài đã thốt lên “Ô quý hóa thay, người đã trở nên gầy ốm và hốc hác và các tĩnh mạch của người đã hiển lộ ra !” Và đó đã là điều mà đã có xẩy ra.

Bấy giờ hoàng đế đã nói với người em trai của mình “Người đã không giống như trước kia. Ngày trước người đã có một ngoại hình xinh đẹp. Người đã là mạnh khỏe và trông dễ coi. Điều chi đã xẩy đến với người vào lúc nầy người đã đang được sống trong sự xa hoa của một vị hoàng đế ?”

“Tôi đã sợ hãi, kính thưa ngài.” thái tử đã trả lời.

“Điều nầy có thể là như vậy sao ?” Ngài Hộ Pháp A Dục đã vấn hỏi. “Người có tất cả những sự xa hoa của đời sống của một vị hoàng đế, người cần phải nên tự tận hưởng lấy vô hạn định cho mình, không có sao ? Điều chi đã xẩy ra ?

“Tâu Bệ Hạ” thái tử đã nói “Tôi đã không thể nào tự bản thân vui hưởng được một chút nào cả. Mỗi đêm Tôi nằm thao thức mà không thể nào ngủ được trong một khoảnh khắc. Và điều chi đã làm cho tôi khiếp sợ ? Tôi cứ mãi ngẫm nghĩ rằng Tôi chắc chắn sẽ phải chết khi bẩy ngày đã hết.”

Thế là anh ta đã không thể nào tự mình vui hưởng lấy được. Ngay cả anh ta đã không thể nào ngủ được vì nỗi sợ hãi của sự chết. Nỗi khiếp đảm của anh ta quả là mãnh liệt anh ta đã không thể nào vui hưởng lấy hạnh vận tốt đẹp của mình trong khi đang có tất cả đời sống xa hoa đã có thể cung cấp cho. Anh ta chỉ có duy nhất điều tốt nhất của tất cả mọi thứ. Anh ta đã có huy hiệu của hoàng gia và có hoàng cung, nhưng nỗi sợ hãi của anh ta đã cản ngăn không cho anh ta vui hưởng lấy bất cứ điều nào của sự việc đó.

Hoàng đế A Dục đã nói “Đấy, nầy chú em nhỏ, người đã quá sợ hãi tất cả điều đó, cho dù là người đã không phải chết cho đến khi bẩy ngày đã đến ?

“Điều đó là như vậy, bạch hoàng thượng” hoàng thái tử đã trả lời. “Tôi đã khiếp sợ.”

“Thế đấy, hoàng đế A Dục đã nói “người đã có tất cả những xa hoa của một vị hoàng đế để tận hưởng lấy, và người vẫn chưa có làm được điều chi cả ngoại trừ nỗi sợ hãi sự chết của mình đó đã lấy đi hết bẩy ngày. Các vị tu sĩ đáng tôn kính sống với sự hiểu biết rằng tâm thức nầy và thể xác khởi sinh và biến mất, chết đi và được tục sinh, hàng tỷ lần trong sự nháy mắt của một con mắt. Khi đã có được sự liễu tri về điều nầy, họ sống trong nỗi lo sợ không ngớt về những điều nầy (tức là, tâm thức và thể xác, DanhSắc). Thế thì, người đã phải sợ hãi sự chết của mình bởi vì nó đã lấy đi bẩy ngày ? Các vị tu sĩ đáng tôn kính họ là các bậc giáo thọ của Ta sống như Ta đã vừa mới giải thích. Trong một khoảnh khắc, nhanh như một tia chớp của ánh sáng sét đánh, tâm thức và thế xác hoại diệt và khởi sinh một lần nữa. Chẳng có gì khác đối với họ. Từ khi họ đã có trải nghiệm về điều nầy và chính tự nơi họ đã thấy được điều nầy, thì họ đã cẩn trọng một cách liên tục về tâm thức và thể xác.”

Bấy giờ hoàng thái tử đã liễu tri được rằng các vị tu sĩ đã không có thể thừa hưởng niềm hạnh phúc từ bất cứ điều nào thuộc về lãnh vực vật chất. “Người đã chết là chỉ sau bẩy ngày” hoàng đế đã nói với người em trai của mình “nhưng mà các bậc giáo thọ cao quý của Ta đi từ sự chết nầy dến sự chết khác – họ đã chết từng mỗi khoảnh khắc, không là sau bẩy ngày như người đâu.” Cuối cùng sau sự việc đó hoàng thái tử đã được liễu tri và lòng tôn kính đến các vị tu sĩ đã khởi sinh trong anh ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DISCOURSE XII
MAHOSADHA AND KING VIDEHA
PHÁP THOẠI XII

NGÀI MAHOSADHA VÀ VUA VIDEHA

Đại Trưởng Lão: Tất cả các con biết được về cuộc đời của Ngài Giác Hữu Tình (Bồ Tát) lúc bấy giờ Ngài là Mahosadha (*). Ngài Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã tự chọn lấy kiếp sống nầy để làm cho tất cả chúng hữu tình được an vui. Videha, vị vua, đã yêu thương Ngài Giác Hữu Tình (Bồ Tát) rất nhiều và đã dùng Ngài trong những việc phụng sự ông ta. Mặc dù vậy, Vua Videha có nhận biết được những sự lừa dối của những người đã là thân cận với nhà vua không ?

[(*): Túc Sanh Truyện số 546. Trong kiếp sống nầy, Ngài Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã là một bậc đại trí. Bốn người Bà La Môn, được dẫn đầu bởi Devinda, đã là những bậc trí tuệ đã khuyên bảo nhà vua. Vì lòng ganh tỵ, họ đã cố gắng để thuyết phục vua Videha để không lắng nghe những lời khuyên bảo của Ngài Mahosadha.]

Đệ Tử: Dạ thưa không, nhà vua đã không được hay biết.

S: Devinda đã nói dối với nhà vua mà nhà vua đã không nhận biết được là ông ta đã đang nói dối. Nhà vua đã không hay biết ông ta đã đang nói dối là vì nhà vua đã đang khiếm khuyết ở trong Minh (sự hiểu biết). Nhà vua đã không có gia công để có được sự hiểu biết trong thời quá khứ đang khi nhà vua còn phải phát triển Pháp Toàn Thiện của mình, do đó nhà vua đã không thể nào nhìn thấy được thấu suốt những mưu kế lừa bịp đã được thực hiện do bởi những đất nước khác. Bấy giờ, nhà vua đã không nhận thức được khi mà những người đó thân cận với nhà vua đã giải thích những sự việc đến nhà vua ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nhà vua đã không được hay biết.

S: Nhà vua sẽ không thể nào nhìn thấy được thấu suốt những mưu kế lừa bịp của những người khác. Nhà vua thực sự đã không thể nào nhìn thấy được thấu suốt về chúng, và các phụ tá của nhà vua đã hiểu biết rằng bằng bất cứ giá nào họ đã cố gắng để làm sáng tỏ những sự việc của nhà vua, mà ông ta đã không thể nào hiểu biết được. Tuy nhiên một vị Giác Hữu Tình đã có lòng quan tâm đến sự phúc lợi của tất cả chúng hữu tình. Ngài đã có một chủ định rằng chỉ quyết tâm làm cho tất cả chúng hữu tình an vui, bất luận họ là những ai, với cả hai hiện tại và trong thời vị lai. Ngài đã thực hiện một sự nỗ lực để ngăn cho người nói dối thoát khỏi điều nguy hại, và Ngài thực hiện một sự nỗ lực để bảo vệ những ai đã bị lừa dối.

Ngài Mahosadha đã chịu đựng một cách nhẫn nại về việc nhà vua đã không lắng nghe Ngài. Mặc dù là nhà vua đã yêu thương Mahosadha như là một người con trai, nhà vua đã lắng nghe những sự lừa dối ở nơi người khác. Mahosadha đã không ưa thích điều đó khi nhà vua đã không chú ý tới lời khuyên bảo của mình hết lần nầy đến lần khác, nhưng sự việc nầy là do sự thiếu hiểu biết của nhà vua. Ngài Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã quan tâm đến tất cả mọi thứ. Ngài đã trông nom điều mà đã đang xẩy ra trong thời hiện tại và điều mà sẽ xẩy ra trong thời vị lai. Duy nhất Ngài chỉ có thể chịu trách nhiệm về sự phúc lợi của tất cả chúng hữu tình. Ngài đã không bao giờ mệt mỏi về việc quan tâm đến những người khác vì lẽ Ngài đã làm điều nầy nhằm để được hoàn thiện trong đức hạnh của mình và trong sự hiểu biết của mình. Như thế Ngài sẽ có thể đạt được mục tiêu. Điều đó quả là dễ dàng đối với Ngài, nhưng mà nhà vua sẽ không thể nào hiểu biết được.

Bằng bất cứ giá nào người ở chung quanh nhà vua đã có lời giải thích cho ông ta biết được rằng kẻ thù địch của nhà vua đã có lời mời đến mình là để sát hại ông ta, nhà vua đã không tin về điều đó. Thế rồi Ngài Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã nghĩ suy “Đang khi nói chuyện với ông ta, đang khi cố gắng để làm cho ông ta hiểu biết, thì Ta chỉ có việc tự kiến tạo ra điều Bất Thiện cho bản thân mình. Ta sẽ làm cho ông ta có được hiểu biết sau nầy.” Thế là Ngài Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã giả vờ để đồng ý với nhà vua và đã tiến lên phía trước của ông ta. Ngài đã hoan hỷ để làm điều đó bởi vì Ngài sẽ có thể đoan chắc được rằng đã không có điều nguy hại đến cho nhà vua. Ngài sẽ có thể sắp xếp tất cả mọi thứ trong một phương thức như vầy để mà nhà vua cuối cùng rồi sẽ nhìn thấy được những điều nguy hại bằng với chính đôi mắt của mình.

Chỉ một khi nhà vua đã lâm vào điều hệ lụy thì nhà vua đã có được hiểu biết. Devinda đã không có được nhìn thấu suốt điều mưu kế mãi cho đến trong khoảnh khắc đó. Khi nhà vua lâm vào cảnh hiểm nguy, thì những sự chuẩn bị của Ngài Giác Hữu Tình của chúng ta đã đơm bông kết trái, và tất cả mọi thứ đã được tạo ra tùy thuận theo phương án của Ngài. Trong Túc Sanh Truyện nầy, chúng ta đã nhìn thấy một cách rõ ràng về người có sở hữu Chánh Hạnh và Chánh Tri Kiến và về người thì không có. Quả là dễ dàng để hoàn thành cả hai việc huấn tập: huấn tập trong Chánh Hạnh (Đức Hạnh) và huấn tập trong Chánh Tri Kiến (Minh).

 

 

 

 

 

 

 

 

DISCOURSE XIII

DON’T DESTROY YOURSELVES

PHÁP THOẠI XIII

Đại Trưởng Lão: Nếu như chúng ta có lấy đi dù chỉ là một chút ít từ nơi Giáo Lý của Đức Phật mà thay vì bảo quản nó như là nó hiện có, hay là, nếu như chúng ta chỉ cần thêm vào một vài điều nhỏ nhặt, là chúng ta phát huy Giáo Pháp hay là chúng ta hủy hoại nó ?

Đệ T ử: Điều nầy sẽ là hủy hoại Giáo Pháp, kính bạch Ngài.

S: Nếu như Giáo Lý đã bị sửa đổi như vậy, thì nó bị hoại diệt ? Hay là người mà sửa đổi Giáo Lý bị mạng vong ?

D: Chỉ có người mà sửa đổi Giáo Lý là bị thiệt hại, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, nầy các đệ tử, nếu như Đức Phật đã nói “Hãy thực hành trong phương thức nầy” thế rồi lại thực hành trong một phương thức khác. Đừng có tự hủy hoại mình.

Bổn Phận và Tâm Từ Ái

Đại Trưởng Lão: Chúng ta phải tự trông nom bản thân mình. Chúng ta phải trông nom các con trai và các con gái của mình, các cháu trai và các cháu gái. Thật không thể nào chỉ dừng lại trong việc trông nom bản thân mình hay là ở những người khác. Đức Phật đã không có thuyết giảng rằng chúng ta phải hoàn thành viên mãn tất cả các bổn phận của chúng ta đối với các trẻ con và những thân quyến ? Đó là một phần của Giới Luật, Chánh Hạnh. Giới Luật của các con sẽ hoàn thành nếu như các con không hoàn thành viên mãn các bổn phận của mình ?

Đệ Tử: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Các con sẽ được an vui nếu như Giới Luật của mình không được hoàn thành ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Các con có thể hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của mình cho mục tiêu cao cả nếu như các con không được hài lòng với chính mình ?

D: Không thể nào thực hiện việc tiến hóa trong trường hợp đó được, kính bạch Ngài.

S: Chỉ khi nào tâm thức được thanh thản thì có thể chúng ta đạt được Thiền Định và chỉ khi nào có được Thiền Định thì có thể chúng ta thực sự liễu tri. Đức Phật đã thuyết giảng “Tập trung tâm thức chân như thực tính”. Tuy nhiên điều nầy các con biết rất rõ – và không chỉ là một khía cạnh của nó, mà là tất cả mọi khía cạnh khác nhau. Nếu như chúng ta hoàn thành viên mãn các bổn phận của mình, trong phương thức mà chúng ta mới vừa đề cập đến, chúng ta hoàn thành viên mãn Giới Luật. Chúng ta sẽ được an vui nếu như chúng ta làm được điều nầy. Quả là dễ dàng để đạt được Thiền Định nếu như chúng ta được an vui, và Thiền Địnhchân như thực tính “như thực điều mà nó hiện hữu”.

Các con biết tất cả điều nầy. Làm thế nào các con biết được điều nầy ? Thông qua việc tu tập. Nếu như các con biết được là do bởi một người nào khác nói với các con, là các con chỉ được biết qua bởi những ngôn từ. Nếu như các con tu tập, là các con không phải chỉ thực hiện các bổn phận của mình đối với các con cháu của các con, mà các con tu tập Giới Luật. Đây là Thiện Đức Hạnh, những hành động phúc thiện của Chánh Hạnh. Không thể nào gìn giữ được tâm thức đã được tập trung, không dao động, ở duới lỗ mũi, vào điểm chạm mà các con đã tiếp xúc với ngón tay của mình ngay bây giờ, trong khi các con tu tập Chánh Hạnh ? Nếu như các con tu tập như là chúng ta đã đề cập đến ngay bây giờ, các con hoàn thành viên mãn Chánh Hạnh. Các con tu tập điều chi nếu như các con gìn giữ tâm thức của mình đã được tập trung ?

D: Sự hiểu biết, Minh, kính bạch Ngài.

S: Sư nghĩ các con sẽ nói rằng các con có những việc khác phải làm ngay bây giờ, nhưng mà về sau nầy, khi mà các con có được rảnh rỗi, thì các con sẽ làm điều đó. Tuy nhiên chúng ta thực sự phải đối diện với nó, chúng ta phải chấp nhận nó đúng theo phương thức mà Đức Phật đã có giải thích điều đó cho chúng ta. Chúng ta sẽ nhận thức được rằng nếu như chúng ta làm được điều nầy [hoàn thành viên mãn các bổn phận của chúng ta], điều đó sẽ không là vô ích. Nếu như chúng ta sao lãng để làm điều nầy, dù cho như thế nào, tâm thức của chúng ta sẽ không được an ổn. Các con biết được tròn đủ nếu như các con biết được điều nầy. Các con sẽ được an tịnh. Nếu như tâm thức của các con có được an tịnh, thì các con có thể đạt được Thiền Định. Các con có thể trả lời rằng quả là dễ dàng đối với các vị tu sĩ để làm điều nầy vì họ không có bất cứ điều gì để mà phải lo lắng, nhưng mà các con – các con đã bị quấy rầy bởi các con cháu của các con. Đôi khi các con đã không có nghĩ suy như thế đó ?

D: Chúng con nghĩ suy như thế đó mỗi ngày, kính bạch Ngài.

S: Các đệ tử của Đức Phật đã tu tập Chánh Nghiệp và Chánh Tri Kiến cùng một lúc. Đấy là việc phải làm. Nếu như chúng ta không làm điều nầy, thì không có điều chi sẽ trổ sanh thành trái quả. Nếu như các con tinh cần nỗ lực, mọi việc sẽ rớt trúng ngay vị trí. Nếu như các con phấn đấu với Chánh Tinh Tấn, thì không nhất thiết phải có điều chi để chống chọi lại các con.

           D: Hãy nói cho con được biết, kính bạch Ngài, nếu như một đứa bé khóc và chúng con hát cho nó một bài hát và đứa bé trở lại mỉm cười, thì việc hát có là Chánh Hạnh trong trường hợp đó ?

S: Các con hát một bài hát là vì các con muốn hát. Bấy giờ, đứa bé đang khóc là vì sự hạnh phúc hay là vì sự bất duyệt ý ?

D: Là vì sự bất duyệt ý, kính bạch Ngài.

S: Nỗi đau khổ của nó là do thiếu sự chăm sóc của các con. Nếu như nó khóc, phận sự của các con là làm cho nó được an vui. Chỉ có thế thôi. Đứa bé nầy khóc là vì nó bị đau ốm hay là vì nó muốn khóc hay là vì nó được an vui hay là vì nó bị tổn hại ?

D: Là vì nó bị tổn hại, kính bạch Ngài.

S: Nó có muốn người mẹ và người cha giúp đỡ nó không ?

D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, một trong hai người đó.

S: Thế là, tất cả các con phải một cách dịu dàng làm cho đứa bé được hài lòng. Nếu như các con có thể giúp đỡ đứa trẻ nhỏ trong phương thức nầy, thì các con sẽ được an vui hay là không an vui ?

D: Nếu như yếu tố của tấm lòng lân ái (Từ Ái) đang hiện bầy là chúng con thực hiện một thiện nghiệp, kính bạch Ngài.

S: Nếu như các con được an vui, thì đứa bé đang khóc sẽ được giảm dần. Không chỉ có như thế, nó sẽ bắt đầu mỉm cười. Đây là Chánh Hạnh, nầy các đệ tử. Khi đứa bé trở lại cười vui, thì người Mẹ hoặc người Cha hoặc là Ông Bà của nó vẫn không được an vui ?

D: Họ sẽ rất là an vui, kính bạch Ngài. Tuy nhiên kính bạch Ngài, đây là Lạc Thọ, các cảm thọ vui thích, và đó là Bất Thiện.

S: Không phải, nó không phải vậy. Nếu như các con hành động là do bởi sự ước muốn để làm cho đứa bé được an vui, thì đó là Tâm Từ Ái. Các con cần phải biết nhiều hơn nữa về tất cả những việc nầy để mà các con thực hiện nhằm để làm cho người khác an vui hơn cả Sư làm. Các con sẽ nói với chúng ta nhiều hơn nữa về chúng. Sư không được biết đủ hết tất cả về nó, tuy nhiên mặc dù vậy, Sư sẽ kể cho các con một câu chuyện.

Cách đây đã lâu, một con bò mẹ ở Tích Lan đã bị tách ly khỏi con bê nhỏ của nó. Các con có nghĩ rằng con bò cái nầy đã là an vui hay là không được an vui về việc tách ly ? Sư nghĩ rằng nó đã rất là khốn khổ. Và còn bê con thì sao ?

D: Chắc hẳn là nó đã không có được hạnh phúc, cũng như vậy, kính bạch Ngài.

S: Bò cái nầy đã đi tìm kiếm bê con của nó. Nó đã nhìn khắp mọi nơi. Bê con cũng đã đang đi tìm kiếm bò mẹ. Cuối cùng thì chúng đã tìm thấy lẫn nhau và ngay lập tức chúng đã cảm xúc một niềm yêu thương sâu sắc. Trước đây, bê nhỏ đã phải khóc vì đói. Bò cái cũng đã phải khóc do bởi nỗi thương nhớ mãnh liệt của nó đối với bê con. Các con có nghĩ rằng chúng đã vui thích với nhau và đã được an vui không ?

D: Đây là sự đau khổ, kính bạch Ngài. Và sự đau khổ làm cho chúng con khóc.

S: Và cuối cùng khi chúng đã tìm thấy lẫn nhau, thì chúng đã mỉm cười ?

D: Là vì chúng đã đang phải bị đau khổ, chúng đã khóc, kính bạch Ngài.

S: Khi chúng đã tìm thấy lẫn nhau, chúng đã nói chuyện lẫn nhau, và chỉ như thế, có thể bò mẹ đã cho dòng sữa của mình đến bê con đang đói của nó, tâm thức của nó trọn vẹn hoàn toàn của lòng yêu thương. Đấy là Tâm Từ Ái, nầy các đệ tử – Tâm Từ Ái đó là điểm nhất thống. Không có suy nghĩ nào khác trong tâm thức của bò cái ngoài ra tình thương yêu của nó cho bê con của mình. Vào thời điểm đó một thợ săn đã nếm một ngọn giáo vào bò cái. Trong câu chuyện có nói rằng ngọn giáo đã đâm vào bò cái không ?

D: Nó đã không đâm vào bò cái, kính bạch Ngài.

S: Nó đã không đâm vào bò cái. Đúng vậy. Các con có nghe không ? Các con có nghĩ rằng bò cái đã biết được về những điều lợi lạc nầy, những điều phúc lợi nầy, là nó được kết thành từ nơi Tâm Từ Ái.

D: Bò cái đã không được biết về những điều đó, kính bạch Ngài.

S: Bò cái đã không thể nào phát triển được tấm lòng lân ái là vì bò cái đã không được biết những điều nầy ?

D: Bò cái đã đang tu tập tấm lòng lân ái, kính bạch Ngài.

S: Là vì bò cái đã có được Tâm Từ Ái nầy, bò cái không thể nào bị giết bởi ngọn giáo nầy được. Nếu như các con nếm một ngọn giáo, các con nếm nó để mà sát hại, và người thợ săn nầy đã có một ngọn giáo rất là sắc bén. Bởi vì bò cái nầy đã trọn vẹn hoàn toàn với tấm lòng lân ái, có vẻ như là bò cái chỉ có cảm giác y như thể là một chiếc lá cọ nhỏ đã châm chích bò cái. Nếu như các con nếm một chiếc lá cọ vào một con bò cái, liệu nó có cắm sâu vào trong da thịt không ? Điều chi đã xẩy ra ?

D: Chiếc lá cọ sẽ bật ra khỏi bò cái, kính bạch Ngài.

          S: Đúng vậy, các con thấy không ? Người ta đã nói rằng ngọn giáo nầy đã bật ra khỏi, ví tựa như nó đã là một chiếc lá cọ. Tất cả các con được biết về những lợi lạc và những phúc lợi của một tâm thức trọn vẹn hoàn toàn với tấm lòng lân ái. Các con có thể giải thích tất cả về điều nầy.

D: Nhưng mà chúng con không có thể, kính bạch Ngài.

S: Lẽ tất nhiên là các con có thể. Vì sao ? Là vì các bậc Thánh Nhân họ là các bậc Giáo Thọ của tấm lòng lân ái và bi mẫn đã có giải thích những phúc lợi về Tâm Từ Ái đến các con, với cả hai, đầy đủ chi tiết và một cách ngắn gọn. Tất cả các con trở nên thành thạo trong điều nầy. Nhưng mà chúng ta hãy đừng nói về các ngọn giáo và những điều như thế đó. Chúng ta hãy chỉ lấy ví dụ về một con muỗi nhỏ xíu mà chích các con với cái vòi nhỏ của nó. Liệu nó có thấu vào da thịt của các con hay là không ?

D: Về phần con thì, kính bạch Ngài, nó sẽ thấu vào.

S: Các con sẽ rải Tâm Từ Ái đến nó, phải không các con ?

D: Ban tặng Tâm Từ Ái là một điều gì đó mà con chỉ làm với cái miệng của con, kính bạch Ngài.

S: Thế thì, điều chi xẩy ra khi một con muỗi nhỏ xíu chích các con ?

D: Con thật sự không muốn nói về điều nầy, kính bạch Ngài. Quả là có một chút lúng túng để phải trả lời điều nầy trước mặt mọi người khác, kính bạch Ngài. Con thường đập muỗi và tống khứ nó.

S: Nhưng mà các con tu tập hạnh Vô Sân, phải không ?

D: Hạnh Vô Sân của con thì không được hoàn hảo lắm, kính bạch Ngài. Con mới vừa đập nó.

S: Điều nầy được gọi là việc truyền rải Tâm Từ Ái, phải không ? Có là khó khăn để tu tập Tâm Từ Ái không ? Để ghi nhớ Tâm Từ Ái không ?

D: Đối với chúng con, kính bạch Ngài, nó quả là hết sức khó khăn.

S: Hãy đợi nào. Sư sẽ vấn hỏi các con câu hỏi khác. Các con sẽ nói về cái nào ? Cái nào thì cao cấp hơn, con người hay là bò cái ?

D: Con người thì cao cấp hơn nhiều so với những con bò, kính bạch Ngài.

S: Thực vậy sao ? Còn Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật) thì sao ? Các con sẽ nói rằng con người có Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật) hơn bò cái ?

D: Chúng con đã trở thành những con người là do bởi các Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật) của chúng con, kính bạch Ngài.

S: Tội nghiệp bò cái không được hiểu biết bất cứ điều chi. Trái lại các con truyền rải Tâm Từ Ái, trùng tụng “Tất cả hữu tình đừng có oan trái lẫn nhau” (Cầu xin tất cả chúng hữu tình được thoát khỏi điều oan trái”). Bò cái thì chỉ có trải nghiệm Tâm Từ Ái cho bê nhỏ của mình, và đó là lý do tại sao ngọn giáo đã không cắm phập vào nó. Các con hiểu biết điều nầy một cách rõ ràng, một cách sâu sắc, và các con có thể giải thích được điều đó đến những người khác.

D: Chúng con không có thể, kính bạch Ngài.

S: Được, được, các con có khả năng để giải thích được điều nầy. Bây giờ, ở giữa kiếp sống của những chúng sanh thấp kém hơn như là loài trâu bò, mà đã không hội đủ phúc duyên với Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật), thì con vật nào cao cấp hơn, những con đực hay là những con cái ?

D: Cả hai bọn chúng thì đều giống nhau, kính bạch Ngài.

S: Nếu như chúng ta phải lựa chọn trong những bọn nầy mà bọn nào hùng mạnh hơn, thì các con sẽ chọn lựa bọn nào ?

D: Con bò đực thì hùng mạnh hơn, kính bạch Ngài.

S: Thế thì – chúng nó không có giống nhau ?

D: Bò đực là con đầu đàn, kính bạch Ngài. Bò cái thì không thể nào chỉ huy được.

S: Chúng ta đã đang vừa mới nói chỉ là về một con bò cái, có phải không ? Ấy vậy mà, điều nầy [năng lực thù thắng của Tâm Từ Ái] đã có thể xẩy ra đối với bò cái.

D: Bò cái đã có thể làm được điều nầy là vì nó đã là một con bò mẹ. Chúng con đã không có bao giờ tập trung tâm thức của mình để mà trải rộng ra trong Tâm Từ Ái, kính bạch Ngài.

S: Nếu như Sư sẽ nói rằng bò cái thì hạnh phúc hơn là con người, các con sẽ trả lời ra sao ?

D: Trong ví dụ nầy, bò cái đã có một tâm thức rất là thanh tịnh, kính bạch Ngài.

S: Các con có chấp nhận điều nầy không ? Các con có chấp nhận điều mà người đệ tử nầy đã nói ? “Chúng ta đã không có được tiến hóa y như bò cái nầy” ? Nầy các con, những người khác – các con có thể không muốn chấp nhận điều nầy.

D: Con chỉ xin chịu trách nhiệm về điều mà mình đã có nói ra, kính bạch Ngài. Con không biết. Có thể là họ sẽ đánh con nhừ tử khi con rời khỏi phòng hợp nầy. Những điều nầy chỉ là các quan kiến cá nhân của con.

S: Thế thì, ai là người hạnh phúc hơn ?

D: Chúng con sẽ phải lìa khỏi nó như thé đó, kính bạch Ngài.

S: Thế thì, nếu như Sư nói rằng “Người đệ tử nầy không có được hiểu biết nhiều bằng chừng với một con bò cái”, thì các con có được hoan hỷ không ?

D: Con không thích điều đó, kính bạch Ngài, nhưng vì điều đó là sự thật, thì con sẽ chấp nhận điều đó.

S: Nhưng mà nếu như Sư gọi các con “Người đệ tử nầy tương đương với một con bò cái” ?

D: Điều đó thì được tốt hơn một chút ít, kính bạch Ngài, như trong trường hợp nầy thì ít ra con cũng có cùng trình độ với một con bò cái.

S: Bò cái đã không bị đâm bởi ngọn giáo là do bởi tấm lòng lân ái của nó. Còn các con thì như thế nào ? Ngọn giáo dài sẽ đi vào thân xác của các con ?

D: Điều đó sẽ có thể lắm, kính bạch Ngài.

S: Thế là có thể chúng ta nói rằng các con tương đương với bò cái ? Điều đó đúng thực vậy. Tất cả các con có Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật). Thế thì, các con yếu kém điều chi trong đó ? Các con cần phải có sự nỗ lực (Cần). Các con có nghe không ? Sự nỗ lực là chi ? Nó mang ý nghĩa để quyết định rằng “Nầy, Tôi sẽ làm việc đó !” Với thái độ nầy, thì chẳng có khi là khó khăn cả. Đúng vậy, điều mà các con cần phải có là sự nỗ lực, sự quyết định. Các con biết điều đó, lẽ tất nhiên rồi. Các con sẽ tìm thấy được những điều khó khăn nếu như các con thực hiện sự quyết định sau đây: “Tôi sẽ thiết lập sự nỗ lực để cho có được tương đương với sự gắng sức nỗ lực ở nơi các đệ tử của Đức Phật” ? Ngay cả một bò cái có thể làm được điều đó. Giáo Lý của Đức Phật thì hiện hữu, nhưng mà bò cái đã không nhất thiết phải biết về chúng. Đã không có kiến thức nào về Giáo Lý của Đức Phật ở trong bò cái. Hãy nói cho Sư biết, bò cái đã được tục sinh trong một cõi giới của kiếp hữu sinh tốt đẹp ?

D: Bò cái đã không có được, kính bạch Ngài.

S: Tâm thức của bò cái đã là nhất thống, thông qua Tâm Từ Ái. Nếu như chúng ta tu tập trong cùng một phương thức, chúng ta sẽ không trở nên an tịnh hơn so với bò cái nầy sao ? Nếu như chúng ta đạt đến sự an tịnh cần thiết và có khả năng để duy trì được nó, chúng ta sẽ không có khả năng để tu tập được Chánh Nghiệp sao ? Một khi tịnh nghiệp đã được thiết lập, chúng ta có thể tiến tu để tập trung vào sự xúc giác của hơi thở ở ngay nơi lỗ mũi. Chúng ta không thể nào đạt được sự hiểu biết (Minh) trong phương thức nầy và tiến tu để hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của mình cho việc giác ngộ sao ?

DISCOURSE XIV
GOING HOME

A Discourse delivered at the International Meditation Centre,
Yangon (Rangoon) – (Extract and Summary)

PHÁP THOẠI XIV
ĐI VỀ NHÀ

Một Pháp Thoại đã được khải thuyết tại Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế,
Yangon (Ngưỡng Quang) – (Trích Dẫn và Giản Lược)

Đại Trưởng Lão Webu: Ngay bây giờ các con đã dốc hết sức nỗ lực trong thiền định, các con đã có được một số thành tựu tích cực. Bấy giờ, khi các con đi về nhà, liệu các con có cần phải chia sẻ điều nầy đến vợ các con không ?

Trả Lời: Dạ thưa không kính bạch Ngài, con không cần phải chia sẻ điều đó. Trái lại cô ta sẽ cau có giận dữ nhìn con và nói rằng con đã làm điều nầy chỉ vì lợi ích cho riêng mình con và rằng con đã là ích kỷ.

S: Vậy thì, từ nơi đây các con đã có trải nghiệm những kết quả hữu ích của Giáo Pháp, và khi các con đã gặp vợ và con cái của mình ở tại nhà thì Sư nghĩ rằng các con đã bị thất bại để đề cập đến làm cách nào việc tu tập vào Giáo Pháp đã tạo ra những kết quả tích cực ở trong các con.

A: Con đã không có được một cơ hội để giải thích chi cả, kính bạch Ngài. Khoảnh khắc con đã về tới nhà thì cô ta đã chào đón con với một vẻ mặt cau có giận dữ.

S: Đấy, Sư đã nói điều chi ngay sau khi các con đã có được thọ trì những điều giới học (Giới Luật)? Sư đã nói rằng ngay bây giờ các con đã có được thọ trì Giới Luật thì các con cần phải hành trì và tu tập Giới Luật nầy đến mức toàn hảo. Điều nầy là phù hợp với Giáo Lý của Đức Phật. Nếu như các con tu tập trong cách thức nầy, thì tất cả những ước nguyện của các con sẽ được hoàn thành viên mãn ngay trong kiếp sống nầy cũng như là trong tương lai. Đó đã là cách thức mà Sư đã có nhắc nhở các con. Trong khi đang tu tập Giới Luật các con cần phải thực hiện tất cả những hành động mà đã ràng buộc phải có ở quy định của một cư sĩ tại gia. Một người mà có được trọn vẹn và hoàn hảo về Giới Luật thì quả thực là một bậc thiện trí thức. Trong trường hợp của Tăng Đoàn, Đức Phật cũng đã có đặt ra những điều luật có liên quan với đức hạnh. Chỉ khi nào các con tu tập và hành trì Giới Luật đến mức toàn hảo thì có thể nói được rằng Giới Luật của các con được hoàn hảo.

Bấy giờ khi các con đi về nhà, nếu như các con đã có trải nghiệm niềm vui mà khởi sinh từ nơi sự hành trì viên mãn về Giới Luật, thì các con sẽ có Tâm Từ Ái cho vợ của các con ở tại nhà và các con sẽ, một cách tương ứng, đã có chào đón cô ta với những niềm cảm xúc như vậy. Nhưng là vì các con đã không có chào đón cô ta như thế đó, cô ta đã cau có giận dữ nhìn các con. Đó là lý do tại sao khi các con từ nơi đây ở thời gian nầy quay trở về, các con cần phải chào đón cô ta, nói chuyện với cô ta, và đối xử với cô ta trong một cử chỉ mà nó sẽ là dễ chịu đến với cô ta và phù hợp với Giới Luật. Ngay cả trước khi về đến nhà của các con thì nên có Tâm Từ Ái ở trong các con cho cô ta và có sự ước nguyện rằng cô ta cũng sẽ hưởng được niềm an lạc mà chính tự các con đã được thành đạt. Khi các con đi đến nhà thì các con nên là người mà nên chào đón cô ta một cách hoan hỷ và với Tâm Từ Ái.

A: Kính bạch Ngài, từ nơi đây khi con đã quay trở về nhà, tâm thức của con đã quá bận rộn với những nghĩ suy về DanhSắc (tâm thức và thể xác) cho đến nỗi con đã không có mỉm cười với cô ta.

S: Đấy, Danh S ắc thì lẽ tất nhiên là Danh Sắc. Nhưng là vì các con đã không có chào đón cô ta với một sự mỉm cười như là các con đã có làm trước đó, cô ta đã cau có giận dữ nhìn các con. Điều mà các con sẽ phải nên làm đã là chào đón cô ta trong phương thức mà Sư vừa mới giải thích đây. Đây cũng là Giới Luật. Cô ta cũng cần phải có được niềm an lạc mà các con đã có được. Bấy giờ, cho dù là các con đã có chào đón cô ta một cách thích hợp và cô ta vẫn không có được hoan hỷ, trong trường hợp như vậy, ai là người vẫn đang còn khiếm khuyết trong Giới Luật ? Tại đây các con cần phải xem như là vẫn đang còn khiếm khuyết trong việc hoàn thành viên mãn về Giới Luật của mình. Vậy thì các con nên ghi nhớ rằng các con cần phải làm cho cô ta được an vui và rằng là các con vẫn đang còn thiếu thốn ở trong Giới Luật. Như thế các con chào đón cô ta lại một lần nữa hay là gọi cô ta lại một lần nữa một cách dễ thương.

Bấy giờ, khi lần đầu tiên các con chào đón cô ta, nếu như tác ý của các con là đã muốn cô ta cũng nên tận hưởng những thành quả của Giáo Pháp mà các con đã có được trải nghiệm và nếu như các con đã có Tâm Từ Ái cho cô ta, thì đến lúc đó phước báu đã được gia bội đến các con cho việc hành động đó. Và như thế các con, trong phương thức nầy, là người thắng cuộc. Nếu như việc chào đón của các con đã được đối đãi cùng với sự thành công, thế là càng tốt đẹp hơn nữa. Tuy nhiên giả sử nó đã không được thành công và các con đã phải thử làm lại một lần nữa. Trong trường hợp đó, các con đã bị thua bại hay là đã thắng cuộc bất luận là điều chi qua những hành động ở lần đầu tiên của các con ? Các con nên biết là các con không có thua bại điều chi cả. Trong thực tế, bằng với việc thử làm lại một lần nữa thì các con sẽ được tăng thêm phước báu hơn nữa, và như thế các con sẽ được an vui cho điều đó.

Như thế các con cần phải thử làm lại không biết bao nhiêu lần, thực hiện những sự thay đổi ở trong bản thân mình cho đến khi các con được thành công. Nhưng mà sự thay đổi phải là từ nơi các con. Không được giận dữ, không được cáu tiết nếu như không có được sự thành công. Các con cần phải xem như là vẫn đang còn thiếu thốn trong lĩnh vực nầy.

Bây giờ giả sử Sư nói cho các con là có một bình nước lớn mà đã được sử dụng bởi nhiều người và rằng là các con cần phải đổ đầy nước vào bình nầy. Các con biết được rằng phải đổ thêm nước nữa để có trong ở trong bình, sẽ phải đổ nhiều hơn nữa với số lượng người mà có thể sử dụng được nó. Thế rồi các con sẽ không còn thắc mắc để đổ cho nó được đầy. Thế rồi không nhất thiết để cho Sư phải nói cho các con được biết là nó đã đầy hay là không. Chính tự các con sẽ biết được điều đó. Thế rồi các con thấy, nếu như vợ của các con mỉm cười khi các con chào đón cô ta, ngay tức khắc các con sẽ biết được rằng bình nước đã được đầy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DISCOURSE XV
WORDS OF WISDOM ALWAYS SPOKEN BY
VENERABLE WEBU SAYADAW

PHÁP THOẠI XV
NHỮNG TỪ NGỮ TRÍ TUỆ LUÔN ĐƯỢC
THUYẾT GIẢNG DO BỞI NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO WEBU

      Sau khi các con đã phát nguyện tuân thủ về Giới Luật (Đạo Đức), hãy hoàn thành viên mãn nó. Một khi các con đã hoàn thành viên mãn nó, thì tất cả các điều mong ước của các con sẽ được hoàn thành viên mãn. Nó sẽ mang lại niềm hạnh phúc đến cho các con ngay bây giờ và cũng như là trong thời vị lai.

Không có điều chi ngoài ra những huấn từ của Đức Phật mà sẽ mang lại điều an lành và niềm hạnh phúc đến cho người ta trong kiếp sống hiện tại cũng như là trong những kiếp sống vị lai ở trong Vòng Luân Hồi. Những huấn từ của Đức Phật đã được hiện thân ở trong Tam Tạng, ba giỏ của kiến thức. Tam Tạng thì có khối lượng lớn, vì vậy chúng ta cần phải nắm bắt tinh hoa của nó. Tinh hoa của Tam Tạng là Ba Mươi Bảy Yếu Tố của Những Pháp Giác Chi Phần (Những Yếu Tố Cần Thiết cho Sự Giác Ngộ). Tinh hoa của Những Pháp Giác Chi Phần là Bát Thánh Đạo. Tinh hoa của Bát Thánh Đạo là ba Điều Học (những huấn dụ), và tinh hoa của ba Điều HọcNhất Chi Pháp hay là Pháp Một Chi và Chỉ Có Một.

Ba Điều Học là: Giới Chí Thượng (đức hạnh cao quý), Tâm Chí Thượng (tâm linh cao thượng), và Tuệ Chí Thượng (trí tuệ cao minh).

Khi một người chú niệm vào SắcDanh (tâm thức và thể chất), thì sẽ không có bị sự bạo lực thể chất và tinh thần. Điều nầy được gọi là Giới Chí Thượng (đức hạnh cao quý).

Khi Giới Chí Thượng phát triển, tâm thức trở nên được tập trung và an tịnh. Điều nầy được gọi là Tâm Chí Thượng (tâm linh cao thượng, định thức cao độ).

Khi Tâm Chí Thượng (sự định thức [Định]) phát triển, người ta đạt được tuệ tri vào trong thực tính của SắcDanh. Trong một tia chớp của ánh sáng, Danh – Sắc trải qua liên tục hàng tỷ lần sự thay đổi. Quá trình luôn thay đổi nầy là ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ một Chư Thiên và Phạm Thiên. Một người mà nhận thức được bởi tuệ tri quá trình của sự trở thành và sự đình chỉ thì đạt được Tuệ Chí Thượng (trí tuệ cao minh).

Điều cụ thể hơn hết cho một người và cho tất cả là quá trình của hơi thở.

Mũi là một phần đáng chú ý của cơ thể. Hơi thở vô và hơi thở ra thì thường luôn xúc chạm những lỗ mũi. Các lỗ mũi là phần nhậy cảm của mũi mà các hơi thở vô và các hơi thở ra xúc chạm trong khi chúng ra khỏi hay là đi vào. Nói cách khác, yếu tố gió (Phong Đại Hiển) hay là yếu tố của sự chuyển động đi vào tiếp xúc với những lỗ mũi, tạo ra một cảm giác. Cả hai, yếu tố gió và các lỗ mũi là Sắc, và phần Danh là nhận thức sự tiếp chạm hay là sự cảm giác. Không cần phải vấn hỏi một ai về những điều chi là SắcDanh cả. Phải chú niệm vào các lỗ mũi. Người ta nhận thức được sự cảm giác của hơi thở vô. Người ta nhận thức được sự cảm giác của hơi thở ra. Duy trì sự nhận thức vào hơi thở vô và hơi thở ra và sẽ không có cơ hội cho Tham, SânSi (sự tham lam, lòng căm thù, và sự không hiểu biết) khởi sinh. Những ngọn lửa của Tham, Sân,Si cứ mãi được dập tắt và kết quả là sự an tịnh và điều an lành của tâm thức.

Người ta không thể nào nhận thức được sự cảm giác trước khi sự tiếp chạm đã được thực hiện. Người ta có thể không nhận thức được sự cảm giác kéo dài được bao lâu khi sự tiếp xúc đã bị biến mất. Người ta cần phải chú tâm để ý đến sự tiếp xúc hiện thực. Điều nầy được gọi là trực giác ngay thời hiện tại.

Phải chú niệm vào thời hiện tại một cách liên tục. Nếu như các con có thể duy trì sự nhận thức vào thời hiện tại liền một mạch trọn hai mươi bốn giờ đồng hồ, thì những kết quả tốt đẹp sẽ là hiển nhiên. Nếu như các con không thể nào chú niệm vào những gì đang diễn ra ở từng mọi khoảnh khắc một cách liên tục, thì các con sẽ không nhận thấy được những gì đang xẩy ra trong một tia chớp của ánh sáng và tìm thấy chính mình ở phần thiếu hụt.

Nếu như các con chú niệm vào sự tiếp xúc của hơi thở ở ngay những lỗ mũi, các con sẽ liễu tri được rằng đó chỉ là SắcDanh. Bên cạnh SắcDanh, không có điều như thực là Tôi, anh ấy, hay là bạn; không có tự ngã, không người nam, không người nữ. Tự bản thân các con sẽ nhận thức được rằng Giáo Lý của Đức Phật quả là đúng thực, chỉ là sự thực, không có gì ngoài ra sự thực. Các con sẽ không cần phải vấn hỏi bất cứ một ai về vấn đề đó. Tỉnh giác vào sự tiếp xúc giữa yếu tố gió và ở đầu mũi tạo ra thì ngay lập tức tri thức biết được rằng không có điều như thực là Thực Ngã: bản ngã hay là linh hồn.

Vào những khoảnh khắc của sự tỉnh giác, Trí Tuệ của người ta (sự liễu tri hay là tuệ giác) thì được rõ ràng. Điều đó được gọi là Chánh Kiến: Chánh Tri Kiến hay là sự thấy đúng đắn. Không có điều nào khác ngoài ra DanhSắc. Điều nầy được gọi là Tuệ Phân Biệt Danh Sắc, Tri Thức Phân Tích về Tâm Thức và Thể Xác.

Việc tu tập liên tục của sự thẩm sát nầy loại trừ được quan niệm về Thực Ngã hay là tự ngã, và làm nẩy sinh ra một cái nhìn rõ ràng hay là tri kiến thanh tịnh. Niềm phúc lợi nầy là kết quả của sự thẩm sát nhất thời. Đừng có nghĩ rằng nó là chẳng đáng bao nhiêu. Đừng có nghĩ rằng là chẳng có biết chi cả, rằng chẳng có tích lũy sự phúc lợi trong quá trình thiền định. Duy nhất những phúc lợi như thế là chỉ có ở trong Phật Giáo mới có thể có được. Trong khi đang thiền định, hãy quên đi về thực phẩm và những nhu yếu phẩm khác. Hãy phấn đấu với sự tinh cần cho sự tiến hóa trong việc thành đạt tuệ giác để mà sẽ được kết thúc trong sự liễu tri về Đạo Tuệ (Liễu tri về Đạo), Quả Tuệ (Liễu tri về Thành Quả), và Níp Bàn.

 

 

 

DISCOURSE XVI

THE PATH TO BE FOLLOWED IN THIS WORLD
PHÁP THOẠI XVI

ĐẠO LỘ PHẢI ĐƯỢC THỰC HÀNH THEO
TRONG THẾ GIAN NẦY

  1. Giáo Lý của Đức Phật đã được chứa đựng ở trong Tam Tạng nhưng chỉ có một mục đích duy nhất: sự giải thoát khỏi sự đau khổ. Có rất nhiều phương pháp nhưng mục đích thì như Không nhất thiết là phải nương theo tất cả các phương pháp. Hãy chọn lấy một trong số của chúng, và bấy giờ với điều là thiết yếu thì phải dốc hết tâm sức để tu tập lấy nó với đầy đủ sự nỗ lực và trong một hành xử kiên định.
  2. Minh (tri kiến) và Đức Hạnh (tánh hạnh) càn phải được phát triển cùng một lúc. Cả hai sự việc có thể được thực hiện trong cùng một thời
  3. Hãy thực hành theo Giáo Lý của Đức Phật cũng như điều mà của vị giáo thọ. Phải biết tôn kính. Hãy nên khiêm Nhẫn Nại (kiên nhẫn) và Tâm Từ Ái (tấm lòng lân ái) cần phải được tu tập một cách chuyên cần.
  4. Minh Sát có nghĩa là nhìn thấy sự việc như thực nó đang là. Các thiền giả cần phải nhìn thấy các sự việc như thực chúng đang là, nếu không thì nó không là Minh Sát.
  5. Sự việc như thực nó đang là, là không phải đi tìm kiếm ở nơi nào khác, nó chính là ở ngay trong thân xác của con người. Nó luôn luôn hiện diện ở nơi đó. Điều đó là tất yếu. Đó là Danh – Sắc (tâm thức – thể chất).
  6. Trong tất cả những biểu thị của DanhSắc ở trong cơ thể, hơi thở vô và hơi thở ra thì không dễ dàng để nhận biết được, tuy nhiên chúng thì dễ dàng để thẩm sát.
  7. Quá trình của việc thở vô và việc thở ra được bắt đầu với sự ra đời và chỉ chấm dứt với sự mạng chung. Nó trôi chảy liên tục mà không có một sự ngừng nghỉ hay là gián đoạn. Nó luôn hiện hữu nơi đó, bất luận là người ta đang làm việc, đang nói chuyện, đang học hỏi nghiên cứu, hay là đang ngủ nghỉ.
  8. Mặc dù quá trình của việc thở vô và việc thở ra là liên tục, nó quả là khó nhận biết được bởi người thất niệm. Người dân Miến Điện thường nói như vầy “Với những người thất niệm thì sẽ không nhận biết được một hang động. Với những người có chánh niệm thì sẽ nhận biết được ngay cả là mù sương.” Chỉ với những người có chánh niệm thì sẽ nhận biết được về quá trình việc hít thở.
  9. Tại đây, sự tỉnh giác có nghĩa là thiền giả chú ý đến hơi thở vô trong khi nó tiếp chạm những lỗ mũi và đến hơi thở ra trong khi nó tiếp chạm những lỗ mũi. Trong khi việc hít thở được liên tục, thì sự tỉnh giác cũng cần phải được liên tục. Chỉ khi ấy sự tỉnh giác có thể được gọi một cách chính xác là Thiền Minh Sát.
  10. Có hai mươi bốn giờ trong một ngày. Nếu như sự tỉnh giác của các con có thể được liên tục trong hai mươi bốn giờ, thì những quả phúc lợi sẽ rất là rõ ràng. Nếu như có thể được, việc tu tập khổ hạnh của oai nghi ngồi thường luôn (Hạnh Đầu Đà Oai Nghi Ngồi) là nên được thực hiện. Điều mà Đức Phật giảng dạy không là sự khổ đau mà trái lại là sự chấm dứt của sự khổ đau. Trong thời kỳ của Đức Phật, với những người mà đã thực hiện việc tu tập khổ hạnh của oai nghi ngồi thường luôn nầy đã là khỏe mạnh hơn và đã sống lâu dài hơn. Nếu như các con đầu hàng với cơn buồn ngủ và đi ngủ, thì các con có khả năng để ngủ mãi mãi trong vòng của những sự tái tục (Vòng Luân Hồi). Nếu như các con ước muốn được ngủ, thì nhất thiết phải đi đến nơi mà không có ngủ.
  11. Đang khi chánh niệm vào điều mà thực sự đang là, hoặc đang nhìn thấy các sự việc như thực chúng đang là, đó là chủ đích chánh yếu của ba Điều Học, Bát Thánh Đạo, ba mươi bảy Giác Chi Phần, một cách ngắn gọn, của toàn bộ Tam Tạng. Chúng đã được bao trùm hết tất cả, có thể là, trong một sự cố gắng.
  12. Sự tiếp chạm hoặc sự tiếp xúc là Sắc. Sự hiểu biết hoặc sự tỉnh giác là
  13. Sự xuất hiện và sự biến mất của những biểu hiện dao động là quá trình của sự trở thành và sự chấm dứt.
  14. Khi các thiền giả nhận thấy quá trình đang thay đổi một cách nhanh chóng của sự xuất hiện và sự biến mất của các xúc giác tại những lỗ mũi, thì tuệ giác được tập trung (Thiền Quán – Thiền Chỉ) phát triển theo đúng trình tự, điều đó để nói rằng, sau một thời gian dài đáng kể. Sự định thức đã được phát triển trong phương thức nầy trở nên càng lúc càng tập trung mãnh liệt cho đến khi một thiền giả trở nên liễu tri về sự thay đổi một cách nhanh chóng ở phạm vi rộng lớn khắp cả toàn thân.
  15. Khi những thay đổi một cách nhanh chóng ở phạm vi rộng lớn đã được nhìn thấy với tuệ giác, thì đặc tướng của Vô Ngã trở nên hết sức là rõ ràng, và nương theo đó đặc tướng của Khổ ĐauVô Ngã cũng đã được nhìn thấy. Nó không nhất thiết là phải công bố chúng qua ngôn từ ở nơi cửa miệng. Thiền Minh Sát có nghĩa là trạng thái chú niệm vào điều mà thực sự đang xẩy Chánh Niệm phát triển ngày qua ngày, và vì thế, các thiền giả có được tuệ giác sâu sắc thẩm thấu.
  16. Khi các thiền giả phát triển sự định thức, tuệ giác của họ cũng được phát triển, đưa đến kết quả trong sự chứng tri của Tuệ Tri về Đạo (Đạo Tuệ) và Tuệ Tri về Thành Quả (Quả Tuệ). Sự chứng tri nầy quả là hiển nhiên và được hài lòng như là việc làm dịu cơn khát của các con qua việc được uống nước. Thiền giả mà đã được chứng tri về Đạo và Quả là đã được chứng tri điều đó do chính tự bản thân của mình ngay chính trong kiếp sống hiện tại nầy, mà không phải kiếp Do đó, kết quả của việc tu tập của mình là “được thấy do chính mình và trong con người mình” (Thiết thực hiện tại).
  17. Sau việc Tuệ Tri về Đạo và Tuệ Tri về Thành Quả đã đạt được, nếu một người nào đó ước mong trở lại sự thành tựu của Thành Quả (Nhập Thiền Quả), vị ấy phải trở lại việc thực hành Thiền Minh Sát và tiến hành từng bước sự chứng Sự thành tựu về Thành Quả (Nhập Thiền Quả) có thể được so sánh xem như trú xứ của chính mình.
  18. Với niềm tin kiên định và sinh lực dồi dào, hãy chú niệm vào sự tiếp xúc của hơi thở với những lỗ mũi mà không có một sự ngừng nghỉ hay là sự nghỉ ngơi. Đừng có do dự. Đừng có trì hoãn. Hãy làm ngay bây giờ, và việc tu tập được duy trì liên tục sẽ mang lại kết quả ngay tức thì. Kết quả là sự chấm dứt của trạng thái ưu phiền do bởi tham dục và nguồn vui hưởng phước báu không thể miêu tả được. Do vậy, những kết quả của việc tu tập gọi là ngay lập tức có hiệu quả (Bất Đoạn Thời).

LÀM THẾ NÀO HOÀN THÀNH VIÊN MÃN GIỚI LUẬT

Hãy làm những thiện hạnh như là việc quét dọn một ngôi chùa, hay là việc tưới nước cây Bồ Đề, hoặc là việc phục vụ vị giáo thọ của các con hay là các bậc Cha Mẹ, hoặc là ngay cả qua việc xử lý các nhu cầu của gia đình các con – tất cả những điều nầy sẽ đi vào bên phía tín dụng của việc hoàn thành viên mãn về Giới Luật của các con. Trong khi đang làm những sự việc nầy, các con vẫn có thể thiền định. Nếu như các con sao lãng bất cứ một trong những bổn phận nầy, liệu có thể nào các con nói một cách đoan chắc rằng các con đã hoàn thành viên mãn về Giới Luật không ? Nếu như Giới Luật đã được hoàn thành viên mãn, liệu có thể nào các con đạt được niềm hạnh phúc mà các con đang mưu cầu tìm kiếm không ? Nếu như không có niềm hạnh phúc, không có sự an lành, thì các con không thể nào đạt được Định. Mà không có Định thì các con không thể nào đạt được Tuệ.

 

         
                                                   PHÁP THOẠI XVII

THỰC HÀNH MỘT LỜI CHỈ DẠY NGẮN GỌN
Một Pháp Thoại đến một nhóm môn sinh ở phương Tây

Giáo Thọ Chit Tin: Đây là những môn đệ của Giáo Thọ Ba Khin – mười lăm môn đệ của nước ngoài, những người nam và những người nữ. Hôm nay là lễ kỷ niệm lần thứ năm ngày mất của Giáo Thọ Ba Khin. Năm mươi vị tu sĩ đã được cúng dường bữa điểm tâm rất sớm sáng hôm nay, và có khoảng 150 môn đệ đã được mời tham dự lễ thí thực. Những môn đệ nầy đã được đến trọn cả tháng cho các khóa tu Thiền Minh Sát của họ ở tại Trung Tâm. Những người nầy có thể lưu lại nước Miến Điện chỉ có bẩy ngày. Vì thế họ hành thiền định trong bẩy ngày, ra đi Bangkok hay là Calcutta, sau đó quay trở lại nơi đây một lần nữa. Có một số trong những họ là chuyến đi lần thứ hai của mình. Lại có một số sẽ trở thành một chuyến đi lần thứ ba. Khóa tu thiền định đã được bố trí cho trọn cả tháng nầy để tưởng niệm sự ra đi của Giáo Thọ. Có một số những môn sinh đã đến từ Mỹ Quốc, một số từ Anh Quốc, Pháp Quốc, và Tân Tây Lan – những nơi rất là xa xôi, đại diện cho nhiều quốc gia. Có một số đã đến từ Úc Châu, và có một môn đệ từ nước Mã Lai Á.

Đại Trưởng Lão Webu: Điều nầy trông giống như là thời gian của Đức Thế Tôn của chúng ta. Cũng như thể là tất cả họ đã đi đến với sự hiện diện của Đức Phật vào cùng một thời gian. Không phải từ cùng một quốc gia, không phải từ cùng một tỉnh thành, cùng một nơi chốn, nhưng từ các nước khác nhau, các tỉnh thành khác nhau – tất cả các người nam với những tấm lòng cao quý, đã đến cùng một lúc tại cùng một nơi để bầy tỏ lòng tôn kính đến Đức Thế Tôn. Chúng hữu tình thánh thiện, bất luận là Nhân Loại hay là Chúng Thiên, đã không bao giờ mệt mỏi trong việc bầy tỏ lòng tôn kính đến Đức Thế Tôn. Hân hoan ở trong lòng mình, họ đã tôn kính Đức Phật trong sự kỉnh mộ cao quý. Đức Phật, với tấm lòng từ ái, trắc ẩn và bi mẫn đến tất cả chúng hữu tình, đã chỉ dạy cho họ con đường. Họ đã nương theo và đã thực hành Giáo Lý của Ngài với sự ngoan hiền và trong tất cả sự khiêm cung, đã trở thành những môn sinh thiện hảo và có quy phạm. Lang thang một cách cô tịch xuyên suốt trọn cả vòng Luân Hồi (liên tục tái sinh), đang tìm kiếm một lối thoát, và họ bây giờ đã đạt đến sự chấm dứt của chuyến du hành của mình. Họ bây giờ đã tìm thấy được điều mà họ đã đang tìm kiếm trong trọn cả vòng Luân Hồi. Vô số là những người đã thành đạt Níp Bàn qua việc nương theo sự chỉ dạy của Đức Phật. Bây giờ tất cả các con trông giống như những người đi tìm kiếm đó của những ngày xa xưa. Và cũng giống như họ, nếu như các con đã quyết tâm để đạt được điều mà họ đã làm và nếu như các con đã có trang bị với bầu nhiệt huyết thánh thiện và nghiêm túc, thì ngay bây giờ đã đạt đến một thánh địa, nơi mà Giáo Lý của Đức Phật đã được duy trì hiện hữu, thực hiện được tất cả điều thiết yếu để mà làm, bằng cách nương theo Giáo Lý với sự ngoan hiền và tấm lòng khiêm cung, không lãng phí thời gian, chăm chỉ làm việc trong phương thức nầy – với khả năng làm việc chăm chỉ trong phương thức nầy, các con sẽ đạt được điều mà các con vẫn còn đang gia công cho: mục tiêu tối hậu của đời sống thánh thiện. Đây là một điều mà tất cả các con sẽ cảm nhận được an vui về nó.

Họ có hiểu điều mà Sư đã vừa nói không ? Sư tự hỏi nếu như họ có.

Giáo Thọ Chit Tin: Một hoặc hai có thể hiểu biết, kính bạch Ngài. Họ đã có học một ít Miến Ngữ ở Mỹ Quốc.

Đại Trưởng Lão Webu: Họ có à ? Vậy là, tốt lắm. Sư rất là hoan hỷ. Với những người mà hiểu biểt thì có thể truyền thụ Giáo Lý của Đức Phật đến cho những người khác, do vậy mang lại rất nhiều lợi lạc. Điều đó có phải như vậy không ? Ai là người có thể nói Miến Ngữ một cách lưu loát ? Sao, nầy đệ tử, con hiểu biết Miến Ngữ. Con có hiểu Sư không ? Chỉ có một chút ít à ? Được, một chút ít sẽ là hữu ích. Sự hiểu biết chỉ là một chút ít về điều mà Đức Phật đã giảng dạy sẽ giúp ích rất là nhiều. Chỉ cần một vài trong số những huấn từ của Đức Phật quả thật không là một chút ít. Chúng mang một ý nghĩa rất thù thắng. Có một vài điều mà các con đã mong mỏi và đã gia công xuyên suốt vòng Luân Hồi. Khi các con liễu tri Giáo Lý của Đức Phật và thực hành theo lời khuyên bảo của Ngài, thì các con sẽ đạt được điều mà các con vẫn còn đang đi tìm kiếm.

Ngay bây giờ, điều chi là các con mong ước để đạt được, cho hiện tại và cho mãi mãi, xuyên suốt vòng Luân Hồi vô tận ? Ý của Sư muốn nói điều chi ngay bây giờ ? Sư muốn nói đến ngay hiện tại. Ngay khoảnh khắc nầy. Tất cả các con mong muốn sự hạnh phúc, thoát khỏi sự khổ đau ngay bây giờ. Có phải tất cả các con mong muốn điều đó không ? Và tất cả các con cũng mong muốn được đảm bảo sự hạnh phúc trong vòng Luân Hồi. Thế đấy, trong tất cả những lần tái tục trong vòng Luân Hồi mang ý nghĩa là các con luôn mãi phải chịu đựng về tuổi già, bệnh hoạn, và sự tử vong. Nó mang ý nghĩa sự khổ đau trọng đại. Tất cả các con đều sợ hãi về tuổi già, bệnh hoạn, và sự tử vong, phải không ? Đúng vậy, tất cả các con là như vậy, Sư đoan chắc vậy. Trong trạng thái sợ hãi, các con không còn muốn có bất cứ điều gì để làm đối với chúng nữa, phải không ? Điều mà thật sự các con mong mỏi đó là một nơi mà nơi đó những sự khổ đau nầy không hiện hữu – một nơi của niềm hạnh phúc mà nơi đó những sự việc nầy không tồn tại, nơi mà tuổi già, bệnh hoạn, và sự tử vong không được biết đến, nơi mà tất cả những sự khổ đau nầy chấm dứt – một cách ngắn gọn, Níp Bàn. Đây là điều mà các con đang nỗ lực phấn đấu. Nếu như các con sẽ thực hành theo những sự chỉ dẫn của Đức Phật với tất cả sự ngoan hiền và lòng khiêm cung thích hợp, thì các con sẽ đạt được mục tiêu của mình, có phải không ? Các con sẽ phải hoàn thành tất cả các việc làm của mình, phải đạt được sự thành công, phải đạt được điều mà các con luôn mãi mong mỏi có được.

Thế thì, điều mà các con hiểu biết có thể là rất nhỏ bé: chỉ là một chỉ dạy ngắn gọn. Tuy nhiên nếu như các con thực hành theo điều đó một cách tinh cần, sự thành tựu sẽ không là nhỏ nhoi. Đó là điều mà các con phải nỗ lực phấn đấu suốt cả thời gian dài. Điều đó có thể được xem như chỉ là một phần thưởng nhỏ bé ? Tuyệt nhiên không. Nó quả thật là một phần thưởng to lớn. Một khi các con liễu tri sự chỉ dẫn, cho dù là ngắn gọn và súc tích, và thực hành theo điều đó một cách cẩn trọng, không có sự ngừng nghỉ, niềm hạnh phúc sẽ là của các con. Sẽ có niềm hạnh phúc cho tất cả vũ trụ, cho tất cả Nhân Loại, Chư Thiên, và Chư Phạm Thiên. Cho dù Giáo Lý có thể chỉ là một vài huấn từ, sự thành tựu sẽ là trọng đại. Tất cả các con mong muốn là đạt được. Điều đó có phải như vậy không ? Quả thật nó là như vậy.

Thế thì, nầy đệ tử, các con có thể thuần hóa để nương theo và thực hành sự chỉ dẫn ngắn ngủi đó không ? Các con có thể à ? Tốt lắm. Giống như tất cả các con, vào thời kỳ của Đức Thế Tôn, đã có những người đi lang thang trước đó, luôn luôn mãi đang tìm kiếm sự an lạc và niềm hạnh phúc. Họ đã đang tìm kiếm điều đó trước khi Đấng Giác Ngộ vẫn chưa thực hiện sự xuất hiện của Ngài. Họ là những ai vậy ? Ồ, các con có thể nói toàn cả thế gian. Tuy nhiên Sư sẽ đơn cử cho các con biểu mẫu về Sàriputta (Xá Lợi Phất) và Moggallàna (Mục Kiền Liên), một đôi kiết tường, người mà sau nầy họ đã trở thành đôi đệ tử trưởng của Đức Thế Tôn. Có lẽ các con đã hiểu biết về câu chuyện của họ đã diễn ra trước đó. Sàriputta và Moggallàna đã sinh sống đời sống thánh thiện như là các du sĩ lang thang, đang đi tìm kiếm sự bất tử. Và rồi Sàriputta là người đầu tiên đã đi đến tiếp xúc với một trong năm đệ tử mà đã được thụ giáo Giáo Pháp từ nơi Đức Thế Tôn. Du sĩ lang thang Sàriputta đã nhìn thấy Vị ấy đang đi từ chỗ nầy đến chỗ nọ để khất thực. Đang khi nhìn thấy phong cách thanh thản của Vị ấy, màu da của Vị ấy thanh tịnh và trong sáng, Sàriputta ngay lập tức đã biết được rằng Vị ấy đã có sở hữu tri thức của phương cách mà Ngài đã đang tìm kiếm. Sàriputta đã dõi theo vị thánh tu sĩ mãi cho đến khi Vị ấy đã kết thúc việc trì bình của mình và đã rời khỏi thị trấn với bát vật thực trong tay của Vị ấy. Du sĩ lang thang Sàriputta đã chờ đợi ở một khoảng cách tôn kính trong khi vị thánh tu sĩ đã độ bữa thọ thực của mình. Thế rồi, Sàriputta đã đi về phía Vị ấy, đã bầy tỏ lòng tôn kính một cách thanh nhã, và đã vấn hỏi Vị ấy về Bậc Đạo Sư và Giáo Pháp mà Ngài đã giảng dạy.

Tất cả điều nầy là ở trong Tam Tạng (Kinh điển), tuy nhiên Sư sẽ cung cấp cho các con chỉ là một sự giản lược ngắn gọn. Vị thánh tu sĩ đã trả lời rằng ông ta đã được thụ giáo ở nơi Đức Thế Tôn, Ngài là bậc Đạo Sư của ông ta, và chính điều đó đã là Giáo Pháp của Đức Thế Tôn mà ông ta đã thực hành theo. Khi Sàriputta đã cầu cạnh một sự trình bầy về Giáo Pháp, vị thánh tu sĩ đã nói “Bần đạo chỉ vừa mới được thụ giáo. Bần đạo chỉ vừa mới đến với Giáo Pháp và Quy Luật nầy. Bần đạo không thể nào chỉ dạy Giáo Pháp cho bạn một cách đầy đủ chi tiết được. Bần đạo chỉ có thể nói

Vị thánh tu sĩ nầy đã thực sự đạt được mục tiêu tối thượng, vì vậy Vị ấy phải liễu tri toàn bộ Giáo Pháp, tuy nhiên trong sự khiêm cung, Vị ấy đã tự xưng rằng ông ta đã chỉ hiểu biết được có một chút ít. Thế rồi, Sàriputta, là người mà sau đây đã trở thành nhà giải thích hàng đầu về Giáo Pháp của Đức Thế Tôn, đã nói rằng Ngài đã không mong muốn được có nhiều. Ngài đã chỉ mong được nghe một chút ít về điều mà Đức Phật đã chỉ dạy. Vị thánh tu sĩ đã chấp nhận chuẩn y lời thỉnh cầu của Ngài. Vị ấy đã chỉ trao cho Ngài một bản phác thảo về Giáo Pháp. Thế nảo đã là một chút ít ? Thế lả một chút ít đó chưa bằng trọn một câu kệ bốn câu. Khi Sàriputta đã được nghe sự trình bầy ngắn gọn về Giáo Pháp, Ngài đã nói rằng đó quả là đầy đủ đối với mình. Không bị vẩn đục, quan kiến thuần tịnh về toàn bộ Giáo Pháp đã được khởi sinh trong con người của Ngài sau khi đang được nghe chỉ là một chút ít về Giáo Pháp.

Thế là Giáo Lý dù chỉ là một vài huấn từ, tuy nhiên sự hiểu biết của Sàriputta quả tuyệt nhiên không là một chút ít. Ngài đã liễu tri toàn bộ Giáo Pháp. Thế thì, nầy các đệ tử, các con cũng liễu tri có một chút ít, phải không ? Vậy thì, nếu các con làm, và thực hành theo lời khuyên bảo của Đức Thế Tôn, thì sự thành tựu của các con sẽ rất là to lớn.

Sư, lẽ tất nhiên là, không thể nào nói được ngôn ngữ của các con. Tuy vậy các con, nầy các đệ tử, nếu như các con hiểu biết được một chút ít, truyền trao Giáo Lý đến cho các bạn hữu của mình thế thì tất cả các con sẽ hiểu biết được một chút ít về Giáo Pháp. Các con không có thể làm được điều nầy sao ? Sư thì đoan chắc rằng các con có thể.

Tất cả các con đã có kiến tạo, từng mỗi một người trong các con, những Pháp Toàn Thiện cao quý. Đó là lý do tại sao tất cả các con ở nơi đây, đã đi đến từ nhiều quốc gia khác nhau, những đất nước xa xôi, khoảng cách xa, rất xa từ nơi đây. Tuy nhiên vì lẽ các con đã có được đầy đủ các Pháp Toàn Thiện, tất cả các con đã đi đến nơi đây ngay cùng một thời gian, cùng một lúc từ các quốc gia khác nhau. Và sau khi đã được tiếp xúc ở nơi đây, các con mong muốn được liễu tri Giáo Pháp. Thế là các con đã được nghe Giáo Pháp. Các con đã học được lời khuyên bảo của Đức Phật. Tuy nhiên các con vẫn chưa được thỏa mãn với việc chỉ được nghe Giáo Pháp và việc chỉ ghi nhớ về Giáo Pháp. Các con mong muốn được thực hành về Giáo Pháp. Thế là các con phấn đấu một cách mãnh liệt và bắt đầu buớc đi trên con đường. Các con thiết lập sự nỗ lực thiết yếu (Cần), và về sau nầy, một cách đoan chắc là các con phải được tận hưởng những thành quả về sự nỗ lực của mình. Ngay cả bây giờ các con hiểu biết được, lẽ tất nhiên, phải không ? Các con đang được gặt hái các kết quả tương xứng với sự ứng dụng và sự tinh cần của mình.

Tất cả các con ở nơi đây ngay bây giờ là vì các con đã có được đầy đủ các Pháp Toàn Thiện để làm như vậy. Đức Thế Tôn đã nói rằng nếu như các con an trú với Pháp Bảo và thực hành theo Giáo Pháp thì các con đang ở cạnh bên Ngài cho dù phần thể xác các con có thể là ở mút tận đầu kia của vũ trụ. Ngược lại, nếu như các con ở cạnh bên Ngài, ở sát cạnh bên, rất là gần gũi để mà các con có thể nắm được chéo y của Ngài với đôi tay của các con, tuy nhiên, nếu như các con không thực hành theo lời chỉ dẫn của Ngài và tu tập Giáo Pháp nương theo những huấn từ của Ngài, thì có trọn cả khoảng cách thật xa của vũ trụ giữa Ngài và các con. Tuy vậy, các con sinh sống trong các quốc gia khác nhau – xa xôi, rất là xa. Và thế mà, tất cả các con rất là gần gũi với Đức Thế Tôn. Sau khi thực hành theo lời chỉ dẫn của Ngài một cách cần mẫn, với sự ngoan hiền thích hợp, các con sẽ đạt được điều mà các con mong ước, các con sẽ chiến thắng mục tiêu mà các con đã phấn đấu xuyên suốt cả vòng Luân Hồi. Vô số là các bậc thánh nhân là những vị đã bước đi lên Con Đường (Đạo) và đã đạt đến Níp Bàn. Hơn nữa, các con, từ các quốc gia khác nhau, các tỉnh thành khác nhau, tất cả bậc thánh nhân, đã đi đến cùng một lúc ở nơi thánh địa, nếu như các con thiết lập đầy đủ sự nỗ lực (Cần) và làm việc một cách cần mẫn với tất cả sự khiêm cung thì các con cũng sẽ đi đến được mục tiêu của mình.

Đây thực sự là một cơ duyên cho niềm hạnh phúc và hân hoan duyệt ý. Tất cả chúng tôi không thể nào ngăn được trạng thái hân hoan ở trong tinh thần, sự khen ngợi và lòng thán phục các con, đang khi nhìn thấy lòng mộ đạo và nhiệt huyết của các con. Sư chúc tất cả các con thành công. Lành thay. Lành thay.

 

 

                                                   PÀLI GLOSSARY
                                         TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ PÀLI

Hầu hết các từ ngữ trong phần từ điển thuật ngữ nầy đã được bàn thảo trong phần bổ túc của Lời Giới Thiệu: Những Thuật Ngữ Pàli đã được dùng trong những Pháp Thoại.

Vô Tỷ Pháp: Chân Lý Cùng Tột. Tạng Vô Tỷ Pháp là bộ thứ ba của Kinh điển Phật Giáo.

Abhidhammattha — Sangaha: An introduction to the Abhidhamma written by Anuruddha. Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp: Một sự giới thiệu về Vô Tỷ Pháp đã được viết ra bởi Tỳ Khưu Anuruddha.

Adhicitta: Higher mentality or concentration. Tâm Chí Thượng: Tâm lực cao siêu hoặc sự định thức.

Adhitthàna Pàramì: The perfection of determination. Chí Nguyện Ba La Mật: Pháp Toàn Thiện về sự quyết ý.

Adhicitta: Higher Wisdom. Tâm Chí Thượng: Trí lực cao siêu.

Adhisìla: Higher Morality. Giới Chí Thượng: Giới đức cao siêu.

Adosa: Non – Anger. Vô Sân: Không tức giận.

Agga Sàvaka: Chief Disciple. Chí Thượng Thinh Văn: Đệ Tử Trưởng.

Àjìva: Livelihood. Sinh Mạng: việc nuôi mạng, cách sinh sống, sinh nhai. Akàliko: Immediate. Bất Đoạn Thời: Ngay tức thì, ngay lập tức.

Akusala: Unskilful. Bất Thiện: Không khôn khéo.

Alobha: Non – Greed. Vô Tham: Không tham lam.

Amoha: “Non – Ignorance”, knowledge, understanding. Vô Si: “Không vô minh”, kiến thức, sự hiểu biết.

Anàgàmì: Non – returner. Bất Lai: Bậc không quay trở lại.

Ànàpàna: Meditation on the breath. Sổ Tức: Thiền định về hơi thở.

Anuruddha: Author of Abhidhamma Sangaha. Tỳ khưu Anuruddha: Tác giả của bộ kinh Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp.

Anàthapindika: A leading lay disciple of the Buddha. Cấp Cô Độc: Người đệ tử cư sĩ hàng đầu của Đức Phật.

Anattà: Non Self. Vô Ngã: Không phải tự ngã.

Anicca: Impermanence. Vô Thường: Không thường.

Anottata: A lake in the Himalayas whose waters always remain cool. Hồ Anottata: Một hồ nước ở dãy Hy Mã Lạp Sơn mà nước vẫn luôn mát mẻ.

Àpo: Water, the element of cohesion (One of the Mahàbhùta). Thủy: Nước, yếu tố của sự kết dính (Một trong các Sắc Đại Hiển).

Arahat: “Noble One”, a fully – awakened individual. A La Hán: “Bậc Thánh Nhân”, một cá nhân đã hoàn toàn giác ngộ.

Ariya: “Worthy One”, an individual who has attained at least the first of the four states of Nibbàna. Bậc Thánh: “Bậc Đáng Kính Trọng”, một cá nhân mà đã đạt được ít nhất là tầng thứ nhất của bốn trạng thái của Níp Bàn.

Arùpa: Immaterial. Vô Sắc: Phi vật chất.

Asankheyya: Incalculably large number. A Tăng Kỳ: con số rộng lớn một cách vô hạn lượng.

Attà: Self. Ngã: Tự ngã, cái tôi.

Atthakathà: Commentary. Chú Giải: Lời chú thích.

Avijjà: Ignorance (of the Four Noble Truths). Minh: Sự thiếu hiểu biết (về Từ Thánh Đế).

Avyàkata: Neutral Action. Vô Ký: Sự tạo tác trung tính, hành động trung tính. Bhàvanà: Mental development. Tu Tập: Sự phát triển tâm linh.

Bhikkhu: Buddhist Monk. Tỳ Khưu: Vị tu sĩ Phật Giáo. Bhikkhunì: Buddhist Nun. Tỳ Khưu Ni: Vị nữ tu Phật Giáo.

Bimbisàra: King of Ràjagaha and disciple of the Buddha. Bình Sa Vương: (Tần Ba Sa) Vua của Kinh Thành Vương Xá và là đệ tử của Đức Phật.

Bodhi: Awakening. Giác Ngộ: Sự Giác Ngộ.

Bodhipakkhiya – Dhammà: 37 Factors of Awakening. Những Pháp Giác Chi Phần: 37 Yếu Tố của sự Giác Ngộ.

Brahmà: “One who is intent on Awakening ”, Buddha – to – be. Bậc Phạm Hạnh: “Một người mà có tác ý vào sự Giác Ngộ”, Phật sẽ thành.

Brahman: Member of the caste of ptriests in India. Vị Bà La Môn: Thành viên của đẳng cấp của các vị giáo sĩ ở đất nước Ấn Độ.

Buddha: “Awakened One”. Đức Phật: “Bậc Đã Giác Ngộ”.

Buddhaghosa: Author of the Visuddhimagga”. Ngài Giác Âm: Tác giả của tác phẩm bộ kinh Thanh Tịnh Đạo.

Carana: Right Conduct. Đức Hạnh: Chánh Hạnh.

Cetiyangana: Area around a pagoda. Khuôn Viên và Bảo Tháp: Khu vực xung quanh một ngôi chùa.

Citta: Mind. Tâm: Tâm Thức.

Cuti: The last mind moment when “falling” away from a life (i.e. death). Tâm Tử: Khoảnh khắc tâm thức cuối cùng khi “đang lìa bỏ” một kiếp sống (tức là, mạng vong).

Deva: Beings of the six planes above the human world. Chư Thiên: Chúng Hữu Tình ở sáu cõi giới ở trên Cõi Nhân Loại.

Dàna Pàramì: The perfection of generosity. Xả Thí Ba La Mật: Pháp Toàn Thiện của sự rộng lượng.

Dhamma: The Teaching (of the Buddha). Pháp Bảo: Giáo Lý (của Đức Phật).

Dhammapada: Collection of verses spoken by the Buddha, part of the Tipitaka. Kinh Pháp Cú: Bộ sưu tập về các câu kệ đã thuyết giảng do bởi Đức Phật, một phần của Tam Tạng.

Dhùtanga: Ascetic practice. Hạnh Đầu Đà: Tu tập khổ hạnh.

Ditthi: (Right View). Kiến: Nhìn thấy chân chánh.

Dosa: Dislike. Sân Hận: Không ưa thích.

Dukkha: Unsatisfactories, suffering. Khổ Đau: Sự bất duyệt ý, sự khổ đau. Iddhipàda: “Path to Power”. Như Ý Túc: “Con Đường đến Năng Lực”.

Jetavana: Monastery in Sàvatthi donated by Anàthapindika. Kỳ Viên Tự: Tu Viện ở trong Thành Xá Vệ đã được cúng dường do bởi ông Cấp Cô Độc.

Jhàna: Absorption state. Thiền Na: Trạng thái nhập định.

Kaccàna or Kaccàyana: A leading disciple of the Buddha. Kaccàna hay là Ca Chiên Diên: Một đệ tử hàng đầu của Đức Phật.

Kalàpa: The smallest unit of matter. Tổng Hợp: Đơn vị cực tiểu của vật chất (Sắc Pháp).

Kàma: Sensual desire. Tham Dục: Ham muốn nhục dục.

Kamma: Actions (the residual force of past actions). Nghiệp: Các sự tạo tác (Những mãnh lực tồn đọng của các sự tạo tác quá khứ).

Kammanta: Action. Nghiệp Lực: Việc tạo tác.

Kassapa: A leading disciple of the Buddha. Ca Diếp: Một đệ tử hàng đầu của Đức Phật.

Kàyapasàda: Clearness of the sense of touch or sense in general. Thân Thanh Triệt: Sự thanh tịnh (trong ngần) của xúc giác hay là cảm giác nói chung. Khandha: Aggregate. Uẩn: Tổng Hợp, khối kết.

Khanti Pàramì: The perfection of patience. Nhẫn Nại Ba La Mật: Pháp Toàn Thiện về sự kiên nhẫn.

Kusala: Skilful. Thiện: Sự khôn khéo.

Lobha: Wanting. Tham: Sự tham muốn.

Loka: World, sphere, a plane of existence. Thế Gian: Thế giới, quả địa cầu, một cõi giới của sự hiện hữu.

Magganga: The sections of the Noble Eightfold Path. Chi Đạo: Những chi phần của Bát Thánh Đạo.

Magga: Path. Đạo: Con đường.

Magga – Phala: Path and Fruition State. Đạo – Quả: Trạng Thái Đạo và Quả. Mahà: Great. Đại: Sự to lớn, vĩ đại.

Mahà – Bhùta: The “great “(primary) elements. Sắc Đại Hiển: Những tố chất (cơ bản, chủ yếu) “to lớn”.

Majjhima – Nikàya: One of the four Nikàyas of the Sutta section of the Tipitaka. Trung Bộ Kinh: Một trong bốn Bộ Kinh của Tạng Kinh.

Mettà Pàramì: The perfection of loving kindness. Từ Ái Ba La Mật: Pháp Toàn Thiện về sự thân ái.

Moha: Delusion. Si Mê: Sự si mê.

Nàma: Mind. Danh Pháp: Tâm thức.

Nekkhamma Pàramì: The perfection of renunciation. Ly Dục Ba La Mật: Pháp Toàn Thiện về sự xuất ly.

Nibbàna: “Quenching”, the end of all suffering. Níp Bàn: “Sự Diệt Tắt”, sự chấm dứt tất cả sự khổ đau.

Nikàya: There are four or five Nikàyas:

Four Nikàyas in the Sutta Pitaka,

Five Nikàyas if all the Texts apart from the Sutta Pitaka are taken as one Nikàya. There are simply different ways of subdividing the Tipitaka.

Bộ Kinh: Có bốn hoặc năm Bộ Kinh:

Bốn Bộ Kinh trong Tạng Kinh.

Năm Bộ Kinh nếu tất cả các Văn Bản ngoài ra Tạng Kinh được kết tạp lại như là một Bộ Kinh. Đây là những phương thức sai biệt một cách đơn giản về việc phân chia Tam Tạng.

Nirodha: Cessation. Diệt Tắt: Sự đình chỉ.

Pacceka Buddha: A non – teaching Buddha. Độc Giác Phật: Một vị Phật không có giảng dạy.

Pakati – Sàvaka: An ordinary disciple (i.e. An Arahat, but not a chief disciple or leading disciple). Thinh Văn Thông Thường: Một đệ tử thông thường (tức là một bậc Vô Sinh, nhưng chẳng phải là một đệ tử trưởng hay là đệ tử hàng đầu).

Pàli: The language in which the Therevàda Buddhist scriptures are written. Pàli Ngữ: Ngôn ngữ mà các kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy đã được viết ra.

Panca – Sìla: The five moral precepts. Ngũ Giới: Năm điều giới học đạo đức. Pannà: Insight, Understanding. Trí Tuệ: Tuệ Giác, sự hiểu biết.

Paramattha: Highest, Ultimate. Siêu Lý: Cao tột, Thù thắng. Pàramì: Perfection. Ba La Mật: Pháp Toàn Thiện.

Pariccheda (in Nàma – Rùpa – Pariccheda – Nàna): The ability to distinguish between mental and physical phenomena. Phân Biệt (Sự phân ranh, sự hạn giới) (trong Tuệ Phân Biệt Danh Sắc): Khả năng phân biệt giữa đối tượng tâm lý và vật lý.

Pariyatti: Training (in the Texts). Pháp Học: Sự huấn tập (trong các Văn Bản).

Pathavì: Earth, element of extension (one of the Mahà – Bhùta). Địa: Đất, tố chất của sự duỗi thẳng ra (một trong những Sắc Đại Hiển).

Pàtimokkha: The collection of the 227 rules of conduct for the monks. Biệt Biệt Giải Thoát Giới: Bộ sưu tập về 227 điều giới luật về đức hạnh của các vị tu sĩ.

Patipatti: Parctice of the Teachings. Pháp Hành: Sự tu tập về Giáo Lý.

Patisandhi: Rebirth Consciousness (following the last mind moment of the preceeding life, cf. Cuti). Tâm Tái Tục: Thức Tái Tục (sự nối tiếp theo khoảnh khắc cuối cùng của kiếp sống trước, có nghĩa là Tâm Tử).

Pativedha: Attainment of Nibbàna. Pháp Thành: Sự thành tựu về Níp Bàn.

Pitaka: “Basket”, collection (of texts). Tạng: “Giỏ đựng kinh”, sự sưu tập (về các Văn Bản).

Phala: Fruition State. Quả: Trạng thái thành quả.

Ràjagaha: A city in India. Vương Xá: Một thị thành trong nước Ấn Độ.

Rùpa: Matter. Sắc Pháp: Vật chất.

Sacca Pàramì: The perfection of truth. Chân Thật Ba La Mật: Pháp Toàn Thiện về Chân Thật.

Sakadàgàmì: A once – returner. Nhất Lai: Bậc quay trở lại một lần.

Sakka: The king of the Devas. Đế Thích: Thiên Chủ của Chư Thiên.

Samàdhi: Concentration. Định: Sự định lực.

Sàmapatti: Attainment. Nhập Định: Sự thành đạt.

Samatha: Calm. Thiền Chỉ: Tĩnh lặng.

Sammà: Right, good. Chân Chánh: Ngay thẳng, đúng đắn, thiện hảo.

Samsàra: The cycle of births and deaths. Vòng Luân Hồi: Vòng luân chuyển của sự sanh và sự tử vong.

Samudàya: Origin [of suffering]. Tập Khởi: Nguồn gốc [của sự khổ đau].

Samyutta Nikàya: Part of the Sutta Pitaka. Tương Ưng Bộ Kinh: Một phần của KinhTạng.

Sangha: The Order of Buddhist Monks. Tăng Đoàn: Giáo Hội của các vị tu sĩ Phật Giáo.

Sangìti: Buddhist Council. Kiết Tập: Hội Nghị Kiết Tập Phật Giáo.

Sankappa: Thought. Tư Duy: Sự suy nghĩ, sự suy tưởng.

Sankhàra: The force of past actions. Hành: Mãnh lực của các sự tạo tác quá khứ.

Sannà: Perception. Tưởng: Sự nhận thức, sự tri thức.

Sàsana: The Teachings of the Buddha. Tôn Giáo: Giáo Lý của Đức Phật.

Sati: Attention, Awareness. Niệm: Sự chú ý, Sự Tỉnh Giác.

Sàvatthi: A city in India. Xá Vệ: Một thị thành trong nước Ấn Độ.

Sikkhà: Training. Điều Học: Sự huấn tập.

Sìla: Morality. Giới Luật: Giới Đức.

Sotàpatti: A Stream – Enterer. Thất Lai: Bậc Dự Lưu (đi vào dòng Thánh Vức).

Sutta: Discourse. Kinh điển: Pháp Thoại.

Suttanta Pitaka: The books of discourses. Kinh Tạng: Những quyển sách về các Pháp Thoại.

Tejo: Fire (One of the Mahà – bhùta). Hỏa: Lửa (Một trong những Sắc Đại Hiển). Thera: Elder (form of address for Buddhist Monks who have been ordained for more than ten years). Trưởng Lão Tăng: Bậc trưởng lão (hình thức của việc xưng hô của các vị tu sĩ mà đã được thụ đại giới nhiều hơn mười năm).

Therì: Form of address for Buddhist Nuns. Trưởng Lão Ni: Hình thức của việc xưng hô của các vị nữ tu Phật Giáo.

Tipitaka: The three collections (of the Pàli Canon). Tam Tạng: Ba bộ sưu tập (thuộc kinh điển Pàli).

Upasampadà: Ordination as a full member of the Sangha. Cụ Túc Giới: Sự thụ đại giới như là một thành viên trọn vẹn (chính thức) của Tăng Đoàn.

Upekkhà Pàramì: The perfection of equanimity. Hành Xả Ba La Mật: Pháp Toàn Thiện về sự bình thản.

Uposatha: Observance day. Thanh Tịnh Giới: Ngày thụ trì Bát Quan Trai Giới.

Vàcà: Speech. Ngữ: Lời nói, diễn thuyết.

Vayàma: Effort. Tinh Cần: Sự nỗ lực.

Vàyo: Wind, the element of motion (One of the Mahà – Bhùta). Phong: Gió, tố chất của sự chuyển động (Một trong những Sắc Đại Hiển).

Vedanà: Sensation, feeling. Thọ: Cảm giác, cảm xúc, cảm thụ.

Vijjà: Understanding (of the Four Noble Truths). Minh: Sự hiểu biết (về Tứ Thánh Đế).

Vinaya Pitaka: The collection on Discipline. Luật Tạng: Bộ sưu tập về Quy Luật. Vinnàna: Consciousness. Thức: Tâm thức, ý thức.

Vipassanà: Insight. Thiền Minh Sát: Tuệ Giác.

Viriya: Effort. Tinh Tấn: Sự nỗ lực.

Visàkhà: A leading woman lay disciple of the Buddha. Bà Visàkhà: Một nữ đệ tử cư sĩ hàng đầu của Đức Phật.

Visuddhimagga: A general commentary on the Teachings of the Buddha by Buddhaghosa. Thanh Tịnh Đạo: Một bộ chú giải tổng quát về Giáo Lý của Đức Phật do bởi Ngài Giác Âm soạn tác.

Ngưỡng mong ân đức phiên dịch bộ kinh An Tịnh Thù Thắng Đạo của Ngài Đại Trưởng Lão WEBU, xin được liễu tri về Pháp Học và Pháp Hành, thâm nhập và khải trí vào sở học sở cầu Kỷ Hạ, và vun bồi Tam Thập Pháp Ba La Mật hạnh Trí Tuệ xuyên suốt cho đến ngày chứng đắc Quả vị Chánh Đẳng Giác.

Ngưỡng mong công đức phiên dịch bộ sách An Tịnh Thù Thắng Đạo, hội túc duyên Phước Báu to lớn, xin thành tâm chấp thủ trí kính lễ và kính dâng Quả Phước Báu thanh cao nầy hướng đến hai bậc Ân Sư, Ngài Đại Trưởng Lão TỊNH SỰ (SANTAKICCO MAHÀ THERA), và Ngài Đại Trưởng Lão SIÊU VIỆT (ULÀRO MAHÀ THERA) với tất cả lòng thành kính của con.

Ngưỡng mong công đức phiên dịch bộ Kinh An Tịnh Thù Thắng Đạo, hội đủ túc duyên Phước Báu to lớn, xin thành kính dâng Quả Phước thanh cao này hướng đến Song Thân trí kính của con, Cô Tư Tu Nữ PHẠM THỊ YÊN kính thương (Chùa Siêu Lý – Phú Định – Quận 6), đến Cô Diệu Pháp (thế danh là Vũ Thị Phương – Annapolis – Maryland), đến tất cả Chư Thiên hoan hỷ thùy từ hộ trì Chánh Pháp, đến tất cả những bậc Hữu Ân Phật Tử đã ủng hộ cho việc đánh máy, điều chỉnh, bổ túc với tất cả những kỷ năng kỳ công và phát hành bộ Kinh An Tịnh Thù Thắng Đạo, và chí đến toàn thể quý Phật Tử cùng với gia quyến hữu duyên trong Chánh Pháp luôn được an vui trong Cảnh Quả Phước như ý nguyện mong cầu, đồng nhau cả thảy.

Ngưỡng mong ÂN ĐỨC PHÁP BẢO luôn mãi được tồn tại lâu dài cho đến năm ngàn năm, đem lợi lạc thù thắng vi diệu đến tất cả Chư Thiên, Chư Phạm Thiên, Nhân Loại và tất cả chúng sanh.

(Anumodanà, Anumodanà, Anumodanà).

Hết lòng cẩn kính, Bhikkhu PASÀDO

Với tấm lòng Từ Ái,

Mettàparamatthapàramì

Sàdhu, Sàdhu, Sàdhu

                                                00000

Bố Thí, Pháp Thí vô song

Hương thơm thù thắng chẳng đồng Pháp Hương.

Bậc Trí biết cách cúng dường
Kiên trì chân chánh,
con đường phúc vinh.

00000—————

In this world, there are three things of value for one who gives…
Before giving, the mind of the giver is happy.

While giving, the mind of the giver is peaceful.
After giving, the mind of the giver is uplifted.

A 6.37

Gió Từ quét sạch rừng phiền não,
Mưa Pháp trôi đùa áng lợi
danh.

00000—-