6 TRÍ VỀ DỤC

6 trí về dục

  1. Cần phải biết các dục
  2. Cần phải biết các dục duyên khởi
  3. Cần phải biết các dục sai biệt
  4. Cần phải biết các dục dị thục
  5. Cần phải biết các dục đoạn diệt
  6. Cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt

TRÍ I : CẦN PHẢI BIẾT CÁC DỤC :

Thế nào là các dục ?

Có 5 dục trưởng dưỡng này :

–  Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái liên hệ đến dục hấp dẫn

Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này: Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả ý, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức… các hương do mũi nhận thức… các vị do lưỡi nhận thức… các xúc do thân nhận thức… khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, dầu chúng không phải dục, chúng được gọi là dục trưởng dưỡng trong giới luật của bậc Thánh.

 

Các tư duy tham ái,

Là dục của con người,

Các hoa mỹ ở đời,

Chúng không phải là dục,

Các tư duy tham ái

Là dục của con người,

Các hoa mỹ an trú

Như vậy ở trên đời,

Ở đây những bậc Trí,

Nhiếp phục được lòng dục.

Như vậy Những sắc khả ái , khả lạc, khả hỷ, dễ mến là những yếu tố làm phát khởi, tăng trưởng lòng dục

 

TRÍ II. THẾ NÀO LÀ CÁC DỤC DUYÊN KHỞI

* XÚC làm duyên cho các dục sanh khởi

Như vậy để kiểm soát các dục thì cần :

  1. Giảm xúc ( Tức là không tiếp nhận thêm)
  2. Thanh lọc bên trong

Với thanh lọc Dục

– Ngoại thân ( 4 oai nghi) trong lời nói, hành động

– Trong thân : Thọ, Tưởng, Hành , Thức . ( Thọ và Tưởng là rất quan trọng)

Thêm thanh lọc hữu lậu và vô minh lậu

# 6 xúc là duyên cho các dục sanh khởi

XÚC = Sự hội tụ của Căn – Trần – Thức

Trần : Sắc , thanh, hương, vị, xúc , pháp

Như vậy Xúc hình thành dục sẽ sanh khởi . Để nhiếp phục điều này chúng ta cần có các phương pháp

Pháp 1     : Hộ Trì Căn

Khi mắt thấy sắc : Không nắm giữ tướng chung – Không nắm giữ tướng riêng

                                       ( Đại kinh khổ uẩn – Trung bộ)

Những nguyên nhân gì vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ưu, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy. Hộ trì nhãn căn, thực hành hộ trì nhãn căn

 Khi mắt đã thấy sắc tức là xúc đã thành lập ( mệt rồi)

Kinh Đại bát niết bàn : chỉ cách thức phòng hộ sáu căn

– Bạch thế tôn, chúng con phải cư sử với phái nữ ra sao?

+ Này Ananda, chớ có thấy họ

– Bạch thế tôn, nếu phải thấy họ, thời phải làm sao ?

+ Này Ananda, chớ có nói chuyện với họ

– Bạch Thế Tôn, nếu phải nói chuyện với họ, thời phải làm thế nào ?

+ Này Ananda, phải an trú chánh niệm ( Hộ trì căn)

Cần : Tỉnh táo nhận ra sự nguy hiểm tiềm tàng trong vị ngọt của : Sắc, thanh, hương, vị , xúc , pháp

– Cái đích cuối cùng là đối diện với các pháp ( Tốt hay xấu, khả ái hay không khả ái) một cách thanh thản, tỉnh táo và có chánh niệm

* Khi có duyên Xúc : Thọ, tưởng, hành sanh khởi

Xúc là duyên sanh khởi dục vì vậy :

Bước 1: Tránh duyên xúc thì đừng tạo cơ hội cho

                    Căn  ×⇒ Trần ⁄⇒ Thức

Tức là tránh gặp gỡ , tránh thấy, tránh nghe, tránh tiếp xúc

Bước 2 : Khi mắt đã thấy sắc

Căn              + Trần          + Thức = Xúc

Hộ Trì Căn        *  Khi mắt thấy sắc : Không nắm giữ tướng chung- không nắm giữ tướng riêng

Khi đã có Xúc tức là có sự thọ nhận hình tướng của Sắc Pháp đó  ⇒ Cần xem lại dòng cảm thọ ra sao.

Nhận diện : + Xem tưởng chập chờn là cái gì ?

+ Xem Ý Hành sinh khởi ra sao ?

* Tướng chung : Là nguyên vóc dáng, cao, thấp, mập, gầy

* Tướng riêng : Cử chỉ, khuôn mặt, cái chớp mắt, khóe môi….

 

⇒ Lập tức quay lại nhận diện ngũ uẩn đối với sắc pháp đó. Xem sự nắm giữ đó là cái gì, sự vận hành của Thọ, Tưởng, Hành với sắc pháp đó ra sao?

NHƯ LÝ TÁC Ý ĐỂ ĐÀO THẢI

Những nguyên nhân gì :Vì đó mà dục ái, tham, sân, si sanh khởi Vị ấy nhiếp phục Hộ Trì Căn

Thế nào là những nguyên nhân sanh khởi dục ái

Ví dụ : Khi ta gặp một sắc pháp đẹp đẽ, khả ái ⇒Tâm khởi lòng dục

CÓ BAO NHIÊU NGUYÊN NHÂN ???

  1. TRONG SỰ THẤY BIẾT CỦA NỘI TÂM :

Sắc pháp đó là đẹp, khả ái ( Sự tham đắm với sắc pháp )

Xuất hiện một thầm ý, một cảm thọ cho rằng sắc pháp đó là đẹp

——→  Cách nhiếp phục : Quán sự thật về nhan sắc, hình bóng, con người, vẻ đẹp, làn da  ⇒  sử dụng NHƯ LÝ TÁC Ý

* Quán tính duyên sinh của sắc pháp đó

– Bên trong là tứ đại, là bất tịnh ( 32 thể trược)

– Bên ngoài là vỏ bọc, là một làn da đẹp, trắng trẻo nhưng bên trong là máu, phân, nước tiểu, đờm, mủ gân , xương , bọng đái …

Ta quán 32 thân phần gồm : 20 thân phần với địa đại nổi trội và 12 thân phần với Thủy đại nổi trội

+ 20 phần thuộc địa đại được chia thành 4 nhóm

       I           II.    III         IV
1. Tóc  6. Thịt 11. Tim  16. Ruột
2. Lông 7. Gân 12. Gan 17. Trực tràng
3. Móng 8. Xương 13. Màng ruột 18. Vật thực chưa tiêu
4. Răng 9. Tủy 14. Dạ dày 19. Phân
5. Da 10. Thận 15. Phổi 20. Óc

 

+ 12 thân phần với thủy đại nổi trội chia thành 2 nhóm

I :                                                                 II.

  1. Mật                                                   7. Nước mắt
  2. Đờm                                                 8. Mỡ nước
  3. Máu                                                  9. Nước miếng
  4. Mủ                                                   10. Nước mũi
  5. Mồ hôi                                              11. Hoạt dịch
  6. Mỡ                                                   12. Nước tiểu

 

Cần nội soi xuyên thấu lớp da, cần phải quan sát, phân tích, tìm hiểu, mổ xẻ sắc pháp mình đang khởi lòng dục

  • Phải sử dụng trí tuệ : Quán Bất Tịnh

Do cái thích bề mặt, lớp da của sắc pháp đó ⇒ hóa ra đó là nguyên nhân

  • Muốn phá nó phải có cái nhìn chân thật, sử dụng trí tuệ quán sét sắc pháp đó, mổ xẻ đó….

Chỉ cần tháo lớp da  ⇒ Bọng da ra ta thấy bên trong là một mớ hỗn độn chúng ta sẽ thấy Tâm sẽ nhả dần ra.

  1. DỤC LẬU : CÁC KIẾT SỬ CÒN TỒN DƯ

Một số vị có sự tu tập quán chiếu phá vỡ ( quán bất tịnh) nhưng lòng dục vẫn sinh khởi. Mình vẫn có ái luyến các sắc pháp đó nhưng vẫn còn dục lậu

* Trạng thái tâm không có định : Nên khi gặp các sắc pháp  ⇒  dục lậu trồi lên

a/ Quán chiếu nhân duyên dục sinh khởi : Xem lại Xúc

– Xem lại cách tu tập

– Cần phát hiện đúng nguyên nhân :

+ Nguyên nhân do tâm ái với sắc pháp  ⇒ Quán bất tịnh

+ Nguyên nhân do dục lậu

+ Tâm không có định

– Phải thiện xảo, mổ xẻ đúng khối u, đúng nguyên nhân thì mới có phướng pháp đối trị đúng, phương thuốc đúng

                                      ⇓ 

                                           SAU KHI CHẾ NGỰ NGUYÊN NHÂN ẤY

                                                                    ⇓ 

                                                QUAY VỀ HỘ TRÌ CON MẮT

                                                                   

                                     LUÔN LUÔN QUAY VỀ CẢM GIÁC TOÀN THÂN

– An trú tâm trên thân

– Định trên thân

Luôn rõ biết đôi mắt, điều khiển đôi mắt không ngắm nghía đối tượng mà phải luôn nhìn xuống khi tiếp duyên xúc cảnh

  Chú ý          : Đừng bao giờ đưa mắt nhìn thẳng vào gương mặt đối tượng làm sinh dục nơi mình.

– Tránh bớt duyên bên ngoài

– Để có sức thanh lọc những lậu hoặc tồn dư thì đừng để XÚC hình thành.

 **** Hộ trì con mắt chính là :  ⇒ Cảm giác toàn thân

                                                  ⇒ Định tâm trên thân

Khi đã có định thì có thể hướng nhìn nhẹ đối phương nhưng luôn :

– Luôn cảm thọ đôi mắt

– Luôn cảm giác toàn thân.

Để : Luôn rõ biết mình đang nói chuyện với một sắc pháp, và Tâm không say đắm

Và làm chủ ánh nhìn, tầm mắt, làm chủ lời nói, làm chủ âm thanh

Luôn án trú cảm giác toàn thân, không bị đối tượng thâu tóm

– Khi nhìn thì ánh nhìn xuyên thấu đối tượng sắc pháp còn khi chưa đủ định thì cần tránh đối duyên xúc cảnh.

 

CÁI KHÓ KHĂN NHẤT VẪN LÀ Ý XÚC ( NỘI XÚC, NỘI DUYÊN)

  CẦN ĐÀO SÂU VÀO CÁC DỤC LẬU

 

TRÍ III : THẾ NÀO LÀ CÁC DỤC SAI BIỆT

Tức là các muốn khác nhau

– Dục trên các sắc là khác

– Dục trên các tiếng là khác

– Dục trên các vị là khác

– Dục trên các hương là khác

– Dục trên các xúc là khác

Cần phát hiện dục của ta hay thuộc loại nào, đang bị chi phối bởi pháp nào ….

Ngay chỗ đó ⇒ NHƯ LÝ TÁC Ý nhiếp phục, đoạn tận

– Phát hiện trong cuộc sống dục nào đang có mặt, dục nào chiếm ưu thế, dục nào đi theo sau.

– Phải có chánh tri kiến về dục : Pháp nào khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái sẽ làm tăng trưởng lòng dục , là mỡ treo miệng mèo, là mồi nhử ác ma sẽ nhấn chìm ta xuống đáy sâu của vô minh, của luân hồi sinh tử

– Phải tập xấu hổ, run sợ, khiếp sợ.

 

TRÍ 4 : THẾ NÀO LÀ CÁC DỤC DỊ THỤC ( DỤC SAI BIỆT)

Dị thục

Từ dùng để chỉ chung cho quả báo của cái nhân thiện hay ác đã tạo ra từ đời trước. Vì quả khi chín (thục) thì tính chất lại khác (dị) với nhân nên gọi là Dị thục.

Kết quả đã chín (dị thục) của nghiệp thiện và bất thiện.

Do nghiệp nhân thì có thiện, có ác, nhưng quả báo thì có đủ các tính chất vô ký, phi thiện, phi ác; và do thụ thuộc vào những tác nhân khác loại mà đưa tới sự chín muồi, nên gọi là Dị thục.

Câu-xá luận nói: ‘Khi nghiệp đã tạo đi đến thời gian cho kết quả, nó biến thái rồi mới chín, cho nên gọi là Dị thục. Nghĩa là, nghiệp sau khi được nấu chín (tức là đến lúc phát sinh quả báo), cái phát sinh từ đó được gọi là dị thục. Nói cách khác, khi quả là cái đã chín, nó được gọi là dị thục sinh. Quả báo có được khác loại với nghiệp nhân, vì nó đã được nấu chín (đã biến thái), nên gọi là Dị dục’.

Thành Duy thức luận thuật ký nói Dị thục có ba nghĩa:

  1. Biến dị thục: Nghĩa là khi nghiệp nhân đã tạo đi đến thời gian cho kết quả, nó đã biến thái rồi (được nấu chín rồi).
  2. Dị thời thục: Nghĩa là nghiệp nhân phải cần có thời gian mới cho kết quả (quả cần có thời gian mới chín).
  3. Dị loại thục: Quả khi đã chín khác loại với nhân, vì nhân đã bị nấu chín.

Thức A-lại-da còn gọi là Dị thục thức.

 

Và này các Tỷ Kheo, thế nào là các lậu hoặc dị thục ? Này các Tỷ kheo, khi nào vì vô minh cái gì sanh khởi, một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỷ kheo, đây gọi là các lậu hoặc dị thục.”

– Sự suy tư là nghiệp, ngay khi vừa khởi lên một suy nghĩ đã là nghiệp. Khi trong nội tâm khởi lên một sự muốn một cái gì đó ( muốn ăn, muốn nhìn, muốn thấy một cái gì đó, muốn suy nghĩ, muốn nghe, muốn nói một cái gì đó.) Khi trong tâm có một sự sanh khởi thì ngay ý muốn đó, ngay cảm giác muốn đó, SANH KHỞI RA MỘT TỰ NGÃ , tức sanh khởi ra một cái tôi để dự phần vào một cái nghiệp nào đó.

Ví dụ : Mình muốn đi chơi, tâm không muốn tu tập. Tâm khởi lên ý muốn đi chơi ( Dục)

Một tự ngã , một cái tôi

 

1  ý Hành ( Suy nghĩ, lời nói)                                                                               1 Tưởng ( hình  bóng đi chơi)                                                                                            1 Thọ ( Thích thú, dục)

Và đưa đến 1 quả nào đó

Dục dị thục : Là các quả khác nhau của dục đó, khi mà cái thích của chúng ta không giống nhau thì dục dị thục có nghĩa là cái quả báo do các ước muốn đem lại cũng không giống nhau.

 

TRÍ 5: THẾ NÀO LÀ CÁC DỤC ĐOẠN ĐIỆT

– XÚC đoạn diệt là các dục đoạn diệt

TRÍ 6: THẾ NÀO LÀ CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN DỤC ĐOẠN ĐIỆT

– Con đường bát thánh đạo

– Do là con đường thấy biết tự thân này ( thấy biết được ngũ uẩn)

Thông qua sự quán chiếu ngũ uẩn có thể :

+ Thấy rõ hành tướng các dục lậu
+ Bản chất
+ Nhân duyên sanh khởi
+ Đoạn diệt

  1. Chánh tri kiến: tri kiến về ngũ uẩn ⇒ Thấy biết rõ về các dục

Từ chánh tri kiến sẽ điều khiển 7 chánh còn lại

  1. Chánh tư duy : Điều chỉnh các dòng tư duy, suy nghĩ hướng đến sự ly dục
  2. Chánh ngữ : Lời nói liên hệ đến ly dục, thảo luận về ly dục
  3. Chánh nghiệp ly dục : Hoạt động thân hành mà tăng trưởng hành cần được tẩy trừ
  4. Chánh mạng: Nhìn lại việc nuôi mạng có liên hệ đến dục tăng trưởng -à hướng đến nuôi mạng ly dục ( sống thiểu dục tri túc, biết đủ)
  5. Chánh tinh tấn :

+ Siêng năng, tinh tấn đoạn tận các dục cũ, tồn dư của thân và ngăn chặn không cho dục mới lan vào.

+ Hộ trì căn : Tránh không cho dục nhiễm mới chảy vào nội tâm

+ Tinh cần đoạn tận : Nhìn liên tục vào nội tâm để phát hiện các dục lậu, và siêng năng nhiếp phục, đoạn tận

+ Chánh niệm tỉnh giác về tự thân để nhanh nhẹn phát hiện dục lậu trong tự thân , chánh quán từ bỏ tham đắm về sắc dục ( Quán xác chết, quán thân bất tịnh, tứ đại)

Hộ trì tưởng về xác chết, bất tịnh để loại bỏ tham đắm về sắc pháp

7. Chánh niệm : Luôn an trú trong thân, thọ, tâm, pháp . Thường xuyên quay về an trú trên thân để quán xét các dục lậu trong thân và dục nhiễm ngoài thân

8. Chánh định : 4 thiền ( ly dục, ly ác pháp)

– Quán từ bỏ , quán đoạn tận.